Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 12


Như vậ y , có thể thấy dấu ấn khá đậm nét của văn hóa vật chất trong nội dung truyện kể địa danh của dân tộc Thái. Không nhữ ng thế , hình thức truyệ n kể cũng chứ a đự ng nhữ ng mã văn h óa độc đáo . Truyện kể địa danh phân biệt với các thể tài truyện kể khác ở chỗ mỗi câu chuyện đều cho biết nguyên nhân hình thành, tên gọi của ít nhất một sự vật, một hiện tượng địa lý, tự nhiên nào đó. Trong gầ n 60 truyện kể địa danh của người Thái có sự xuấ t hiệ n của 122 địa danh, trong đó 25 địa danh hình thành trong thần thoại, 43 địa danh trong truyền thuyết và 54 địa danh trong các truyện cổ tích. Bản thân các địa danh này mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa vật chất.

Người Thái là cư dân lúa nước, những yếu tố cơ bản phục vụ cho nền sản xuất này là “nà” (hay ná, na – các cách phát âm khác nhau ở nhiều vùng Thái của từ ruộng), “nặm” (nước) và các yếu tố gần gũi với nó là hát (thác), bó (mó nước), “huổi” (hay khuổi nghĩa là suối), ta (bến nước) và “quái” (hay quài- nghĩa là trâu)… Văn hóa vật chất, cụ thể là văn hóa nông nghiệp để lại dấu ấn trong truyện kể chính bằng việc các yếu tố của nó tham gia trực tiếp cấu thành nên các địa danh. Có 46/122 địa danh (chiếm 37,7%) được cấu tạo bởi các yếu tố (Nà Phà, Nà Phi, Na Ngoi, Na Tòong, Ná Ca…), nặm (Nặm Vì, Nặm Bó Chưn, Nặm Bó Cưn…), hát (Hát Son Nhon, Hát Chạng Ca, Hát Hố, Hát Ca Da…), (Bó Nong Đa, Bó Bìn…), quái (Mường Quái, Thẳm Quái, Ta Quái…)... Ngoài ra còn có nhiều địa danh khác cũng được cấu tạo trực tiế p từ những từ ngữ dùng trong sản xuất nông nghiệp hoặc các ngành sản xuất vật chất, các sinh hoạt hàng ngày khác như Mường Ký (trong từ pén ký nghĩa là khung cửi), bản Híp (híp là cái kẹp nướng thịt), Pú Thán (Núi Than), Pú Khảu Chí (Núi Xôi Nướng), Choong Năng (choong là cái chậu), Hoong Cúm (cúm là vật dựng đựng đồ trang sức, đồ quý)…


Có thể nói, tên đất đã nói lên tầm ảnh hưởng quan trọng của văn hóa nông nghiệp đối với cộng đồng người Thái. Cuộc sống và lao động gắn với ruộng đồng, mương phai, làng bản đã tác động sâu sắc đến cả trực giác và cách tư duy của họ, khiến họ sử dụng ngay những “chất liệu” gần gũi nhất, những đối tượng tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày để đặt và gọi tên các sự vật tự nhiên, các khu vực địa lý, đất đai, làng bản.

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các địa danh được hình thành, văn hóa vật chất còn ảnh hưởng đến thi pháp truyện kể, chủ yếu là thi pháp nhân vật. Ảnh hưởng rõ nét nhất của văn hóa vật chất đến thi pháp nhân vật trong truyện kể địa danh của người Thái là cách thức xây dựng hình ảnh con người gắn với lao động. Nói đến văn hóa vật chất trước hết là nhắc đến nhu cầu ăn, mặc, ở. Nguồn thức ăn của người Thái chủ yếu có được dựa vào trồng cấy (tạo ra lúa gạo và một số ít lương thực khác), đánh bắt, săn bắn và hái lượm. Văn hóa mặc khá phong phú được phát triển chủ yếu nhờ bàn tay của người phụ nữ. Bởi thế, con người hiện lên trước tiên gắn bó mật thiết với các hoạt động lao động để duy trì cuộc sống thường ngày, dấu ấn của ăn hóa vật chất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng nằm ở đó.

Ngay từ thời thần thoại, người Thái đã tưởng tượng ra thế giới tự nhiên, con người thuộc dân tộc mình và các dân tộc khác… đều được tạo ra từ bàn tay của các Then, các Khun, các vị khổng lồ “chân lấm tay bùn”. Những Ông Chục, Ông Chao (Ông Xới, Ông San), ông đào khe sâu, vực thẳm (Chẩu Năng Dệt Phẳng - ông Làm Vực), ông dựng núi, tạo đồi (Chẩu năng dệt Pú - Ông dệt Núi), ông trải đất màu mỡ xuống đồng bằng, trải đá muôn màu xuống miền núi (Xô công Đin - Ông Làm Đất), vợ là bà Xô Công Nhả (Bà Gây rừng)… được người Thái hình dung là những cư dân – những “người lao động chân chính” đầu tiên của thế giới này. Tuy nhiên, công cuộc lao động ở đây chưa được miêu tả nhiều, chỉ có


tên gọi của các vị Xô Công nói lên điều đó. Phải đến thế hệ khổng lồ thứ hai, khi hình ảnh vợ chồng Ải Lậc Cậc, vợ chồng ông bà khổng lồ và người khổng lồ Pu Té xuất hiện, chân dung người lao động mớ i được tác giả dân gian Thái hoàn chỉnh. Những “cư dân đặc biệt” kể trên đã là m công việc vô cùng bình dị của người làm nông nghiệp. Ải Lậc Cậc đi cày ruộng, lấy chân rạch những đường cày. Thấy trâu ăn lúa, ông dùng nắm xôi để ném nên mới có Núi Xôi Nướng (Pú Khảu Chí); hết xôi lại dùng đá ném, mẩu vụn rơi xuống mà thành Pú Hin Kinh (Núi Đá Rơi). Ông khổng lồ Pu Té thì đi gánh phân, chẳng may bị vấp ngã, phân văng ra nên các thửa ruộng vùng Cha Kỷ, Mường Khòong tốt hơn nơi khác. Vợ chồng Ải Lậc Cậc đi bắt cá, hai ông bà khổng lồ khác thì đi bắt lươn dọc sông Đà…

Không chỉ có người khổng lồ, các vị Khun, những người thuộc Mường Then xuống với con người cũng là người lao động. Tạo Suông, Tạo Ngần cùng vợ là Da Nàng Láng, Da Nàng Ét Keng xuống trần, bổ nhát cuốc đầu tiên ở vùng Na Nọi (Bản na Nọi – Phong Thổ - Lai Châu ngày nay), dạy dân làm ruộng, làm nhà, tạo dựng cuộc sống. Khun Bó Rồm xây dựng đất Mường Thanh còn rồng thì giúp người Thái ở Nghệ An làm thủy lợi…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Một cách hồn nhiên và ngây thơ, người Thái đặt vào tay các vị thần của mình công cụ, xem cách họ lao động hệt như mình lao động, “dạy” họ làm việc như mình đang làm. Và cũng “vô ý thức” như thế, họ đã xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh cho thần thoại – thần thoại của người lao động, của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Bước sang thời kỳ của truyền thuyết và cổ tích, thi pháp nhân vật được mở rộng, nhân vật được xây dựng với nhiều góc độ hơn. Bên cạnh hình ảnh người lao động tiếp tục phát triển theo hướng gần gũi với con người trong cuộc sống đời thường còn có hình ảnh người anh hùng, những ông tổ của các vùng đất

Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 12


trong truyền thuyết và các chàng trai tài giỏi trong cổ tích. Đặc điểm nổi bật của nhữ ng nhân vậ t nà y là họ đều tinh thông võ nghệ, hoặc đặc biệt có tài trong việc sử dụng tên nỏ. Trong nhiều truyền thuyết, sự khéo léo sử dụng tên nỏ phù hợp với điều kiện địa hình đôi khi giúp các vị tướng tài giành được vùng đất mà mình mong muốn (truyện Mường Xang, Sự tích Mường Mùn…). Chi tiết này được phát triển hơn trong cổ tích. Có 13/31 truyện kể về những nhân vật tài giỏi đã giúp đỡ Rồng hoặc người Mường Nước, chiến công của họ đạt được đều nhờ việc dùng nỏ tẩm thuốc độc bắn vào mắt đối thủ làm cho kẻ thù chết hoặc hoàn toàn bị tê liệt (Pú Quán Muôp, Tạo Mường Phe và bản na Tòong, Sự tích bản Tà, Mường Quái, Xứ Đáng, Sự tích Bù Hôm…). Đây chính là ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa vật chất đến việc xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện kể đị a danh của người Thái, nói lên vai trò của kỹ năng săn bắn trong việc tìm kiếm thức ăn, bảo vệ mùa màng và sự coi trọng của cộng đồng với những người có tài sử dụng vũ khí – công cụ - tên nỏ trong chiến tranh và trong đời sống.

Có vẻ mờ nhạt hơn nhưng không thể không kể đến là hình ảnh cô gái Thái và chiếc khung cửi. Truyện Mường Ca Da, Truyện Khủn Tinh, Ta Bó Bua, Tạo Mường Phe và bản Na Tòong… đều nhắc đến những cô nàng bên quản ngồi dệt cửi. Tài năng của các cô là một trong những yếu tố hấp dẫn các chàng trai, khiến chàng quyết tâm theo đuổi, thậm chí bắt cô gái về làm vợ (Ta Bó Bua). Không được nhấn mạnh như vai trò kỹ năng bắn nỏ của đàn ông nhưng rõ ràng vai trò của nghề dệt, kỹ năng dệt và những người phụ nữ giỏi nghề đã được quan tâm đến và thể hiện trong truyện kể.

Sự phân tích trên cho thấy những ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét của văn hóa vật chất đến truyện kể địa danh của người Thái ở phương diện thi pháp nhân vật. Cùng với những biể u hiệ n củ a văn hóa vật chất trong nội dung và tên đấ t đượ c


hình thành trong truyện , những biểu hiện trên góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của văn hóa Thái tới truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam.

3.2.1.2. Dấu ấn của văn hóa tinh thần

Văn học – trong đó có văn học dân gian - là một khía cạnh của văn hóa tinh thần. Bởi vậy, việc tìm những dấu ấn của văn hó a tinh thầ n trong truyện kể địa danh của ngườ i Thái thực chất là tìm ảnh hưởng qua lại giữa những khía cạnh khác nhau của văn hóa trong một đối tượng, một thể tài truyện kể dân gian. Trên cơ sở những đặc điểm thuộc về văn hóa tinh thần của dân tộc Thái, chúng tôi tiến hành việc khảo sát và chỉ ra biểu hiện văn hóa cùng ý nghĩa của chúng trong truyện kể địa danh.

Có thể nói, trong cấu trúc của những nền văn hóa còn bảo lưu được ít nhiều tính chất cổ sơ như văn hó a Thá i , yếu tố tâm linh – tín ngưỡng có vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, nhận thức chưa cao đồng nghĩa với việc rất nhiều yếu tố thuộc về tự nhiên chưa được con người hiểu biết, khám phá. Họ thần thánh hóa, trừu tượng hóa thế giới tự nhiên, thế giới quan chứa đầy những điều huyền bí. Thực tế này phản ánh trong rất nhiều phương diện của đời sống, đặc biệt là đời sống tinh thần, trong đó có văn học. Truyện kể địa danh của người Thái nằm trong kho tàng văn học dân gian, phản ánh nhận thức về tự nhiên và xã hội của một cộng đồng người từ buổi khai thiên lập địa, bởi vậy ảnh hưởng của tín ngưỡng – tâm linh trong truyện kể là điều tất yếu.

Trong truyện kể địa danh củ a ngườ i Th ái có rất nhiều truyện gắn với tục thờ nước – một yếu tố quan trọng thuộ c về tín ngưỡng tâm linh. Trước hết, truyện gắn với tục thờ thông qua các địa danh trực tiếp mang yếu tố nước mà địa danh học gọi là thủy danh như nặm, huổi, khuổi, bó, hát, tà… (suối, mó, thác, bến…). Nước không chỉ là một yếu tố quan trọng đối với việc sản xuất vật chất mà còn là phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần, trong tín ngưỡng tâm


linh của tộc người. Ngày nay, đến bất kỳ vùng Thái nào ta cũng gặp những địa danh mang yếu tố nước hoặc các dạng thức khác của nó. Theo thống kê địa danh học năm 2009 của Trần Thị Phương Hằng, chỉ tính riêng thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, “trong 1008 địa danh có 54 địa danh mang yếu tố huổi” [12]. Bên cạnh yếu tố huổi, rất nhiều yếu tố cấu tạo nên các thủy danh khác cũng đi vào truyện kể. Điều này một mặt thể hiện vai trò của nước đối với đời sống vật chất của người Thái, mặt khác cho thấy biểu hiện của tín ngưỡng thờ nước trong truyện kể địa danh.

Ngoài những biểu hiện trực tiế p, tín ngưỡng thờ nước của người Thái còn thể hiện qua việc tôn thờ thần chủ của Mường Nước là Rồng (và biến thể của nó là rắn hoặc thuồng luồng). Có 16/59 truyện xuất hiện hình ảnh của Rồng và các biến thể. Rồng thường là chủ của một dòng sông (sông Rôm, sông Đà…), một con suối (suối Nậm Vì), một vùng đất thuộc “mường khác” (Rồng ở hồ M ường Muổi…). Rắn hoặc thuồng luồng trong các câu chuyện cũng thường là chủ một mường (Nóong Bua), một vực sâu hoặc một khúc sông (Vợ chồng ông bà khổng lồ)… Người Thái coi Rồng Mẹ (Luong Me) là thủy tổ, là người sinh ra Khun Bó Rồm – “công dân” đầu tiên khai phá đất Mường Thanh. Trong tâm thức của họ, Rồng và các biến thể có quyền năng và địa vị gần giống như các vị Then, vị Khun, những người đã sinh ra loài người. Về phương diện nào đó, mối quan hệ giữa con người với Rồng và thế giới dưới nước còn gần gũi hơn quan hệ với thế giới bên trên – nơi “phía ngoài của vòm trời”, giữa con người và những công dân Mường Nước luôn có mối quan hệ tương giao. Quan hệ đó phần nào nhắc nhở tới sự gắn bó mật thiết của người Thái với yếu tố nước trong đời sống và trong lao động. Nước là đ ối tượng của sự tôn thờ nhưng cũ ng thậ t gần gũi nên trong trí tưởng tượng của họ, người Mường Nước dù rất có quyền năng song vẫn


cần đến sự giúp đỡ của con người, vẫ n duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với con người.

Ngoài mặt biểu hiện cho tục thờ nước, hình ảnh Rồng và những biến thể trong truyện kể địa danh còn thể hiện thế giới quan của người Thái. Quan niệm về thế giới với sự tồn tại của ba mường được thể hiện rất rõ. Ngoài sự khác biệt về cư dân, hầu như giữa Mường Trời, Mường Nước và Mường Người không có sự ngăn trở. Thần thoại Thái kể rằng, ban đầu con người có thể tự do lên trời, về sau vì dây khau cát nối trời và đất bị chặt đứt nên con đường duy nhất nối đất và trời cũng không còn. Từ đó, Mường Trời được coi là một nơi bí ẩn, xa xôi, chỉ còn Mường Nước là gần gũi và thân thiện mà thôi.

Quan niệ m về Mườ ng nướ c trong truyệ n kể đị a danh Thá i rõ né t dầ n t heo sự vậ n độ ng củ a thể loạ i , từ thần thoại , truyề n thuyế t tớ i cổ tích. Điều này một mặt thể hiện vai trò tối quan trọng của nước trong đời sống vật chất – tinh thần của con người, mặt khác cũng khẳng định sự định hình trong thế giới quan của người Thái. Mô hình thế giới với ba mường Trời – Người – Nước được cố định hóa và trở thành những biểu tượng tâm linh được tin tưởng, thờ phụng, thậm chí biến thành các nghi lễ được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngườ i Thá i ở Điệ n Biên ngà y nay vẫ n duy trì nghi lễ cầ u thầ n nướ c để xin con . Nghi lễ đượ c tiế n hà nh khi gia đì nh nà o đó hiế m muộ n . Ngườ i ta nặ n một hình người bằng đất theo tư thế n ằm ngửa, hai chân, hai tay dang rộng và đặ t trên mộ t doi đấ t nhỏ gầ n suố i, xung quanh cắ m bố n chiếc ta leo (biể u tượ ng củ a sự kiêng kỵ ). Gầ n đó mộ t bếp lửa nhỏ đượ c nhó m lên . Ngườ i đà n ông trong gia đì nh (có thể cùng anh em trai) luộc một con gà hoặc một con vịt và làm lễ cúng để xin phi Ngược (ma nướ c) ban cho đứa con như ý muốn. Sau khi cúng ma xong họ ăn hết những thứ đem cúng ngay tại chỗ, không đem về nhà và tin rằng điều đó sẽ giúp họ có con.


Mộ t biể u hiệ n khá c củ a tụ c thờ thể hiệ n thế giớ i quan củ a ngườ i Thá i trong đờ i số ng là nghi lễ Xin xống khọi (chia của cải cho người chết và đưa hồn người chết về trời). Trong lễ , Mo Một sẽ khấn và chia cho người chết tất cả những gì họ đã làm ra trong suốt cuộc đời (mộ t cá ch tượ ng trưng ). Kết thúc nghi lễ những thứ đó sẽ được mang ra suối thả trôi cùng với chiếc bè ghép bằng t re đượ c quan niệ m là dù ng để chở hồn người chết và của cải . Như vậ y hồn sẽ qua Mường Nước để đến Mường Trời và sống yên vui tại đó, không về quấy nhiễu hoặc bắt con cháu. Như vậy, rõ ràng trong quan niệm của người Thái, Mường Nước (cùng với Mường Trời) là có thật. Điều này góp phần khẳng định thêm giá trị văn hóa của biểu tượng nước trong truyện kể địa danh của họ.

Giống như nhiều dân tộc khác, tất cả những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống và sản xuất đề u đượ c người Thái tôn thờ. Cư trú ở nơi có địa hình núi non bao bọc quanh thung lũng, bên dưới là những con suối, những vực, khe, ngoài thờ nước nước ngườ i Thá i còn thờ núi và những con vật thiêng. Trong nhiều truyện kể, sự xuất hiện của các địa danh như Pú Khảu Chí, Pú Hin Kinh, Pú Đán Thanh, Pu Nang Non, Pu Tạo Non, Pha Võng, Pha Tém, Phả Đáng, Phả Khí Xút… cho thấy tầm ảnh hưởng của những vách (pha hay phả nghĩa là vách), những núi (pu hay nghĩa là núi) trong cả đời sống sinh hoạt và đời sống tâm linh của người Thái. Không phải ngẫu nhiên mà có những ngọn núi như Pu Nang Non, Pu Tạo Non (Núi Nàng Nằm, Núi Chàng Nằm) được gắn tới vài ba huyền thoại ( Sự tích động Pa Thơm, Nàng tiên và chàng thợ săn, truyệ n Pu Nang Non , Pu tạ o Non…). Vách núi Phả Khí Xút (Vách Sáp Ong) thì tượng trưng cho sự mưu lược, thông minh của những người đi tìm đất. Hòn đá Xứa Hịn Tai (Hồn Của Mường – tại Xã Chò Lồng – huyện Mộc Châu – Sơn la) tượng trưng cho sự linh thiêng của hồn Mường… Có thể nói, bên cạnh nước, núi

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí