Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Hộ Sản Xuất Cà Phê


Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM

Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê


TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ

Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ

Nhóm nhân tố khác


Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Nguồn: Mô tả của tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.


1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk - 7

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Brazil

Là quốc gia đứng đầu trong sản xuất cà phê, chính phủ Brazil rất chú trọng đến chính sách về vốn tín dụng trong phát triển cà phê. Chính sách nông nghiệp của Brazil bắt đầu trải qua sự chuyển đổi khá lớn vào những năm 1970. Vào thời điểm đó, đây là một mô hình chính sách nông nghiệp dựa vào một nền kinh tế được bảo vệ chặt chẽ, phục vụ cho chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, nguồn trợ cấp phong phú và dùng giá tối thiểu để đảm bảo thương mại hóa. Nhưng tình trạng mất khả năng trả nợ của nhà nước cộng với sự không ổn định về kinh tế những năm 1980 tại quốc gia này đã dẫn đến sụp đổ chính sách tín dụng nông thôn vào đầu những năm 1990.

Mô hình tín dụng thất bại cùng với sự mở cửa kinh tế nhanh chóng và phi kế hoạch đã dẫn đến khủng hoảng trong khu vực nông nghiệp. Hầu hết nông dân Brazil


mất khả năng trả nợ tích lũy qua nhiều mùa vụ, đồng thời đối diện với khủng hoảng thiếu vốn (và trợ cấp tín dụng).

Đầu những năm 1990, do tín dụng bị thu hẹp, hợp đồng giao sau (forward contract) đậu nành đầu tiên đã xuất hiện. Theo đó, những hãng kinh doanh đa quốc gia có điều kiện tiếp cận cơ chế phòng ngừa rủi ro thông qua các hợp đồng kỳ hạn và nguồn tín dụng quốc tế rẻ hơn, bắt đầu đóng vai trò cơ bản trong việc cung cấp nguồn lực cho người sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu thô cho xuất khẩu và cho các nhà máy sản xuất của họ. Đây là cơ chế cơ bản vào thời gian đầu của quá trình chuyển đổi, từ hệ thống cung cấp tín dụng độc quyền ở khu vực công sang hệ thống song đôi – cả khu vực công và tư. Khu vực tư nhân Brazil từ chỗ chỉ chiếm 20% tổng nguồn lực cho nông nghiệp trong những năm 1980, đến năm 2005 đã chiếm tới hơn 70% [26], [47].

Sau nhiều thập niên có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brazil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch real (đặt theo tên đồng tiền mới real) vào năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco. Gói kinh tế này đã giúp một chu kỳ kinh tế mới bắt đầu với sự tập trung vào nông nghiệp và mang lại kết quả nổi bật trong khu vực này. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu cơ chế chính thức và an toàn hơn, kết quả là Cedula Produto Rural (CPR) ra đời – đây là một loại trái phiếu được người sản xuất (nông dân và hợp tác xã) phát hành dựa vào sản lượng thu hoạch trong tương lai. Cho đến năm 2010, trong các nguồn tài trợ cho người sản xuất nông nghiệp thì tín dụng ngân hàng chiếm 30%, nguồn quỹ riêng của họ chiếm 30% và CPR chiếm 40%.

Chính phủ Brazil rất ủng hộ sự phát triển CPR và việc phát hành CPR được kết hợp với các tổ chức khác, tạo nên một mô hình phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Brazil. Mô hình này liên quan đến một cơ quan nhà nước (sở giao dịch hàng hóa), các ngân hàng thương mại, trong đó có một ngân hàng chính đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, các tổ chức đầu tư tư nhân và sở giao dịch kỳ hạn trong nước. Đây là một mô hình thú vị cho những nước đang phát triển khác muốn tăng khả năng cung cấp tín dụng cho xuất khẩu cà phê. Để có thể thực hiện thành công


mô hình này, đòi hỏi sự tham gia và tin tưởng lẫn nhau hoàn toàn của các bên có liên quan, đặc biệt là sự tham gia của nhà nước [26], [47].

Trong tất cả các quốc gia trồng cà phê, có thể nói Brazil là quốc gia mà nông dân sử dụng công cụ quản trị rủi ro dựa vào thị trường nhiều nhất. Điều này có thể do: Thứ nhất, nông trại quy mô vừa và đồn điền lớn chiếm phần lớn thị phần sản xuất. Brazil có 221.000 nông trại (trong đó có 30% nông trại có quy mô trên 10ha) và 70 hợp tác xã. Ngoài ra, nước này có khoảng 1.500 doanh nghiệp rang xay, 9 nhà máy sản xuất cà phê hòa tan và 200 công ty xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, quy mô trang trại cà phê ở VN phần lớn (hơn 80%) từ 0,2-2ha [17], [26], [35].

Người sản xuất nông nghiệp nhận tín dụng ngân hàng dựa vào tài sản thế chấp là mùa vụ trong tương lai. Tại Brazil có một hệ thống giúp đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa người cho vay và người phát hành CPR, trong đó họ chia sẻ kiến thức về các giao dịch, sản lượng thu hoạch trung bình trong các vùng, sản lượng tiềm năng. Hệ thống này cho phép người cho vay có cơ hội theo dõi tình trạng của sản lượng thu hoạch trong tương lai. Tài sản thế chấp và đất đai được đăng ký với tên của người sở hữu thông qua đăng ký CPR và có sự giám sát hoặc của tổ chức độc lập hoặc người cho vay. Giám sát chặt chẽ bắt buộc thực hiện tại các giai đoạn sản xuất. Các cuộc khảo sát trước khi gieo hạt, các cuộc viếng thăm hàng tháng, và kiểm tra liên tục trong suốt thời gian thu hoạch để chắc chắn rằng không xảy ra sai sót nào.

Theo Bộ Nông nghiệp Brazil, Chính phủ sẽ cho các hộ nông dân trồng cà phê vay 2,1 tỷ reais (tương đương với 1,14 tỷ đô la) để trang trải chi phí cho thu hoạch và sửa sang lại nhà kho cho vụ 2010/2011. Trong đó tổng lượng cho vay sẽ thấp hơn so với mức 2,16 tỷ reais đã được hỗ trợ vụ trước nữa (vụ 2008/2009), đây là vụ giống như vụ này, tức là sản lượng sẽ cao hơn theo như chu kỳ 2 năm 1 lần của Brazil, nước sản xuất cà phê đứng đầu thế giới. Những người nông dân cho biết chi phí cho thu hoạch sẽ tăng mạnh trong năm nay, một phần là do nhân công đang ngày một khó kiếm khiến giá nhân công tăng cao. Điều này đã khiến cho rất nhiều hộ nông dân phải thuê máy để làm công việc thu hoạch. Tuy nhiên, đây lại là vùng đất đồi núi khiến cho việc sử dụng máy cũng gặp nhiều khó khăn.


Chính phủ đã giải ngân bằng tiền mặt và quỹ này được lấy tên Funcafe, với sự giám sát của bang Banco do Brazil và một số ngân hàng tư nhân khác và yêu cầu một thể chế tiền lãi thích hợp áp dụng cho số tiền giải ngân lần này. Các ngân hàng giải ngân tiền mặt thông qua các chi nhánh của mình theo cách giống như các ngân hàng cho vay bình thường.

Hội đồng Tiền tệ Quốc gia (NMC) Brazil, cơ quan nắm quyền kinh tế cao nhất của nhà nước, đã phê duyệt một ngân khoản trị giá 3,16 tỷ reais (tương đương 1,5 tỷ USD) trong năm tài chính dành cho ngành công nghiệp cà phê niên vụ mới nhất.

Ngân khoản tài chính, dành cho vụ mùa hiện tại, sẽ được phân chia gồm 650 triệu reais để trang trải chi phí thu hoạch, 1,14 tỷ reais cho chi phí lưu trữ, 500 triệu reais để tài trợ cho nhà rang xay và doanh nghiệp xuất khẩu mua cà phê, 450 triệu cho nông dân các hợp tác xã, và phần còn lại phân chia cho các ngành công nghiệp chế biến và những người khác. Các khoản tín dụng là rất quan trọng cho những người trồng cà phê, vì với số tiền được hỗ trợ này họ sẽ không phải bán cà phê cho nhu cầu tiền mặt và do đó sẽ không làm tăng thêm áp lực giảm giá [26] [35].

1.2.1.2. Kinh nghiệm Colombia

Đối với người dân Colombia, cà phê như là biểu tượng quốc gia của họ. FCN

– Liên đoàn Cà phê Quốc gia Colombia là cơ quan quan trọng, đại diện cho ngành cà phê Colombia. Hiện tại, FNC có 560 ngàn thành viên hầu hết là nông dân và các thành phần liên quan đến ngành cà phê nước này. FNC hỗ trợ nghiên cứu, phát triển để gia tăng sản lượng [46].

Vào năm 1992 sản lượng của Colombia chiếm 25% sản lượng toàn cầu nhưng hiện nay chỉ có 7%. Vào năm 2006 Colombia chi trợ cấp 7,3 triệu USD cho ngành cà phê thì năm nay chỉ chi 700.000 USD để bảo vệ thu nhập cho người trồng. Vấn đề trợ cấp từ ngân sách nhà nước mục đích tái canh cà phê cho Colombia. Những người trồng cà phê tại Colombia được tổ chức trong Liên đoàn nông dân trồng cà phê Colombia (National Coffee Growers Federation of Colombia – Federacafé).

Federacafé mua cà phê từ người sản xuất, chế biến cà phê, bán chúng cho thị trường trong nước và hoạt động như một công ty xuất khẩu (cạnh tranh với công ty tư nhân). Một trong những mục tiêu chính của Federacafé là bảo vệ thu nhập của


người nông dân thông qua việc đảm bảo giá cho họ. Việc đảm bảo mức giá trong nước như vậy thông qua quỹ bình ổn, Quỹ cà phê quốc gia (National Coffee Fund). Đây là một quỹ công được quản lý bởi Federacafé, hoạt động theo hợp đồng được tái ký kết hằng năm. Quỹ hoạt động ở cấp độ xuất khẩu, bao trùm cả Federacafé và công ty xuất khẩu tư nhân. Nguồn lực tài chính được tích lũy trong suốt thời gian giá thế giới cao được sử dụng để hỗ trợ giá trong nước khi giá thế giới thấp.

Trong suốt giai đoạn giá cà phê thấp kéo dài bắt đầu từ cuối những năm 90, khi giá trong nước cứ mỗi vài tuần lại được điều chỉnh giảm để giữ cho FNC không mắc nợ, Federacafé đã xem xét khả năng sử dụng hợp đồng giao sau và quyền chọn nhằm đảm bảo quỹ FNC không bị mất hết. Nhưng giá tăng trở lại và những thảo luận đó đã tạm gác lại.

Chính phủ Colombia cấp vốn tín dụng cho nông dân trồng cà phê nước này trong việc giao dịch, mua bán và xuất khẩu cà phê Arabica Colombia nhiều hơn. Nhiều nông dân trồng cà phê Colombia đã găm hàng không bán ra vì sợ rằng chính phủ Colombia sẽ không thực hiện cam kết hỗ trợ nông dân trồng cà phê trong thời điểm gián đoạn này. Việc găm hàng của nông dân trong khi sản lượng vụ này cao nhất trong 6 năm qua đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Arabica của nước này và đã đẩy mức giá cà phê Arabica của Colombia tăng cao ở các nước tiêu thụ. dân trồng cà phê Colombia sẽ nhận được khoảng 145.000 peso/125 kg tương đương với gần 72 USD - khoảng 0,6 USD/kg để bù vào một phần thu nhập mất đi sau khi giá cà phê Arabica sụt giảm nghiêm trọng trong 2 năm vừa qua. Giá cà phê Arabica trên sàn giao dịch ICE New York giảm từ 3USD/kg năm 2011 còn khoảng hơn 1USD trong năm 2012 và 2013 đến nay. Gói hỗ trợ lúc khởi động gặp nhiều trở ngại vì có những báo cáo gian lận cho rằng các nông dân, trung gian mua bán nhận được tiền hỗ trợ không tương ứng với diện tích cà phê mà họ đăng ký.

Để đảm bảo lợi ích cho người trồng cà phê, Chính phủ Colombia đã tạo điều kiện cho người nông dân bằng cách cam kết duy trì mức giá bán cà phê tối thiểu bởi Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia (FCN) và quỹ hỗ trợ người trồng cà phê. Hoạt động chính của FCN gồm đảm bảo thu mua, mở rộng dịch vụ, hệ thống thông tin, thương mại hoá, thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng như giáo dục, y


tế, cơ sở hạ tầng và tăng tính cạnh tranh trong sản xuất cà phê. Ngân hàng thế giới (2002) đã đánh giá về FCN “Định chế ngành cà phê tại Colombia không hoàn hảo nhưng Liên đoàn các nhà trồng cà phê Colombia là một định chế Ngành thành công nhất trên thế giới”[46], [48], [92].

Ngân sách cho gói hỗ trợ nông dân cà phê năm 2014 khoảng 494 triệu USD bằng với mức hỗ trợ của năm 2013. Tuy nhiên, hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Colombia nói là số tiền này có thể không đủ trong năm nay do sản lượng cà phê Colombia dự kiến tăng so với sản lượng năm ngoái. Luis Genaro Munoz, người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia - National Coffee Growers' Federation dự báo sản lượng cà phê Colombia năm 2014 sẽ nằm khoảng 11,3 triệu bao so với 10,9 triệu bao năm 2013. Cơ quan này cũng phụ trách việc phân phối gói hỗ trợ tài chính cho nông dân cà phê Colombia [92].

Theo ông Nguyễn Ngọc Nhạn, những người trồng cà phê ở Tây Nguyên nên học tập cách làm của Colombia, đó là khi chương trình tái canh cây cà phê được thực hiện, Liên đoàn những người trồng cà phê ở nước này đã trực tiếp xây dựng kế hoạch trợ giúp người nông dân về nguồn vốn và kỹ thuật. Theo đó, mỗi nông hộ tái canh 20% diện tích của mình và được Chính phủ chi trả 40% các khoản nợ. Các DN kinh doanh cà phê sẽ phối hợp với người nông dân quản lý rủi ro và xúc tiến việc tiêu dùng cà phê trong nước. Hiện mỗi năm Colombia tái canh khoảng 70.000 ha cà phê. Họ thực hiện kế hoạch này đến hết năm 2020 để đổi mới 300.000 ha cà phê già cỗi [47].

1.2.1.3. Kinh nghiệm Ấn Độ

Là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,2 tỷ người. Kể từ khi độc lập năm 1947, chính phủ Ấn Độ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã nỗ lực phối hợp để cung cấp cho người dân tiếp cận với tín dụng. Mặc dù sự gia tăng hiện tượng trong tiếp cận vật lý của tổ chức tín dụng ngân hàng trong vài thập kỷ qua, người nghèo nông thôn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn thức tín dụng. Chính trong bối cảnh này mà tín dụng vi mô đã nổi lên như là thay thế phù hợp nhất và thiết thực cho các ngân hàng thông thường


trong việc đạt được cho đến nay vẫn chưa được tiếp cận người nghèo. Tín dụng vi mô cho phép người nghèo có tiết kiệm và giúp họ trong việc nào sử dụng tín dụng và dịch vụ tài chính khác để cải thiện thu nhập và mức sống [54].

Sau năm 1999, cải cách kinh tế bước vào giai đoạn II. Chủ trương về phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này được nêu rõ: Phát triển nhanh nông nghiệp và các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp. Tập trung vào những nơi có nhiều thuận lợi như các vùng có nhiều mưa, có nhiều đất hoang, tăng cường nguồn nước, nâng cao hệ thống tín dụng nông thôn. Tăng cường quản lý sau thu hoạch và có chính sách giá cả hợp lý đối với các loại nông sản. Tiếp theo việc xây các kho lạnh, Chính phủ đã hiện đại hoá các kho này để nâng khả năng bảo quản thêm 80.000 tấn nữa. Riêng kho lạnh đối với các loại hành có thể chứa được 450.000 tấn. Kiểm soát giá phân bón, cân đối việc sử dụng phân hoá học và hữu cơ. Tiếp tục cải cách các hợp tác xã. Thực hiện bảo hiểm đối với mùa màng. Đảm bảo dự báo thời tiết chính xác cho sản xuất nông nghiệp. Chính sách tài chính, tín dụng đối với nông thôn cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước tăng tín dụng cho nông thôn, đồng thời với việc củng cố các cơ sở này (năm 1997, Nhà nước cấp khoảng 7 tỉ USD, năm 1998: 8,4 tỉ USD).Về nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: Các ngân hàng nông thôn ở từng khu vực đã được thành lập và đã đóng góp tới 11% lượng tín dụng để phát triển nông nghiệp. Chính sách tài chính, tín dụng đối với nông thôn cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà nước tăng tín dụng cho nông thôn, đồng thời với việc củng cố các cơ sở này (năm 1997, Nhà nước cấp khoảng 7 tỉ USD, năm 1998: 8,4 tỉ USD). Đồng thời, quỹ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cũng được thành lập, với quy mô vốn ngày càng tăng lên. Các ngân hàng nông nghiệp địa phương cũng được cải cách, cơ cấu lại. Chính phủ khuyến khích thành lập các nhóm tự nguyện đầu tư vào nông nghiệp, nhờ vậy số lượng các nhóm này đã tăng lên nhanh chóng (năm 1998-1999 có 15.000 nhóm, năm 1999-2000 đã có 50.000 nhóm) [54].

Tiếp tục tiến trình cải cách nông nghiệp, tháng 2-2002, Chính phủ Ấn Độ đưa ra “Luật về hàng hoá thiết yếu”, bỏ những hạn chế về vận chuyển nông sản giữa các bang, để nông dân có thể bán được nông sản ở mức giá tốt nhất, củng cố các


hợp tác xã ở nông thôn, tăng cường vai trò các hợp tác xã tín dụng, cung cấp đủ và kịp thời nguồn tín dụng, đáp ứng nguồn nước tưới. Một khoản ngân sách 16 tỷ USD/năm để thực hiện các biện pháp giảm thiệt hại sau thu hoạch cũng đã được đưa ra. Uỷ ban quốc gia về chăm sóc gia súc đã được thành lập. Hệ thống các ngân hàng thương mại phục vụ nông nghiệp cũng ngày càng tốt hơn: Đến cuối năm 2004, Ấn Độ có 67.283 chi nhánh các ngân hàng thương mại, trong đó 32.178 chi nhánh ở khu vực nông thôn, chiếm 47,8%. Đây là những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho cải cách nông nghiệp của Ấn Độ trong những năm qua. Năm 2005 Ấn Độ đã có thêm một kế hoạch đầu tư khoảng 3 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, qua đó sẽ tạo thêm nhiều việc làm, lần đầu tiên một số vốn lớn như vậy được đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông thôn [54].

Về chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất cà phê, Ấn Độ chia ra làm 2 nhóm hộ sản xuất cà phê: trên 10 ha và dưới 10 ha. Trong đó ưu tiên nhóm hộ sản xuất có quy mô dưới 10 ha, được hỗ trợ về công nghệ và thiết bị chế biến. Sau một thời gian hỗ trợ về vốn, năng suất cũng như chất lượng cà phê của nhóm hộ sản xuất cà phê được cải thiện và chất lượng tăng lên [35], [54].

Năm 2010, Chính phủ Ấn Độ cũng đã trợ cấp cho các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ để trả nợ do họ vừa phải chịu đợt hạn hán tồi tệ năm 2009, làm ảnh hưởng nặng đến sản lượng cà phê. Thông thường, cây cà phê trồng lại mất từ 3-5 năm và sẽ cho quả trong khoảng 40 năm.Trước đây, Chính phủ Ấn Độ cũng đã giải ngân gói 2,41 tỷ Rupee trong năm tài khóa này tính đến hết tháng 3/2012 bằng 2 đợt nhằm giúp các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ (chiếm 70% sản lượng của cả nước) có nguồn kinh phí gieo trồng.

1.2.1.4. Kinh nghiệm Indonesia

Là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, Indonesia có điều kiện diện tích và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê, song mới chỉ đạt năng suất trung bình khoảng 1 tấn/ha, thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam với 4 tấn/ha. Indonesia là nước xuất khẩu cà phê Robustan đứng thứ hai trên thế giới sau Việt Nam. Hai nước Việt Nam và Indonesia chiếm tới 60% sản lượng cà phê Robustan của thế giới. Hiện nay, các sản phẩm cho vay trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là cho vay hộ sản xuất

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí