Thực Trạng Một Số Biện Pháp Quản Lý Của Hiệu Trưởng Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Học Tập Của Học Sinh Các Trường Thpt Huyện Châu Thành A-Cần

hướng nghiệp cho HS phổ thông theo hướng liên kết GD-PT với GD hướng nghiệp". GD lao động, hướng nghiệp dạy nghề ở cấp học phổ thông đặt ra không chỉ với yêu cầu đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế mà cả với yêu cầu phát triển nhân cách của HS. GD hướng nghiệp đang được tiến hành dưới nhiều hình thức ở gia đình-nhà trường-xã hội. Hướng nghiệp trong nhà trường thông qua các môn học khoa học tự nhiên, xã hội, thông qua học tập lao động kỹ thuật, thông qua sinh hoạt hướng nghiệp giới thiệu ngành nghề, hướng dẫn dạy nghề, các hình thức chọn nghề, hướng nghiệp còn thông qua các hoạt động ngoại khóa tham quan và tổ chức học nghề phổ thông. HT phải nhận thức đầy đủ về mặt công tác này, phân công trách nhiệm phụ trách công tác lao động, hướng nghiệp - dạy nghề trong nhà trường: trách nhiệm của HT, GVCN GV bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường. Hội cha mẹ HS trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Chỉ đạo xây dựng, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường: Cơ sở vật chát là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ cho việc giáo dục toàn diện con người trong nhà trường và là điều kiện thiết yếu để tiến hành dạy tốt - học tốt. Xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường là một đòi hỏi cấp thiết trong tình hình hiện nay. HT phải chỉ đạo công việc này một cách có hiệu quả nhất

HT là người lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm làm tốt công tác tham mưu giúp Đảng ủy, Chính quyền làm tốt sự nghiệp GD trên địa bàn, Mặt khác, HT phải biết dựa vào nhân dân, tranh thủ vận động nhân dân tham gia xây dựng nhà trường. HT có nhiệm vụ chỉ đạo cán bộ, GV làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ GD làm cho mọi người nâng cao nhận thức trách nhiệm với nhà trường, phối kết hợp 3 môi trường GD. Thường xuyên tổ chức gặp mặt với Ban đại diện cha mẹ HS để bàn bạc, trao đổi phương hướng, biện pháp GD, mặt khác, cùng với các đoàn thể, các ngành, các tổ chức xã hội cùng thực hiện chương trình phối hợp giáo dục HS và xây dựng cơ sở vật chát cho nhà trường.

Vai trò quản lý của Hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

* Xác định quan điểm về QL của HT nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của HS. Công tác QL của HT trọng tâm là QL quá trình dạy học hướng đến mục tiêu: nâng cao chất lượng GD-ĐT toàn diện cho HS, trong đó chất lượng học tập đóng một vai trò rất quan trọng.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hòa nhập với cộng đồng thế giới trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển, đòi hỏi nhà trường cần ĐT những người có phẩm chất đạo đức tốt, đầy đủ năng lực. Cần xác định rằng, kiến thức do nhà trường trang bị cho người học là nền tảng kiến thức bước đầu; khi bước vào cuộc sống, người lao động sẽ đối mặt với những kiến thức mới của khoa học kỹ thuật phát triển; lúc đó, khả năng hoàn thành công việc phải bằng vốn kiến thức cộng với năng lực tự thích ứng, sáng tạo. Do đó, chất lượng học tập nói riêng, chất lượng ĐT nói chung là một vấn đề sống còn của nhà trường. Do vậy, trong vai trò QL nhà trường, HT phải có những chủ trương, biện pháp, bước đi thích hợp trong quá trình QL hoạt động dạy-học nhằm đạt mục tiêu và nâng cao chất lượng học tập của HS.

* Công tác QL của HT trong việc nâng cao chất lượng học tập cho HS: Chất lượng học tập của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò QL của HT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nhà trường, HT là người chịu trách nhiệm chính đối với lãnh đạo cấp trên, đối với xã hội về chất lượng ĐT. Công tác QL của người HT trong việc nâng cao chất lượng học tập cho HS thực chất là QL quá trình dạy-học, QL các điều kiện hỗ trợ quá trình dạy học bằng một hệ thống các biện pháp QL được thực hiện theo các chức năng QL đã được xác định. QL quá trình dạy-học bao gồm QL quá trình dạy của GV và quá trình học của HS. Hoạt động QL của HT đối với hoạt động dạy của GV được thực hiện thông qua việc QL chương trình, kế họ ách dạy học; QL giờ lên lớp của GV; QL sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV. QL hoạt động học của HS được thực hiện thông qua QL nề nếp học tập, theo dõi việc học tập chuyên cần, phương pháp-hình thức học tập, công tác bồi dưỡng phụ đạo, các hoạt động học tập nội khóa, ngoại khóa, tự

học... Thực hiện được điều đó, HT quản lý thông qua đội ngũ các GVCN, GV bộ môn, các tổ chức HS trong nhà trường và sự phối hợp với gia đình và địa phương nơi trường đóng. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, các điều kiện học tập cũng là đối tượng trong quá trình QL của người HT nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HS. Việc xây dựng môi trường GD lành mạnh trong nhà trường là một nhiệm vụ trong công tác của người HT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập của HS.

Có thể nói, để nâng cao chất lượng học tập của HS, người HT cần phải QL một cách toàn diện quá trình dạy-học, thực hiện các chức năng QL và vận dụng tốt các kỹ năng QL vào các điều kiện cụ thể của nhà trường. Để thực hiện có hiệu quả công tác QL của mình, người HT cần thiết phải ý thức cao về nhiệm vụ và có biện pháp QL phù hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHÂU THÀNH A-CẦN THƠ‌

2.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHÂU THÀNH A, CẦN THƠ‌

2.1.1. Về đội ngũ quản lý‌


- Thâm niên GD của HT, PHT ở 3 trường Tầm Vu là trên 10 năm.


- Thâm niên QL chỉ có HT trường TV2 là trên lo năm, còn lại là dưới 5 năm.


- Trình độ chuyên môn đội ngũ QL cả 3 trường đều là đại học sư phạm và đã qua lớp bồi dưỡng QLGD.

2.1.2. Về đội ngũ giáo viên‌


Đội ngũ GV


Tổng số

Tay nghề dưới 10 năm

Trình độ chuyên môn

Trường

ĐHSP

Cao đẳng và

hoàn tất ĐH

Tay nghề

khá giỏi

TV1

93

50

23

70

80

TV2

73

37

29

44

65

TV3

70

44

22

48

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 5

2.1.3. Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học‌


+ Phòng học: Trường TV1: 32 ; TV2: 32 và TV3: 24.


+ Phòng nghe nhìn và phòng lab: cả 3 trường đều chưa có.


+ Số máy vi tính trung bình mỗi trường có 5 máy.


+ Thư viện trường TV1, TV2 được đánh giá là đạt chuẩn.


+ Cả 3 trường mỗi trường đều chỉ có 1 phòng thực hành thí nghiệm lý, hóa, sinh chủ yếu là kho dành chứa những đồ dùng thí nghiệm, thiết bị thực hành và chỉ có một cán bộ chuyên trách ở mỗi trường.

2.1.4. Về tình hình trường lớp và học sinh‌


Tổng số lớp: Trường TV1: 62 lớp với 2.483 học sinh (cấp 3: 542 lớp); TV2: 44 lớp với 1.871 học sinh (cấp 3: 520 lớp) và TV3: 38 lớp với 1.820 học sinh (cấp 3: 515 lớp). Tính vào cuối năm học 2000-2001, nguồn do các trường cung cấp.

2.1.5. Kết quả học tập của học sinh‌


Bảng 2 : Kết quả học tập của học sinh các trường Tầm Vu 1, Tầm Vu 2 và Tầm Vu 3 năm học 1999-2000; 2000-2001 và 2001-2002



NĂM HỌC

TỈ LỆ TN CỦA TỈNH


TRƯỜNG

KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP

KẾT QUẢ HỌC TẬP

KHÁ GIỎI


TB


YẾU


KÉM

1999 -

2000


71,9

TV1

81.1

53.9

40.5

5.6

0

TV2

81.1

32.1

43.5

22.5

1.9

TV3

78.8

15.4

45.2

31.8

7.6

2000 -

2001


92,4

TV1

94.9

46.6

45.4

7.8

0.2

TV2

96.5

36.9

45.1

16.8

1.3

TV3

93.1

8.5

29.8

46.0

15.7

2001 -

2002


75,7

TV1

72.2

48.8

42.7

8.5

0.0

TV2

85.6

26.7

50.6

22.6

0.1

TV3

86.0

23.0

48.7

23.8

4.5

TN: Tốt nghiệp, TB: Trung bình


2.2. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHÂU THÀNH A- CẦN THƠ‌

2.2.1. Biện pháp quản lý về việc giảng dạy của giáo viên‌


Kết quả điều tra của HT, PHT, TT và GV đã phản ảnh thực trạng công tác quản lý của HT đối với việc giảng dạy của GV như sau:

a. Về quản lý chương trình, kế hoạch dạy học


Để nâng cao chất lượng học tập cho HS điều trước tiên là GV phải nắm vững nội dung chương trình, không được tuy tiện cắt xén làm sai lệch nội dung chương trình.

Muốn đạt được yêu cầu trên người HT phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình dạy, có biện pháp đối với GV dạy không đủ, không đúng, để kiểm tra được nhanh gọn, hiệu quả HT yêu cầu TT có kế hoạch bộ môn, GV có kế hoạch giảng dạy và PHT chuyên môn phải duyệt toàn bộ kế hoạch. HT sẽ kiểm tra và theo dõi việc thực hiện hàng tuần, hàng tháng, học kỳ của GV.

Việc quản lý chương trình kế hoạch dạy học tự đánh giá của HT 3 trường (phụ lục

7) mức độ thường xuyên là 100%, được đánh giá là từ 80-92% và biện pháp này được PHT, TT, GV xác nhận với độ tin cậy 95% khoảng ước lượng từ 80-95,2%.

Nhìn chung, ý kiến đánh giá của các PHT, TT và GV về 4 nội dung trong QL chương trình kế hoạch dạy ở trường TV2 luôn đạt tỉ lệ cao nhất 100% về mức độ thực hiện thường xuyên và 99% về kết quả thực hiện tốt. Trong khi TV1 và TV3 chỉ đạt 69- 88% về mức độ thực hiện thường xuyên.

Bảng 3: Đánh giá về các biện pháp quản lý chương trình kế hoạch dạy học của Hiệu trưởng trường Tầm Vu 1 (SL: 88), Tầm Vu 2 (SL: 70), và Tầm Vu 3 (SL: 67).



Nội dung các biện pháp hoạt động dạy của Hiệu trưởng


TRƯỜNG

TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HT

(%)


ĐÁNH GIÁ CỦA PHT, TT VÀ GV

TX

KTX

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN



TX

KTX

KTH

Tốt

TB

Chưa tốt

a. Hiệu trưởng đã làm cho mọi cán bộ GV nắm vững chương trình, không được tùy tiện bớt, xén hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy (PPCT bộ môn, nội dung tinh thần giảm tải thực

hiện từ năm 2000- 2001 trở đi

TV1

100

-

88

7

5

90

10

0

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0


TV3


100


-


87


4


9


97


3


0

b. HT thường xuyên kiểm tra viêc thưc hiên chương trình dạy, có biện pháp xử lý đối với GV dạy không đúng, không

đủ theo qui định hiện hành của bộ.

TV1

100

-

73

20

7

76

10

14

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0

TV3

100

-

83

10

7

82

6

12

c. Yêu cầu GV, tổ làm kế hoạch bộ môn của năm học và kiểm tra kế hoạch, duyệt kế hoạch

TV1

100

-

86

9

5

83

9

8

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0

TV3

100

-

87

7

6

73

12

15

d. Hiệu trưởng theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, tháng và học kỳ của GV.

TV1

100

-

72

17

10

67

14

19

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0

TV3

100

-

69

21

10

71

13

16

HT: Hiệu trưởng, PHT: Phó hiệu phó, TT: Tổ trưởng, GV: Giáo viên, TX: Thường xuyên, KTX: Không thường xuyên, KTH: Không thực hiện, TB: Trung bình và SL: số lượng

Kết quả này cho thấy HT trường TV2 có quan tâm sâụ sắc đến các biện pháp QL chương trình, kế hoạch dạy học. Qua nghiên cứu hồ sơ lưu tại trường về kế hoạch năm học, HT đã thực hiện theo đúng kế hoạch dã được thống nhất từ phiên họp đầu năm như kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra kế hoạch của từng tổ chuyên môn... HT trường TV1, TV3 cụ thể hóa kế hoạch năm theo từng học kỳ, từng tháng, có phân công PHT chuyên môn, TT nhưng việc kiểm tra của HT chưa đều khắp ở các tổ, phương pháp kiểm tra còn mang tính hình thức, đối phó.

b. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên


Việc quản lý giờ lên lớp (phụ lục 7) của GV tự đánh giá của HT 3 trường mức độ thường xuyên là 100%; được đánh giá là từ 84-87%.

Bảng 4 : Đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và giáo viên về các biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên.



Nội dung các biện pháp hoạt động dạy của Hiệu trưởng


TRƯỜNG

TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HT (%)

ĐÁNH GIÁ CỦA PHT, TT VÀ GV

TX

KTX

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN



TX

KTX

KTH

Tốt

TB

Chưa tốt

a. Phân công giảng dạy phù hợp với

ngành đào tạo, khả năng giáo viên và cá điều kiện khác

TV1

100

-

82

3

15

86

5

9

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0

TV3

100

-

81

4

15

83

17

7

b. Chỉ đạo và quản lý việc lập hồ sơ chuyên môn.

TV1

100

-

76

7

17

79

7

14

TV2

100

-

99

1

0

97

3

0

TV3

100

-

80

4

16

87

7

6

c. Kiểm tra hồ sơ – giáo án của cán bộ - giáo viên.

TV1

100

-

73

17

10

68

16

16

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0

TV3

-

100

84

6

10

84

6

10

d. Tổ chức dự giờ, thăm lớp thường xuyên kiểm tra và thao giảng rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn

TV1

100

-

79

15

6

79

11

10

TV2

100

-

100

0

0

99

1

0

TV3

100

-

83

10

7

81

12

7

Kết quả tương tự với biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch dạy học đã trình bày phần trên, trường TV2 được cá PHT, TT và GV đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất, cụ thể luôn đạt tỉ lệ cao nhất 99 – 100%, tỉ lệ không thực hiện là 0% trong khi TV1 và TV3 chỉ đạt tốt là 73-84% và không thực hiện của 2 trường này chiếm tỉ lệ tương đương nhau 6-16%.

Trường TV1, TV3 có tỷ lệ GV tốt nghiệp Đại học thấp hơn trường TV2, nên việc phân công giảng dạy một số bộ môn chưa phù hợp với năng lực của GV. Bên cạnh đó, qua xem kế hoạch hoạt động của tổ bộ môn về việc chỉ đạo và QL việc lập hồ sơ chuyên môn GV, việc kiểm tra hồ sơ giáo án, tổ chức dự giờ, thăm lớp chưa hoạt động đều đặn theo kế hoạch đã đề ra, HT ít kiểm tra, đôn đốc. việc đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy của tổ chuyên môn cũng chưa thật sự nghiêm túc, còn nương nhẹ, nể nang.

Vì nội dung giảng dạy của GV quy định nội dung học tập của HS. Để nội dung bài giảng được truyền đạt đầy đủ đến HS thì trước hết GV phải nắm thật vững nội dung và yêu cầu HT phân công giảng dạy phù hợp với ngành nghề đào tạo, với khả năng của GV, đây là yếu tố quan trọng để người dạy phát huy được hết năng lực của mình. Bên cạnh đó, HT chỉ đạo và QL việc lập hồ sơ chuyên môn như giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổ điểm cá nhân...phân công PHT, TT có kế hoạch kiểm tra thường xuyên.

HT chỉ đạo việc dự giờ của PHT chuyên môn, TT theo đúng quy định của Bộ, quan tâm đến GV mới về trường giao TT phân công GV có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ. Để dự giờ đạt hiệu quả cao phải tiến hành trao đổi , rút kinh nghiệm kịp thời, góp ý trên tinh thần xây dựng, học hỏi lẫn nhau. HT có thể dự cùng với PHT, TT trong trường hợp cần thiết, hoặc dự theo yêu cầu kiểm tra chuyên môn. Chính sự có mặt TX của HT trong giờ dạy sẽ làm cho không khí thi đua giảng dạy trong nhà trường sôi nổi hơn, bản thân GV sẽ cố gắng nhiều hơn, HS sẽ chăm chú hơn trong học tập. Qua dự giờ HT sẽ xác định được phần nào năng lực chuyên môn của GV, khả năng tiếp thu bài của HS để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh người dạy, người học. Đây cũng chính là điều kiện để HT kiểm tra được tiến độ thực hiện chương trình, nội dung bài giảng, phương pháp truyền đạt của GV và cách học của HS.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023