Trách Nhiệm Của Kiểm Toán Viên Đối Với Việc Phát Hiện Gian Lận


yếu kém hoặc gian dối. Từ đó nhà đầu tư tài chính thêm tự tin khi bỏ vốn đầu tư cổ phiếu trên thị trường tài chính.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động của các KTV như cánh tay nối dài của Cơ quan nhà nước giúp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn. KTV giúp Cơ quan Thuế soát xét báo cáo thuế của khách hàng để nộp đúng đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật Thuế. KTV giúp Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) có thông tin trung thực về tài chính của các doanh nghiệp được phép hoạt động trên sàn chứng khoán. Mặc dù UBCKNN có chức năng kiểm tra tài chính doanh nghiệp niêm yết nhưng với nhân lực hạn chế, cơ quan này không thể thẩm tra tài chính tất cả các doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán. Thông qua hoạt động của các KTV, UBCKNN đã kịp thời loại bỏ các doanh nghiệp niêm yết không còn đủ tiêu chuẩn hoạt động trên sàn chứng khoán cả nước. Ngoài ra trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật ở mức nghiêm trọng của Lãnh đạo doanh nghiệp, KTV cũng có trách nhiệm phải thông báo với Cơ quan có thẩm quyền để xử lý doanh nghiệp vi phạm.

Đối với các doanh nghiệp kiểm toán, có thể nói KTV là người lao động đồng thời là tài sản quý giá nhất của của doanh nghiệp. Dịch vụ KTĐL không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về máy móc, thiết bị hay nguồn vốn. Chất lượng của báo cáo kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào các KTV thực hiện hợp đồng kiểm toán. Vì công tác kiểm toán là công việc mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi Giám đốc DNKT phải là KTV. Các KTV là người trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán. DNKT có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên hệ thống quản lý chất lượng khó có thể kiểm soát được các thủ tục kiểm toán chi tiết diễn ra ở đơn vị được kiểm toán nếu như năng lực chuyên môn các KTV không tốt hoặc KTV vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy để báo cáo kiểm toán có chất lượng tốt thì đòi hỏi cả KTV và DNTK đều phải có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm các nghĩa vụ của mình. Theo quy định pháp luật kiểm toán, báo cáo kiểm toán yêu cầu bắt buộc phải có chữ ký xác nhận của hai người là KTV và Giám đốc DNKT.

1.3.2. Trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, sứ mệnh của KTV còn quan trọng hơn nữa là đáp ứng kỳ vọng của công chúng về việc kiểm toán báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra các sai sót trọng yếu hoặc hành vi không tuân thủ pháp luật của đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình hoạt động, một doanh nghiệp có thể có các sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC của doanh nghiệp và KTV có trách nhiệm nghề nghiệp với sai phạm như sau:

1.3.2.1. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận

Sai sót của thông tin trên BCTC có thể phát sinh từ một số nguyên nhân như: Ước tính kế toán chưa hợp lý; bỏ sót số liệu; thu thập và xử lý số liệu chưa chính xác; áp dụng sai phương pháp kế toán; giả mạo chứng từ v.v…Nếu sai sót không phải do hành vi cố ý


thì đó là “nhầm lẫn”. Còn sai sót do hành vi cố ý gian dối của người trong doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba thì gọi là “gian lận”. Hành vi gian lận thường khó phát hiện hơn nhầm lẫn vì nó thường được che đậy một cách tinh vi. Hậu quả là BCTC được ngụy tạo hình ảnh tốt đẹp bằng việc khai khống doanh thu hay khai thiếu chi phí…

Trách nhiệm của KTV nói chung là đưa ra ý kiến để bảo đảm hợp lý rằng BCTC không còn sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hay gian lận. Điều này có nghĩa là KTV không phải chịu trách nhiệm về việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận trong quá trình kiểm toán. Vấn đề này cũng được quy định rõ trong chuẩn mực kiểm toán như sau: “Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán”16 Nói cách khác, trách nhiệm của KTV đối với sai phạm ở đơn vị được kiểm toán chỉ giới hạn trong phạm vi tiến hành các thủ tục kiểm toán được quy định trong chuẩn mực chuyên môn. Một trong những yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán là “KTV phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán”.17 KTV phải ý thức được khả năng tồn tại sai sót trọng yếu vì lý do hành vi gian lận của đơn

vị được kiểm toán. Điều này trong thực tế là khó khăn vì khả năng hoài nghi nghề nghiệp của từng KTV là khác nhau.

Khi phát hiện có gian lận xảy ra trong quá trình kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (đoạn 40, 41, 42) hướng dẫn kiểm toán viên cần xử lý như sau:

Nếu đó là gian lận do nhân viên cấp dưới gây ra: Kiểm toán viên cần thông báo với Ban giám đốc và Ban quản trị đơn vị về phát hiện này

Nếu gian lận có liên quan đến Ban GĐ thì KTV cần thông báo với Ban quản trị đơn vị.

Nếu không có cấp cao hơn để thông báo hoặc trong một số trường hợp nhất định theo yêu cầu của quy định pháp luật có liên quan, KTV có trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận với Cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mặc dù KTV phải bảo mật thông tin theo hợp đồng kiểm toán, tuy nhiên trong một số trường hợp thì trách nhiệm pháp lý của KTV cao hơn trách nhiệm giữ bí mật thông tin. Trong trường hợp này, KTV nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn pháp luật trước khi thực hiện để bảo vệ lợi ích công chúng do ảnh hưởng tiêu cực do gian lận được phát hiện.

Ngoài ra nếu đơn vị được kiểm toán không có giải pháp phù hợp với gian lận, để bảo vệ uy tín và giảm rủi ro, KTV cần cân nhắc đến việc rút khỏi hợp đồng dịch vụ kiểm toán.


16 Đoạn 04 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240

17 Đoạn 15 chuẩn mực kiểm toán VN số 200


1.3.2.2. Hành vi không tuân thủ

Hành vi không tuân thủ được hiểu là hành vi của khách hàng, do vô tình hay cố ý, trái với pháp luật hoặc quy định hiện hành. Kiểm toán viên cần đánh giá hành vi không tuân thủ có ảnh hưởng trọng yếu như thế nào đến báo cáo tài chính của đơn vị. Ví dụ khi KTV phát hiện đơn vị có hành vi bán hàng không xuất hóa đơn đầu ra để trốn thuế. Như vậy khách hàng đã không tuân thủ pháp luật về thuế và có rủi ro bị cơ quan có thẩm quyền truy thu và phạt thuế, dẫn đến chi phí thuế của doanh nghiệp tăng cao, có thể ảnh hưởng sai sót trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp.

Về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với hành vi không tuân thủ của đơn vị được kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250 18 quy định như sau:

“Kiểm toán viên không có trách nhiệm ngăn ngừa và không thể kỳ vọng kiểm toán viên phát hiện hành vi không tuân thủ của đơn vị được kiểm toán đối với tất cả các luật và quy định có liên quan”19

“Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, dưới sự giám sát của Ban quản trị, là đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị được thực hiện theo các điều khoản của pháp luật và các quy định, bao gồm việc tuân thủ các điều khoản của luật và các quy định về các số liệu và thuyết minh được trình bày trên báo cáo tài chính”

Như vậy cần xác định rõ trách nhiệm trong việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân pháp luật thủ thuộc về đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện đơn vị có hành vi không tuân thủ pháp luật, KTV thực hiện thủ tục tương tự như khi phát hiện sai sót do gian lận. Kiểm toán viên cần thông báo cho quản trị cấp trên của đơn vị khi có hành vi không tuân thủ của cấp dưới. Ví dụ nếu KTV phát hiện có hành vi không tuân thủ của Giám đốc thì KTV thông báo với Ban quản trị của đơn vị.

Nếu KTV cho rằng không có cấp quản trị cao hơn để thông báo hoặc đơn vị không thể giải quyết được vì hành vi không tuân thủ ở mức nghiêm trọng, KTV cần cung cấp thông tin/tài liệu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Mặc dù KTV có nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng theo hợp đồng kiểm toán, song theo quy định của pháp luật và quy định có liên quan, KTV vẫn phải báo cáo về hành vi không tuân thủ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì lý do rất nhạy cảm và phức tạp trong trường hợp này, kiểm toán viên được khuyên nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn pháp luật trước khi thực hiện.


18 Đoạn 3 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250

19 Đoạn 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250


1.3.3 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

1.3.3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

Trong quá trình hành nghề, KTV và DNKT nhận thức rủi ro nghề nghiệp cao và họ có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu có thiệt hại xảy ra cho khách hàng hoặc bên thứ ba có lợi ích liên quan đến báo cáo kiểm toán mà họ ký phát hành. Để thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập, hai chủ thể là KTV và DNKT luôn có mối quan hệ gắn bó khăng khít về quyền và trách nhiệm. Chủ thể KTV thực hiện nghiệp vụ kiểm toán tại khách hàng theo các chuẩn mực nghề nghiệp. Chủ thể DNKT có nghĩa vụ quản lý, giám sát công việc của KTV. Báo cáo kiểm toán phát hành cần được thông qua bởi chữ ký xác nhận của cả hai chủ thể là KTV và DNKT. Do vậy khi phát sinh trách nhiệm pháp lý do BCKT sai sót thì thông thường cả hai chủ thể này có thể bị xử lý với tư cách là đối tượng có liên quan.

Trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với báo cáo kiểm toán là sự bắt buộc phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể khi phát hành báo cáo kiểm toán mà vi phạm hợp đồng kiểm toán hoặc vi phạm các quy định pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp liên quan. Hành vi vi phạm của KTV và DNKT dẫn đến thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba liên quan. Do vậy KTV và DNKT phải gánh chịu biện pháp cưỡng chế của nhà nước theo các quy định pháp luật vì các vi phạm của mình.

Tùy từng quốc gia, trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT có thể được quy định mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhìn chung, theo mức độ nghiêm trọng tăng dần thì trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT được phân thành ba loại: Trách nhiệm dân sự; Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm hình sự.

1.3.3.2. Trách nhiệm dân sự:

Trách nhiệm dân sự hình thành khi tổ chức hoặc cá nhân có gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản, danh dự…của chủ thể khác (mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì phải bồi thường thiệt hại. “Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra20”. Có thể nói trách nhiệm dân sự chính là trách



20 Ngô Huy Cương, 2009. Trách nhiệm dân sự: So sánh và phê phán. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 03/2009, tr. 5.


nhiệm pháp lý mang tính tài sản. Nói cách khách nó là “hậu quả pháp lý bất lợi về mặt tài sản mà chủ thể pháp lý gây thiệt hai phải gánh chịu bằng cách phải bù đắp bằng tài sản cho người khác”21. Tinh thần này thể hiện rõ ở khoản 5 điều 3 Bộ luật dân sự 2015 “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”

Trách nhiệm dân sự là một loại hình trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm sau: Thứ nhất, trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm thỏa thuận hợp đồng. Thứ hai, vì nó là trách nhiệm pháp lý nên sẽ có chế tài của Nhà nước cưỡng chế chủ thể vi phạm phải thực hiện. Thứ ba, chủ thể vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi thông qua việc bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình.

Liên hệ đến nghề nghiệp kiểm toán, các sai phạm của KTV và DNKT liên quan đến trách nhiệm dân sự chủ yếu là do bất cẩn khi hành nghề gây thiệt hại cho chủ thể khác. Thông thường KTV phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các chủ thể là Khách hàng hoặc Bên thứ ba liên quan, bao gồm các chủ thể như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư…Họ căn cứ trên báo cáo tài chính được kiểm toán để ra quyết định kinh doanh như bán/mua cổ phần hoặc cho vay, giao dịch thương mại… Xem xét căn cứ hình thành trách nhiệm dân sự, có thể phân chia thành hai loại khác nhau:

i) Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do các chủ thể (tổ chức hoặc cá nhân) không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là mối quan hệ giữa hai bên trong hợp đồng gồm bên vi phạm hợp đồng và bên bị vi phạm hợp đồng. Điểm đáng lưu ý là cơ sở phát sinh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là do hành vi vi phạm các nghĩa vụ mà hai chủ thể hoàn toàn tự nguyện giao kết trong hợp đồng. Do đó ngay cả khi không có thiệt hại thực tế phát sinh nhưng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng thì bên vi phạm vẫn phải bồi thường cho bên bị vi phạm. Mức bồi thường có thể khác với thiệt hại thực tế nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Chủ thể có liên quan trong trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ là các bên quy định trong hợp đồng. Trường hợp có nhiều chủ thể cùng có hành vi gây thiệt hại thì các bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm liên đới nếu có quy định cụ thể trong hợp đồng.


21 Bùi Thị Thanh Hằng, 2017, Trách nhiệm dân sự, chế tài hay biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp, số 2/2017, tr.3.


Các đặc điểm chính của trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được tóm lược ở Sơ đồ bên dưới đây:


Sơ đồ Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng



(có thể ko vi phạm PL)

Hành vi vi phạm

Vi phạm nghĩa vụ HĐ


Mức bồi thường

Thời điểm:

Do 2 bên thỏa thuận


HĐ có hiệu lực


Vô ý


Không thỏa thuận bồi thường


Thiệt hại thực tế

Có thỏa thuận bồi thường

(không là đk bắt buộc)


Mục đích

Giáo dục pháp luật

Tôn trọng tuân thủ HĐ

Đền bù tổn thất


Bên vi phạm HĐ

Lỗi

Cố ý

Chủ thể

(các bên trong HĐ)

Bên bị vi phạm HĐ



Vi phạm HĐ

Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (HĐ)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán - 4

Sơ đồ 1.1. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng của KTV và DNKT


Đối với hoạt động kiểm toán độc lập, chủ thể của hai bên là DNKT và Khách hàng được hình thành do quan hệ hợp đồng dịch vụ kiểm toán. Theo quy định của Luật kiểm toán 2011, “KTV bị nghiêm cấm hành nghề kiểm toán độc lập với tư cách cá nhân”.22 Chỉ có DNKT mới có chức năng kinh doanh dịch vu kiểm toán. KVT đóng vài trò là người lao động của DNKT và thực hiện kiểm toán tại khách hàng.

Nếu có phát sinh tranh chấp do hành vi vi phạm hợp đồng kiểm toán của KTV hay DNKT, Tòa án sẽ ưu tiên căn cứ vào hợp đồng kiểm toán đề giải quyết. Ví dụ như KTV để lộ thông tin bảo mật của khách hàng hoặc DNKT phát hành báo cáo kiểm toán trễ hạn…Trong những trường hợp này, DNKT với tư cách là chủ thể ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng, sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự với khách hàng. KTV không phải chịu


22 Khoản 2 điều 13 Luật kiểm toán độc lập 2011


trách nhiệm dân sự trực tiếp với khách hàng vì KTV chỉ là người lao động của DNKT và thực hiện công việc mà DNKT giao phó. Mọi hoạt động nghề nghiệp của KTV đều chịu sự phân công, kiểm tra giám sát của DNKT. Có thể KTV phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ thiệt hại mà DNKT đã bồi thường cho khách hàng. Số tiền nhiều hay ít tùy thuộc vào nội quy lao động của DNKT hoặc hợp đồng trách nhiệm (nếu có) giữa KTV và DNKT. Theo quy định của pháp luật về kiểm toán ở Việt Nam, DNKT có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi BCKT có sai sót và “mức bồi thường thiệt hại cho khách hàng do sai sót kiểm toán tối đa không quá 10 lần phí kiểm toán năm của hợp đồng kiểm toán”.23

ii) Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự không ràng buộc bằng quan hệ hợp đồng. Khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật quy định ngoài hợp đồng, gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp

khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”24.

Khác với trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, chủ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có thể là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào miễn là họ có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tổ chức hoặc cá nhân khác. “Trong trường hợp này, trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại25. Việc phát sinh và mức độ bồi thường đều là do pháp luật quy định. Tuy nhiên bên bị thiệt hại (người có quyền) cần phải chứng minh được ba điều kiện như sau: Một là, bên

bị thiệt hại có thiệt hại thực tế phát sinh; Hai là, chủ thể gây thiệt hai có hành vi vi phạm pháp luật; Ba là, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.

Như vậy, khi gây tổn thất về tài sản hoặc tinh thần cho chủ thể khác, chủ thể gây thiệt hại (người có nghĩa vụ) phải bồi thường theo nguyên tắc “kịp thời, toàn bộ”26. Người gây thiệt hại dù có lỗi vô ý hay cố ý thì cũng phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên nếu hành vi trái pháp luật do lỗi vô ý thì chủ thể có thể được xem xét giảm nhẹ


23 Điểm 6.2 phần B Thông tư 64/2004/TT-BTC

24 Khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015

25 Lê Văn Sua, 2018. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tạp chí Luật Sư, số 11/2018, tr.3.

26 Khoản 1 điều 605 Bộ luật dân sự 2015


mức bồi thường nếu giá trị thiệt hại là quá lớn so với khả năng có thể bồi thường. Trường hợp có nhiều chủ thể cùng có hành vi gây thiệt hại thì các chủ thể phải chịu trách nhiệm liên đới. Mỗi chủ thể phải gánh chịu mức bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.27

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được mô tả tóm lược qua sơ đồ

sau:


Sơ đồ Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng



Hành động


Tài sản

Hành vi trái luật

Không hành động

Thiệt hại thực tế

Tinh thần



Toàn bộ, kịp thời


Thời điểm:

phát sinh hành vi gây hại


(có thể giảm bồi thường)

Lỗi

Cố ý

Vô ý


Cách bồi thường

Đền bù tổn thất

Mục đích

Giáo dục pháp luật

Bảo vệ lợi ích người #



Quan hệ nhân quả

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (HĐ)


Bên gây thiệt hại Chủ thể (liên đới bồi thường)

(bất cứ cá nhân, tổ chức Bên bị thiệt hại


Sơ đồ 1.2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng của KTV và DNKT


Liên hệ đến hoạt động KTĐL, khi báo cáo kiểm toán được phát hành có sai sót, chủ thể bị thiệt hại có thể là bên bên thứ ba như cổ đông, ngân hàng…do họ sử dụng kết quả thông tin BCTC sai lầm để đưa ra quyết định kinh doanh của mình. Ví dụ khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn vì tin tưởng vào BCTC đã được KTV và DNKT xác nhận. Sau đó ngân hàng phát hiện ra BCTC có sai sót nghiêm trọng, khách hàng sắp phá sản dẫn tới nguy cơ ngân hàng bị mất vốn cho vay.

Trách nhiệm ngoài hợp đồng thường rất khó xác định vì bên thứ ba và DNKT/KTV không có hợp đồng ràng buộc nào. Các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán rất đông đảo,


27 Điều 587 Bộ luật dân sự 2015

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí