Phân Tích Thực Trạng Năng Lực Cạnh Tranh Của Cà Phê Việt Nam

Bảng thống kê trên đây cho thấy những năm trở lại đây Việt Nam luôn là nước đứng thứ hai thế giới về mức tăng sản lượng cà phê ( trừ một vài năm do tác động của thế giới).

2.1.2. Về xuất khẩu

Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Không những thế, với tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,5 tỉ USD/năm, cà phê Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn.

Về mặt sản lượng,

Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Cà phê là mặt hàng nông sản quan trọng thứ hai của Việt Nam sau lúa gạo. Khác với gạo, cà phê sản xuất ra hầu hết dành cho xuất khẩu, tiêu thụ nội địa chỉ chiếm khoảng 5-7% sản lượng. Năm 2007 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn cà phê, giá bình quân đạt 1.529 USD/tấn, nâng giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục 1,6 tỷ USD.

Trong bối cảnh giá cà phê thế giới tăng cao theo chiều hướng tích cực, và kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 đạt mức 2,022 tỷ USD, khối lượng xuất khẩu đạt 1004 tấn, cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, giá trị chỉ sau dầu thô, hàng dệt may, dày dép và thuỷ sản. Sang đến 6 tháng đầu năm 2009, lượng cà phê xuất khẩu đạt 731.856 tấn với kim ngạch 1,09 tỷ USD, mặc dù giảm 11,39% về kim ngạch nhưng lại tăng 23,67% về lượng [24, ngày 30/08/09].

Bảng 2.2

Sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam (2000 - 2008)



Năm


Sản lượng xuất khẩu (1.000 tấn)


Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Đơn giá bình quân

( USD/T)

2000

733,9

501,5

658,36

2001

931,2

391,3

400,37

2002

718,6

322,3

427,81

2003

749,2

504,8

643,57

2004

974,8

641,0

647,53

2005

892,0

735,0

789,20

2006

648,1

770,0

1188,00

2007


2008

1.046

1600,0

1529,20

1.004

2,022

2014,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

(Nguồn: VICOFA)


Nếu so với năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng gần 4 lần. Đây là một bước tăng rất đáng kể, hầu như không có nông sản nào có thể đạt được. Cùng với sự phục hồi của đơn giá, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đứng thứ nhì thế giới sau Braxin. Bảng thống kê cũng cho thấy từ năm 2000 trở lại đây, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu và đơn giá có sự tăng trưởng khá mạnh và ổn định theo từng năm.

Về mặt thị trường,

Thị trường xuất khẩu cà phê của nước ta được đánh giá là tương đối ổn định. Đức tiếp tục là thị trường tiêu thụ số 1 của cà phê Việt Nam, tiếp đến là Mỹ, Tây Ban Nha và Italia….Xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức trong

tháng 8/2008 đạt 5.084 tấn với kim ngạch 11,79 triệu USD, giảm 39,53% về lượng và giảm 38,06% về kim ngạch so với tháng 7/2008. Tính chung 8 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 91.151 tấn với kim ngạch 194,26 triệu USD, giảm 31,89% về lượng và giảm 4,24% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007.Tiếp đến xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ trong tháng 8/2008 cũng sụt giảm mạnh đạt 3.909 tấn với kim ngạch 8,57 triệu USD, giảm 48,12% về lượng và giảm 48,13% về kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu sang thị trường này đạt 70.619 tấn với kim ngạch 148,33 triệu USD giảm 25,71% về lượng nhưng lại tăng 3,8% về kim ngạch.

Thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 3 của nước ta là Italia - nước ta cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Italia, chỉ sau Brazil, nhưng tiềm năng thương mại giữa 2 nước trong lĩnh vực này vẫn còn rất lớn và cần tiếp tục được khai thác. Trong tháng 8/2008, xuất khẩu cà phê sang thị trường này cũng giảm khá mạnh so với tháng trước đạt 5.544 tấn với kim ngạch 12,59 triệu USD, giảm 21,96% về lượng và giảm 21,4% về kim ngạch so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu sang thị trường này đạt 57.491 tấn với kim ngạch 121,14 triệu USD, giảm 19,02% về lượng nhưng lại tăng 11,07% về kim ngạch. Thống kê trong 8 vụ cà phê gần nhất, trung bình mỗi năm, Italia nhập của Việt Nam 66.000 tấn cà phê, năm cao nhất lên tới 90.000 tấn, chiếm 8,13% lượng cà phê xuất khẩu, đưa Italia trở thành bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ sau Đức, Mỹ và Tây Ban Nha. Bỉ cũng nằm trong top đối tác nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam và là nước nhập khẩu cà phê đặc biệt quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU). Như vậy, Bỉ sẽ là thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam hướng tới… Trong tháng 8/2008 xuất khẩu cà phê sang thị trường này cũng có xu hướng sụt giảm so với tháng trước, chỉ đạt 2.887 tấn với kim ngạch 6,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 8 xuất khẩu sang thị trường này đạt 40.953 tấn với kim

ngạch đạt 87,32 triệu USD, tăng 55,58% về lượng và tăng 120,21% về kim ngạch. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường như Trung Quốc, Philippine, Newzealand, Hy Lạp tuy lượng xuất không nhiều nhưng lại có mức tăng đột biến so với tháng trước…Ở khu vực châu Á thì Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất với 45 ngàn tấn(năm 2007), Hàn Quốc: gần 40 ngàn tấn… [25, ngày 03/05/09].

Bảng 2.3


Nguồn Báo cáo thường niên Bộ Nông nghiệp và PTNT Những con số trên đây cho 1

(Nguồn: Báo cáo thường niên, Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Những con số trên đây cho chúng ta thấy được những bước phát triển vượt bậc của ngành cà phê Việt Nam. Mặc dù vậy, chúng ta cũng vẫn phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó.

Về mặt giá cả,

Đã từ lâu chúng ta có thói quen chào bán và xuất khẩu cà phê sơ chế theo tiêu chuẩn 13 - 5 - 1 (thuỷ phần, hạt đen vỡ, tạp chất …) với giá thưòng

thấp so với thị trường cùng loại, cụ thể so với giá LIFFE (London) bị trừ từ 120 – 240 USD/ tấn, nông dân và nhà xuất khẩu Việt Nam bị thua thiệt lớn. Sự thua thiệt này có xuất phát điểm là do sân chơi chưa cân sức với các nước nhập khẩu lớn thường ép các nước sản xuất mà chất lượng hàng hoá chưa theo tiêu chuẩn quốc tế, mặt khác do sự yếu kém của chúng ta về điều hành, quản lý chất lượng hàng xuất khẩu, cũng do khó khăn về tài chính và quy mô của từng doanh nghiệp, sự lạc hậu trong công nghệ chế biến sau thu hoạch.v.v.v..

Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta bắt đầu bước vào sân chơi toàn cầu, và các nhà nhập khẩu cũng phải tính đến sự bình đẳng đối với chúng ta, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện gần sát hơn với giá thị trường thế giới. Với tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm từ 900.000 đến 1.000.000 tấn/năm, đạt kim ngạch 1,8 – 2 tỷ USD, ngành cà phê nước ta đang hướng tới xuất khẩu cà phê sạch chất lượng cao (tạp chất từ 0% đến tối đa là 0,5%, tính lỗi hạt và thuỷ phần không quá 12,5% để có giá cao hơn từ 50USD đến 100USD/tấn, theo đó, kim ngạch cũng tăng thêm từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD. Con số này không những nói lên về giá trị mà còn thể hiện rõ chất lượng - thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về kim ngạch xuất khẩu,

Xét về giá trị, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2001 đến nay tăng liên tục với mức trung bình gần 31%/năm. Riêng 2 năm sau khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng tới 53% và đạt mức 2,022 tỷ USD trong năm 2008. Như vậy, cà phê là một trong không nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch từ 2 tỷ USD trở lên. Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 980 nghìn tấn với giá trung bình khoảng 1.800 USD/T,

tương đương với kim ngạch khoảng 1,764 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 17,4% về trị giá so với năm 2008.

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày càng tăng cao, ngành cà phê Việt Nam đang tự tin hướng đến ngôi vị chi phối thị trường cà phê thế giới trong những năm tới. Tuy đứng sau Braxin về sản lượng cà phê nói chung nhưng Việt Nam có lợi thế chính là có sản lượng cà phê robusta (cà phê vối) lớn nhất và giá thành sản xuất thấp nhất thế giới, phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng đại đa số người bình dân trên thế giới. Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại cho ngành cà phê Việt Nam một “sân chơi”khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Đây là cơ hội “vàng”đối với Việt Nam. Với những thuận lợi sẵn có trên, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường trong và ngoài nước, ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ cả về giá và thị trường trong thời gian tới.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam

2.2.1. Cạnh tranh về chất lượng và chủng loại

Trước hết chúng ta có thể khẳng định, cà phê Robusta Việt Nam có chất lượng cao, thậm chí cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại của nhiều nước khác, điều này cũng đã được các nhà nhập khẩu lớn công nhận. Đó là vì cà phê Robusta vốn có nguồn gốc phát sinh từ những vùng thấp nóng ẩm ở châu Phi, nay được đưa lên trồng ở các cao nguyên có độ cao trên mặt biển như vậy, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn nên chất lượng sản phẩm cà phê ở đây hơn hẳn ở các vùng thấp. Khi người ta ca ngợi cà phê vối Buôn Ma Thuột chính là vì nó được trồng ở độ cao như thế cộng với đất badan có độ màu mỡ lý tưởng cho cây cà phê. Chất lượng là khâu then chốt quyết định kết quả xuất khẩu của tất cả các mặt hàng, đặc biệt cà phê lại là mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao. Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được bắt đầu từ những giống đã được chọn lựa qua nhiều thập kỷ, lại được gieo trồng trên những vùng đất có

khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 500m trở lên, cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, đặc biệt được nhiều người ưa chuộng. Các nhà nghiên cứu và lai tạo giống của Việt Nam đã hoạt động rất tích cực và đến nay đã tạo ra được giống cà phê vối lai chất lượng tốt.

Tuy nhiên vấn đề chất lượng đặt ra ở đây là tác động tổng hợp của cả quá trình trồng trọt, thu hái, chế biến. Đó là lý do cà phê Việt Nam chiếm tới 66% tổng khối lượng cà phê không đạt tiêu chuẩn theo nghị quyết 420 của ICO năm 2007. Sự chậm trễ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới( 4193-2005) của Việt Nam đã làm tăng lượng cà phê bị loại theo phân loại của LIFFE. Dưới con mắt của khách hàng nước ngoài cũng như Ủy ban điều hành tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), hình ảnh của cà phê Việt Nam trong thị trường thế giới đang rất mờ nhạt. Hiện tại, cà phê có xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu thường bị trừ lùi so với giá chuẩn tại các sàn giao dịch cà phê trên thế giới như Luân - đôn, Niu - Oóc.. Rõ ràng, trên thực tế, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang bị bắt chẹt về chất lượng, từ đó bị ép giá bán trên thị trường thế giới; trong khi đó, chúng ta chưa có một hướng đi đúng nhằm thoát khỏi sự ép giá của các đối tác.

Tháng 5/2008, nhận xét của ICO về tình hình thực hiện chương trình cải tiến chất lượng cà phê năm 2007 cho thấy rất rõ thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc tuân thủ chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, đặc biệt về số lỗi và độ ẩm. Theo ông Đoàn Triệu Nhạn - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, dù cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng đa số các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn cũ 4193:93 trong quan hệ mua bán cà phê với nhà nhập khẩu. Cụ thể, các chỉ tiêu đó bao gồm: cỡ hạt, tỉ lệ tạp chất, tỉ lệ hạt đen, sâu, nâu, vỡ tính theo phần trăm khối lượng. Cái lợi từ việc áp dụng tiêu chuẩn cũ này là đơn giản, chi phí thấp. Tuy nhiên, cách phân loại này là quá sơ sài, không đánh giá đầy đủ chất lượng sản phẩm (cà phê quả xanh được thu hoạch

và chế biến, nếu không bị đen, vỡ, thì không ảnh hưởng đến kết quả phân hạng theo tiêu chuẩn này, nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn “kỹ tính” hơn thì sẽ “tụt hạng” trông thấy, (theo ICO, thu hái quả xanh được xem là lỗi rất nặng), và tình trạng thu hoạch quả xanh vẫn tiếp diễn, làm cho chất lượng cà phê của Việt Nam không được cải thiện, thua thiệt vì dễ dãi. Để cà phê Việt Nam tạo dựng được thương hiệu đích thực trên thị trường thế giới và đem về giá trị xuất khẩu ngày càng cao, chắc chắn Việt Nam còn có nhiều điều cần làm, từ đầu tư cho sản xuất, đến thu hái, bảo quản, chế biến, tạo dựng thương hiệu... Tuy nhiên, theo một số chuyên gia trong ngành, việc cần làm ngay bây giờ chính là sớm áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4193-2005. Đây là một tiêu chuẩn đã được xây dựng từ năm 1996 trên cơ sở đúc kết từ nhiều nước trên thế giới. Tiêu chuẩn này áp dụng phân loại theo cách tính lỗi để phù hợp với cách phân loại của ICO. Năm 2005, Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn này, tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện áp dụng, chưa bắt buộc nên thời gian qua việc áp dụng còn rất hạn chế. Mặt khác, cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan làm cho việc áp dụng tiêu chuẩn này còn chậm trễ đó là:


Thứ nhất, vẫn chưa có văn bản qui phạm pháp luật hoặc qui chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân. Trong thực tế, do chưa có sự vào cuộc của nhiều doanh nghiệp và người sản xuất, nên chưa có những biện pháp khắc phục khó khăn, khó áp dụng trọn vẹn TCVN 4193:2005.


Thứ hai, lý do làm cho không ít doanh nghiệp còn chần chừ là do phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng, dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa vào 3 tiêu chí giản đơn: độ ẩm, tỉ lệ hạt đen, tỉ lệ hạt vỡ vì thế họ lo ngại nếu đồng loạt áp dụng kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu trước khi thông quan ngay tại thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023