Cơ Sở Thực Tiễn Nghiên Cứu Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân



Nguồn: Mô tả của tác giả

nhân

Đối với ngành sản xuất cà phê ở Việt Nam, lợi thế cạnh tranh phần lớn dựa vào yếu tố sản xuất (đất đai, địa hình, khí hậu), do đó lợi thế cạnh tranh không ổn định. Vì vậy, để tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ để nâng cấp tất cả các yếu tố trên.

Các yếu tố chủ yếu tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được mô tả trên Sơ đồ 1.2.

1.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Brazil

Brazil là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2009 ­ 2010 là 39,47 triệu bao (chiếm 33% tổng sản lượng cà phê thế giới), sản lượng xuât́ khẩu đạt 30,2 triệu bao càphê hạt vơí tổng trị giá4.700 triệu USD [94]. Cả nước có trên 200 nhà xuất khẩu cà phê, mỗi năm xuất đi trên 20 triệu bao. Việc buôn bán cà phê trong và ngoài nước hoàn toàn theo hệ thống thị trường tự do. Để phát triển ngành cà phê bền vững và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới, Brazil đã thực

hiện nhiều hành động, trong đó nổi bật một số biện pháp sau:

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 7

* Phát triển cà phê bền vững theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái

Sản xuất cà phê ở Brazil là khuôn mẫu cho một ngành sản xuất cà phê bền vững cả về môi trường và xã hội. Quốc gia này đã thành lập Hiệp hội sản xuất cà phê đặc biệt (BSCA), bao gồm các thành viên ở hầu hết các vùng sản xuất cà phê Arabica. Sản xuất cà phê luôn tuân thủ chặt chẽ pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hành canh tác thân thiện với môi trường, bảo đảm sự cân bằng giữa


trồng trọt, chăn thả gia súc và các khu vực rừng. Bảo tồn thiên nhiên là mối quan tâm chính trong mọi hoạt động nông nghiệp, trong đó coi trọng cả bảo vệ nguồn tài nguyên nước để bảo đảm cho sản xuất. Nhờ đó, Hiệp hội luôn sản xuất và cung cấp cho thị trường sản phẩm cà phê chất lượng tốt nhất và đặc biệt nhất [61].

Từ năm 2002, Brazil đã thực hiện cấp chứng chỉ tiêu chuẩn cho người sản xuất cà phê, trong đó chứng nhận rộng rãi nhất về xã hội, môi trường là chứng chỉ UtzKapeh. UtzKapeh đã trở thành một tiêu chuẩn cho nhiều người mua, đồng thời là một công cụ hữu ích để tiếp cận thị trường, tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất cà phê [87].

* Coi trọng công tác chế biến để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa chủng loại để đáp ứng yêu cầu khách hàng

Brazil có 3.500 nhà rang xay cà phê cung cấp cho trên 3.000 hãng cà phê. Chủng loại cà phê tiêu thụ của Brazil bao gồm cà phê hòa tan, cà phê bột, cà phê rang xay. Brazil là nước có sản lượng cà phê hòa tan lớn nhất trong các nước sản xuất cà phê. Hàng năm nước này xuất khẩu 2,5 triệu bao cà phê hòa tan, chiếm 85% tổng sản lượng. Brazil sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là cà phê Arabica, loại càphê chất lượng tốt vàcógiábán cao trên thị trường, chiếm 85% tổng lượng càphê xuất khẩu [88]. Brazil còn là quốc gia đi đầu thực hiện bán sản phẩm cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu, các tiêu chuẩn được áp dụng chặt chẽ từ trang trại đến bến cảng.

Ba phương pháp chế biến cà phê được áp dụng chủ yếu ở Brazil là chế biến khô, chế biến ướt và chế biến nửa ướt. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chế biến nào là dựa trên cơ sở phù hợp nhất với tiêu chuẩn chất lượng cà phê theo yêu cầu của khách hàng. Trong thời gian qua, Brazil đã đầu tư đáng kể thời gian và tài chính để phát triển hệ thống sấy khô mới có khả năng ngăn chặn quá trình lên men [88]. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm cà phê tiêu thụ của quốc gia này luôn bảo đảm chất lượng và có uy tín trên thị trường thế giới, đặc biệt


đối với người dân ở các nước châu Âu, thương hiệu cà phê Brazil đã trở nên rất quen thuộc và gần gũi.

* Đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu, tăng cường khả năng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh

Brazil là quốc gia tiên phong trong đổi mới về sản xuất và tiếp cận công nghệ cao, với một hệ thống nghiên cứu khoa học rất tốt. Nhờ công nghệ sẵn có, Brazil có khả năng tăng sản lượng cà phê Arabica lên 20 – 40 bao/ha và Robusta lên 30 ­ 60 bao/ha để tăng khả năng cạnh tranh. Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao. Mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa thật nổi trội so với các quốc gia khác nhưng Brazil có hệ thống giống tốt và đồng bộ, được kiểm soát chặt chẽ, quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến [88].

* Coi trọng thị trường tiêu dùng nội địa

Không chỉ là quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới, Brazil còn là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ [46]. Hàng năm có gần 50% sản lượng cà phê sản xuất ra của Brazil được tiêu thụ trong nước (năm 2009, lượng cà phê tiêu thụ nội địa của quốc gia là 18,39 triệu bao, chiếm 47% tổng sản lượng). Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của nước này đạt 4,7 kg/ năm [94]. Điều này đã giúp cho nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới xây dựng thương hiệu tốt và tạo lập lợi thế cạnh tranh mạnh từ thị trường nội địa, tạo cơ sở vững chắc để cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó còn giúp cho ngành cà phê trong nước giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Lượng cà phê tiêu thụ nội địa của quốc gia này vẫn liên tục tăng, nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 [61].

* Giám sát nguồn cung hiệu quả

Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tương đối ổn định. Thành tựu này đạt được một phần là nhờ


nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả. Việc giám sát được

nguồn cung là vô cùng quan trọng giúp đưa ra những thông tin và dự báo thị

trường chính xác, phục vụ các quyết định chính sách, sản xuất và đầu tư. Các

thông tin này được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ hàng năm tại Brazil.

* Tổ chức quản lý tốt ngành hàng

chức

Các thành tựu về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, giám sát thông tin và dự báo hiệu quả mà Brazil đạt được trong thời gian qua phần lớn là nhờ xây dựng và phát triển tốt hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê. Hệ thống tổ chức này hoạt động một cách chuyên nghiệp và mang lại lợi ích cho các nhóm tham gia trong ngành.

Ngành hàng cà phê của Brazil có bốn nhóm tổ chức chính tổ chức của các

nhà sản xuất, tổ chức của các nhà rang xay, tổ chức của các nhà sản xuất cà phê

hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức ngành hàng này đại diện

cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào quá trình (i) Thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) Xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu

kỹ thuật cà phê và iii) Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng

cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch.

Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm 35% tổng sản

lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil là

Cooxupe được thành lập từ năm 1957, có 12.000 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ (5 ­ 7 ha), 30% nông trại quy mô vừa và lớn. Hàng năm, Hợp tác xã này buôn bán tới 4,5 triệu bao, cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất

khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản. Hợp tác xã có hệ thống

hoàn chỉnh, bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà


phê và buôn bán trực tiếp. Hợp tác xã có khoảng 60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200 ­ 250 hộ. Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm một trang trại khoảng bốn lần để hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra quy trình sản xuất, phát hiện vấn đề và giúp các hộ giải quyết khó khăn khi cần thiết.

Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao

các vấn đề kỹ

thuật và các tổ

chức nghiên cứu kinh tế

­ xã hội ngành hàng

(Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và trong nước cho các đối tượng khác nhau.

Điều phối toàn bộ

hoạt động của các tổ

chức trên là Hội đồng Cà phê

Quốc gia (CNC). Thành viên của Hội đồng bao gồm 50% là thành viên của Chính phủ và 50% là đại diện của 4 nhóm tổ chức trên. Hội đồng bao gồm bốn Uỷ ban

i) Uỷ ban Thị trường và Tiếp thị, ii) Uỷ ban Chính sách chiến lược, iii) Uỷ ban Nghiên cứu kỹ thuật và iv) Uỷ ban Phụ trách các tổ chức quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ưu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà phê, bảo vệ môi trường [61].

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Colombia

Colombia là nước sản xuất cà phê lớn thứ

4 trên thế

giới với tổng sản

lượng đạt 9 triệu bao (năm 2009), hiện là nước sản xuất cà phê Arabica dịu sạch lớn nhất thế giới [94]. Sản xuất và xuất khẩu cà phê từ lâu có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước này. Có 800.000 người làm việc trực tiếp ở các trang trại cà phê, chiếm 36% nhân khẩu ở nông thôn. Còn khoảng 3 triệu người khác dựa vào cây cà phê ở các mức độ khác nhau. Các nước nhập khẩu cà phê lớn của Colombia là Mỹ, Đức, Nhật, Ý và các nước châu Âu khác. Cà phê xuất khẩu của


Colombia luôn giữ mức giá cao nhất so với các nước sản xuất cà phê trên thế

giới. Để giữ vững lợi thế cạnh tranh ngành cà phê trong nhiều năm qua, kinh

nghiệm của quốc gia này là:

* Coi trọng việc nâng cao chất lượng và phát triển bền vững ngành cà phê

Chất lượng cà phê cao, ổn định là nhân tố quyết định sống còn nhằm bảo đảm sự nổi tiếng của cà phê Colombia trên thị trường thế giới. Hơn 70% diện tích cà phê của Colombia được canh tác bằng hệ thống kỹ thuật hiện đại với các giống mới được chọn lọc, bảo đảm chất lượng tốt.

Công nghệ chế biến cà phê được áp dụng phổ biến ở Colombia là công nghệ chế biến ướt. Công nghệ này phù hợp với loại cà phê Arabica, cung cấp sản phẩm cà phê chất lượng cao. Bên cạnh đó, Colombia còn xây dựng một trong những nhà máy chế biến cà phê khô ­ lạnh lớn nhất thế giới tại Chinchino, vùng trồng cà phê lớn nhất của Colombia. Nhà máy không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh mà còn là mô hình phổ biến các kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến nhằm bảo đảm chất lượng cà phê [64].

Colombia là một quốc gia điển hình về phát triển sản xuất cà phê bền

vững. Chiến lược về phát triển bền vững ngành cà phê được vạch ra trong Kế hoạch Phát triển Quốc gia và được công nhận ở cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó khả năng sinh lợi về kinh tế là nền tảng cho sự bền vững về môi trường và xã hội. Đối với người nông dân trồng cà phê ở Colombia, tính bền vững không còn là xu hướng nữa mà nó đã trở thành phong cách sống [63]. Trong nhiều thập kỷ qua, Colombia áp dụng rộng rãi chương trình sản xuất cà phê hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, phát triển kỹ thuật bảo tồn đất, quản lý an toàn dịch hại, chế biến cà phê ướt để sử dụng ít nước hơn, tái trồng rừng và bảo tồn các loài chim và côn trùng [89].

* Chiến lược quảng bá thương hiệu thành công

Colombia được coi là quốc gia có chiến lược quảng bá thương hiệu thành


công nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Việc sử dụng tất cả các phương tiện quảng cáo và marketing hiện đại nhằm nâng cao tên tuổi cà phê Colombia trên khắp thế giới là những bước đi cẩn trọng giúp khách hàng nhận thức đúng đắn và am hiểu nhiều hơn đối với cà phê Colombia. Mục tiêu chính của các chiến dịch quảng bá đó là tạo ra một hình ảnh đẹp đối với cà phê Colombia trong con mắt những người tiêu dùng cũng như là sự khác biệt so với cà phê các nước khác. Do vậy, sản phẩm cà phê của nước này có điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. 85% người Mỹ luôn nhớ tới tên Juan Valdez ­ biểu tượng cà phê Colombia [92]. Người tiêu dùng trên khắp thế giới sẵn sàng dùng Cà phê Colombia vì 2 lý do một là, họ hiểu rằng một sản phẩm chất lượng tốt đi cùng với hình ảnh đầy ấn tượng sẽ là lựa chọn số một; hai là, chiến dịch quảng bá thương hiệu dài hơi trong suốt nhiều thập kỷ, thấm dần vào tiềm thức của người tiêu dùng [65].

* Đầu tư trong cộng đồng, coi trọng việc gia tăng lợi ích cho người sản xuất cà phê

Việc bảo đảm lợi ích cho người sản xuất cà phê không chỉ tạo điều kiện để phát triển cà phê bền vững mà còn là yếu tố cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Người nông dân trồng cà phê luôn được cam kết duy trì mức giá bán cà phê tối thiểu bởi Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia (FNC) và Quỹ hỗ trợ người trồng cà phê. Ví dụ trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm sút, việc thực hiện duy trì mức giá tối thiểu đã giúp cho nông dân trồng cà phê Colombia được bù đắp 1,5 tỷ đô la thua lỗ [65].

Những hỗ trợ quan trọng khác đó là việc đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng như xây dựng các trường học, đường xá, hệ thống điện, điện thoại, thoát nước và các trung tâm y tế ở trong vùng trồng cà phê. Đây là một cách hiệu quả

nhằm chuyển dịch lợi ích sang cộng đồng, có tác dụng sống cho hàng triệu con người.

nâng cao chất lượng cuộc


* Thúc đẩy tiêu dùng cà phê nội địa

Tương tự Brazil, việc thúc đẩy tiêu thụ cà phê nội địa được coi là chiến lược quan trọng để duy trì lơi thế cạnh tranh và giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường thế giới. Năm 2008, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của quốc gia là 1,87 kg, tương ứng 1,4 triệu bao. Bà Ana Maria Sierra, người đứng đầu Chương trình Xúc tiến việc uống cà phê Colombia cho biết nước này sẽ tăng gấp đôi lượng tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa trong vòng 5 năm tới. Để thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cà phê trong nước, Colombia đã thực hiện chiến dịch quảng bá rầm rộ đến đối tượng khách hàng tiêu dùng trẻ tuổi. Hiện tại, hơn một nửa cà phê tiêu thụ ở thị trường nội địa là vào thời gian sau khi đi dạo hoặc trong bữa sáng. Chiến lược xúc tiến tiêu dùng của nước này là gia tăng tiêu thụ cà phê trong các khoảng thời gian khác nhau trong ngày [60].

Để đạt được những thành công trên là nhờ công tác tổ chức quản lý và hoạt động có hiệu quả của Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia FNC. FNC

được thành lập từ năm 1927, bao gồm hầu hết những người trồng cà phê

Colombia, với số lượng trên 500.000 thành viên. Mục đích thành lập Liên đoàn là vì lợi ích của tất cả nông dân trồng cà phê. Mọi quyền lợi đều vì nông dân trồng cà phê và cộng đồng. Bằng việc gia nhập Hiệp hội ­ một tổ chức lớn duy nhất thống nhất quản lý ngành cà phê ­ những người nông dân sẽ được hưởng nhiều quyền lợi và tăng thêm sức mạnh của mình. FNC là một tổ chức hoạt động dân chủ, hoàn toàn được lãnh đạo bởi những người trồng cà phê [65]. FNC thể hiện sức mạnh định chế của mình thông qua các hoạt động chính bao gồm (i) Bảo đảm thu mua, mở rộng dịch vụ, nghiên cứu, hệ thống thông tin, thương mại hóa và các chính sách về chất lượng; (ii) Truy nguyên nguồn gốc cà phê, thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, tăng tính cạnh tranh và (iii) Cam kết phát triển cà phê bền vững, quá trình kinh doanh của FNC luôn song hành cùng các sáng kiến khác nhau về phát triển bền vững. Ngân hàng thế giới (2002) đã đánh giá về FNC “Định chếngaǹ h càphê tại Colombia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022