quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận: p = W - k.
Công thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận. Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả bán hàng hóa do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.
1.3.4. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện ở giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Một mặt hàng được coi là có giá trị gia tăng cao khi mỗi đơn vị số lượng hàng hóa đó xuất đi mà thu về được một khoản lợi nhuận cao nhất. Đối với một ngành hàng cũng vậy nếu cùng số lượng xuất đi so với các đối thủ khác mà lại thu về được một khoản lợi nhuận lớn hơn thì người ta nói rằng ngành hàng của nước đó có giá trị hàng xuất khẩu cao, vị thế cạnh tranh của ngành hàng đó là lớn nhất. Công thức tính hệ số lợi thế so sánh (RCA) do nhà kinh tế học Balassa đề xuất vào năm 1965 giúp ta xác định được tương đối lợi thế cạnh tranh của mối sản phẩm của mỗi nước:
RCA2 = (Xj – Mj)/(Xj + Mj)
Xj là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j và Mj là kim ngạch nhập khẩu sản phẩm j của một quốc gia.
Hệ số RCA2 có giá trị từ -1(hoàn toàn không có lợi thế so sánh) đến
+1(có lợi thế so sánh rõ rệt). Nếu hệ số RCA2 có giá trị lớn hơn 0 thì nước i có lợi thế so sánh ở sản phẩm j, còn nếu hệ số RCA2 có giá trị nhỏ hơn 0 thì
nước i có bất lợi thế so sánh ở sản phẩm j, giá trị RCA2 gần bằng 0 là tình trạng không rõ ràng.
1.4. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê
1.4.1. Kinh nghiệm của Braxin
Braxin, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê số một thế giới, đã xuất khẩu gần 1,7 triệu tấn trong năm 2008, tăng 4,4% so với năm 2007. Hội đồng xuất khẩu cà phê Braxin (CeCafe) cho biết, kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước này trong năm 2008 đạt mức kỷ lục 4,7 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm trước, chiếm tới 31,5% thị phần toàn cầu. Đức, Mỹ, Italia và Bỉ là những thị trường quan trọng của nước này. Có thể khẳng định rằng ngành cà phê của Braxin trong rất nhiều năm tới vẫn sẽ giữ vị trí số một thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê của thế giới. Những nét nổi bật trong sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Braxin là:
Thứ nhất,
Ở Braxin, hầu hết cà phê đều được trồng và sản xuất tại các nông trường lớn, chuyên canh, được áp dụng những kỹ thuật tiên tiến và công nghệ chế biến hiện đại, chủng loại cà phê cũng rất đa dạng chủ yếu là cà phê hảo hạng và cà phê cao cấp…Các chuyên gia của ICO hầu hết đều đánh giá chung ngành cà phê của Braxin mang tính truyền thống cao, chất lượng tốt, hiện đại. Điểm nổi bật ở đây chính là ở chỗ khi cà phê của Braxin được trồng hầu hết tại các nông trường lớn sẽ rất dễ cho việc quản lý khối lượng đầu ra, dễ áp dụng khoa học kỹ thuật, việc quy hoạch cũng đơn giản hơn rất nhiều.
Thứ hai,
Vì là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nên khi lượng cung tăng cao có thể ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường, Braxin đã cắt giảm cung bằng cách chuyển ngay khu vực trồng cà phê năng suất thấp, chất lượng
kém sang trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp khác. Đây được coi là một biện pháp kiên quyết nhằm ổn định lượng cung và là một cách hữu hiệu để điều tiết giá cả, giữ cho mức giá luôn ổn định. Bên cạnh đó, việc gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu được Braxin coi là giải pháp cực kỳ quan trọng để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng cây cà phê hiện nay.
Thứ ba,
Chính phủ Braxin đã có chương trình hỗ trợ tín dụng( cho vay lãi suất thấp, thời hạn dài) cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê rang sang cà phê hòa tan, cà phê đặc sản, đồng thời sẽ tài trợ chi phí nghiên cứu và phát triển cho các nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến. Chính phủ Braxin muốn ngành công nghiệp cà phê của mình đi theo hướng xuất khẩu cà phê chế biến mới do đó đang có kế hoạch hỗ trợ cho các nhà máy chế biến mới.
Thứ tư,
Braxin là một nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, nên Braxin nhận thức rất rõ tầm quan trọng của tiêu thụ cà phê trong nước và đang rất tích cực khuyến khích điều này. Để đạt mức tăng trưởng cao trong tiêu dùng trong nước, các nhà rang xay Braxin thuyết phục người tiêu dùng nghèo và cao tuổi rằng ca phê là loại thức uống có lợi cho sức khỏe và tăng cường thể lực. Một cuộc điều tra do ngành cà phê Braxin tiến hành cho thấy hơn 90% số người được hỏi cho biết có uống cà phê. Trong năm 2008, tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa Braxin ước đạt 18,1 triệu bao, tương đương 5,6 kg/người – con số cao kỷ lục và ấn tượng nhất kể từ năm 1997 trong khi thị trường nội địa Việt Nam tiêu thụ chỉ trong khoảng 70.000 - 100.000 tấn, một con số quá thấp. Ngành cà phê Braxin vẫn đang đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ trong nước bằng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ.
1.4.2. Kinh nghiệm của Colombia
Ở Colombia có một tổ chức là Liên đoàn nông dân trồng cà phê quốc gia (FCN) hoạt động rất hiệu quả, góp phần to lớn tạo nên hình ảnh của cà phê Colombia. FCN bao gồm gần như toàn bộ những người trồng cà phê Colombia với số lượng gần 500.000 thành viên. Là một tổ chức duy nhất và lớn nhất nên khi gia nhập tổ chức thì người trồng cà phê Colombia sẽ được đảm bảo rất nhiều quyền lợi, và tăng thêm sức mạnh cho mình. Những lợi ích to lớn mà FCN mang lại cho người nông dân Colombia là:
- Đại diện thương mại cho các thành viên, đảm bảo giá giúp nông dân chống lại những thay đổi thất thường của giá cả thế giới. Những khoản doanh thu tăng thêm sẽ được để giành cho việc duy trì mức giá tối thiểu đề phòng lúc giá thế giới sụt giảm.
- Luôn luôn thu mua cà phê cho nông dân với mức giá ổn định và trả tiền trực tiếp cho người dân
- FCN sử dụng tất cả các phương tiện quảng cáo và marketing hiện đại nhằm nâng cao tên tuổi cà phê Colombia trên khắp thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để cà phê Colombia thâm nhập thị trường.
- FCN đã thiết kế được một biểu tượng trên đó thể hiệt tất cả các thương hiệu cà phê có nguồn gốc từ Colombia- hình ảnh Juan Valdez và biểu tượng.
Mặc dù vẫn xếp sau Việt Nam nhưng với những chính sách đúng đắn và một liên đoàn lâu đời, chuyên nghiệp thì ngành cà phê nước ta cũng cần phải học hỏi rất nhiều, đặc biệt là cách tạo dựng thương hiệu của FCN Colombia.
1.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam
Có thể khẳng định mỗi quốc gia đều có những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn cho mặt hàng cà phê nước mình. Mặc dù vậy, qua những nét nổi bật của ngành cà phê hai nước Braxin và Colombia chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm quý báu cho ngành cà phê nước ta:
- Xoá dần các mô hình nhỏ lẻ phân tán của người dân bằng cách vận động họ tham gia vào hợp tác xã, nông trường lớn mà ở đó quyền lợi của họ được đảm bảo. Xây dựng các vùng chuyên canh, công nghệ cao về cà phê dựa trên những nghiên cứu về chất đất, địa hình nhằm nâng cao chất lượng cho cà phê Việt Nam.
- Xác định kênh tiêu thụ nội địa như một kênh tiêu thụ chính nhằm giành lại lợi thế sân nhà.Từ lâu nay, thị trường nội địa hầu như không được các doanh nghiệp cà phê trong nước quan tâm, cà phê sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu, do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển mạnh thị trường trong nước.
- Xây dựng thương hiệu mạnh cho cà phê Việt Nam bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng cà phê ở tất cả các khâu từ trồng trọt đến sản xuất.
- Thành lập quỹ bình ổn quốc gia có khả năng sẵn sàng thu mua cà phê cho người dân với mức giá ổn định, hỗ trợ người dân mỗi khi thị trường có biến động lớn.
- Chính phủ và ngành cà phê cần hỗ trợ mạnh mẽ để nâng cao hơn nữa vai trò của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), để hiệp hội phát huy tốt vai trò của mình là đưa khoa học công nghệ đến với người dân, cập nhật thông tin thường xuyên cho toàn ngành cà phê, là cầu nối phản ánh thông tin nhanh nhất từ người trồng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê tới chính phủ......
Một số kinh nghiệm trên đây có thể để ngành cà phê Việt Nam tham khảo và học hỏi và từ đó chúng ta sẽ rút ra được những giải pháp tốt nhất cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê sẽ được phân tích rõ nét ở chương 3 của luận văn này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
2.1. Khái quát về sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2008
2.1.1. Tình hình sản xuất
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán cầu. Điều kiện khí hậu và địa lý rất thích hợp đã đem lại cho cà phê Việt Nam một hương vị rất riêng. Miền địa lý khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta (hạt nhỏ, nhiều cafeine, nồng độ mạnh và đặc biệt là vị rất đắng). Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica và là vùng quy hoạch chủ yếu phát triển cà phê Arabica của Việt Nam (Arabica là loại cà phê hạt dài, ít cafeine, đặc biệt hương rất thơm, được trồng ở độ cao trên 600m, có vị hơi chua đặc trưng).
Cà-phê ở Việt Nam được trồng nhiều tại các tỉnh Tây Nguyên với hơn 600 nghìn ha, đạt sản lượng gần 700 nghìn tấn/năm. Sự phát triển của cây cà- phê Việt Nam là thành tựu lớn trong thế kỷ 20. Từ chỗ không được ghi vào bản đồ các nước trồng cà-phê thế giới, đến nay, diện tích cà-phê của Việt Nam đã đứng vị trí thứ hai chỉ sau Braxin về cà-phê xuất khẩu trên thị trường thế giới, và là nước duy nhất có năng suất cà-phê vối cao kỷ lục. Ðó cũng là một trong những nguồn xuất khẩu chính, mang lại cơ hội công ăn việc làm và thu nhập ngày một cao cho người sản xuất kinh doanh cà-phê. Ngành cà phê Việt Nam trong một thời gian không dài, kể từ sau năm 1975 đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng cà phê khác trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có diện tích khoảng 500.000 ha với lượng cà phê xuất khẩu hàng năm khoảng 1 triệu tấn. Cà phê Việt Nam đã có mặt trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ năm 1999, cùng với cộng đồng cà phê thế giới ngành cà phê nước ta trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giá cà phê liên tục xuống thấp đến mức kỷ lục trong vòng mấy chục năm lại đây. Thấp nhất là năm 2001 giá chỉ còn 5000đ/kg sau đó lên lại, năm 2002-2003 được 10.000đ/kg đến cuối 2004 chỉ còn 8500đ/kg. Khủng hoảng đã kéo theo những hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Nông dân thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đầu tư cho tái sản xuất. Đã có những vườn cà phê bị bỏ không chăm sóc. Và cũng có tình hình chặt phá vườn cà phê để trồng cây khác, kể cả cây lương thực. Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu được cải thiện và giá lên cao vào các năm 2006, 2007 tuy còn thấp nhiều so với giá cà phê các năm 1995- 1998 nhưng với người trồng cà phê thì mức giá hiện nay đã có sức hấp dẫn đáng kể. Cà phê được bán với giá từ 25- 30 triệu đồng Việt Nam 1 tấn. Và có lúc lên trên 30 triệu đồng 1 tấn. Lúc này lại có hiện tượng ngược lại trước đây là người ta lại trồng mới, mở mang diện tích cà phê.
Cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước. Sản lượng cà phê nhân của 5 tỉnh này đã chiếm hơn 90% tổng sản lượng cà phê cả nước, trong đó Đắc Lắc chiếm từ 50-60%, luôn là tỉnh dẫn đầu về diện tích và sản lượng cà phê của cả nước. Do điều kiện tự nhiên(đất đai, khí hậu, thời tiết) của các tỉnh phía Nam phù hợp với sinh trưởng và phát triển cây cà phê vối(robusta) nên vừa qua diện tích cà phê này đã được mở rộng(chiếm 95% sản lượng cà phê cả nước). Cà phê chè (Arabica) chỉ có thể phát triển ở một số vùng phía Bắc Việt Nam. Miền Bắc là nơi khai nguyên của cây cà phê Việt Nam kể từ khi nó du nhập vào Việt Nam, các tỉnh Tuyên Quang, Sơn La là những nơi có diện tích trồng cà phê nhiều nhất ở miền Bắc.
Riêng tỉnh Lâm Đồng diện tích cà phê vụ 2007/08 đạt 128.272 ha so với vụ trước 2006/ 07 tăng 8,4% ước tính vụ tới 2008/09 diện tích cà phê tỉnh Lâm Đồng sẽ đạt 131.590 ha so với vụ trước tăng gần 3%.
Tỉnh Sơn La năm 2007 đã trồng mới 250 ha, năm 2008 trồng mới 300 ha, kế hoạch năm 2010 Sơn La sẽ có 8000 ha cà phê Arabica. Với khoảng hơn
500.000 ha cà phê, sản xuất ra khoảng trên dưới 1 triệu tấn/năm, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê, cạnh tranh với Braxin vị trí dẫn đầu thế giới.
Việt Nam cũng đang trở thành nước có vị trí tuyệt đối về sản xuất cà phê vối (Robusta), với sản lượng hàng năm đạt trên 52 triệu bao nhờ thay đổi vùng đất trồng loại cà phê này, chuyển từ vùng thấp, nóng ẩm lên vùng đất cao nguyên.Trên thế giới, Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế cho cà phê Việt Nam. Niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu mất mùa cà phê, nhờ vậy Việt Nam có được cơ hội chi phối thị trường thế giới.
Bảng 2.1
Thống kê sản lượng cà phê các nước trên thế giới từ 2002 - 2007
Sản lượng cà phê (nghìn bao).
Niên vụ | 2002 | 2005 | 2007 | |
Braxin | (R/A) T.4-T.3 | 48.480 | 32.944 | 33740 |
Việt Nam | (R/A) T.10-T.9 | 11.555 | 11.000 | 15950 |
Colombia | (A) T.10-T.9 | 11.889 | 11.550 | 12400 |
Indonesia | (R/A) T.4-T.3 | 6.785 | 6.750 | 7000 |
Ấn Độ | (A/R) T.10-T.9 | 4.683 | 4.630 | 4850 |
Mexico | (A) T.10-T.9 | 4.000 | 4.200 | 4350 |
Ethiopia | (A) T.10-T.9 | 3.693 | 4.500 | 5733 |
Guatemala | (A/R) T.10-T.9 | 4.070 | 3.675 | 4000 |
Peru | (A) T.4-T.3 | 2.900 | 2.750 | 3190 |
Uganda | (R/A) T.10-T.9 | 2.900 | 2.750 | 2750 |
Các nước khác | 20.853 | 22.102 | 11758 | |
Tổng sản lượng | 121.808 | 106.851 | 105721 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 2
- Sự Khác Biệt Của Hàng Hoá Cung Ứng Cho Thị Trường
- Phân Tích Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Cà Phê Việt Nam
- Cơ Cấu Chi Phí Sản Xuất Trung Bình Cho 1 Tấn Cà Phê
- Đánh Giá Chung Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Cà Phê Việt Nam
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
(Nguồn Vicofa)