Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 11

ghềnh đá, cây xanh và làng chài... Phú Quốc còn giữ nguyên được rừng nguyên sinh với hơn 900 loài thực vật và các thắng cảnh trong rừng nổi tiếng như suối Tranh, suối Đá Bàn, động Hang Dơi. Nằm trong ngư trường giàu có bậc nhất Việt Nam nên cá, tôm Phú Quốc nhiều và ngon. Về vị trí, từ Phú Quốc đi tỉnh Jak - Thái Lan, tàu cao tốc chạy khoảng 20 giờ, từ Phú Quốc bay đi Malaysia và Phú Quốc đi Singapore còn gần hơn từ Phú Quốc đi Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu tính từ Rạch Giá thì Phú Quốc cách thị xã này 120 km, đi tàu cao tốc hết 2,5 giờ, cách Hà Tiên chỉ có 46 km...

c) Điều kiện khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển tương đối thuận lợi

- Điều kiện thuận lợi về nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng

Theo tác giả Phạm Trung Lương, du lịch biển được phân thành hai nhóm chính là đi du lịch vì ý thích và đi du lịch vì nghĩa vụ. Trong nhóm đi du lịch vì ý thích có hai loại: đi du lịch vì những sở thích chung và đi du lịch vì sở thích đặc biệt. Thị trường khách du lịch có sở thích chung thường là những thị trường chính, trong khi đi du lịch vì sở thích đặc biệt là thị trường nhỏ, đặc biệt (nicke market).

Du lịch nghỉ dưỡng biển được xếp vào nhóm đi du lịch vì sở thích chung, số lượng khách có nhu cầu nghỉ dưỡng lớn. Du khách nước ngoài đến Việt Nam không có điều kiện nghỉ ngơi và tắm biển ấm như tại Việt Nam nên họ thường dành 50 - 70% thời gian tour đến Việt Nam gắn liền với biển và những vùng gần biển. Vì vậy, du khách nước ngoài thường chỉ dừng lại ở những đô thị lớn một vài đêm, sau đó di chuyển ra miền Trung để thưởng thức khí trời mát mẻ và những bãi biển tuyệt vời của Việt Nam. Bãi tắm biển đêm tại khu vực Mỹ Khê (Đà Nẵng) nhiều du khách sau khi đi chơi Hội An, Mỹ Sơn, Huế trở về Đà Nẵng đã chiều tối nhưng vẫn có nhu cầu tắm biển. Người dân thành phố sau một ngày làm việc đến chiều tối cũng muốn tắm biển trong mùa hè nóng bức... Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là một xu thế tất yếu nhằm thoả mãn nhu cầu ngày một tăng

của khách du lịch và của cộng đồng địa phương. Nhu cầu nghỉ dưỡng tăng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển không ngừng của xã hội và đảm bảo về tổng thể một tương lai phát triển lâu dài của du lịch biển Việt Nam.

- Điều kiện thuận lợi về chiến lược, chính sách phát triển

Nghị quyết 03/NQ-TW của Bộ Chính trị (khoá VII), các chỉ thị 339/TTg và 171/ TTg của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định "Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế để phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc" (trích Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII). Các ngành kinh tế biển chủ yếu, trong đó có du lịch, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và lộ trình phát triển nhằm mục tiêu: xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu với một số ngành kinh tế mũi nhọn, tạo tích luỹ cao và ổn định, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân; xây dựng kinh tế - xã hội vùng biển và hải đảo trở thành vùng phát triển năng động, thúc đẩy các vùng trong cả nước phát triển, đồng thời trở thành cửa mở lớn thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác và đấu tranh giữ vững an ninh, chủ quyền của đất nước. Nhiệm vụ của phát triển du lịch biển theo tinh thần nghị quyết 03NQ/TW là "cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư đồng bộ, hợp tác liên doanh với nước ngoài, hình thành các quần thể du lịch, kết hợp nhiều mặt: nghỉ ngơi, giải trí, thăm quan, nghỉ dưỡng".

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Ngành từng bước được hoàn thiện, bao quát tương đối đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của ngành. Tiêu biểu có thể kể đến: Pháp lệnh Du lịch (1999), các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh, quy chế bảo vệ trong lĩnh vực du lịch, Luật Du lịch

(2005). Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Quyết định về việc giảm lệ phí nhập cảnh đối với khách du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì thế hoạt động du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng có thể bị điều chỉnh bởi những văn bản quy phạm pháp luật ở những lĩnh vực có liên quan. Tiêu biểu có thể kể đến: Luật Bảo vệ Môi trường 1993, Luật Di sản Văn hoá 2000, Luật Bảo vệ rừng, Luật Thuỷ sản 2003, Luật Tài nguyên nước 1998 và các nghị quyết, thông tư, quyết định hướng dẫn có liên quan. Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng du lịch, các trung tâm du lịch đã được thực hiện. Đây là căn cứ quan trọng để các địa phương ở vùng ven biển thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Cho tới nay, 100 % các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đều đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của địa phương giai đoạn đến năm 2010. Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển Việt Nam đến năm 2010 đã xác định được các vùng có tiềm năng phát triển du lịch biển lớn là: Móng Cái, vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò - Đá Nhảy, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Côn Đảo và Phú Quốc. Tại những khu vực này có thể hình thành các quần thể du lịch biển hiện đại tầm cỡ quốc tế. Cuối năm 2007, Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ trình Chính phủ đề án phát triển du lịch biển, đảo mục tiêu năm 2010 và tầm nhìn 2020. Bên cạnh các dự án quy hoạch do ngành thực hiện, Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với Tổ chức Du lịch Thế giới, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA) và chuyên gia Cu Ba thực hiện thẩm định một số quy hoạch du lịch quan trọng như: Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Quy hoạch phát triển du lịch vùng ven biển miền Trung Việt Nam (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận); Quy hoạch phát triển du lịch Cửa Lò (Nghệ An), Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang); thẩm định kết quả quy hoạch phát triển du lịch Vịnh Văn Phong - Đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Lãnh (Khánh Hoà) và Quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

- Điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 11

Hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt các tuyến quốc lộ xuyên Việt quốc lộ 1A được nâng cấp cùng với việc xây dựng quốc lộ 10, tạo điều kiện gắn kết các địa phương vùng ven biển trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng. Một số đường quốc lộ như quốc lộ 18, quốc lộ 51B... được nâng cấp gắn kết hoạt động du lịch của hai trung tâm du lịch quan trọng nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với du lịch biển. Từ các đô thị, cảng biển, hệ thống quốc lộ Đông Tây, nối liền vùng ven biển Việt Nam với những lãnh thổ phía Tây đất nước và xa hơn với các nước trong khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch biển.

Hệ thống đường sắt quan trọng nhất và có ý nghĩa là tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt này thúc đẩy nhanh sự phát triển của du lịch biển khi nó được hoà vào hệ thống đường sắt xuyên Á.

Trên chiều dài 3260 km bờ biển từ Mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), hiện có 73 cảng biển lớn nhất, phần lớn tập trung ở miền Trung và Đông Nam Bộ, trong đó có một số cảng biển đã đón tàu du lịch Star Cruise cập bến như Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc. Có nhiều tuyến đường biển trong nước và quốc tế đanghoạt động như tuyến Hải Phòng - thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng

- Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh - Rạch Giá... Băng Cốc, Hải Phòng đi Hồng Kông, Manila, Tôkyô...

Cả nước hiện nay có 14/18 sân bay, trong đó có 2/3 sân bay quốc tế, đang khai thác ở vùng ven biển, đó là: Cát Bi (Hải Phòng); Vinh (Nghệ An); Phú Bài (Huế); Đà Nẵng; Phù Cát (Bình Định); Tuy Hoà (Phú Yên); Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà); Vũng Tàu, Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh); Cà Mau (Cà Mau); Rạch

Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). Trong số các sân bay trên có nhiều sân bay mới được nâng cấp, mở rộng như sân bay Phú Bài, Côn Đảo, Phú Quốc... góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch biển phát triển.

Hệ thống đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng ven biển với 43 đô thị từ cấp thị xã trở lên, trong đó có 01 đô thị đặc biệt (thành phố Hồ Chí Minh); 03 đô thị loại 1, 5 đô thị loại 2; 7 đô thị loại 3 và 27 thị xã. Hệ thống đô thị có vị trí quan trọng trong tổ chức hoạt động du lịch theo lãnh thổ, trong đó các đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 đều là các trung tâm vùng du lịch. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vùng ven biển hiện nay sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch biển. Hàng không có khả năng nối kết các tour dài và liên quốc gia, thu hút đa dạng hơn du khách, mặt khác có thể tập trung cho các hoạt động du lịch đích thực.

Sự phát triển mạnh của một số ngành như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông dẫn đến sự phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng và vật chất kỹ thuật, cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch biển.

- Điều kiện khai thác tài nguyên tại các hải đảo gặp nhiều khó khăn Do vị trí đảo nằm trên biển lại có địa hình hiểm trở nên việc đầu tư

cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất khó khăn hơn so với việc đầu tư phát triển du lịch trên đất liền. Đầu tư vào xây dựng tại đảo rất tốn kém thông thường gấp đôi ở đất liền do công vận chuyển vật liệu cao. Nhân lực cũng là một vấn đề. Các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế muốn tồn tại phải kéo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn từ các thành phố lớn ra nhưng dù trả lương cao nhưng họ thường bỏ về trước thời hạn. Còn đào tạo nhân lực tại chỗ thì phải có một thời gian dài.

Giao thông tới đảo Cô Tô rất hạn chế. Mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu từ đảo vào đất liền và một chuyến từ đất liền ra đảo. Phương tiện vận chuyển tại đảo ít. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hầu như chưa có gì ngoài một nhà khách của Uỷ ban huyện có hơn chục phòng và một vài nhà khách

nhỏ của các ngành chức năng như bưu điện, thuế. Cô Tô chưa có nhà hàng mà chỉ có một vài quán ăn đơn giản. Cô Tô chưa có mạng lưới điện quốc gia, nguồn cung cấp điện chính là các máy phát và nguồn điện năng lượng mặt trời, điện không đủ cung cấp cho dân và cho hoạt động kinh tế xã hội nên điện thường được cung cấp theo giờ nhất định... Hơn nữa do Cô Tô là đảo tiền tiêu nên hiện nay việc đưa khách ra đảo phải xin giấy phép biên phòng cũng là một trở ngại cho việc thu hút khách du lịch. Với điều kiện như vậy, Cô Tô không đủ khả năng tiếp đón khách với số lượng lớn. Nhu cầu đi du lịch tới đảo Cô Tô hầu như chưa có vì những hạn chế trên và chưa có thông tin và các hoạt động giới thiệu, quảng bá Cô Tô. Thông tin chung về đảo và tiềm năng du lịch rất thiếu. Chưa có ấn phẩm, tài liệu giới thiệu đầy đủ về tiềm năng du lịch của đảo.

Tiểu kết chương 2

Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển là các thành phần và tổng thể tự nhiên thuộc vùng ven biển và hải đảo có thể khai thác, sử dụng để tạo nên các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển. Các loại tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển chủ yếu bao gồm: khí hậu hải dương, bãi tắm, mặt nước ven bờ, hải đảo và phong cảnh vùng bờ.

Khí hậu Việt Nam với đặc trưng nóng ẩm, ít biến động tạo những điều kiện sống thoải mái, dễ chịu, tốt cho sức khỏe của con người. Thời tiết vùng ven biển về mùa hè mát, mùa đông ấm, ban ngày ít nóng, ban đêm ít lạnh thích hợp cho đối tượng khách nghỉ dưỡng. Vùng biển và ven biển Việt Nam vẫn bảo lưu được môi trường trong lành.

Bờ biển Việt Nam kéo dài trên 3260 km, dọc ven bờ đã xác định khoảng 126 bãi cát biển lớn nhỏ, trong đó có khoảng 20 bãi biển có chiều dài từ 15 - 18 km, có dung chứa khoảng vài chục đến vài trăm nghìn người, đạt tiêu chuẩn quốc tế về chiều dài bãi tắm. Các bãi biển phần lớn được hình thành do quá trình mài mòn, bồi tụ vật liệu bờ biển nên cát

trắng, độ trong suốt cao, vật liệu bãi tắm chủ yếu là cát với kích cỡ hạt mịn hoặc trung bình. Bãi tắm tương đối bằng phẳng, độ dốc trung bình từ 1o đến 3o. Sự ấm áp và ổn định về nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới là yếu tố hấp dẫn đối tượng khách đến từ các nước hàn đới và ôn đới. Hệ thống đảo và quần đảo tuy không đồng đều nhưng hầu hết các địa phương ven biển đều có đảo che chắn nên sóng thường nhỏ. Nền đáy biển chắc, không có vực thẳm, gần mặt nước không có cá đuối hay cá mập nên độ an toàn cao.

Dải bờ biển Việt Nam có núi ăn sát ra biển, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, cồn cát.... các dạng địa hình đan xen trên những khoảng cách ngắn khiến phong cảnh luôn thay đổi đa dạng, không gian kỳ vỹ, sinh động và thơ mộng.

Với địa thế độc lập, cách ly với lục địa, yên tĩnh, trong lành cộng thêm hình thái đặc biệt của cảnh quan, nhiều hải đảo Việt Nam có sức cuốn hút đặc biệt với đối tượng khách du lịch nghỉ dưỡng.

Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng vùng biển Việt Nam không chỉ phong phú, đa dạng về số lượng, chủng loại mà còn có nhiều loại tài nguyên đặc sắc làm căn cứ cho việc xây dựng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao. Khu vực có ưu thế nổi trội về tài nguyên, thích hợp nhất cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển là vùng ven biển miền Trung, đặc biệt đoạn từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách lớn cùng với các điều kiện về chiến lược, chính sách du lịch, về cơ sở hạ tầng cho thấy Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi thuận để khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí