Thực Trạng Triển Khai Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Việt Nam Và Khái Quát Về Bidv - Chi Nhánh Bắc Giang


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI BIDV - CHI NHÁNH BẮC GIANG


2.1. Thực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và Khái quát về BIDV - Chi nhánh Bắc Giang

2.1.1. Thực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam

Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT) là xu hướng tất yếu, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Không phải từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, thanh toán số mới phát triển mà từ khá lâu, tại nhiều nước trên thế giới, việc không sử dụng tiền mặt đã trở thành xu hướng thanh toán được thúc đẩy mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, từ năm 2006, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Đề án này đã được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta đã được mở rộng cả về quy mô và chất lượng; có bước tiến mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

Năm 2015, hệ thống thẻ NAPAS xử lý đến hơn 90% là giao dịch chuyển mạch máy rút tiền tự động (ATM) thì con số năm 2019 chỉ còn khoảng 40%. Trong những tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra và nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội, hoạt động thanh toán điện tử diễn ra thông suốt và an toàn, thanh toán qua kênh internet tăng gần 50% về giá trị giao dịch trong khi thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm 2019. Những con số này cho thấy, sự dịch chuyển lớn từ giao dịch rút tiền mặt ATM sang giao dịch thanh toán trong thời gian qua đã khẳng định những chủ trương và chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và của NHNN đang đi đúng hướng.

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, nhất là thanh toán điện tử, đã được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Các ngân hàng sử dụng


công nghệ thanh toán tiên tiến, hiện đại, phục vụ tốt cho việc cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới.

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ được cải thiện chất lượng, tập trung đầu tư phát triển; ATM được lắp đặt với số lượng lớn; Các máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS) hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng dần ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... và tăng trưởng đều qua các năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 17-18%.

Các NHTM đã cung ứng thêm nhiều dịch vụ thanh toán dựa trên thẻ ngân hàng; quan tâm đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ, chú trọng tăng độ an toàn của thẻ ngân hàng.

Theo Vụ Thanh toán (NHNN), tính đến tháng 5/2020, cả nước có khoảng 19,2 nghìn ATM, hơn 277 nghìn POS, khoảng 78 NHTM triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet banking, 49 NHTM cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động, 30 NHTM và 6 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai thanh toán với khoảng 80 nghìn điểm QR Code. NHNN đã cấp phép cho 34 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó dịch vụ ví điện tử (29); dịch vụ cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ (28), dịch vụ chuyển tiền điện tử (9).

Các NHTM đều quan tâm, chú trọng đầu tư, cập nhật và phát triển hệ thống thanh toán nội bộ, với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, quản lý tập trung, từ đó cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, đa dạng, tiện lợi, mở rộng phạm vi cung ứng trên toàn quốc. Các công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán như: Áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng, đặc biệt là việc thanh toán bằng QR Code gắn với đẩy mạnh thanh toán qua điện thoại di động hợp với xu thế phát triển trên thế giới và hành vi người tiêu dùng.

Thống kê cho thấy, giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng trên 21% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử


trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 81,32% về số lượng và tăng 145,32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 20 ngày đầu tháng 4/2020, giá trị giao dịch trung bình qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,85% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù, đạt được một số kết quả nhưng phát triển dịch vụ NHĐT vẫn còn một số hạn chế, đó là: Cơ sở hạ tầng cho thanh toán số đã phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nhưng vẫn chưa đồng bộ. Cho đến nay, hệ thống ATM/POS vẫn chủ yếu tập trung ở 5 thành phố lớn là: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, trong khi số lượng ATM/POS ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn còn hạn chế.

Các giao dịch thông qua ATM hầu hết là để rút tiền mặt; còn lại là giao dịch chuyển khoản và thanh toán. Hạ tầng thanh toán số trên di động, hóa đơn điện, nước, truyền hình, điện thoại, internet, bảo hiểm, tài chính cá nhân, hành chính công... đã được triển khai nhưng phạm vi chưa tương xứng với tiềm năng thị trường.

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa hệ thống thẻ của các ngân hàng chưa thực sự hoàn hảo. Ngoài ra, các sự cố an ninh bảo mật cũng là hạn chế lớn của dịch vụ ngân hàng điện tử, nhiều trường hợp khách hàng bị đánh cắp dữ liệu, làm thẻ giả, rút tiền trái phép tại các máy ATM hoặc phải thanh toán những khoản nợ thẻ tín dụng mà khách hàng không thực hiện.

2.1.2. Khái quát về BIDV - Chi nhánh Bắc Giang

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV - Chi nhánh Bắc Giang

BIDV chi nhánh tỉnh Bắc Giang tiền thân là Chi hàng Kiến Thiết tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Nghị Định số 233-NĐ-TC-TCCB ngày 27/05/1957 của Bộ Tài Chính, phụ trách cả tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Năm 1981 đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh Hà Bắc. Ngày 20/12/1996 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có quyết định số 265- QT/TCCB về việc giải thể chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc để thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Bắc Giang và Bắc Ninh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Bắc giang được tái lập và tiếp nhận toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Bắc. Đến năm 2012 chính thức đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Giang.


Một số thông tin cơ bản:

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Giang Tên tiếng anh: Bank for Investment and Development of Viet Nam – Bac

Giang Branch

Tên viết tắt: BIDV Bắc Giang

Địa chỉ: Số 02, Nguyễn Gia Thiều, Phường Trần Phú, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Ngày thành lập: 01/01/1997

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV - Chi nhánh Bắc Giang

Đứng đầu chi nhánh là Ban giám đốc, thực hiện quản lý và quyết định những vấn đề cán bộ trong bộ máy theo phân công uỷ quyền của Ngân hàng BIDV, dưới ban giám đốc được chia thành các khối chức năng riêng biệt như sau: Khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ và khối trực thuộc.

BIDV Bắc Giang đang có 06 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:

+ Phòng giao dịch Lê Lợi: 345-347 Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ TP Bắc Giang,

+ Phòng giao dịch Lý Thái Tổ: 97 Lý Thái Tổ, Trần Phú TP Bắc Giang

+ Phòng giao dịch Lục Ngạn: 20 Khu Trường Chinh, Thị trấn Chũ, Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

+ Phòng giao dịch Lục Nam: 462 Phố Bình Minh, Thị trấn Đồi Ngô, Huyện Lục Nam, Bắc Giang.

+ Phòng giao dịch Tân Yên: 91 Phố Mới, Thị Trấn Cao Thượng, Huyện Tân Yên, Bắc Giang.

+ Phòng giao dịch Việt Yên: 598 Thân Nhân Trung, Thị trần Bích Động, Huyện Việt Yên, Bắc Giang.


Hình 2 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Giang Nguồn Phòng quản lý nội 1

Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Giang

(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ, BIDV Bắc Giang)

2.1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Bắc Giang

a. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Tỉnh Bắc Giang về cơ bản giống như các NHTM khác chủ yếu huy động từ bên ngoài, chủ yếu thông qua hình thức tiền gửi, trong một số trường hợp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngân hàng BIDV Bắc Giang huy động của các tổ chức tín dụng khác.


Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của BIDV Bắc Giang



Chỉ tiêu

Giá trị (Tỷ đồng)

So sánh


2018


2019


2020

2019/2018

2020/2019

Mức tăng, giảm (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm (%)

Mức tăng, giảm (Tỷ đồng)

Tốc độ tăng, giảm (%)

Huy động vốn

3.594

4.313

4.399

719

20,01

86

1,99

HĐV từ định

chế tài chính

932

951

985

19

2,04

34

3,58

HĐV từ doanh

nghiệp

264

524

537

260

98,48

13

2,48

HĐV từ dân cư

2.398

2.838

2.877

440

18,35

39

1,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Giang)


Nhìn vào bảng tình hình huy động vốn của ngân hàng BIDV Bắc Giang có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động huy động vốn. Tổng số vốn huy động cuối kỳ qua các năm tăng nhanh qua các năm. Năm 2019, số dư huy động vốn đã tăng 719 tỷ đồng đạt mức 4313 tỷ đồng, tăng trưởng 20,01% so với năm 2018. Năm 2020, số dư huy động vốn đã tăng 86 tỷ đồng đạt mức 4.399 tỷ đồng, tăng trưởng 1,99% so với năm 2019. Sở dĩ năm 2020, huy động vốn của BIDV Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng chậm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tất cả các ngành trong nền kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng. Chi nhánh đã chủ động khai thác nguồn vốn huy động từ dân cư, vì đây là nguồn vốn giá rẻ và có tính ổn định cao.

b. Hoạt động tín dụng

Dư nợ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Bắc Giang liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2018 – 2020, từ 4.063 tỷ đồng vào năm 2018 lên 5.317 tỷ đồng vào năm 2020 cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng.


Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Giang




Chỉ tiêu

Giá trị (Tỷ đồng)

So sánh


2018


2019


2020

2019/2018

2020/2019

Mức tăng, giảm (Tỷ

đồng)

Tốc độ tăng, giảm (%)

Mức tăng, giảm (Tỷ

đồng)

Tốc độ tăng, giảm

(%)

Tổng

dư nợ

4.063

4.754

5.317

691

17,01

563

11,84

Ngắn

hạn


2.051


2.336


2.743

285

13,90

407

17,42

Trung,

dài hạn


2.012


2.418


2.574

406

20,18

156

6,45

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Giang)


Theo kỳ hạn, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn của chi nhánh đều tăng lên. Nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn nhanh hơn so với dư nợ trung, dài hạn trong giai đoạn 2019-2020. Tỷ lệ nợ trung dài hạn của BIDV Bắc Giang xấp xỉ 49%, cao hơn so với mức của hệ thống (38,46%). Nguyên nhân là do BIDV Bắc Giang cho vay dài hạn một số doanh nghiệp sản xuất như công ty Newwing Interconnet Technology Bắc Giang; Công ty S-Connect BG Vina; Gigalane; Jeil Tech;...Việc gia tăng dư nợ cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng cao trong tổng dư nợ sẽ khiến cho rủi ro tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng lên.

c. Hoạt động dịch vụ khác

Ngoài hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, BIDV Bắc Giang cũng đã chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ và thu được một số kết quả khả quan.


Bảng 2.3: Hoạt động dịch vụ của BIDV Bắc Giang




CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Phí thu được (Triệu

đồng)

Tỷ trọng (%)

Phí thu được (Triệu

đồng)

Tỷ trọng (%)

Phí thu được (Triệu

đồng)

Tỷ trọng (%)

Thanh toán

trong nước và quốc tế


3.509


13,3


4.298


11,37


4.728


10,61

Dịch vụ bảo

lãnh

15.226

57,9

26.841

71,01

28.905

64,89

Thu ròng phí

tín dụng

2.641

10

1.218

3,22

2.510

5,63

Kinh doanh

ngoại tệ

1.629

6,2

1.063

2,81

1.458

3,27

Dịch vụ khác

3.286

13

4.377

12

6.943

16

Tổng dịch

vụ ròng

26.291

100

37.797

100

44.544

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Giang)


Thu dịch vụ ròng năm 2018 đạt xấp xỉ 26 tỷ đồng, và chiếm hơn 40% thị phần thu dịch vụ trên địa bàn. Tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2019 thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt 38 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng rất cao là 43%. Năm 2020 thu dịch vụ ròng tăng lên đến hơn 44 tỷ, tăng gần 18% so với năm 2019. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ của BIDV Bắc Giang đã có nhiều bước tiến đáng kể.

Tuy nhiên trong cơ cấu thu dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống vẫn tiếp tục phát huy lợi thế với mức thu ròng cao, chiếm trên 50% tổng thu dịch vụ của Chi nhánh. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã có bước phát triển, tuy nhiên mức phí thu được vẫncòn khiêm tốn.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí