Phương Pháp Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Đối Với Sản Xuất Cà Phê


nó. Đối với các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới (WB) đề nghị lấy hệ số FX premium là 20% (0,2), do vậy hệ số SCF là 0,833.

2.3.4.5 Phương pháp phân tích tác động của chính sách đối với sản xuất cà phê

Phương pháp này cho phép đo lường ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ tới lợi ích của người sản xuất cà phê. Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng để phân tích bao gồm hệ số bảo hộ danh nghĩa và hệ số bảo hộ hữu hiệu [14].

­ Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC – Nominal Protection Coefficient): là hệ số của giá hàng hóa tính theo giá thực tế và giá của hàng hóa tính theo giá xã hội.

Hệ số bảo hộ danh nghĩa đối với đầu ra (NPCO):

Giá thực tế 1 đơn vị sản phẩm cà phê nhân

NPCO =

Giá xã hội 1 đơn vị sản phẩm cà phê nhân

Nếu NPCO = 1 thì bảo hộ cân bằng, nếu NPCO > 1 thì người sản xuất cà phê nhận được sự trợ giúp tiềm ẩn từ chính sách của Chính phủ, ngược lại nếu NPCO <1 thì bảo hộ không có hiệu quả đối với người sản xuất cà phê.

Hệ số bảo hộ danh nghĩa đối với đầu vào (NPCI):

Chi phí các đầu vào nhập khẩu theo giá thực tế

NPCI =

Chi phí các đầu vào nhập khẩu theo giá xã hội

Nếu NPCI = 1 thì bảo hộ cân bằng, nếu NPCI > 1 thì người sản xuất cà

phê không được lợi từ chính sách của Chính phủ, ngược lại nếu NPCI <1 thì

người sản xuất được hưởng lợi nhờ chính sách can thiệp của Chính phủ.

­ Hệ số bảo hộ hữu hiệu (EPC – Effective Protection Coefficient): là hệ số của giá trị gia tăng tính theo giá thực tế chia cho giá trị gia tăng tính theo giá xã hội. EPC đo lường ảnh hưởng của chính sách đối với cả thị trường đầu vào và đầu ra.


EPC =

Giá trị gia tăng tính theo giá thực tế


Giá trị gia tăng tính theo giá xã hội

(Giá trị sản phẩm – Chi phí đầu vào nhập khẩu) theo giá thực


tế

Hay EPC =


hội


(Giá trị sản phẩm – Chi phí đầu vào nhập khẩu) theo giá xã

Nếu EPC = 1 thì bảo hộ cân bằng, nếu EPC > 1 thì chính sách của Chính phủ đã tác động tích cực và có tác dụng thúc đẩy sản xuất, ngược lại, nếu EPC < 1 thì chính sách đã tác động tiêu cực tới động lực sản xuất.

2.3.4.6 Phương pháp đo lường sự khác biệt chất lượng sản phẩm cà phê nhân

Từ lâu, chất lượng sản phẩm hàng hóa thường được coi là một chỉ tiêu tổng hợp, khó đánh giá, bởi nó thường đòi hỏi một lượng thông tin khá phức tạp. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, phương pháp tiếp cận giá trị đơn vị khối lượng

(unit value) được sử

dụng phổ

biến để

đánh giá chất lượng sản phẩm trong

thương mại nội ngành (Greenaway, Hine and Milner, 1994 [74]; Fontagne, Freudenberg and Gaulier, 1995 [72]). Các tác giả đều đưa ra giả định rằng giá cả tương đối có khả năng phản ánh chất lượng tương đối (sản phẩm có chất lượng tốt hơn sẽ được bán với mức giá cao hơn). Thông thường các dòng chảy thương mại nội ngành được xác định là có phân biệt về chất lượng (khác biệt sản phẩm chiều đứng) thể hiện trong giá xuất khẩu và nhập khẩu. Gọi UVX là giá trị đơn vị khối lượng sản phẩm xuất khẩu, UVM là giá đơn vị sản phẩm nhập khẩu của quốc gia (mức giá bình quân của các mặt hàng i cùng phân cấp theo tiêu chuẩn phân loại thương mại công nghiệp SITC). Khi giá đơn vị xuất khẩu chia giá đơn

vị nhập khẩu

UV X

UV M

vượt quá giới hạn 0,85 hoặc 1,15 (nhỏ hơn 0,85 hoặc lớn

hơn 1,15) thì sản phẩm được coi là có sự khác biệt về chất lượng. Nếu UV X <

UV M

0,85 thì hàng hóa xuất khẩu của quốc gia có chất lượng thấp hơn hàng nhập

khẩu còn nếu

UV X

UV M

> 1,15 thì hàng hóa xuất khẩu của quốc gia có chất lượng

cao hơn hàng nhập khẩu

Để so sánh sự khác biệt về chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu


của Việt Nam (Đắk Lắk) với các đối thủ cạnh tranh, tác giả vận dụng công thức xác định chỉ số giá cả của các tác giả trên, song có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Cụ thể, đối với cà phê nhân của Việt Nam do chủ yếu xuất khẩu nên tác giả so sánh giá đơn vị xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam so với giá đơn vị xuất khẩu cà phê nhân của một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê tương đồng trong cùng thời kỳ nghiên cứu. Các giả định khi áp dụng công thức trên i) thuế xuất khẩu sản phẩm bằng không và ii) coi chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp, trong đó bao gồm cả chất lượng dịch vụ.

Cụ thể, so sánh biến động về chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất

khẩu của Việt Nam và Indonesia, tác giả dùng công thức tính chỉ số giá cả như sau:

UV (VN / IN )

UV VN

UV IN

Trong đó: UV(VN/IN) Chỉ số giá cà phê nhân của Việt Nam so với Indonesia.

UVVN Giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam. UVIN Giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu của Indonesia.

Nếu UV(VN/IN) < 0,85 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Indonesia. Nếu UV(VN/IN) > 1,15 thì chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam cao hơn của Indonesia. Còn nếu 0,85 < UV(VN/IN) <1,15 thì sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam và Indonesia có chất lượng tương đồng (phạm vi này cho biết sự khác biệt về giá cả là do các yếu tố khác ngoài chất lượng, còn gọi là khác biệt chiều ngang).

2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, chúng tôi xác định các chỉ tiêu phù hợp. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.8.

Bảng 2.8 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu



Nội dung nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 12

Chỉ tiêu đo lường lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân


1) Hiệu quả

­ Năng suất sản phẩm bình quân/ha

­ Giá thành 1 tấn sản phẩm cà phê nhân

­ Hệ số chi phí nguồn lực (RCR)

­ Lợi nhuận

2) Chất lượng

­ Tiêu chuẩn chất lượng áp dụng

­ Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng

­ Cơ cấu chất lượng sản phẩm tiêu thụ

­ Chỉ số giá cả (UV)

3) Thị phần

­ Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu

­ Tỷ lệ khối lượng xuất khẩu so với cả nước

­ Thị phần khối lượng xuất khẩu so với thế giới

4) Đáp ứng cầu

­ Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo từng kênh

­ Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của những người tham gia

­ Tỷ lệ doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

­ Tỷ lệ doanh nghiệp có thương hiệu mạnh

­ Tỷ lệ doanh nghiệp có mẫu mã bao bì đẹp, thường xuyên cải tiến

­ Cơ cấu chủng loại sản phẩm tiêu thụ

­ Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu theo giá FOB (CIF)

Các chỉ tiêu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân


1) Năng lực của người sản xuất, kinh doanh

­ Quy mô lao động, tỷ lệ lao động theo trình độ

­ Quy mô, cơ cấu chất lượng đất đai

­ Quy mô vốn sản xuất, nguồn vốn

­ Vốn đăng ký, vốn lưu động, đầu tư dài hạn, doanh thu, lợi nhuận bình quân trên 1 doanh nghiệp

­ Tỷ lệ hộ áp dụng quy trình sản xuất, chế biến hợp chuẩn (giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái, chế biến)

­ Công nghệ và công suất chế biến

2) Điều kiện cầu trong nước

­ Quy mô và biến động khối lượng tiêu thụ nội địa

­ Tăng trưởng khối lượng tiêu dùng nội địa

­ Tỷ lệ tiêu dùng nội địa

3) Các ngành hỗ trợ và đầu tư công

­ Tỷ lệ các yếu tố đầu vào nội địa

­ Số lượng, trình độ cán bộ khuyến nông, hình thức, số lớp tập



Nội dung nghiên cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu


huấn; số lượng và tỷ lệ nông dân tham gia

­ Tỷ lệ số hộ vay vốn, quy mô vốn vay, thủ tục và lãi suất vay

­ Tỷ lệ số hộ tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới

4) Tổ chức quản lý ngành hàng

­ Tỷ lệ hộ (doanh nghiệp) có mối liên kết thường xuyên với các tác nhân khác trong ngành hàng

­ Tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ thông qua hợp đồng

­ Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia Hiệp hội ngành hàng

5) Chính sách của Chính phủ

­ Tỷ lệ hộ (doanh nghiệp) được hưởng chính sách hỗ trợ (từ Chính phủ)

­ Tỷ lệ doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn tạm trữ, hỗ trợ lãi suất

­ Hệ số bảo hộ danh nghĩa cho đầu vào (NPCI) và đầu ra (NPCO)

­ Hệ số bảo hộ hiệu quả (EPC)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Tóm tắt chương 2

Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.312.537 hecta, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt (đất xám, đất đỏ và đất nâu) thích hợp cho phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chiếm 79% tổng diện tích tự nhiên. Điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt. Năm 2010, tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 183,3 nghìn ha, sản lượng 387,2 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 504,3 triệu USD, đóng góp trên 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả cả tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế trong lĩnh vực công nghệ chế biến nên cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của tỉnh rất đơn điệu, hầu hết chỉ tập trung vào một loại cà phê nhân ­ loại cà phê có giá trị gia tăng thấp nhất (chiếm trên 99% tổng giá trị cà phê xuất khẩu).


Các tác nhân tham gia ngành hàng cà phê Đắk Lắk bao gồm i) Người cung cấp đầu vào; ii) Người sản xuất cà phê (các hộ nông dân, các trang trại và các hộ nhận khoán của các công ty, nông trường, trong đó, người sản xuất và cung ứng phần lớn sản phẩm cà phê nhân là các hộ nông dân, chiếm 85% diện tích và sản lượng cà phê nhân của toàn tỉnh); iii) Người thu mua cà phê (người thu gom và các đại lý) và iv) Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê nhân.

Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, các cơ sở thu mua cà phê và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê nhân. Mỗi tổ chức kinh tế có đặc điểm khác nhau. Hộ nông dân sản xuất cà phê có đặc điểm là i) Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) Thiếu phương tiện sản xuất, chế biến và iii) Thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê có quy mô sản xuất lớn, tập trung và quy trình sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên, do thiếu vốn, đầu tư trang thiết bị hạn chế nên chế biến cà phê nhân ở các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở công đoạn đánh bóng, phân loại và đóng gói cà phê nhân để xuất khẩu.

Đề tài lựa chọn các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm tiếp cận ngành

hàng, tiếp cận 2 khu vực kinh tế tư nhân và Chính phủ và tiếp cận sinh thái nhân văn để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế.

Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, hộ thu gom, đại lý, công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân. Chọn huyện Cư M’gar của tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ nông hộ. Để so sánh và làm rõ lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, chúng tôi chọn một tỉnh có điều kiện tương đồng là tỉnh Gia Lai. Tiêu chí chính để chọn điểm nghiên cứu là quy mô sản xuất cà phê nhân. Chọn hai quốc gia có điều kiện tương đồng và cùng sản xuất cà phê Robusta, đó là Indonesia và Ấn Độ để so sánh về năng suất, giá thành, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, thị phần, tỷ lệ


tiêu dụng nội địa...

Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp về sản xuất, tiêu thụ


cà phê của

Đắk Lắk từ các cơ quan chức năng của tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA). Bộ số liệu về sản xuất và thương mại cà phê của thế giới và các nước sản xuất cà phê Robusta (Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ) được tiếp cận và thu thập từ Trung tâm Thống kê ­ Tổ

chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAOSTAT) và Tổ chức Cà phê quốc tế

(ICO). Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân trồng cà phê, hộ thu gom, đại lý và công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân, bằng các công cụ của phương pháp PRA và phương pháp cho điểm. Số lượng mẫu nghiên cứu bao gồm 183 hộ nông dân, 10 hộ thu gom, 10 đại lý và 15 công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân.

Phân tích thông tin, số liệu bằng các phương pháp chủ yếu, đó là Phương pháp thống kê kinh tế, Phương pháp phân tích ngành hàng, Phương pháp ma trận phân tích SWOT, Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, Phương pháp phân tích tác động của chính sách đối với sản xuất cà phê nhân và Phương pháp đo lường sự khác biệt chất lượng sản phẩm cà phê nhân.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC

KINH TẾ TỈNH ĐẮK LẮK


3.1 Thực trạng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

3.1.1 Hiệu quả sản xuất cà phê nhân

Hiệu quả là nội dung quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Sản xuất cà phê nhân có hiệu quả cao giúp tăng lợi thế cạnh tranh. Các chỉ tiêu cấu thành hiệu quả sản xuất cà phê nhân bao gồm năng suất, chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhuận.

3.1.1.1 Năng suất sản phẩm

Năng suất sản phẩm cà phê (tính bằng kg cà phê nhân khô trên 1 ha) của các hộ nông dân ở Đắk Lắk đạt 2.741 kg và có xu hướng tăng dần theo quy mô đầu tư phân bón (Bảng 3.1). Để đạt mức năng suất cao, nhiều hộ nông dân đã đầu tư nhiều phân bón hóa học, đặc biệt là khi cà phê được giá. 49% số hộ có mức đầu tư trên 20 triệu đồng/ha và năng suất cà phê cao hơn mức bình quân chung từ 2 đến 22%, trong khi những hộ đầu tư thấp (dưới 10 triệu đồng/ha), năng suất chỉ đạt 86% so với mức bình quân chung.

Bảng 3.1 Năng suất sản phẩm cà phê của các hộ nông dân Đắk Lắk năm 2010

Quy mô phân bón

(triệu đồng/ha)

Lượng phân bón

BQ (triệu đồng/ha)

Năng suất

(kg/ha)

Tỷ lệ số hộ

áp dụng (%)

Từ 40 triệu đồng trở lên

48 159

3 355

5

Từ 30 đến dưới 40 triệu

đồng


33 228


3 143


17

Từ 20 đến dưới 30 triệu

24 626

2 788

27

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022