Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 2

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DU LỊCH VIỆT NAM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 63

1. NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH VĨ MÔ 63

1.1 KIỆN TOÀN VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ 64

1.2 TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 65

1.3 TĂNG CƯỜNG XÚC TIẾN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH

...................................................................................................................67

1.4 CHÚ TRỌNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGàNH DU LỊCH 69

1.5 ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 70

1.6 BẢO VỆ, TÔN TẠO TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI 71

1.7 CHỦ ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRANH THỦ NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI 72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

2. NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH VI MÔ 73

2.1 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH LỮ HÀNH 74

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 2

2.2 ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH LƯU TRÚ 77

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ADB Ngân hàng phát triển châu Á


AFT Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á


APEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới


ASEANTA Hiệp hội du lịch Đông Nam Á


EU Cộng đồng các nước Châu Âu


FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GNP Tổng sản phẩm quốc dân


GDP Tổng sản phẩm quốc nội


IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế

SNV Tổ chức phát triển du lịch Hà Lan


WCED Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới


WTO Tổ chức thương mại thế giới


WTTC Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

B¶ng 1: KÕt qu¶ kinh doanh du lÞch trong giai ®o¹n 2003-2008 31

B¶ng 2: KÕt qu¶ thu hót kh¸ch du lÞch trong giai ®o¹n 2003-2008 34

B¶ng 3: Møc chi tiªu trung b×nh mét ngµy cđa kh¸ch du lÞch t¹i ViÖt Nam . 36

B¶ng 4: C¬ cÊu chi tiªu cđa kh¸ch du lÞch quèc tÕ t¹i ViÖt Nam tõ 1995 – 2010 45


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

BiÓu ®å 1: Thu nhËp x· héi tõ du lÞch, 2003-2008 32

BiÓu ®å 2: Sù ph¸t triÓn sè l•îng kh¸ch du lÞch quèc tÕ, 2003-2008 34

BiÓu ®å 3: Sù ph¸t triÓn sè l•îng kh¸ch du lÞch néi ®Þa, 2003-2008 35

LỜI MỞ ĐẦU


I. Tên đề tài

“Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy hướng tới phát triển bền vững”

II. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội và ngày càng phát triển với nhịp độ cao. Du lịch không còn được coi là nhu cầu cao cấp, thậm chí ở nhiều nước phát triển nó là nhu cầu không thể thiếu được của mỗi người dân. Về phương diện kinh tế, du lịch được coi như một ngành công nghiệp không khói - một ngành có khả năng giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm và đem lại nhiều thu nhập ngoại tệ, điều chỉnh cán cân thanh toán, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển. Về phương diện xã hội, nó đem lại sự thoả mãn cho người đi du lịch, góp phần tăng cường giao lưu văn hoá, phát triển bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Gần 45 năm hình thành và phát triển, đặc biệt là từ năm 1990, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịch các nước trong khu vực. Từ một ngành kinh tế tổng hợp, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội, đến nay du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”- đây là một vinh dự to lớn của toàn ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, đây cũng là một đòi hỏi lớn lao đối với ngành du lịch nói riêng và là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nói chung trong sự vận động đi lên của toàn dân tộc những năm đầu thế kỷ 21.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế dẫn đến sự phát triển không bền vững, do vậy, việc phân tích cụ thể, chi tiết thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch thời gian qua từ đó, rút ra những đánh giá làm tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới là một vấn đề hết sức cần thiết, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới hiện nay. Với ý nghĩa thiết thực đó, em quyết định chọn đề tài: "Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy hướng tới phát triển bền vững" cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

III. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khoá luận là nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động của ngành Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây và những dự báo khách quan về khả năng phát triển của du lịch Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, hạn chế những tồn tại để thúc đẩy du lịch Việt Nam hướng tới phát triển bền vững trong thời gian tới.

IV. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp này, em đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, em còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, phương pháp thống kê và phương pháp dự báo.

V. Bố cục của Đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận tốt nghiệp được chia thành ba chương:

Chương I: Khái quát về du lịch hướng tới phát triển bền vững

Trong chương này, em cung cấp một số cơ sở lý luận cơ bản về du lịch, về phát triển bền vững từ đó có cơ sở để phân tích và đánh giá tình hình phát triển du lịch Việt Nam ở chương sau.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong những năm gần đây

Trong chương này, trước khi đi vào xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam, em phân tích vị trí và tiềm năng phát triển của ngành du lịch ở Việt Nam, tiếp theo, phân tích những thành tựu mà ngành du lịch Việt Nam đã đạt được cũng như những hạn chế , đồng thời tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó nhằm tạo tiền đề cho việc đưa ra những giải pháp tương ứng ở chương tiếp theo.

Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong giai đoạn tới

Chương cuối được mở đầu bằng việc trình bày mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và được khép lại bằng việc đưa ra những giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm tăng cường phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới theo hướng phát triển bền vững.


CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DU LỊCH‌

1. Những vấn đề cơ bản về du lịch

1.1 Khái niệm du lịch

Quan niệm về du lịch thay đổi theo quá trình phát triển của nó. Trước thế kỷ XIX, du lịch chỉ là hiện tượng lẻ tẻ của một số ít người ở tầng lớp trên. Đến đầu thế kỷ XX, khách du lịch vẫn tự lo lấy việc đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi ở nơi du lịch, lúc đó du lịch chưa được coi là hoạt động kinh doanh, nó nằm ngoài lề của nền kinh tế. Vì vậy vào thời kỳ này, người ta coi du lịch như là một hiện tượng nhân văn, hiện tượng xã hội nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con người. Trên quan điểm này, du lịch được coi là hiện tượng những người đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó những người này phải tiêu tiền mà họ kiếm được ở nơi khác.

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai khi dòng khách du lịch ngày càng đông, việc giải quyết nhu cầu ăn, ở, giải tríđã trở thành một cơ hội kinh doanh. Với góc độ đó du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một hoạt động kinh tế. Du lịch được coi là toàn bộ những hoạt động và những công việc phối hợp nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch. 1

Du lịch ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng gắn bó và phối hợp với nhau tạo thành một hệ thống rộng lớn và chặt chẽ. Dưới góc độ này, du lịch được coi là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hoá với các hàng hoá, dịch vụ để tạo ra sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Nhìn chung hiện nay đại đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng nên xem xét thuật ngữ du lịch dưới hai góc độ: 1/ Du lịch là hiện tượng của xã hội, và 2/


1 Trung tâm từ điển Bách Khoa Việt Nam- Hà Nội, năm 1995, Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1

Du lịch là một ngành kinh tế. Việc nhận định rõ hai góc độ cơ bản của khái niệm du lịch có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, không ít người chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế, do đó, mục tiêu quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội. Nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết... Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đầu tư cho giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.

Như vậy, cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, khái niệm du lịch cũng có sự phát triển, đi từ hiện tượng đến bản chất. Tuỳ thuộc vào từng góc độ nghiên cứu mà người ta sử dụng khái niệm du lịch với các nội dung khác nhau. Luận văn này sẽ đứng trên góc độ thứ hai của du lịch - du lịch là “một lĩnh vực kinh doanh” để xem xét tính hiệu quả của du lịch dưới góc độ thứ nhất – du lịch là “một hiện tượng xã hội”.

1.2 Sản phẩm du lịch và các đặc điểm của sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch khác với nhiều sản phẩm đơn thuần, chủ yếu là các dịch vụ đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất và phi vật chất.

Sản phẩm du lịch có những đặc điểm chủ yếu như:

Sản phẩm du lịch là một sản phẩm trừu tượng được bán cho khách trước khi họ thấy hay trước khi họ hưởng thụ.

Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp bao gồm vận chuyển, lưu trú, ăn uống... và những loại hình dịch vụ khác.

Sản phẩm du lịch được bán ra một nơi có khoảng cách rất xa cho nên muốn tiêu thụ được phải qua nhiều kênh phân phối hoặc có sự phối hợp của nhiều quốc gia trong cùng một chuyến đi của du khách.

Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay thế,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022