Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Đến Năng Suất, Tỉ Lệ Hạt Cà Phê Nhân Xuất Khẩu

- Số cành khô/cây: Bón phân đạm cho cây cà phê với các mức tăng từ N1 đến N5 có ảnh hưởng rõ rệt đến số cành khô/cây giảm trung bình sau hai năm từ 12,18 cành xuống 10,43 cành và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% đối với những công thức bón đạm ở mức tăng 30% trở lên so với đối chứng. Tương tự, khi thay đổi các mức bón phân kali bón cho cây cà phê từ K1 đến K5 đã có ảnh đến số cành khô/cây giảm trung bình sau hai năm từ 11,88 cành xuống 10,75 cành và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% đối với những công thức bón kali ở mức từ 30% trở lên so với đối chứng (phụ biểu 1.26). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng rất rõ đến số cành khô/cây giảm trung bình sau hai năm từ 12,23 cành xuống 9,54 cành, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức bón phân đạm và kali có số cành khô/cây giảm từ 19% (N4K4) đến 28% (N5K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. So sánh với kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng các tổ hợp bón phân N, P, K đến mức độ khô cành cà phê vối tại Đắk Lắk của Lê Hồng Lịch, (2008) [32] cho rằng bón tăng kali 3 mức 250 - 300 - 350 kg K2O/ha/năm trên nền 300 kg N + 100 kg P2O5 làm giảm tỉ lệ khô cành tương ứng (13,9; 8,7 và 6,6 cành/cây) thì mức giảm tỉ lệ khô cành trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1994) [43] cho rằng đạm và kali có tác dụng rất tốt trong việc phòng trị bệnh khô cành khô quả và có mối tương quan nghịch giữa bệnh này với tỉ lệ đạm và kali ở trong lá cà phê.

3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu

3.1.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến khối lượng quả tươi, tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê

Cà phê là cây dài ngày, nhu cầu dinh dưỡng của cây diễn ra liên tục trong năm với thời gian rất dài và mỗi giai đoạn nhất định cây cần lượng đạm và kali khác nhau. Khi cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali theo nhu cầu của cây ở các giai đoạn khác nhau không những giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt mà còn tăng khối lượng quả tươi, làm tăng năng suất cà phê tươi và góp phần giảm tỉ lệ tươi/nhân, tỉ lệ này quyết định đến năng suất cà phê nhân.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến khối lượng 100 quả tươi, tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê tươi

Các chỉ tiêu theo dõi


Công thức

Số chùm

quả/cây (chùm)

Khối lượng

100 quả tươi (g)

Tỉ lệ

tươi/nhân

Năng suất

tươi (tấn/ha)

N1K1(đ/c)

433

116,00

4,27

13,47

N1K2

433

117,30

4,25

13,50

N1K3

430

118,71

4,24

13,70

N1K4

442

126,70

4,13

13,55

N1K5

437

127,38

4,21

14,05

N2K1

434

121,50

4,25

13,68

N2K2

443

121,07

4,20

13,74

N2K3

436

124,33

4,26

13,99

N2K4

434

126,62

4,10

13,66

N2K5

429

129,30

4,06

13,59

N3K1

422

124,10

4,20

13,55

N3K2

429

122,02

4,27

13,86

N3K3

420

123,39

4,17

13,66

N3K4

435

123,73

4,17

14,35

N3K5

445

125,95

4,12

14,40

N4K1

442

123,62

4,22

13,71

N4K2

423

129,38

4,10

13,56

N4K3

435

121,86

4,05

14,43

N4K4

449

130,76

4,08

14,87

N4K5

450

138,15

4,00

14,89

N5K1

429

127,80

4,14

13,75

N5K2

431

129,41

4,10

14,19

N5K3

436

129,69

4,13

14,67

N5K4

451

139,97

4,09

15,14

N5K5

460

139,94

4,06

15,20

CV(%)

8,95

10,85

8,33

10,72

LSD0,05 (N)

NS

NS

NS

0,61

LSD0,05 (K)

NS

NS

NS

0,61

LSD0,05(N*K)

NS

NS

NS

1,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 11

- Số chùm quả trên cây: Khi thay đổi mức bón đạm từ N1 đến N5 và phân kali từ mức K1 đến K5 cũng như các công thức bón phân có sự tương tác giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã có ảnh hưởng đến số chùm quả trên cây cà phê dao động từ thấp nhất đạt 420 chùm/cây đến 460 chùm quả/cây nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

- Khối lượng 100 quả tươi: Bón phân đạm cho cây cà phê với liều lượng tăng từ mức N1 đến N5 và phân kali bón cho cây cà phê với liều lượng tăng từ mức K1 đến K5 sau hai năm thí nghiệm đã có ảnh đến khối lượng 100 quả tươi dao động tương ứng từ 121,22 g/100 quả tươi đến 133,36 g/100 quả tươi đối với các mức bón đạm và 122,56 g/100 quả tươi đến 132,14 g/100 quả tươi đối với các mức bón kali (phụ biểu 1.29). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã có ảnh hưởng đến khối lượng 100 quả tươi trung bình sau hai năm tăng thấp nhất đạt 116,00 g/100 quả tươi (N1K1) đến cao nhất đạt 139,97 g/100 quả tươi (N5K4) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

- Tỉ lệ tươi/nhân: Cùng một giống cà phê, kỹ thuật canh tác, chăm sóc như nhau tỉ lệ này được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng; Các công thức bón phân khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, tỉ lệ này càng thấp cho năng suất cà phê nhân càng cao và ngược lại. Khi bón tăng lượng đạm cho cây cà phê từ mức N1 đến N5 và phân kali từ mức K1 đến K5 đã có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ tươi/nhân giảm tương ứng từ 4,22 xuống 4,09 đối với các mức bón đạm và các mức bón kali (phụ biểu 1.30). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh làm giảm tỉ lệ tươi/nhân trung bình sau hai năm cao nhất là 7% (N4K5) so với đối chứng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ tươi/nhân của cà phê ngoài yếu tố dinh dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Đất đai, khí hậu thời tiết, thời điểm thu hoạch, kỹ thuật thu hái và chế biến. Do vậy, tỉ lệ tươi/nhân trung bình trong thí các công thức thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của một số tác giả khác mặc dù liều lượng bón phân là tương đương như Lê Hồng Lịch, (2008) [32] (300 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O/ha/năm - tỉ lệ tươi/nhân là 4,36) và Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] (320 kg N + 90 kg P2O5 + 300 kg K2O/ha/năm - tỉ lệ tươi/nhân là 4,4).

- Năng suất cà phê tươi: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng cùng với tỉ lệ tươi/nhân quyết định đến năng suất cà phê nhân. Khi thay đổi lượng phân đạm bón cho cây cà phê ở các mức bón từ N1 đến N5 có ảnh hưởng đến năng suất cà phê tươi dao động trung bình sau hai năm từ thí nghiệm đạt thấp nhất đạt 13,67 tấn/ha và cao nhất 14,59 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ở mức đạm tăng từ 30% trở lên so với đối chứng. Tương tự, khi thay đổi mức bón phân kali cho cà phê từ K1 đến K5 có tác động đến năng suất cà phê tươi dao động trung bình sau hai năm từ 13,63 tấn/ha đến 14,43 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức bón kali cho cà phê tăng từ 30% so với đối chứng (phụ biểu 1.31). Khi bón phối hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã làm năng suất cà phê tươi tăng từ 13,47 tấn/ha (N1K1) đến 15,20 tấn/ha (N5K5), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức có năng suất cà phê tươi tăng từ 10% (N4K4) đến 13% (N5K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali năng suất cà phê nhân (tấn/ha)


Công thức

K1 (đ/c)

K2

K3

K4

K5

TB (N)

N1 (đ/c)

3,15

3,17NS

3,23NS

3,28NS

3,34NS

3,23

N2

3,22NS

3,27NS

3,28NS

3,33NS

3,35NS

3,29NS

N3

3,21NS

3,25NS

3,27NS

3,44NS

3,50NS

3,33NS

N4

3,25NS

3,31NS

3,56NS

3,64*

3,73*

3,50*

N5

3,25NS

3,46NS

3,64*

3,71*

3,74*

3,56*

TB (K)

3,22

3,29NS

3,40NS

3,48*

3,53*

3,38


Ghi chú: (*) - Sai khác có ý nghĩa (P=0,05), (NS) - Sai khác không có ý nghĩa, CV(%) = 12,98; LSD 0,05 (N) = 0,20; LSD 0,05 (K) = 0,20; LSD 0,05 (N*K) =0,45

- Năng suất cà phê nhân: Sản phẩm cuối cùng người nông dân thu hoạch là cà phê nhân, năng suất cà phê nhân cao, chất lượng sản phẩm tốt kết hợp với sự đầu tư hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất cà phê. Số liệu về năng

suất cà phê nhân trung bình sau 2 năm thí nghiệm bón phân cho cây cà phê vối trên

đất bazan đối với từng yếu tố đạm, kali và sự tương tác giữa các yếu tố này tại bảng

3.7 cho thấy: Khi thay đổi lượng đạm cho cây cà phê từ mức bón N1 đến N5 dẫn đến năng suất cà phê nhân dao động trung bình sau hai năm thí nghiệm 2012 và 2013 từ 3,23 tấn/ha đến 3,56 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức bón đạm tăng từ 30% đến 40% so với đối chứng. Bón phân tăng lượng phân đạm ở mức 20% và 10% có sự sai khác về năng suất cà phê nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, khi thay đổi lượng phân kali bón cho cây cà phê tăng từ mức bón 10% đến 40% có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cà phê nhân dao động trung bình từ 3,22 tấn/ha đến 3,53 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức bón đạm cho cà phê tăng từ 30% so với đối chứng. Bón phân tăng lượng phân kali ở mức 20% và 10% có sự sai khác về năng suất cà phê nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê. Phân tích số liệu về năng suất cà phê nhân khi bón phối hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk sau hai năm thí nghiệm cho kết quả năng suất cà phê nhân trung bình dao động từ 3,15 tấn/ha (N1K1) đến 3,74 tấn/ha (N5K5), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 5 công thức cho năng suất cà phê nhân tăng từ 15% (N4K4 và N5K3) đến 19% (N5K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. So sánh với một số kết quả về năng suất cà phê nhân trong các nghiên cứu của Lê Hồng Lịch, (2008) [32] khi bón phân cho cà phê vối ở Đắk Lắk trên nền (350 kg N + 150 kg P2O5 + 350 kg K2O/năm/ha) đạt 3,88 tấn/ha và Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] bón phân cho cà phê vối ở Đắk Nông trên nền (320 kg N + 120 kg P2O5 + 350 kg K2O/năm/ha) đạt 3,76 tấn/ha thì năng suất cà phê nhân trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đương.

Như vậy, sau hai năm thí nghiệm bón phân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk với các mức bón đạm, kali hoặc phối hợp hai yếu tố đạm và kali tăng từ 10% đến 40% so với quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho thấy sự khác biệt khá rõ đối với năng suất cà phê tươi và năng suất cà phê nhân, đặc biệt khi bón tăng đạm và kali ở mức 30% trở lên so với đối chứng.

3.1.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu

Chất lượng cà phê nhân phụ thuộc vào rất nhiều chỉ tiêu như: Hàm lượng cafein, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, màu sắc, mùi vị… nhưng theo Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu (TCVN 4193:2005) đối với cà phê vối thì kích cỡ nhân hạt cà phê trên sàng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng không những quyết định phần lớn đến chất lượng cà phê mà còn ảnh hưởng đến giá bán góp phần nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến chỉ tiêu kích cỡ hạt cà phê nhân trên sàng, đặc biệt là trên sàng 18 (hạng đặc biệt) và trên sàng 16 (hạng 1). Theo tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu đối với cà phê vối thì cà phê hạng đặc biệt (với cỡ sàng S18/S16 có tỉ lệ khối lượng tối thiểu cà phê nhân trên sàng % đạt 90/10, có số lỗi tối đa là 30 trong 300g mẫu) và hạng 1 (với cỡ sàng S16/S13 có tỉ lệ khối lượng tối thiểu cà phê nhân trên sàng % đạt 90/10, có số lỗi tối đa là 90 trong 300g mẫu) mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, chúng tôi chỉ theo dõi ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến tỉ lệ % hạt cà phê trên sàng 16 (gồm cả tỉ lệ % hạt cà phê trên sàng 18 đạt hạng đặc biệt và hạng 1 để xuất khẩu - phụ biểu 3).

Kích cỡ hạt cà phê nhân lớn hay nhỏ là đặc điểm di truyền của từng giống cà phê, các biện pháp canh tác như bón phân, tưới nước, thuốc bảo vệ thực vật… chỉ ảnh hưởng một phần đến kích cỡ hạt cà phê nhân chứ không ảnh hưởng nhiều như biện pháp giống mới. Khi theo dõi tỉ lệ % hạt cà phê trên sàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trong các công thức bón phân tăng lượng đạm và kali từ 10% đến 40% so với lượng phân bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại bảng

3.8 cho thấy: Các công thức bón tăng lượng đạm và kali khác nhau từ 10% đến 40% so với lượng phân bón đạm và kali của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã làm tăng tỉ lệ % hạt cà phê nhân trên sàng >7,1 mm (hạng đặc biệt) và trên sàng >6,3 mm (hạng 1) dao động từ 32,12% (N1K1) đến 45,68% (N4K5). Đa số các công thức bón đạm và kali tăng cao, đặc biệt là kali cao đã làm tăng kích cỡ nhân trên sàng cao hơn các công thức còn lại và công thức đối chứng.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu


Công thức

S18 (hạng đặc biệt)

S16 (hạng 1)


(>7,1mm)

(>6,3 mm)


N1K1

4,23

27,89

32,12

N1K2

4,38

29,41

33,79

N1K3

4,67

30,80

35,47

N1K4

5,06

30,91

35,98

N1K5

5,11

31,06

36,17

N2K1

4,56

28,81

33,37

N2K2

4,91

29,89

34,80

N2K3

5,86

29,73

35,59

N2K4

5,28

30,97

36,26

N2K5

5,64

31,73

37,37

N3K1

5,03

28,95

33,98

N3K2

5,76

29,34

35,11

N3K3

8,48

30,85

39,33

N3K4

8,84

31,10

39,94

N3K5

7,93

32,83

40,76

N4K1

8,96

27,21

36,17

N4K2

9,38

28,54

37,92

N4K3

11,15

30,09

41,24

N4K4

12,05

31,33

43,38

N4K5

13,71

31,97

45,68

N5K1

8,82

28,38

37,20

N5K2

9,93

29,00

38,94

N5K3

11,34

31,82

43,16

N5K4

12,77

31,31

44,08

N5K5

12,89

32,78

45,67

Tỉ lệ % hạt cà phê nhân trên sàng


Tổng cộng


Ghi chú: Phân hạng chất lượng cà phê nhân áp dụng theo TCVN 4193:2005

Kết quả điều tra vùng trồng cà phê vối Tây Nguyên của tác giả Lê Ngọc Báu, (2001) [4] cho rằng: Chỉ có 30% số cây cà phê trên vườn là có khả năng cho năng suất cao, kích thước và khối lượng hạt nhỏ so với cà phê xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới nên kém hấp dẫn đối với khách hàng. Cà phê xuất khẩu có chất lượng loại 1 chỉ chiếm 10%, sản phẩm trong điều kiện sản xuất và chế biến tốt có tỉ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) cũng chỉ đạt 30 - 40%. So sánh với nhận định trên các công thức bón phân tăng lượng đạm và kali cho cà phê vối sau hai năm thí nghiệm của chúng tôi đa số cho tỉ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) ở mức dưới 40%, tương đương với kết quả của tác giả Lê Ngọc Báu, chỉ có 7 công thức bón phân đạm và kali tăng từ 30% so với quy trình cho kết quả tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng 16 trên 40%.

Như vậy, sau hai năm thí nghiệm bón phân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk với lượng đạm, kali hoặc phối hợp hai yếu tố đạm và kali tăng từ 10% đến 40% so với quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cải thiện được tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu, đặc biệt có 7 công thức khi bón đạm và kali ở mức tăng 30% trở lên đã cải thiện được tỉ lệ hạt cà phê trên sàng 16 từ 8,64% đến 13,56% so với đối chứng.

3.1.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh

Có rất nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng cà phê trong đó có biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; một trong những biện pháp quan trọng nhất hiện nay đó là sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả. Khi chỉ số giá trị lợi nhuận và lợi nhuận/chi phí phân bón cao thể hiện đầu tư cho sản xuất cà phê đạt hiệu quả tốt.

- Giá trị sản lượng: Giá trị sản lượng (GTSL) cà phê nhân phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường trong nước và thế giới hàng năm, năng suất thấp nhưng giá cà phê nhân cao đôi khi còn tốt hơn khi năng suất cao mà giá trên thị trường lại thấp. Các công thức bón phân với liều lượng tăng đạm và kali cho kết quả giá trị sản lượng bình quân sau hai năm thí nghiệm là khác nhau thấp nhất là công thức N1K2 đạt 111,3 triệu đồng/ha/năm (cao hơn đối chứng 1%), cao nhất là công thức N5K5 đạt 130,9 triệu đồng/ha/năm (cao hơn đối chứng 19%).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí