Những Bài Học Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Việt Nam


không hoaǹ

hao

nhưng Liên đoaǹ

cać

nhàtrồng càphê Colombia làmột định chế

tổ chưć Ngaǹ h thaǹ h công nhất trên thếgiới” [63] Bên cạnh đó, FNC đã cung cấp một mạng lưới giám định và kiểm soát chất lượng nhằm bảo đảm tiêu chuẩn cao nhất cho cà phê Colombia. Các văn phòng của Liên đoàn có mặt ở khắp các quốc gia trên thế giới với các kênh thông tin đại chúng và giao thương hợp lý nhằm quảng bá và thúc đẩy tiêu dùng cà phê.

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Indonesia

Cà phê được trồng ở Indonesia từ cách đây hơn ba thế kỷ và cho đến nay vẫn là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Năm 2009, diện tích trồng cà phê của Indonesia là 1,3 triệu ha với tổng sản lượng đạt được là 691 nghìn tấn, trong đó 85% là cà phê Robusta. Indonesia hiện là nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba trên thế giới, sau Brazil và Việt Nam. Cà phê được trồng tại 31 tỉnh trên nhiều hòn đảo của Indonesia, với quy mô nhỏ và vừa, bình quân diện tích trồng cà phê của một hộ khoảng 1 ha [75]. Uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Indonesia trên thị trường thế giới ngày càng được khẳng định, đặc biệt ở các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Để tăng năng lực cạnh tranh của ngành cà phê, Indonesia đã và đang tập trung vào các chiến lược dài hạn nhằm tăng chất lượng, giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cà phê. Các hoạt động lớn bao gồm:

* Xây dựng chỉ dẫn địa lý (Geograhpical Indications ­ GI) cho cà phê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

GI được coi là một công cụ hữu hiệu để tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm nông sản nói chung và ngành cà phê nói riêng. Thông qua GI, chất lượng sản phẩm và uy tín được công nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng. Indonesia phát triển GI từ năm 2002, tạo cơ sở để các nhà sản xuất cà phê trong nước bảo đảm và duy trì chất lượng sản phẩm. Các thành viên đăng ký được cấp thẻ GI, tạo điều kiện thuận lợi để truy xuất nguồn gốc sản phẩm cà phê [77]. Người sản xuất cà phê cam kết áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất, chế biến, thực hành sản xuất tốt GMP bởi hệ thống quản lý đồng nhất và chất lượng được kiểm


Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 8

soát chặt chẽ. Sản phẩm cà phê GI của Indonesia không chỉ được xuất khẩu mà còn được sử dụng phổ biến trong các sự kiện văn hóa, được coi là một phần quan trọng của văn hóa địa phương [78].

* Nỗ lực cải tiến chất lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cà phê

Để khuyến khích và thúc đẩy sản xuất cà phê chất lượng cao, Chính phủ Indonesia áp dụng chặt chẽ chính sách giá cả. Nông dân sản xuất cà phê đúng quy trình, chất lượng bảo đảm được thu mua với mức giá ưu đãi. Bên cạnh đó nông dân thực hiện cam kết với doanh nghiệp xuất khẩu về việc cung cấp cà phê chất lượng cao với mức giá hợp lý. Chính phủ thực hiện hỗ trợ tiếp thị cà phê chất lượng cao, kết hợp với hỗ trợ nâng cao năng lực cho người nông dân sản xuất cà phê. Chương trình hỗ trợ cho nông dân tập trung vào việc đào tạo, hướng dẫn thực hiện các quy tắc sản xuất và chế biến cà phê, viện trợ thiết bị, vốn, hỗ trợ chuyên gia để kiểm soát chất lượng sản phẩm [77].

Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cà phê cũng là hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng. Cà phê được chế biến quy mô nhỏ, trung bình và

lớn, trong đó chế biến quy mô lớn là chủ yếu, vừa để phục vụ xuất khẩu và

cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho thị trường nội địa. Chủng loại sản phẩm đa dạng, bao gồm cà phê nhân, cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê 3 trong 1 và các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ cà phê. Sản phẩm cà phê sau chế biến được đóng gói bằng bao bì với chất liệu tốt, mẫu mã đẹp để bảo đảm chất lượng lâu dài [70], [86].

* Phát triển sản xuất cà phê đặc biệt

Indonesia là quốc gia sản xuất nhiều cà phê đặc biệt nhất trên thế giới. Cà

phê đặc biệt được sản xuất phổ

biến

ở nhiều khu vực của

Indonesia như

Sumatra, Java, Sulawesi, Bali, Nusatenggara, Papua. Nông dân và hợp tác xã sản xuất cà phê đặc biệt được cấp giấy chứng nhận thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn

về quản lý xã hội ­ môi trường [70].

Hiệp hội Cà phê đặc biệt

SCAI của

Indonesia cung cấp diễn đàn hiệu quả cho các thành viên tham gia nhằm nâng cao


chất lượng, giá trị và khối lượng cà phê đặc sản, qua đó mang lại lợi ích nhiều hơn cho các thành viên. Nhiệm vụ của SCAI là i) Thiết lập tiêu chuẩn cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu và bán lẻ cà phê đặc sản của Indonesia; ii) Xác định danh tính địa lý của loại cà phê đặc sản; iii) Tạo mối liên kết bền vững, đại diện cho tất cả các phân đoạn của ngành công nghiệp cà phê đặc biệt. Hiện 4 trong 10 loại cà phê được ưa chuộng nhất thế giới do Tổ chức Cà phê Quốc tế bình chọn có xuất xứ từ Indonesia [58].

* Xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước

Cà phê của Indonesia được xuất khẩu qua Sàn giao dịch cà phê New York (NYCE). Các thị trường tiêu thụ cà phê chính của Indonesia là Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản (chiếm 47,4% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của quốc gia niên vụ

2009/2010) [66]. Trong những năm qua, Chính phủ

Indonesia

đã thực hiện các

chương trình hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu đến các thị trường mới tiềm năng như Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia. Trung Quốc là một thị trường lớn có tiềm năng, hiện được các nhà chức trách Indonesia rất quan tâm. Chính phủ nước này thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ cho ngành cà phê nhằm tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc. Bộ Thương mại Indonesia cũng tích cực xúc tiến

thương mại cà phê đến thị

trường đông dân nhất thế giới này.

Năm 2009, kim

ngạch xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc đạt 2,3 triệu USD, 4 tháng đầu năm 2010 xuất khẩu cà phê Indonesia sang Trung Quốc đạt 0,53 triệu USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2009 [58].

Nhu cầu nội địa cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì ngành công nghiệp cà phê bền vững ở Indonesia. Văn hóa uống cà phê của người

dân Indonesia đã có từ lâu, tuy nhiên lượng tiêu dùng cà phê trong nước không

nhiều. Hầu hết cà phê sản xuất của quốc gia là để xuất khẩu. Năm 1989, lượng cà phê tiêu dùng bình quân đầu người ở Indonesia là 500g [83]. Để giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường thế giới và tạo lập, duy trì lợi thế cạnh tranh, ngành cà phê Indonesia đã không ngừng phát triển thị trường tiêu dùng trong nước. Năm 2009,


lượng cà phê tiêu thụ nội địa của nước này là 150.000 tấn, chiếm hơn 20% sản lượng cà phê. Dự kiến ngành cà phê Indonesia sẽ tiếp tục đẩy mạnh tỷ lệ tiêu dùng nội địa lên trên 30% trong những năm tới. Các nhà sản xuất, kinh doanh cà phê đã đầu tư nghiên cứu nhu cầu uống cà phê của người dân trong nước để sản xuất và cung cấp các sản phẩm đa dạng từ cà phê hòa tan, cà phê 3 trong 1 nổi tiếng đến các loại cà phê cao cấp [70].

1.2.2 Những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới về sản lượng và là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Năm 2009, cả nước có 521 nghìn hecta cà phê, trong đó 93% diện tích trồng cà phê robusta. Hiện nay, mặt hàng cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2008, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt mức kỷ lục với kim ngạch 2,1 tỷ USD, gấp 22,3 lần so với năm 1990 [68].

Việt Nam có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lợi thế về văn hóa để phát triển ngành cà phê, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. So với các nước sản xuất cà phê hàng đầu khác trên thế giới, năng suất cà phê của Việt Nam là cao nhất (đạt

1.540 kg cà phê nhân/ha, trong khi đó Colombia đạt 1.220 kg/ha, Brazil đạt 1.000 kg/ha và Indonesia đạt 792 kg/ha) [75]. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, làm hạn chế lợi thế cạnh trên thị trường thế giới, đó là i) Chi phí sản xuất cao do hiệu quả sử dụng tài sản thấp và đầu tư phân bón quá mức; ii) Chất lượng chưa bảo đảm do trình độ canh tác, chế biến và bảo quản thấp và iii) Thiếu tính bền vững. Vì vậy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị thua thiệt về giá, đồng thời gây khó khăn đối với việc xây dựng và bảo vệ uy tín của quốc gia trên thị trường thế giới. Trong nhiều năm qua, giá xuất khẩu cà phê cùng loại của Việt Nam luôn thấp hơn các nước khác trong khu vực từ 50 đến 70 USD/tấn [1].


Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh canh sản phẩm cà phê của 3 nước Brazil, Colombia và Indonesia, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc nâng cao lợi thế cạnh tranh ngành cà phê Việt Nam như sau:

1.2.2.1 Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững thông qua việc xây

dựng và ban hành quy chuẩn về canh tác và chế biến cà phê

* Nâng cao chất lượng sản phẩm

Mặc dù Việt Nam có khối lượng xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ 5 [41]. Điều này phần lớn là do chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp. Thực tế, cà phê chưa phải là sản phẩm trong danh mục quản lý chất lượng của Nhà nước [5]. Chưa có cơ chế, chính sách để các nhà sản xuất và chế biến áp dụng các tiêu chuẩn trong

sản xuất và thu mua cà phê. Cơ chế giá cũng chưa khuyến khích các nhà sản

xuất, chế biến và xuất khẩu tăng cường áp dụng tiêu chuẩn chất lượng. Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 được thừa nhận là phù hợp với các tiêu chí đánh giá chất lượng cà phê hiện nay của thế giới và được ICO xem như một tiêu chuẩn chung để kiểm định chất lượng cà phê đang giao dịch trên thị trường thế giới [41]. Tuy

nhiên, thực tế

mới chỉ

có khoảng 10% số

doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn

TCVN 4193:2005. Hàng năm có đến 70 ­ 80% lượng cà phê không đáp ứng tiêu chuẩn phân loại của Sàn Giao dịch cà phê London (LIFFE) là có nguồn gốc từ Việt Nam [8].

Vì vậy, thực hiện quản lý chất lượng cà phê và tiêu chuẩn chất lượng cà phê cần được tổ chức và triển khai đồng bộ để khẳng định uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Trước hết cần áp dụng chặt chẽ tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân để từng bước nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.

* Nâng cao hiệu quả và tính bền vững

Thực tiễn canh tác cà phê ở Việt Nam còn thiếu tính bền vững. Để đạt


mức năng suất cao, người dân đã tập trung đầu tư phân bón và nước tưới quá mức. Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, chi phí phân bón của nông dân trồng cà phê tại các vùng chuyên canh tập trung ở Việt Nam cao hơn qui trình khuyến cáo từ 10 ­ 23% [1]. Phương thức canh tác trên không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn là tác nhân gây ra tình

trạng suy kiệt đất đai và nguồn nước, ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền

vững. Phát triển chương trình sản xuất cà phê được cấp chứng nhận như Utz Certified, Hiệp hội Cà phê toàn cầu 4C là hoạt động thiết thực để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam. 4C là chương trình hợp tác hành động giữa các nhà sản xuất, kinh doanh, chế biến và các tổ chức dân sự có trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm mở rộng nhận thức chung về

sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê bền vững. Theo bà Melanie Rutten­

Suelz, giám đốc điều hành Hiệp hội Cà phê toàn cầu 4C, Việt Nam mới chỉ có 12

đơn vị

được đánh giá là sản xuất, chế biến cà phê đạt bộ

quy tắc chung của

Hiệp hội Cà phê toàn cầu 4C với diện tích canh tác khoảng 15.000 ha [37]. Về việc tham gia sản xuất cà phê theo chứng chỉ Utz Certified, cho đến năm 2008, cả nước mới chỉ có 15 đơn vị tham gia với tổng diện diện tích là 12.664,5 ha, sản lượng 36.435 tấn [11].

Như

vậy, để

thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững nhằm nâng cao chất

lượng và hiệu quả, Chính phủ

cần có chính sách hỗ

trợ

mạnh mẽ

phát triển

chương trình sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững như 4C, Utz Certified...

1.2.2.2 Mở rộng thị trường tiêu dùng cà phê nội địa

Cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiềm năng thì việc khuyến khích tiêu dùng và mở rộng thị trường cà phê trong nước là một kinh nghiệm tốt để quảng bá và nâng cao khả năng cạnh tranh. Việt Nam là một thị trường lớn với số dân gần 90

triệu người, là tiềm năng đáng kể cho ngành cà phê trong nước. Theo Hiệp hội

Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam mới chỉ đạt gần 3,6%,


thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê; trong khi đó sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16% [57].

Để mở rộng thị trường tiêu dùng cà phê nội địa, chúng ta cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chương trình xúc tiến thương mại với việc sử dụng nguồn tài chính kích cầu của Chính phủ. Các biện pháp cụ thể cần tập trung vào việc mở rộng kênh tiếp thị, xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng, tạo hệ thống liên kết trong kinh doanh cà phê ở thị trường trong nước. Bên cạnh đó, để cổ vũ sự tiêu dùng cà phê, cần có sự đầu tư nghiên cứu vấn đề cà phê với sức khỏe con người.

1.2.2.3 Xây dựng hình thức tổ chức thích hợp ngành cà phê

Hiện nay, hầu hết diện tích cà phê của nước ta là do các hộ nông dân trực tiếp quản lý với quy mô nhỏ (trung bình từ 0,5 đến 1 ha), phân tán và độc lập. Hình thức tổ chức sản xuất này làm tăng giá thành sản phẩm do hiệu quả sử dụng tài sản đầu tư của các hộ thấp. Bên cạnh đó, việc tiếp cận và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và tiếp cận các dịch vụ cũng khó khăn, dẫn đến hiệu quả, chất lượng thấp và không ổn định. Để tạo lập uy tín, thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, cần tạo sức mạnh cho ngành cà phê bằng cách tổ chức có hiệu quả ngành hàng, theo 2 hướng i) Xây dựng các hình thức tổ chức thích hợp như hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất theo hướng tập trung để thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, áp dụng quy chuẩn vào sản xuất và giao dịch tiêu thụ sản phẩm; ii) Thành lập Ban điều phối các hoạt động trong ngành cà phê, gắn toàn bộ các nhóm tác nhân dọc theo kênh ngành hàng, với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế [34].

1.2.2.4 Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị cà phê

Cà phê mang chỉ dẫn địa lý là một trong những kinh nghiệm được các

nước sản xuất cà phê trên thế giới coi trọng phát triển để duy trì lợi thế cạnh


tranh bền vững. Trong thời gian qua, ngành cà phê Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột. Sản phẩm cà phê được sản xuất ở cao nguyên Buôn Ma Thuột và các vùng phụ cận có chất lượng cao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tháng 10 năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta. Tuy nhiên, cho đến nay, thương hiệu này vẫn còn nằm im trên giấy và chưa mang lại một hiệu quả thiết thực nào.

Vì vậy, để tạo giá trị gia tăng và thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam, cần sớm phát triển và quảng bá chỉ dẫn địa lý. Ngoài việc hoàn thiện và quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho cà phê vối Buôn Ma Thuột, Việt Nam cần phân tích, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê chè ở một số vùng như Đà Lạt, Phủ Quỳ…

Tóm tắt chương 1


Có nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân. Từ những thảo luận xung quanh quan niệm của các tác giả, có thể khái quát lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) đó là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu.

Đặc điểm lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế bao gồm i) Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn liền với những đặc thù về kinh tế ­ kỹ thuật của ngành; ii) Lợi thế cạnh canh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và iii) Sản phẩm cà phê nhân có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác.

Từ những phân tích về các khía cạnh của lợi thế cạnh tranh, nội dung chủ yếu của lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được xác định bao gồm i) Hiệu

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí