Ảnh Hưởng Nồng Độ Của Znso4 Và Rosabor Đến Khối Lượng 100 Quả Tươi, Tỉ Lệ Tươi/nhân Và Năng Suất Cà Phê Tươi

Bảng 3.23: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến khối lượng 100 quả tươi, tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê tươi


Các chỉ tiêu theo dõi


Công thức

Số chùm

quả/cây (chùm)

Khối lượng

100 quả tươi (g)

Tỉ lệ

tươi/nhân

Năng suất

tươi (tấn/ha)

B0Zn0 (đ/c)

422

119,92

4,29

13,55

B0Zn1

422

124,70

4,20

13,41

B0Zn2

420

127,18

4,21

13,51

B0Zn3

422

130,39

4,26

13,73

B1Zn0

425

127,40

4,25

13,57

B1Zn1

424

129,84

4,26

13,74

B1Zn2

433

132,38

4,19

13,82

B1Zn3

427

132,81

4,10

13,69

B2Zn0

419

126,25

4,20

13,82

B2Zn1

441

130,81

4,13

13,87

B2Zn2

448

134,70

4,09

14,35

B2Zn3

447

135,87

4,04

14,69

B3Zn0

435

131,63

4,17

13,88

B3Zn1

434

134,47

4,10

13,69

B3Zn2

449

139,85

3,96

14,72

B3Zn3

444

138,22

3,98

14,72

CV(%)

6,41

9,59

5,14

11,55

LSD0,05 (B)

NS

NS

NS

0,37

LSD0,05 (Zn)

NS

NS

NS

0,37

LSD0,05(B*Zn) NS

NS

NS

0,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 17



Cà phê là cây dài ngày, nhu cầu dinh dưỡng của cây diễn ra liên tục trong thời gian dài và từng giai đoạn nhất định. Khi cung cấp đủ dinh dưỡng, cân đối theo nhu cầu của cây, đặc biệt là bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm và bo không

những giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt mà còn tăng khối lượng quả và hạt góp phần giảm đáng kể tỉ lệ tươi/nhân, tỉ lệ này quyết định đến năng suất cà phê nhân.

- Khối lượng 100 quả tươi: Phun ZnSO4 với nồng độ từ 0,3% đến 0,5% cho cây cà phê và Rosabor với nồng độ từ 0,15% đến 0,25% đã có ảnh đến khối lượng 100 quả tươi đao động tương ứng từ 125,55 g/100 quả tươi đến 136,04 g/100 quả tươi đối với phun ZnSO4 và 126,30 g/100 quả tươi đến 134,32 g/100 quả tươi đối với phun Rosabor (phụ biểu 2.31). Khi phun có sự kết hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với các nồng độ khác nhau cho cà cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng đến trọng lượng 100 quả tươi trung bình qua hai năm tăng từ 119,92 g/100 quả tươi (B0Zn0) lên 139,85 g/100 quả tươi (B3Zn2) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Nguyễn Công Vinh và Lê Xuân Ánh, (2007) [83] cho rằng các công thức bón phối hợp giữa bo và kẽm đã làm tỉ lệ quả cà phê lép giảm hơn so với đối chứng. Tỉ lệ hạt lép dao động từ 19 - 27% (năm thứ nhất) và 24 - 27% (năm thứ hai) so với đối chứng là 29% (năm thứ nhất) và 28% (năm thứ hai), mặc dù tỉ lệ giảm không thực sự rõ ràng nhưng cũng đã ảnh hưởng đến khối lượng quả cà phê tươi trong các công thức thí nghiệm.

- Tỉ lệ tươi/nhân: Cùng một giống cà phê, kỹ thuật canh tác, chăm sóc như nhau thì tỉ lệ này được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng, tỉ lệ này càng thấp cho năng suất cà phê nhân càng cao và ngược lại. Khi phun ZnSO4 với nồng độ từ 0,3% đến 0,5% cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk đã có ảnh đến tỉ lệ tươi/nhân giảm từ 4,23 xuống 4,10 và khi phun Rosabor với nồng độ từ 0,15% đến 0,25% đã làm giảm tỉ lệ tươi/nhân từ 4,24 xuống 4,05 (phụ biểu 2.32). Khi phun phối hợp giữa ZnSO4 và Rosabor cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã làm giảm tỉ lệ tươi/nhân trung bình sau hai năm cao nhất là 8% (B3Zn2) so với đối chứng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm của chúng tôi có tỉ lệ tươi/nhân cao hơn của tác giả Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] khi nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm đến tỉ lệ tươi/nhân trong 3 năm từ 2006 đến 2008 trên nền phân bón (320 kg N + 120 kg P2O5 + 350 kg K2O) với 4 mức phun trên lá với nồng độ 0%, 0,2%, 0,4%, 0,8% và bón vào đất làm 3 mức 20kg, 25kg và 30kg ZnSO4 cho rằng: Tỉ lệ tươi/nhân giảm từ 4,10 xuống 3,10 khi

bón hoặc phun kẽm. Công thức phun ZnSO4 0,4% giảm tỉ tươi/nhân thấp nhất trong các công thức phun kẽm (3,1) và công thức bón 25 kg ZnSO4 giảm thấp nhất trong các công thức bón kẽm (3,2). Đối với cà phê chè, khi nghiên cứu về tỉ lệ tươi/nhân tác giả Tôn Nữ Tuấn Nam và Bùi Văn Khánh, (2002) [48] cho rằng bón 80 kg ZnSO4/ha có tỉ lệ tươi/nhân thấp nhất (5,63), bón 100 kg ZnSO4/ha (5,70) và đối chứng không bón (6,22). Tác giả Nguyễn Công Vinh và Lê Xuân Ánh, (2007) [83] cho rằng khi bón kẽm và bo cho cà phê chè dẫn đến tỉ lệ tươi/nhân khác nhau, rõ rệt nhất là khi bón tăng hàm lượng bo, đặc biệt trong năm thứ hai; Giữa công thức bón và phun bo không có sự khác biệt. Rất tiếc, tác giả không xử lý thống kê ở phần này nên chúng tôi không biết sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê hay không.

- Năng suất cà phê tươi: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng kết hợp với tỉ lệ tươi/nhân quyết định đến năng suất cà phê nhân. Thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ ZnSO4 và Rosabor đến năng suất cà phê tươi trên đất bazan tại Đắk Lắk sau hai năm cho thấy: Khi thay đổi nồng độ phun ZnSO4 từ 0,3% đến 0,5% dẫn đến năng suất cà phê tươi dao động trung bình thấp nhất là 13,68 tấn/ha đến cao nhất đạt 14,21 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với nồng độ phun từ 0,4% trở lên so với đối chứng. Tương tự, khi thay nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% dẫn đến năng suất cà phê tươi dao động trung bình từ thấp nhất đạt 13,55 tấn/ha đến cao nhất đạt 14,25 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với nồng độ phun từ 0,20% trở lên so với đối chứng (phụ biểu 2.33). Khi phun phối hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk đã cho kết quả năng suất cà phê tươi dao động trung bình sau hai năm từ 13,41 tấn/ha (B0Zn1) đến 14,72 tấn/ha (B3Zn2 và B3Zn3), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức cho năng suất cà phê tươi tăng từ 6% (B2Zn2) đến 9% (B3Zn2 và B3Zn3) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. Nghiên cứu ảnh hưởng của bo và kẽm đối với năng suất tươi đối với cà phê chè tại Nghệ An, tác giả Nguyễn Công Vinh và Lê Xuân Ánh, (2007) [83] kết luận: Bón 20 kg kẽm + 5 kg bo cho năng suất cà phê tươi tăng 7% năm thứ nhất, 6% năm thứ hai; Bón 20 kg kẽm + 10 kg bo cho năng suất cà phê tươi tăng 9% năm

thứ nhất, 8% năm thứ hai so với đối chứng có ý nghĩa thống kê mức 95% và phun bo trên lá cho năng suất cà phê tươi cao hơn khi bón vào gốc 2%.

Bảng 3.24: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến năng suất cà phê nhân (tấn/ha)

Công thức

Zn0 (đ/c)

Zn1

Zn2

Zn3

TB (B)

B0 (đ/c)

3,16

3,19NS

3,21NS

3,23NS

3,20

B1

3,19NS

3,23NS

3,30NS

3,34NS

3,27NS

B2

3,29NS

3,36NS

3,50NS

3,64*

3,45*

B3

3,33NS

3,34NS

3,71*

3,70*

3,52*

TB (Zn)

3,24

3,28NS

3,43NS

3,48*

3,36

Ghi chú: (*) - Sai khác có ý nghĩa (P<0,05), (NS) - Sai khác không có ý nghĩa, CV(%) = 11,83; LSD 0,05 (N) = 0,22; LSD 0,05 (K) = 0,22; LSD 0,05 (N*K) =0,45

- Năng suất cà phê nhân: Sản phẩm cuối cùng người nông dân thu hoạch là

cà phê nhân, năng suất cà phê nhân cao, chất lượng sản phẩm tốt kết hợp với sự đầu tư hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất cà phê. Số liệu về năng suất cà phê nhân trung bình sau 2 năm thí nghiệm đối với cây cà phê vối trên đất bazan với nồng độ phun ZnSO4 và Rosabor khác nhau ghi nhận tại bảng 3.24 cho thấy: Tăng nồng độ ZnSO4 từ 0,3% đến 0,5% phun cho cây cà phê dẫn đến năng suất cà phê nhân dao động trung bình từ thấp nhất đạt 3,24 tấn/ha đến cao nhất đạt 3,48 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với nồng độ phun 0,5% so với đối chứng. Tương tự, khi thay đổi nồng độ Rosabor phun cho cây cà phê tăng từ 0,15% đến 0,25% dẫn đến năng suất cà phê nhân dao động trung bình từ 3,20 tấn/ha đến 3,52 tấn/ha và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với nồng độ phun từ 0,20% trở lên so với đối chứng. Phân tích số liệu về năng suất cà phê nhân khi phun phối hợp giữa ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh cho thấy năng suất cà phê nhân dao động trung bình từ thấp nhất đạt 3,16 tấn/ha (B0Zn0) đến cao nhất đạt 3,71 tấn/ha (B3Zn2), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 3 công thức có năng suất cà phê nhân tăng từ 15% (B2Zn3) đến 17% (B3Zn2) so

với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] về ảnh hưởng của kẽm đến năng suất cà phê nhân trên nền (320 kg N + 120 kg P2O5 + 350 kg K2O) với 4 mức phun trên lá với nồng độ 0%, 0,2%, 0,4%, 0,8% và bón vào đất làm 3 mức 20 kg, 25 kg và 30 kg ZnSO4 cho kết quả dao động từ 3,85 đến 4,39 tấn nhân/ha do nền phân bón cao hơn nền bón đúng quy trình của Bộ NN&PTNT trong thí nghiệm của chúng tôi. Bùi Huy Hiền và cộng sự, (2007) [19] khi nghiên cứu về hiệu quả của phân bón trung và vi lượng đối với cà phê vối tại Đắk Lắk trong 4 năm từ 1999 đến 2002 kết luận: Nếu bón đủ 12 kg kẽm + 5 kg bo + 300 kg CaO + 100 kg MgO + 60 kg S +12 kg Cu (nền 300 kg N

+ 100 kg P2O5 + 300 kg K2O) cho năng suất cao nhất đạt 4,18 tấn nhân/ha. Đặc biệt nếu bón thiếu kẽm hoặc bo làm năng suất giảm tương ứng là 9,57, 10,77%; Bón thiếu kẽm có ảnh hưởng năng suất từ năm thứ 3 và bón thiếu bo có ảnh hưởng năng suất từ năm thứ 4. Tôn Nữ Tuấn Nam và Bùi Văn Khánh, (2002) [48] nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm đối với cà phê catimor tại Đắk Lắk kết luận: Phun ZnSO4 0,4% và bón 5 mức từ 20 đến 100 kg ZnSO4/ha làm tăng trong lượng hạt, giảm tỉ lệ tươi/nhân và tăng năng suất bình quân 2 năm so với đối chứng từ 0,14 - 0,24 tấn nhân/ha. Rõ ràng phun hoặc bón kẽm và bo cho cà phê vối đã có ảnh hưởng tích cực đến năng suất cà phê nhân, đặc biệt ở những vùng có hàm lượng kẽm và bo trong đất còn thiếu so với nhu cầu của cây cà phê.

Như vậy, sau hai năm thí nghiệm phun ZnSO4 nồng độ từ 0,3% đến 0,5% và Rosabor nồng độ 0,15% đến 0,25% cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trên nền phân bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho thấy sự khác biệt khá rõ về đối với năng suất cà phê tươi và năng suất cà phê nhân, chưa có sự khác biệt về khối lượng 100 quả tươi và tỉ lệ tươi/nhân.

3.3.4.2. Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu

Theo tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu đối với cà phê vối thì chỉ có cà phê hạng đặc biệt (với cỡ sàng S18/S16 có tỉ lệ khối lượng tối thiểu cà phê nhân trên sàng % đạt 90/10, có số lỗi tối đa là 30 trong 300g mẫu) và hạng 1 (với cỡ sàng S16/S13 có tỉ lệ khối lượng tối thiểu cà phê nhân trên sàng %

đạt 90/10, có số lỗi tối đa là 90 trong 300g mẫu) mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, chúng tôi chỉ theo dõi ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu.

Bảng 3.25: Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu


Tỉ lệ % hạt cà phê nhân xuất khẩu

Công thức S18 (hạng đặc biệt)

S16 (hạng 1)



(>7,1mm)

(>6,3 mm)


B0Zn0

4,27

28,07

32,34

B0Zn1

4,66

28,76

33,42

B0Zn2

5,13

28,85

33,98

B0Zn3

5,54

29,24

34,78

B1Zn0

5,12

28,15

33,27

B1Zn1

5,84

29,01

34,85

B1Zn2

5,97

29,21

35,18

B1Zn3

6,96

30,21

37,17

B2Zn0

7,13

29,06

36,19

B2Zn1

8,51

30,06

38,57

B2Zn2

9,05

30,12

39,17

B2Zn3

10,71

31,50

42,21

B3Zn0

8,82

30,13

38,95

B3Zn1

9,98

31,40

41,38

B3Zn2

11,65

32,68

44,33

B3Zn3

11,71

32,19

43,90

Tổng cộng


Ghi chú: Phân hạng chất lượng cà phê nhân áp dụng theo TCVN 4193:2005

Tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu áp dụng theo TCVN 4193:2005 bao gồm cà phê nhân hạng đặc biệt và hạng 1 (phụ biểu 3). Các công thức thí nghiệm phun phối hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk sau hai năm theo dõi cho tỉ lệ hạt cà phê nhân hạng đặc biệt dao động từ 4,27% đến 11,71%; hạng 1 dao động từ 28,07% (B0Zn0)

đến 32,68% (B3Zn2) và tổng cộng tỉ lệ cà phê nhân đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đạt mức thấp nhất 32,34% (B0Zn0) đến cao nhất 44,33% (B3Zn2). Đa số các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ tăng cao, đặc biệt là Rosabor cao đã làm tăng kích cỡ nhân trên sàng cao hơn các công thức còn lại và công thức đối chứng. Như vậy, khi phun kẽm và bo cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan không những làm tăng năng suất mà còn giúp tăng kích cỡ hạt cà phê nhân xuất khẩu. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] về ảnh hưởng của kẽm đến chất lượng cà phê nhân trên sàng 18 (>7,1 mm), các công thức thí nghiệm đã làm tăng tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng từ 1,1 đến 4,1% so với đối chứng nhưng không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức phun trên lá hoặc bón kẽm vào đất.

3.3.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối

Có rất nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân trồng cà phê trong đó có biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; Một trong những biện pháp quan trọng nhất hiện nay đó là sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả. Khi chỉ số giá trị lợi nhuận và lợi nhuận/chi phí phân bón cao thể hiện đầu tư cho hiệu quả tốt.

- Tổng chi phí và chi phí phân bón: Tổng chi phí cho sản xuất 1 ha cà phê ngoài lượng phân bón đạm, lân, kali và phân chuồng theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn có các chi phí khác như thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, công lao động, chi phí khấu hao tài sản được tính theo giá trung bình năm 2012 và 2013 theo khảo sát của tác giả (phụ biểu 4). Theo kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi tổng chi phí sản xuất 1 ha cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk trung bình năm 2012 và 2013 hết tổng cộng 64,5 triệu đồng (với lượng phân đạm và kali theo đúng quy trình của Bộ). Các công thức hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ tăng lên có sự khác nhau về tổng chi phí nói chung từ 1% đến 4% so với đối chứng và công lao động tăng thêm do thu hái sản phẩm nhiều hơn. Với chi phí phân bón (CPPB) tăng từ 5% (B0Zn1 - 18,81 triệu) đến 16% (B3Zn3 -

20,85 triệu) so với đối chứng do tăng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor làm gia tăng chi phí phân bón nói chung.

Bảng 3.26: Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và Rosabor cho cà phê vối

Chỉ tiêu theo dõi


Công thức

GTSL

TCP

CPPB

LN

LN


(1.000đ)

(1.000đ)

(1.000đ)

(1.000đ)

/CPPB

B0Zn0 (đ/c)

110.600

64.500

18.000

46.100

2,56

B0Zn1

111.650

65.310

18.810

46.340

2,46

B0Zn2

112.350

65.580

19.080

46.770

2,45

B0Zn3

113.050

65.850

19.350

47.200

2,44

B1Zn0

111.650

65.400

18.900

46.250

2,45

B1Zn1

113.050

66.210

19.710

46.840

2,38

B1Zn2

115.500

66.480

19.980

49.020

2,45

B1Zn3

116.900

66.750

20.250

50.150

2,48

B2Zn0

115.150

65.700

19.200

49.450

2,58

B2Zn1

117.600

66.510

20.010

51.090

2,55

B2Zn2

122.500

66.780

20.280

55.720

2,75

B2Zn3

127.400

67.050

20.550

60.350

2,94

B3Zn0

116.550

66.000

19.500

50.550

2,59

B3Zn1

116.900

66.810

20.310

50.090

2,47

B3Zn2

129.850

67.080

20.580

62.770

3,05

B3Zn3

129.500

67.350

20.850

62.150

2,98

Ghi chú: Giá bán cà phê nhân trung bình năm 2012 và 2013: 35.000 đồng/kg

- Giá trị sản lượng: Các công thức thí nghiệm phun phối hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk sau hai năm theo dõi cho kết quả trung bình dao động từ 110,6 triệu đồng (B0Zn0) đến 129,85 triệu đồng, thấp nhất là công thức B0Zn1 (tăng 1% so với đối chứng) và cao nhất là công thức B3Zn2 (tăng 17% so với đối chứng).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí