Thực Trạng Pháp Luật Và Thực Tiễn Thực Hiện Quy Định Về Chủ Thể


nếu các bên không thể chứng minh được thiệt hại đó là giá trị bao nhiêu tiền và do ai gây ra thì về nguyên tắc là bên tham gia hợp đồng không thể nào yêu cầu bên đối ước phải thực hiện nghĩa vụ BTTH cho mình.

Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy rằng ngoài việc quy định về căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM, nhà làm luật còn phải quy định rõ giới hạn của TNBTTH là đến đâu, trong trường hợp nào thì bên vi phạm hợp đồng có thể được miễn TNBTTH và việc miễn trách đối với bên vi phạm hợp đồng là hoàn toàn do các bên thỏa thuận hay có thể do pháp luật quy định.

Xuất phát từ việc phân tích, đánh giá các quan điểm khoa học trong các học thuyết có liên quan đến căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM tại Tiểu mục

1.1.3 của Luận án này , cùng với các quy định hiện hành, tác giả luận án sẽ tập trung phân tích các căn cứ cụ thể đó là: một là, hành vi vi phạm HĐTM; hai là, thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải gánh chịu; ba là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm HĐTM và thiệt hại thực tế xảy ra. Các nội dung này xuất phát từ quy định tại Điều 303 LTM năm 2005. Tuy nhiên, trong một số trường hợp yếu tố lỗi vẫn được xem xét khi xác định trách nhiệm bồi thường, ví dụ khoản 2 Điều 213 và khoản 2 Điều 266 LTM năm 2005. Đây được coi là những trường hợp ngoại lệ liên quan đến xác định TNBTTH do vi phạm HĐTM, nên trong phạm vi tiểu mục này, tác giả luận án cũng bổ sung phân tích yếu tố lỗi trong TNBTTH do vi phạm HĐTM như những ngoại lệ mà LTM đã đặt ra trong một số trường hợp nhất định.

(iii) Các quy định về nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền BTTH do vi phạm HĐTM.

Như đã đề cập ở trên, các nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền BTTH là những vấn đề căn cốt trong quá trình áp dụng pháp luật để truy cứu TNBTTH do vi phạm HĐTM. Chính vì vậy, việc nhà làm luật quy định rõ các nguyên tắc, phương thức thanh toán tiền BTTH do vi phạm HĐTM sẽ là giải pháp thiết thực để giúp cho các bên giải quyết vấn đề BTTH do vi phạm HĐTM được thuận lợi hơn.

Xét về khía cạnh lý luận, việc thực hiện TNBTTH do vi phạm HĐTM sẽ tác động đến lợi ích kinh tế của cả hai bên (bao gồm bên có quyền yêu cầu BTTH và bên có nghĩa vụ BTTH). Do đó, việc thực hiện trách nhiệm pháp lý này nhất thiết phải được pháp luật quy định rõ về nguyên tắc thực hiện việc bồi thường, cũng như phương thức thực hiện việc bồi thường để sao cho có thể bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của cả hai bên tham gia quan hệ BTTH, trên tinh thần bình đẳng và công bằng.


Về nguyên tắc BTTH do vi phạm hợp đồng, thực tế cho thấy, nhà làm luật thường quy định một số nguyên tắc BTTH do vi phạm hợp đồng, trong đó nguyên tắc cơ bản nhất là “bồi thường theo thiệt hại thực tế xảy ra”, bao gồm những thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra bên bị thiệt hại sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại 109. Mặc dù nguyên tắc chung của việc xác định TNBTTH do vi phạm hợp đồng là như vậy nhưng nhà làm luật cũng ghi nhận một ngoại lệ của nguyên tắc này, đó là trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (ví dụ: các bên thỏa thuận miễn cho nhau nghĩa vụ bồi thường, hoặc chỉ bồi thường ít hơn so với thiệt hại thực tế xảy ra) hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ: LTM năm 2005 quy định giá trị BTTH bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm)110.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Về phương thức thanh toán tiền bồi thường. Đây là vấn đề có tính chất linh hoạt và gắn với lợi ích “tư” nên nhà làm luật có xu hướng trao quyền tự quyết cho các bên trong việc thỏa thuận về phương thức thanh toán tiền BTTH. Thực tế cho thấy, các phương thức thanh toán tiền BTTH có thể được các bên thỏa thuận áp dụng bao gồm: BTTH bằng việc trả tiền, bằng việc chuyển giao vật hoặc bằng cách thực hiện một nghĩa vụ khác để thay thế nghĩa vụ trả tiền bồi thường.

Trong luận án, đây cũng chính là một nội dung nghiên cứu được quan tâm giải quyết triêt để. Bởi vì, để có thể giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung, do vi phạm HĐTM nói riêng thì việc xác định đúng đắn thiệt hại là đòi hỏi quan trọng. Nếu thiệt hại không được xác định chính xác thì việc giải quyết tranh chấp sẽ không thể đạt được hiểu quả, dễ vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía các bên chủ thể tranh chấp, sâu xa hơn là sự phản ứng từ dư luận xã hội. Sự đối lập về lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng nói chung, quan hệ về BTTH do vi phạm HĐTM nói riêng là dấu hiệu quan trọng cần phải được quan tâm đúng mức. Việc xác định mức thiệt hại phải bồi thường lớn hơn hoặc nhỏ hơn thiệt hại thực tế đều dẫn đến sự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên. Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm HĐTM phải gánh chịu. Do đó, việc ghi nhận các loại thiệt hại và các phương thức cũng như nguyên tắc xác định các loại thiệt hại này là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, đây cũng là một trong các nội dung

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 11


109 Xem: Khoản 2 Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.

110 Xem: Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005.


tranh chấp trong hầu hết các vụ việc thực tiễn, mà một trong các nguyên nhân đó là sự bất cập trong quy định của pháp luật cũng như hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Điều này càng cho thấy việc nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về nguyên tắc, phương thức và các loại thiệt hại được bồi thường là một nội dung quan trọng cần phải được giải quyết trong luận án.

(iv) Các quy định về thực hiện TNBTTH do vi phạm HĐTM và vấn đề miễn TNBTTH do vi phạm HĐTM.

TNBTTH do vi phạm HĐTM là loại trách nhiệm dân sự điển hình. Chính vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm này cũng cần được pháp luật quy định một cách rõ ràng, dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về vấn đề thực hiện trách nhiệm bồi thường.

Trong quá trình thực hiện TNBTTH do vi phạm HĐTM, trong một số trường hợp bên gây thiệt hại có thể được xem xét miễn trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Xét trên phương diện lý thuyết, triết lý của việc quy định “miễn TNBTTH” chính là ở chỗ: nếu một bên giao kết hợp đồng có hành vi gây thiệt hại cho bên đối ước nhưng hoàn toàn không có lỗi khi thực hiện hành vi đó, thì chủ thể này không phải BTTH cho bên bị thiệt hại. Do đó, vấn đề này cần được quy định rõ trong luật, đặc biệt là pháp luật thương mại để có cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế độ “miễn trách” trong thực tiễn giao dịch thương mại. Hiện nay, cả BLDS năm 2015 và LTM năm 2005 đều có những quy định cụ thể về các trường hợp miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng. Trong các văn bản quy phạm pháp luật này, nhà làm luật quy định các trường hợp miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật111.

Việc ghi nhận phương thức thực hiện và các căn cứ miễn TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung, do vi phạm HĐTM nói riêng được pháp luật hợp đồng của các quốc gia đều quan tâm. Ở Việt Nam, các phương thức thực hiện TNBTTH và các căn cứ miễn trừ TNBTTH không chỉ được ghi nhận ở BLDS mà còn được ghi nhận trong các luật chuyên ngành. Đối với TNBTTH do vi phạm HĐTM, nhà làm luật ghi nhận bốn nhóm căn cứ miễn trừ đó là: theo thoả thuận của các bên; thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng; thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Những căn cứ này vừa có sự kế thừa, vừa có sự mở

111 Xem: Điều 541 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 294 Luật Thương mại 2005.


rộng và chi tiết hơn so với các căn cứ chung trong BLDS năm 2015. Cũng giống như việc xác định chính xác thiệt hại phải bồi thường, thì việc xác định các căn cứ miễn trừ TNBTTH cũng là nội dung quan trọng được nhà làm luật quan tâm. Tuy vậy, những quy định này hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập khiến cho việc áp dụng vào thực tiễn còn chưa thực sự thống nhất. Trong phạm vi của Luận án này, việc giải phân tích và đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến các căn cứ loại trừ TNBTTH cũng là nội dung quan trọng, góp phần vào việc đánh giá tổng thể các quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra những phân tích chi tiết được thực hiện cũng có giá trị tham khảo đối với các nhà thực hành pháp luật trong quá trình áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh trên thực tế.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong Chương này, ngoài việc đã làm rõ những nội dung cơ bản của TNBTTH do vi phạm HĐTM như khái niệm, đặc điểm, bản chất của TNBTTH do vi phạm HĐTM, đặc biệt là nội dung nghiên cứu luận giải các điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng dựa trên nền tảng của các học thuyết pháp lý có liên quan. Có thể nói, thành công lớn nhất khi thực hiện Chương này là đã tiếp cận nghiên cứu được hai học thuyết pháp lý khác nhau liên quan đến việc luận giải các căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm hợp đồng nói chung, HĐTM nói riêng. Mặc dù, Điều 303 LTM năm 2005 đã ghi nhận rõ ba căn cứ làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM, song thực tiễn khoa học pháp lý ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc khẳng định lỗi có phải hay không phải là một trong các căn cứ này. Chính việc tiếp cận nghiên cứu các học thuyết pháp lý có liên quan đã giúp cho tác giả làm rõ các cơ sở lý luận để luận giải cho khẳng định không coi lỗi là một trong những căn cứ làm phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM.

Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận của việc điều chỉnh pháp luật đối với việc áp dụng TNBTTH do vi phạm HĐTM, với tư cách là một Chương của Luận án để từ đó tạo tiền đề cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM ở các Chương tiếp theo của Luận án.

Tựu chung lại, sau khi nghiên cứu Chương 1, với ý nghĩa, vai trò là Chương phân tích, trình bày về cơ sở lý luận của TNBTTH do vi phạm HĐTM, tác giả luận án nhận thấy một số điểm mới cơ bản như sau:


Thứ nhất, trên cơ sở phân tích các khía cạnh của vi phạm HĐTM , đồng thời trên cơ sở nhận diện các hướng tiếp cận định danh và không định danh về khái niệm TNBTTH do vi phạm HĐTM, luận án đã xây dựng được khái niệm hoàn thiện trên cơ sở khắc phục những điểm hạn chế từ các khái niệm trước đó.

Thứ hai, thông qua việc phân tích các đặc điểm của TNBTTH do vi phạm HĐTM, đã làm rõ về bản chất của loại trách nhiệm này chính là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm HĐTM gây ra.

Thứ ba, trên cơ sở của việc tiếp cận và phân tích các quan điểm trong các học thuyết khác nhau, luận án đã đưa ra quan điểm về căn cứ phát sinh TNBTTH do vi phạm HĐTM, theo đó lỗi không phải là một trong các căn cứ cần xem xét.

Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về các quy định pháp luật có liên quan, tác giả luận án đã phân tích và chỉ ra mối liên hệ giữa chế tài BTTH do vi phạm HĐTM với chế tài phạm vi phạm HĐTM và một số chế tài khác. Điều này góp phần làm rõ thêm bản chất cũng như một trong các căn cứ quan trọng của việc áp dụng chế tài BTTH, đó là phải có thiệt hại thực tế xảy ra.

Thứ năm, tác giả luận án đã nghiên cứu lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM, đặc biệt đã chỉ ra được nội dung cơ bản của pháp luật về TNBTTH do vi phạm HĐTM. Đây là một trong các nội dung không thể thiếu khi nghiên cứu nền tảng lý luận, bởi nó là cơ sở quan trọng cho việc định hướng tiếp cận nghiên cứu các nội dung ở Chương 2.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI‌

VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM


Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, vấn đề “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại” được quy định tại Chương VII LTM năm 2005 – với tư cách là một loại chế tài trong hoạt động thương mại. Về cơ bản, các quy định hiện hành về TNBTTH do vi phạm HĐTM tương đối đầy đủ và khá cụ thể. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện các quy định này ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, một số quy định về TNBTTH do vi phạm HĐTM đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định so với lý thuyết về TNBTTH do vi phạm HĐTM và thực tiễn thực hiện pháp luật. Không chỉ dừng lại ở đó, việc triển khai áp dụng các quy định về TNBTTH do vi phạm HĐTM trên thực tế còn có những cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, nội dung phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp về vấn đề này cũng thiếu thống nhất. Điều này gây ra sự lúng túng của các bên liên quan, sự không chấp nhận của nguyên đơn hay bị đơn khi nhận được bản án, quyết định của Toà án khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có nội dung liên quan đến vấn đề BTTH.

2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định về chủ thể

tham gia quan hệ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Trên nguyên tắc, quan hệ BTTH nói chung và BTTH do vi phạm HĐTM nói riêng là quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, có sự tham gia của các chủ thể gồm bên có trách nhiệm BTTH và bên có quyền yêu cầu BTTH.

2.1.1. Các quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của chủ thể có trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Trong pháp luật thực định, việc quy định chủ thể có TNBTTH do vi phạm HĐTM là ai, vốn dĩ là vấn đề đã quá rõ ràng và điều đó được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 302 LTM năm 2005, theo đó TNBTTH do vi phạm HĐTM là trách nhiệm thuộc về bên vi phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện quy định này để xác định chủ thể nào có TNBTTH do vi phạm HĐTM, lại là vấn đề không đơn giản.

Trong khuôn khổ của mục này, Luận án tập trung phân tích hai nội dung của các quy định về chủ thể chịu TNBTTH do vi phạm HĐTM, đó là: i) Căn cứ xác định chủ thể có TNBTTH do vi phạm HĐTM; ii) Quyền, nghĩa vụ của chủ thể có


TNBTTH do vi phạm HĐTM.

2.1.1.1 Căn cứ xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Như đã đề cập ở trên, khoản 1 Điều 302 LTM năm 2005 quy định: TNBTTH do vi phạm HĐTM thuộc về bên vi phạm. Về mặt từ ngữ, điều luật quy định rất rõ ràng, cụ thể rằng bên nào có hành vi vi phạm dẫn đến thiệt hại cho bên kia thì sẽ phải chịu TNBTTH. Tuy nhiên, vấn đề xác định chủ thể có TNBTTH là ai trên thực tế không hề đơn giản, đặc biệt là trong trường hợp tranh chấp tại Tòa án (hoặc Trọng tài). Việc xác định hành vi nào là vi phạm hợp đồng không thể chỉ dựa vào ý kiến của một bên (nguyên đơn hoặc bị đơn) mà phải dựa vào tình tiết khách quan của vụ việc thể hiện trong hồ sơ, tài liệu vụ án. Do đó, nếu không xác định được hành vi vi phạm hợp đồng, sẽ không có việc xác định TNBTTH do vi phạm hợp đồng. Thậm chí, nếu có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có bằng chứng hợp pháp chứng minh mối quan hệ nhân - quả giữa hành vi vi phạm đó với thiệt hại xảy ra, thì cũng không thể xác định được ai là chủ thể có TNBTTH do vi phạm HĐTM và yêu cầu BTTH cũng khó được cơ quan xét xử chấp nhận, từ đó, chủ thể của TNBTTH cũng không tồn tại. Như vậy, chủ thể của TNBTTH có mối liên hệ chặt chẽ với hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế. Điều này cho thấy, để xác định chủ thể có TNBTTH là ai thì nhất thiết phải làm rõ ai là người có hành vi vi phạm hợp đồ ng và hành vi đó có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại cho bên bị thiệt hại hay không? Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có phát sinh trách nhiệm nhưng người có hành vi vi phạm không phải là người chịu trách nhiệm bồi thường, như trong trường hợp người đại diện của pháp nhân không thực hiện hợp đồng hoặc người được uỷ quyền , được uỷ nhiệm hoặc người thứ ba không thực hiện hoặc đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba…

Để làm rõ vấn đề trên và làm rõ thêm căn cứ xác định TNBTTH với căn cứ xác định chủ thể, thể hiện tính độc lập tương đối của hai vấn đề này, xin đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:

Tại Bản án số 03/2018/KDTM-ST ngày 01/8/2018 về tranh chấp hợp đồng mua bán tại TAND huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, có nội dung: theo đơn khởi kiện ngày 18/01/2018 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là Công ty Cổ phần B trình bày, thì vào ngày 02/01/2017, Công ty Cổ phần B (Công ty

B) và Công ty TNHH SN (Công ty SN) ký Hợp đồng nguyên tắc số 006/BBC- SAMNHUT/2017 (Hợp đồng số 006). Theo đó, bên bán là Công ty SN cung cấp sản


phẩm tinh bột khoai mì (tinh bột sắn) cho bên mua hàng là Công ty B với chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian giao hàng theo thỏa thuận. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng từ ngày ký 02/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017.

Ngày 14/10/2017, Công ty B có thông báo yêu cầu Công ty SN thực hiện giao hàng cho nhu cầu tháng 10/2017 là 150 tấn tinh bột khoai mì. Tuy nhiên, Công ty SN xác nhận tại thông báo trên của Công ty B về việc không đáp ứng được đơn hàng. Ngày 17/10/2017, Công ty SN gửi cho Công ty B Thông báo số 01/TB - SN về việc không cung cấp tinh bột khoai mì vì Công ty SN gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định và khan hiếm để phục vụ sản xuất nên không thể đáp ứng giao hàng. Công ty B cho rằng, hành vi này của Công ty SN là vi phạm thỏa thuận của hợp đồng. Do đó, ngày 01/11/2017, Công ty B có Văn bản số 004091/2017/BBC/VB gửi Công ty SN yêu cầu thực hiện hợp đồng, trường hợp Công ty SN không thực hiện nghĩa vụ thì phải BTTH, chịu phạt vi phạm nhưng Công ty SN vẫn không thực hiện.

Để có nguyên liệu kịp sản xuất trong mùa vụ cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán năm 2017, Công ty B đã phải mua hàng của Công ty khác trong thời gian gấp với giá cao để thay thế, ngày 20/11/2017, Công ty B đã ký hợp đồng mua 500.000 kg tinh bột khoai mì của Công ty TNHH XNK Công nghệ Dịch vụ HD (Công ty HD) với đơn giá 10.500 đồng/kg, trị giá lô hàng 5,25 tỷ đồng (giá chưa thuế VAT). Do đó, việc không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của Công ty SN đã gây ra thiệt hại ch o Công ty B số tiền chênh lệch 5,25 tỷ đồng – 3,5 tỷ đồng = 1,75 tỷ đồng112.

Trong vụ việc trên, Công ty B cho rằng, Công ty SN đã vi phạm hợp đồng và hành vi đó đã dẫn đến một khoản thiệt hại thực tế cho Công ty B. Giả sử quan điểm của nguyên đơn – Công ty B là đúng quy định của pháp luật thì TNBTTH sẽ thuộc về bị đơn – bên có hành vi vi phạm. Chủ thể của TNBTTH sẽ là Công ty SN. Tuy nhiên, trong các trường hợp: (i) Công ty SN không có hành vi vi phạm; (ii) Công ty SN có hành vi vi phạm nhưng Công ty B không chứng minh được thiệt hại; (iii) Công ty SN có hành vi vi phạm nhưng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm, thì chủ thể có TNBTTH không phải là Công ty SN.

Phân tích về mặt lý luận, trong vụ việc trên, hành vi của Công ty SN đã vi phạm hợp đồng (dẫn đến loại bỏ trường hợp (i) trong đoạn trên). Mặc dù vậy, hành vi này có dẫn đến thiệt hại trực tiếp cho Công ty B khoản tiền 1.750.000.000 đồng hay không cần phải xem xét kỹ lưỡng, cụ thể là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi

112 Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, "Bản án số 07/2018/KDTM – PT ngày 03/11/2018", tr.3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022