quả (năng suất, giá thành sản phẩm và lợi nhuận); ii) Chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn chất lượng, cơ cấu chất lượng); iii) Thị phần (trong nước, thế giới, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường) và iv) Khả năng đáp ứng cầu (kênh tiêu thụ, thương hiệu, mẫu mã, chủng loại, phương thức bán hàng).
Trên cơ sở vận dụng mô hình “hình thoi” phù hợp với đặc điểm của ngành cà phê, tác giả xác định sáu yếu tố chủ yếu quyết định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm i) Điều kiện tự nhiên của sản xuất (đất đai, khí hậu, nguồn nước); ii) Năng lực của nhà sản xuất kinh doanh cà phê (lao động, tài chính, công nghệ, tổ chức sản xuất); iii) Điều kiện cầu trong nước đối với sản phẩm cà phê (quy mô, tăng trưởng, tỷ lệ tiêu dùng nội địa); iv) Các ngành hỗ trợ và và đầu tư công (cung cấp đầu vào, khuyến nông, tín dụng, phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến thương mại); v) Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê và vi) Các chính sách của Chính phủ.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao lợi thế cạnh tranh của các nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới (Brazil, Colombia và Ấn Độ), tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam, đó là i) Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững thông qua việc xây dựng và ban hành quy chuẩn về canh tác và chế biến cà phê;
ii) Mở rộng thị trường tiêu dùng cà phê nội địa; iii) Xây dựng hình thức tổ chức thích hợp ngành cà phê và iv) Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị cà phê.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tạo lợi thế cho phát triển cà phê
Đắk Lắk có vị
trí địa lý thuận lợi, nằm ở
trung tâm của vùng Tây
Nguyên, là đầu mối giao thông của khu vực Tây Nguyên, tạo cơ hội để mở rộng giao lưu, hợp tác với các vùng kinh tế lớn trong cả nước và với các nước trong khu vực.
Tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.312.537 hecta, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt (đất xám, đất đỏ và đất nâu) thích hợp cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chiếm 79% tổng diện tích tự nhiên. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển sản xuất cà phê hàng hóa với quy mô lớn, tập trung, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Điều kiện khí hậu của tỉnh mang đặc điểm của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt.
Tỉnh Đắk Lắk có nền văn hóa đa dạng, đặc trưng cho Tây Nguyên (bao gồm 46 dân tộc cùng sinh sống), kết hợp với những tiềm năng lớn về du lịch, tạo cơ hội để phát triển ngành cà phê bền vững theo hướng gắn kết với du lịch và văn hóa để nâng cao giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh.
2.1.2 Những bất lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của tỉnh
Là tỉnh có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; Tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP (năm 2010, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 49,93% GDP). Trình độ phát triển công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến còn lạc hậu. Vì vậy, sản phẩm xuất khẩu hầu hết là nguyên liệu thô, giá trị thấp, sức cạnh tranh không cao.
Chênh lệch về trình độ và mức sống giữa các vùng trong tỉnh lớn. Trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý; trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế (năm 2010, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 37% so với tổng lao động). Điều này đã gây ra những cản trở lớn trong việc tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới và phương thức kinh doanh hiện đại.
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm cả hạ tầng giao thông, thủy lợi và thông tin liên lạc thấp kém. Mùa mưa, tình trạng lũ lụt xảy ra làm cho khu vực vùng sâu, vùng xa thường xuyên bị cô lập. Mùa khô kéo dài kèm theo hạn hán, thiếu nước tưới, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời (chỉ canh tác vào mùa mưa). Yếu kém về cơ sở hạ tầng là yếu tố cản trở lớn không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn khó khăn hơn đối với phát triển xã hội ở khu vực nông thôn.
2.1.3 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của tỉnh Đắk Lắk
Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của tỉnh
Bảng 2.1 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk
Diện tích (ha) | DT kinh doanh (ha) | Năng suất (tạ/ha) | Sản lượng (tấn) | Chỉ số tăng hàng năm (%) | ||
Diện tích | Sản lượng | |||||
2000 | | 183 329 | 19,00 | 348 289 | ||
2001 | | 180 992 | 17,98 | 325 408 | 1,27 | 6,57 |
2002 | | 167 214 | 17,01 | 284 349 | 7,61 | 12,62 |
2003 | | 166 619 | 21,66 | 360 880 | 0,36 | 26,91 |
2004 | | 165 126 | 20,02 | 330 660 | 0,90 | 8,37 |
2005 | 170 403 | 166 087 | 15,50 | 257 481 | 0,58 | 22,13 |
2006 | 174 740 | 168 809 | 25,77 | 435 025 | 1,64 | 68,95 |
2007 | 178 903 | 173 791 | 18,72 | 325 344 | 2,95 | 25,21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Cơ Sở Thực Tiễn Nghiên Cứu Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Những Bài Học Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Việt Nam
- Khung Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Phương Pháp Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân
- Phương Pháp Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Đối Với Sản Xuất Cà Phê
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
182 434 | 173 233 | 23,98 | 415 494 | 0,32 | 27,71 | |
2009 | 181 960 | 171 977 | 22,12 | 380 373 | 0,73 | 8,45 |
2010 | 183 300 | 174 992 | 22,13 | 387 181 | 1,75 | 1,79 |
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk
Sản xuất cà phê là một ngành quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh trong một thập niên qua có sự biến động mạnh nhưng không ổn định (Bảng 2.1).
Giá cà phê nhân xuất khẩu năm 1998 đạt hơn 1.500 USD/tấn, đó cũng là thời điểm nông dân ồ ạt mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí trên cả những khu vực đất không thích hợp cho cà phê. Vì vậy, diện tích cà phê kinh doanh của tỉnh cũng vượt qua ngưỡng 183 nghìn hecta vào năm 2000. Tuy nhiên, giá cà phê những năm 2001 2005 rớt xuống chỉ còn bằng 1 phần 3 đến 1 phần 2 so với năm 1998 1999 nên nông dân ở Đắk Lắk một mặt cắt giảm bớt diện tích, mặt khác chỉ đầu tư cầm chừng nên năng suất cà phê giảm đáng kể (năm 2005, năng suất cà phê chỉ đạt 15,5 tạ/ha, sản lượng đạt 257.481 tấn). Từ năm 2006, giá cà phê phục hồi và đạt ngưỡng 2000 USD/tấn vào năm 2008, năng suất và sản lượng cà phê ổn định trở lại, mỗi năm sản lượng trung bình đạt trên 380 nghìn tấn, chiếm gần 36% sản lượng cà phê của cả nước và 40% sản lượng cà phê của toàn vùng Tây Nguyên.
Tình hình xuất khẩu sản phẩm cà phê của tỉnh
Bảng 2.2 Cơ cấu các mặt hàng cà phê xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk
ĐVT: nghìn USD, tỷ trọng (%)
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Cà phê nhân | 247 656 | 337 850 | 537 555 | 653 012 | 515 177 | 504 249 |
Tỷ trọng | 99,49 | 99,84 | 100 | 100 | 99,69 | 100 |
Cà phê bột | 1 035 | 434 | ||||
Tỷ trọng | 0.42 | 0.13 | ||||
Cà phê hòa tan | 182 | 115 | 15 | 1581 |
0,07 | 0,03 | | 0,31 | |||
Cà phê túi lọc | 44 | 3 | 4 | |||
Tỷ trọng | 0,02 | | | |||
Tổng giá trị | 248 917 | 338 401 | 537 555 | 653 027 | 516 758 | 504 252 |
Nguồn: Sở Công Thương Đắk Lắk
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk. Hàng năm, giá trị cà phê xuất khẩu đóng góp trên 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh [44]. Tuy nhiên, do hạn chế trong lĩnh vực công nghệ chế biến nên cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của tỉnh rất đơn điệu, hầu hết chỉ tập trung vào một loại cà phê nhân loại cà phê có giá trị gia tăng thấp nhất (chiếm trên 99% tổng giá trị cà phê xuất khẩu, Bảng 2.2). Một số công ty đầu tư công nghệ chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê túi lọc xuất khẩu như Công ty cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan An Thái… Tuy nhiên, số lượng sản phẩm xuất khẩu rất nhỏ và không ổn định (năm có xuất khẩu, năm không). Ngoài 2 công ty lớn trên, Đắk Lắk còn có 3 công ty chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan khác là Công ty cà phê Nam Nguyên, Công ty cà phê Mêhycô, Xí nghiệp cà phê Hưng Nguyên và 14 cơ sở chế biến quy mô nhỏ (có đăng ký kinh doanh). Tổng công suất chế biến của các đơn vị là 12.500 tấn/năm, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa.
2.1.4 Các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê
* Người cung cấp đầu vào: Bao gồm các đại lý và cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu,... Các nhà cung cấp đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh ngành cà phê. Thị trường các loại vật tư đầu vào ở các địa phương trong tỉnh khá phong phú, tạo điều kiện để người sản xuất cà phê có thể lựa chọn chủng loại phù hợp và chủ động trong việc tiếp cận với các nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho sản xuất.
* Người sản xuất cà phê: Bao gồm các hộ nông dân, các trang trại và các hộ nhận khoán của các công ty, nông trường; Trong đó, người sản xuất và cung ứng phần lớn sản phẩm cà phê nhân là các hộ nông dân (chiếm 85% diện tích và sản lượng cà phê nhân của toàn tỉnh). Chức năng của người sản xuất cà phê nhân là chăm sóc, thu hoạch, chế biến thô và bảo quản. Thực tế, hiệu quả và chất lượng cà phê nhân tiêu thụ chịu tác động lớn bởi khâu này.
Cung cấp đầu vào
Thu mua
Xuất khẩu
* Người thu mua cà phê: Lực lượng thu mua cà phê nhân bao gồm người thu gom và các đại lý. Những người thu gom chỉ làm chức năng kinh doanh (thu mua cà phê của hộ nông dân và bán cho các đại lý để kiếm lời). Các đại lý, bao gồm cả đại lý ủy quyền của các công ty, đặt trên địa bàn sản xuất cà phê, ngoài chức năng thu mua cà phê cung cấp cho các doanh nghiệp, còn thực hiện các hợp đồng ký gửi sản phẩm của hộ nông dân.
Sản xuất
Người cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, máy
móc,....
Hộ nông dân
Trang trại
Hộ nhận khoán của các công ty,
nông trường
Người thu gom
Đại lý
Công ty xuất khẩu
Sơ đồ 2.1 Các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Mô tả của tác giả
* Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê nhân: Năm 2010, toàn tỉnh Đăk Lăk có 14 công ty xuất khẩu cà phê, trong đó có 4 công ty vừa sản xuất vừa xuất khẩu cà phê nhân, bao gồm Công ty cà phê Phước An, Công ty TNHH Một thành viên cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Ea Pôk và Công ty cà phê Tháng Mười. Các công ty này có vùng nguyên liệu ổn định, tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê chất lượng cao. Tuy nhiên, khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của các
công ty này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của cả tỉnh (chiếm 1,83%). Đối với các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê, do toàn bộ sản phẩm thu mua là cà phê nhân xô nên các công ty phải gia công lại (sấy bổ sung, làm sạch, phân loại theo kích thước, màu sắc, đánh bóng và đóng gói) để tiêu thụ.
2.1.5 Đặc điểm của các tổ chức kinh tế trong ngành hàng cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk
Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, các cơ sở thu mua cà phê và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê nhân. Mỗi tổ chức kinh tế có đặc điểm khác nhau; Những đặc điểm này có tác động đáng kể đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.
* Hộ nông dân sản xuất cà phê
Tỉnh Đăk Lăk có hơn 180 ngàn hộ nông dân trồng cà phê, hàng năm cung cấp trên 80% sản lượng cà phê tiêu thụ của toàn tỉnh. Hộ nông dân tuy không là một loại tổ chức kinh tế nhưng đó là một loại hình kinh tế đặc biệt, là tác nhân có vai trò rất quan trọng trong ngành hàng cà phê nên khi nghiên cứu ngành hàng cà phê nhân không thể không đề cập tới tác nhân này. Vì vậy có thể coi các hộ nông dân là một loại tổ chức kinh tế đặc biệt, với những đặc điểm chính sau:
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún: Diện tích đất trồng cà phê bình
quân một hộ ở Đắk Lắk là 1,01 ha, trong đó 69% số hộ có quy mô diện tích canh tác cà phê dưới 1 ha, 24% số hộ có quy mô từ 1 đến 2 ha và 8% số hộ có quy mô trên 2 ha. Quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ lẻ dẫn đến những khó khăn i) cải tiến công nghệ và áp dụng cơ giới hóa vào khâu sản xuất và chế biến, ii) liên kết trong sản xuất kinh doanh và iii) tiếp cận thông tin thị trường và kỹ thuật.
Thiếu phương tiện sản xuất, chế biến: Phần lớn các hộ có quy mô sản xuất nhỏ thiếu các phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến cà phê. Kết quả
khảo sát nông hộ ở các vùng chuyên canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk cho thấy
những hộ trang bị các phương tiện và máy móc phục vụ vận chuyển, tưới, phơi sấy và xát vỏ cà phê, có quy mô diện tích bình quân từ 1,7 đến 2,3 ha/hộ (Phụ biểu 3). Nguồn vốn tích lũy của hộ thấp (14 đến 20 triệu đồng/hộ), chủ yếu sử dụng vào các mục đích như khám chữa bệnh, học hành, hiếu hỉ và chi tiêu đột xuất. Trên 50% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị và mở rộng sản xuất.
Thiếu thông tin: Hầu hết các hộ nông dân sản xuất cà phê ở Đắk Lắk chưa tiếp cận đầy đủ thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật. Trong tiêu thụ sản phẩm, nông dân thường là người bị động và chấp nhận mức giá do người mua đề nghị.
* Người thu mua cà phê
Người thu mua chính trong chuỗi ngành hàng cà phê nhân ở Đắk Lắk là các đại lý, bao gồm các đại lý lớn (cấp 1), đại lý ủy quyền của các công ty và đại lý nhỏ (cấp 2). Các đại lý nhỏ chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh trung gian để kiếm lời (thu mua sản phẩm của hộ nông dân để cung cấp cho các đại lý lớn), mức giá được thỏa thuận giữa người mua và người bán. Cơ sở vật chất chủ yếu của các đại lý nhỏ là nhà kho và sân phơi, sản phẩm thu mua bao gồm cả cà phê quả tươi và cà phê nhân khô. Các đại lý lớn và đại lý ủy quyền của các công ty, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ hơn, bao gồm hệ thống nhà kho, xưởng chế biến (dây chuyền xát vỏ, lò sấy) và thiết bị đo độ ẩm, tạp chất. Giá mua sản phẩm của các đại lý lớn dựa trên cơ sở báo giá của công ty xuất khẩu.
* Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu cà phê
Quy mô sản xuất lớn, tập trung và quy trình sản xuất tiên tiến: Lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất cà phê (công ty và nông trường) là quy mô sản xuất lớn, tập trung trên những vùng đất đai màu mỡ hàng ngàn ha. Sản xuất cà phê của các đơn vị được thực hiện theo hình thức khoán đến hộ với quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín, theo hướng bền vững. Nguyên liệu quả tươi được thu hoạch và chế biến tập trung tại xưởng của công ty với quy mô lớn. Vì vậy, năng