Đánh Giá Chung Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Cà Phê Việt Nam


Các nước khác

40%

25%

23%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 7

(Nguồn: Vicofa)

Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn giữ vững vị thế là nước có thị phần cà phê đứng thứ hai thế giới. Nếu xét riêng cà phê Robusta thị phần cà phê luôn đạt mức rất cao, có năm chiếm tới 40% - 50% thị phần thế giới, nhưng cà phê Arabica của Việt Nam thì lại phát triển rất kém. Chính vì lẽ đó, mặc dù là một nước có sản lượng cà phê cao nhất thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa có được vị thế thống trị, chưa có ảnh hưởng lớn đối với thị trường thế giới, bởi cà phê xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là cà phê thô, mới có rất ít lượng cà phê chế biến cao cấp của Việt Nam trên thị trường thế giới. Đối với mỗi loại hàng hoá, khả năng chiếm lĩnh thị trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, mẫu mã, giá cả….Cà phê cũng vậy. Do đó, cà phê Việt Nam muốn giành được thị phần ngày càng cao thì việc cần làm trước tiên là phải tập trung nâng cao chất lượng, sản xuất nhiều loại cà phê cao cấp, phục vụ trực tiếp người tiêu dùng, có như vậy, thị phần cà phê Việt Nam trên thế giới mới thực sự ổn định và bền vững chứ không chỉ chiếm thị phần cao dựa vào sản lượng sản phẩm thô. Như vậy, tiềm năng cho cà phê Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên, thách thức cũng là không nhỏ trong việc giành thị phần, vị thế trên thương trường. Hướng đi sắp tới cho cây cà phê là Việt Nam không nên chú trọng vào việc mở rộng diện tích trồng mà cần phải phát triển theo chiều sâu, đầu tư vào công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ khâu thu hoạch cho đến chế biến. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết, hợp tác với nhau để chủ động về giá cà phê Việt Nam trên thế giới. Có như vậy, cà phê mang thương hiệu Việt Nam mới thực sự chiếm lĩnh thị trường quốc tế, góp phần giúp nước ta ngày càng hội nhập một cách tích cực, sâu rộng hơn so với thị trường thế giới

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam‌

2.3.1. Những điểm mạnh

Thứ nhất, Chất lượng cà phê ngày càng được cải thiện.

Cà phê Việt Nam vốn được đánh giá là có hương vị rất thơm ngon nhưng do khâu thu hái và chế biến đã làm giảm rất nhiều chất lượng. Đứng trước yếu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới và sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia trồng cà phê khác, cà phê Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện chất lượng bằng việc sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại để giữ lại được hương vị tự nhiên của nó.

Với những thuận lợi do thiên nhiên mang lại( đất tốt, khí hậu thích hợp...) cà phê Việt Nam có những hương vị rất đặc trưng. Hiện nay, đã có rất nhiều công ty sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn của nước ta đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng rất tốt, điển hình như Vinacafe Biên Hoà, Trung Nguyên....Với hệ thống sân phơi, kho chứa đảm bảo, máy móc sản xuất hiện đại, các sản phẩm cà phê do các doanh nghiệp sản xuất ra ngày càng chiếm lĩnh được thị trường, được nhiều người tiêu dùng chấp nhận.

Thứ hai, Chi phí sản xuất cà phê tương đối thấp.

Với dân số trên 80 triệu người hiện nay, nền kinh tế lại phát triển mạnh về nông nghiệp do vậy mà lượng nhân công dành cho ngành cà phê của Việt Nam cũng rất dồi dào. Theo đánh giá của hiệp hội cà phê thế giới thì giá thuê nhân công trong ngành cà phê của Việt Nam cũng rẻ hơn rất nhiều so với các nước cùng trong hiệp hội, đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho ngành cà phê của nước ta cạnh tranh về giá thành xuất khẩu so với các nước khác. Với bất cứ ngành sản xuất nào mà có thể sử dụng nhân công tại chỗ, nhân công nội địa hoàn toàn thì khả năng giành thắng lợi trong cuộc chiến về giá cả là rất lớn so với các đối thủ khác.

Ngoài ra, năng suất cây trồng cao cũng là nhân tố quan trọng làm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho cà phê Việt Nam. Năng suất cà phê Việt Nam hiện nay cao nhất thế giới khoảng trên 2tấn/ ha, và còn có khả năng tiếp tục tăng cao hơn nữa, trong khi Braxin, nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê năng suất hàng năm cũng chỉ khoảng trên dưới 1,5tấn/ ha.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng nữa làm cho chi phí sản xuất cà phê của nước ta thấp đó là do chúng ta tự chủ được nguồn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong nước, ít phải nhập khẩu. Những nhân tố trên đây là quan trọng nhất góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Thứ ba, thị trường tiêu thụ cà phê ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Cà phê Việt Nam những năm gần đây được xuất khẩu vào ngày càng nhiều nước trên thế giới. Số lượng các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam tăng dần theo từng năm và đến hiện nay thì chúng ta đã xuất khẩu sang đén trên 70 nước trên thế giới. Với chính sách mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng của chính phủ, chắc chắn những năm tới thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa.

Bên cạnh đó, thị phần nhập khẩu cà phê Việt Nam của các nước trên thế giới cũng tăng lên theo từng năm. Những thị trường nhập khẩu cà phê lớn đều tăng như: Đức từ 15% năm 2005 lên 16% năm 2008, Mỹ từ 11% lên 13,2%, Italia từ 7% lên 8,13%.....Ngoài các thị trường lớn truyền thống thì hiện nay, thị phần nhập khẩu cà phê Việt Nam tại các thị trường mới cũng ngày càng tăng lên.

2.3.2. Những hạn chế và thách thức đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam.

2.3.2.1. Những hạn chế (*) Chất lượng thấp

Tuy là nước có tiềm năng và thế mạnh trong việc trồng và xuất khẩu sản phẩm cà phê nhưng giá trị mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng thứ 4-5 thế giới do chất lượng cà phê xuất khẩu luôn có sự bất ổn, kỹ thuật bán hàng và sự phối hợp chưa có hiệu quả giữa các nhà xuất khẩu cà phê. Nguyên do của tình trạng trên chính là sự phát triển ồ ạt và bột phát của người nông dân nhằm tăng diện tích và sản lượng cà phê. Sự phát triển thiếu quy hoạch cùng việc phụ thuộc quá nhiều vào tập quán canh tác, thu hái, bảo quản và chế biến cà phê của người dân Việt Nam (vốn đã lạc hậu, tuỳ tiện...) chính là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Theo ICO cho biết, tính từ tháng 3.2007 trở về trước, cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam bị thải loại chiếm tới 88% tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Như vậy, giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam và uy tín về chất lượng cà phê của Việt Nam đã bị sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh những diễn biến bất thường của thời tiết, sự thoái hoá của nguồn tài nguyên đất, yếu tố nóng vội của người nông dân trong quá trình canh tác... còn phải kể đến sự lạc hậu và thiếu đồng bộ trong quy trình khai thác, bảo quản và chế biến các sản phẩm từ mặt hàng cà phê. Theo đó, mặc dù là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới nhưng số lượng các đơn vị, doanh nghiệp thu mua, chế biến nguồn nguyên liệu này của Việt Nam được coi là mạnh lại chỉ đến trên đầu ngón tay (10/140 doanh nghiệp).

Ngoài ra, việc suy giảm chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn do thiếu sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên môn trong việc phổ biến và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho mặt hàng cà phê xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn hạn chế, thiết bị công nghệ còn lạc hậu và thiếu sự gắn kết chặt chẽ với người dân từ khâu trồng đến quá trình thu mua, bảo quản và chế biến. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt

Nam không ổn định còn là do tâm lý ”ăn sổi ở thì”đã tồn tại từ bao đời nay của người nông dân Việt Nam. Người dân trồng cà phê bằng mọi giá, bất chấp các loại giống tốt - xấu (nhất là sử dụng giống cây thực sinh ươm bằng hạt, dẫn đến cây có năng suất và chất lượng kém). Thống kê cho thấy, 50% số hộ nông dân trồng cà phê sử dụng phân bón không đúng cách, việc chăm sóc cây cà phê cũng tiến hành không đúng quy trình kỹ thuật, việc thu hái cà phê xanh, cà phê non vẫn thường xuyên xảy ra... Cùng với đó là việc phát triển tự phát các loại cây trồng không theo quy hoạch và phá rừng để trồng cà phê đang có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương chính là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, gây biến động cung - cầu trên thị trường và tác động xấu đến môi trường sinh thái. Chất lượng cà phê được quyết định từ những người sản xuất, từ khâu chọn giống đến chăm sóc thu hái, chế biến, nhưng do hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn mua bán theo kiểu “có gì mua nấy”, mức độ chênh lệch giá giữa chất lượng tốt với xấu không đủ kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng. Chính vì vậy mà hàng chục năm qua mặc dù ngành cà phê đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, nhưng đều không đạt được hiệu quả mong muốn do thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp.

(*) Đầu tư cho khoa học kỹ thuật còn ít, công nghệ chế biến lạc hậu

Mặc dù là một nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới nhưng công nghệ chế biến của Việt Nam thì lại quá yếu kém, mới chỉ có Vinacafe Biên Hoà là có công nghệ tiên tiến nhất ở trong nước, còn hầu hết các nhà máy chế biến khác đều có công nghệ hết sức lạc hậu cần được thay thế, đổi mới cho phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường.

Việc chế biến cà phê chủ yếu thực hiện ở quy mô nhỏ, hộ gia đình là chủ yếu, sử dụng công nghệ đơn giản, sân phơi không đạt tiêu chuẩn, nhưng lại đảm nhận chế biến tới 80% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Những yếu kém trong khâu thu hoạch cũng góp phần làm cho chất lượng cà phê xấu và

không đồng đều, tỷ lệ hạt vỡ cao, nhiều tạp chất, độ ẩm lớn và tất nhiên để có thể xuất khẩu được cần phải chế biến lại làm tăng giá thành mà giá bán cũng không thể cao.

Chế biến quy mô trung bình và quy mô lớn tập trung chủ yếu vào các nhà máy, nông trường thuộc doanh nghiệp nhà nước và công ty liên doanh, chưa khai thác được nguồn vốn hết sức to lớn trong dân qua các hình thức hợp tác liên doanh, công ty cổ phần. Kinh tế quốc doanh chưa đảm đương được vai trò chủ đạo trong chế biến cà phê. Theo Vinacafe, với năng lực chế biến hiện nay của doanh nghiệp cũng chỉ có thể chế biến được khoảng 10% sản lượng cả nước, qua đó cũng cho thấy, công nghệ chế biến không phát triển kịp với sự gia tăng của sản xuất.

Ngoài thiết bị chế biến không được đầu tư đúng mức, hạ tầng cơ sở, nhất là sân phơi cũng không được đảm bảo, một lượng lớn cà phê được phơi ngay trên đường cái, trên sân đất. Các loại thiết bị công nghệ chế biến sản xuất trong nước hoạt động không ổn định, tỷ lệ hạt lỗi và tạp chất còn cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cà phê có chất lượng không đồng đều.

Một ví dụ điển hình về trường hợp của tỉnh Đắc Lắc, một tỉnh sản xuất cà phê lớn của cả nước, vậy mà cũng chưa có một nghiên cứu nào chế tạo được một dây chuyền thiết bị chế biến cà phê đồng bộ, hoàn chỉnh, có quy mô phù hợp với các mô hình sản xuất của tỉnh. Ngay cả vấn đề xử lý nước thải khi chế biến cà phê cũng chưa được giải quyết triệt để.

(*) Đầu tư cho xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê còn quá ít


Thực tế cho thấy, có rất ít thương hiệu của các doanh nghiệp cà phê đạt các giải thưởng về thương hiệu như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, giải Sao vàng đất Việt, giải thương hiệu mạnh. Điển hình như Vinacafe nhiều năm liền

là hàng Việt Nam chất lượng cao, trong top 10 sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất, nhãn hiệu uy tín tại Việt Nam, nhãn hiệu xuất khẩu uy tín, thương hiệu mạnh 2006, giải thưởng WIPO của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Còn cà phê Trung Nguyên được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm đứng đầu ngành thức uống không cồn trong cuộc bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, 8 năm lièn đạt thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao (2000- 2007), giải thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2006 do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cấp, giải thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp cục xúc tiến thương mại(Bộ Công Thương) tổ chức…

Quảng cáo mới chỉ xuất hiện trên một số tạp chí chuyên ngành như Tạp chí cà phê, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn với tần suất khiêm tốn, dù nhiều doanh nghiệp đã xuất bản Catalogue giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm nhưng nội dung và thiết kế còn quá nhiều hạn chế. Trong ngành cà phê chi phí dành cho quảng cáo chỉ chiếm 0,03% tổng chi phí giành cho xúc tiến thương mại. Gần đây, các doanh nghiệp đã nhận thức được tính tiện ích của thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến thương mại nên một số doanh nghiệp đã tiến hành lập email, website. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp mới chỉ có email, số doanh nghiệp lập website còn rất hạn chế, chỉ chiếm 31%, thêm vào đó chất lượng các website đã lập còn rất yếu kém do các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều nên thiết kế đơn điệu, nội dung thông tin ít và không cập nhật, do đó, hiệu quả của việc xúc tiến thương mại thông qua website còn thấp. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp quảng bá trên truyền hình vì chi phí quá cao. Công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp cà phê chủ yếu vãn diễn ra dưới hình thức tham gia hội chợ, triển lãm, chi phí cho thực hiện hình thức này chiếm hơn 90% chi phí giành cho xúc tiến thương mại. Đặc biệt, vài năm qua, các doanh nghiệp cà phê còn có thêm cơ hội

quảng bá thương hiệu qua các sự kiện như tuần lễ văn hoá cà phê, ly cà phê lớn nhất Việt Nam, Festival cà phê, công bố thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra thế giới.

Nguyên nhân của tình trạng các doanh nghiệp cà phê Việt Nam có tỷ lệ đầu tư thấp cho thương hiệu so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực là do:

- Thứ nhất, khái niệm về thương hiệu mới chỉ được đề cập nhiều đến trong vài năm trở lại đây, do các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn đang rất dè dặt trong việc đầu tư vào công tác marketing và quảng cáo sản phẩm để xây dựng thương hiệu. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn coi đây là chi phí hơn là một khoản đầu tư.

- Thứ hai, nền kinh tế nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế nên việc đầu tư cho xây dựng thương hiệu chưa thể so sánh với các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh trên thế giới.

- Thứ ba, nhiều doanh nghiệp vẫn xác định mục tiêu về lợi nhuận là ngắn hạn, trước mắt, thiếu chuyên môn xây dựng thương hiệu, sản phẩm chưa đạt dược chất lượng nhất quán mà khách hàng yêu cầu, đầu tư là muốn thấy kết quả ngay không theo dõi thị trường và sự phát triển chung của thương hiệu.

2.3.2.2. Những thách thức

(*) Thiếu quy hoạch trong sản xuất cà phê

Cả nước ta hiện nay có đến hơn 80% diện tích cà phê là do các hộ nông dân trực tiếp quản lý, số diện tích cà phê còn lại thuộc các doanh nghiệp Nhà nước quản lý, nhưng sau khi thực hiện cơ chế giao khoán đến từng người lao động thì số diện tích này thực chất cũng do hộ nông dân quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập. Số hộ gia đình có diện tích lớn trên 5 ha và sản

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí