Đánh giá thực hiện công việc Phần 1 - 1

1


LỜI NÓI ĐẦU Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng 1



LỜI NÓI ĐẦU


Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng đối với công tác quản trị nhân lực nói riêng và đối với tổ chức/doanh nghiệp nói chung. Thực tiễn của quản trị hiện đại cho thấy đánh giá thực hiện công việc vừa định hướng cho quá trình thực hiện công việc của từng bộ phận và cá nhân vừa đo lường mức độ hoàn thành công việc của các bộ phận và cá nhân đó.

Kết quả đánh giá thực hiện công việc giúp nhìn nhận một cách chính xác, khách quan những cống hiến của từng bộ phận và cá nhân người lao động, giúp tổ chức/doanh nghiệp xây dựng được chiến lược quản trị nhân lực phù hợp, đồng thời giúp duy trì và phát triển tổ chức/doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc cũng là hoạt động có mối quan hệ mật thiết với các nội dung khác của quản trị nhân lực như đãi ngộ nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, hoạch định nguồn nhân lực,... Do vậy, trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị nhân lực rất cần trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng đánh giá thực hiện công việc hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của các tổ chức/ doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đánh giá thực hiện công việc là học phần thuộc khối kiến thức ngành và chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân quản trị nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu của học phần đánh giá thực hiện công việc là quá trình và kết quả thực hiện công việc của các bộ phận và cá nhân người lao động trong tổ chức/doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Mục đích nghiên cứu của học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đánh giá thực hiện công việc của



tổ chức/doanh nghiệp. Cụ thể, học phần giúp người học nắm bắt được những kiến thức nền tảng về đánh giá thực hiện công việc như: tổng quan về đánh giá thực hiện công việc, các yếu tố cấu thành hệ thống đánh giá thực hiện công việc, quy chế đánh giá thực hiện công việc, tiêu chuẩn đánh giá, phương pháp đánh giá, đối tượng đánh giá, triển khai và sử dụng kết quả đánh giá. Ngoài ra, người học được rèn luyện những kỹ năng như: kỹ năng thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc, kỹ năng lựa chọn mục tiêu đánh giá, kỹ năng lựa chọn chu kỳ và đối tượng đánh giá, kỹ năng xác định tiêu chuẩn đánh giá, kỹ năng lựa chọn phương pháp đánh giá, kỹ năng phỏng vấn đánh giá,…. Học phần cũng giúp người học rèn luyện bản lĩnh, tính công bằng, minh bạch, công khai, trung thực… trong thực hành tổ chức công tác đánh giá.

Cũng như các khoa học quản trị khác, học phần đánh giá thực hiện công việc sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy vật biện chứng. Bên cạnh đó, để nghiên cứu học phần này còn cần sử dụng một số phương pháp cụ thể nhằm tăng cường kỹ năng cho người học đó là phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp nhập vai (đóng kịch), phương pháp nêu vấn đề,…

Học phần đánh giá thực hiện công việc được nghiên cứu đặt trong mối quan hệ không tách rời với các học phần khác trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị nhân lực:

- Hoạt động đánh giá thực hiện công việc không thể tách rời hệ thống quản trị của tổ chức/doanh nghiệp (đặc biệt hoạt động hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, xác định mục tiêu kinh doanh).

- Hoạt động đánh giá thực hiện công việc không thể tách rời các nội dung khác của quản trị nhân lực, như bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đãi ngộ nhân lực, hoạch định nguồn nhân lực,…

- Hoạt động đánh giá thực hiện công việc được triển khai trong một tổng thể nhằm đạt mục tiêu của quản trị nhân lực.



Vì vậy trong "Giáo trình đánh giá thực hiện công việc", lát cắt tiếp cận chức năng được lồng ghép vào lát cắt chính của giáo trình là tiếp cận quản trị tác nghiệp để đảm bảo định hướng đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, giúp nâng cao năng lực thực hành công việc của người học.

Giáo trình được viết theo đề cương học phần Đánh giá thực hiện công việc thuộc chương trình đào tạo ngành Quản trị nhân lực do Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phê chuẩn và được Hiệu trưởng phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng trong giảng dạy, học tập ở Trường Đại học Thương mại.

Giáo trình được kết cấu thành 5 chương:

Chương 1 - Tổng quan về đánh giá thực hiện công việc - nghiên cứu về khái niệm, mục đích, vị trí và vai trò của đánh giá thực hiện công việc; các nội dung cơ bản của đánh giá thực hiện công việc; các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc.

Chương 2 - Thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc - nghiên cứu về khái niệm, các yêu cầu của hệ thống đánh giá thực hiện công việc, cách xác định các yếu tố cấu thành hệ thống đánh giá thực hiện công việc và quy chế đánh giá thực hiện công việc.

Chương 3 - Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc - nghiên cứu về khái niệm và vai trò của tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu đối với các tiêu chuẩn đánh giá, các loại tiêu chuẩn đánh giá và cách thức xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.

Chương 4 - Phương pháp đánh giá thực hiện công việc - nghiên cứu về khái niệm phương pháp đánh giá thực hiện công việc, các phương pháp đánh giá thực hiện công việc và các căn cứ lựa chọn đánh giá thực hiện công việc.

Chương 5 - Triển khai đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc - nghiên cứu về triển khai công tác đánh giá thực hiện công việc và sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc của tổ chức/doanh nghiệp.



Giáo trình được biên soạn với sự chủ biên của PGS.TS. Mai Thanh Lan; Các thành viên biên soạn các chương cụ thể như sau: Chương 1: PGS.TS. Mai Thanh Lan và Ths Tạ Huy Hùng; Chương 2: PGS.TS Mai Thanh Lan và Ths Trịnh Minh Đức; Chương 3: Ths Trịnh Minh Đức và Ths Nguyễn Thị Tú Quyên; Chương 4: Ths Tạ Huy Hùng; Chương 5: Ths Nguyễn Thị Tú Quyên.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học, Hội đồng Khoa Quản trị nhân lực, tập thể giảng viên Bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp, các nhà khoa học, các cố vấn, các chuyên gia, các anh/chị trong cộng đồng nhân sự đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý kiến, bổ sung kiến thức cho quá trình xây dựng giáo trình này.

Đây là học phần mới cần thiết cho giảng dạy, nghiên cứu và học tập ngành Quản trị nhân lực nhưng năng lực các tác giả có hạn, giáo trình có thể còn những điểm thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của người đọc để giúp quá trình tái bản lần sau được hoàn thiện hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ môn Quản trị nhân lực doanh nghiệp, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.

Xin chân thành cảm ơn!


CÁC TÁC GIẢ


MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

DANH SÁCH HÌNH VẼ 11

DANH SÁCH BẢNG BIỂU 12

DANH SÁCH HỘP 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 15

1.1. Khái niệm, vị trí và vai trò của đánh giá thực hiện công việc 17

1.1.1. Khái niệm đánh giá thực hiện công việc 17

1.1.2. Mục đích của đánh giá thực hiện công việc 22

1.1.3. Vị trí của đánh giá thực hiện công việc 23

1.1.4. Vai trò của đánh giá thực hiện công việc 28

1.2. Nội dung đánh giá thực hiện công việc 30

1.2.1. Thiết kế hệ thống đánh giá thực hiện công việc 30

1.2.2. Triển khai đánh giá thực hiện công việc 32

1.2.3. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc 36

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc 36

1.3.1. Các yếu tố khách quan 37

1.3.2. Các yếu tố chủ quan 42

Câu hỏi ôn tập 50

Nội dung thảo luận 50

Bài tập tình huống 51

Tài liệu tham khảo Chương 1 53

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 55

2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành hệ thống đánh giá thực hiện

công việc 57

2.1.1. Khái niệm hệ thống đánh giá thực hiện công việc 57

2.1.2. Yêu cầu của hệ thống đánh giá thực hiện công việc 58

2.1.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống đánh giá thực hiện công việc 63

2.2. Xác định mục tiêu và chu kỳ đánh giá thực hiện công việc 64

2.2.1. Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc 64

2.2.2. Lựa chọn chu kỳ đánh giá thực hiện công việc 67

2.3. Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thực hiện công việc 72

2.3.1. Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 72

2.3.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc 74

2.4. Xác định chủ thể và đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc ... 76 2.4.1. Chủ thể đánh giá thực hiện công việc 76

2.4.2. Đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc 76

2.4.3. Lựa chọn đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc 82

2.5. Quy chế đánh giá thực hiện công việc 82

2.5.1. Nội dung của quy chế đánh giá thực hiện công việc 82

2.5.2. Xây dựng và ban hành quy chế đánh giá thực hiện công việc 87

Câu hỏi ôn tập 89

Nội dung thảo luận 89

Bài tập tình huống 90

Tài liệu tham khảo Chương 2 92

CHƯƠNG 3: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 93

3.1. Khái niệm và vai trò của tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 95

3.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 95

3.1.2. Yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 96

3.1.3. Vai trò của tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 98

3.2. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 99

3.2.1. Phân loại theo cấp độ quản lý 99

3.2.2. Phân loại theo thời gian 103

3.2.3. Phân loại theo tính chất của tiêu chuẩn 104

3.2.4. Phân loại theo mục tiêu đánh giá 104

3.2.5. Phân loại theo nội dung đánh giá 106

3.3. Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc 108

3.3.1. Xác định tiêu chuẩn đánh giá cấp tổ chức/doanh nghiệp 108

3.3.2. Xác định tiêu chuẩn đánh giá cấp bộ phận 117

3.3.3. Xác định tiêu chuẩn đánh giá cấp cá nhân 121

Câu hỏi ôn tập 128

Nội dung thảo luận 128

Bài tập tình huống 128

Tài liệu tham khảo Chương 3 131

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC 132

4.1. Khái niệm phương pháp đánh giá thực hiện công việc 134

4.2. Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc 135

4.2.1. Phương pháp thang điểm 135

4.2.2. Phương pháp nhật ký công việc 141

4.2.3. Phương pháp đánh giá theo tiếp cận quản trị

mục tiêu (MBO) 145

4.2.4. Phương pháp đánh giá theo cách tiếp cận quản trị

quá trình (MBP) 152

4.2.5. Phương pháp 360 độ 154

4.2.6. Phương pháp xếp hạng luân phiên 157

4.2.7. Phương pháp so sánh cặp 159

4.3. Các căn cứ lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc 161

4.3.1. Quan điểm của nhà quản trị 161

4.3.2. Chiến lược kinh doanh 163

4.3.3. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 164

4.3.4. Đối tượng được đánh giá 164

4.3.5. Đặc điểm công việc 164

Câu hỏi ôn tập 165

Nội dung thảo luận 166

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí