Ý Kiến Hs Tự Nhận Xét Về Việc Học Tập Của Bản Thân.

Trên đây là ý kiến của PHT, TT, GV về các mặt quản lý của HT và ý thức của HS về việc học tập, để vấn đề được rõ hơn chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của HS về việc học tập của bản thân.

2.3.2. Ý kiến HS tự nhận xét về việc học tập của bản thân.‌


Qua phiếu thăm dò 408 ý kiến của học sinh ở 3 trường TV1, TV2 và TV3 được tóm tắt như sau (Phụ lục 6):

Việc học tập ở nhà trường hiện nay có ý nghĩa rất cần thiết đối với HS, ý kiến bình quân của 3 trường là 86% và hầu hết HS tự xếp thời gian biểu học tập ở nhà (97%), mỗi ngày bình quân HS tự học từ 2-3 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất, đa số HS cho rằng hằng ngày ngoài thời gian tập trung học tập và rèn luyện ở trường các em còn phải giúp gia đình khoảng 1-2 giờ (73%), thời gian để nắm chắc kiến thức như thế là còn quá ít, trung bình của 3 trường có 81% HS tự học ở nhà một mình, 12% học nhóm với bạn. Đặc điểm của HS vùng nông thôn, thời gian cho các em tự học còn rất ít, do đó HT nên đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc tổ chức học tổ, học nhóm và GVCN là người hướng dẫn, thực hiện có hiệu quả nhất.

- Đối với HS THPT việc theo dõi bài giảng ở lớp là không thể thiếu được, trung bình có 87% HS chú ý nghe giảng, trong đó TV1 có 70%, trong khi TV2 có 93% và TV3 có 98%. Điều này rõ ràng đã có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và kết quả thi tốt nghiệp, trung bình chỉ có 44% HS hăng hái phát biểu xây dựng bài, trong đó tỉ lệ tương đương ở 2 trường TV2 và TV3 (55%). Riêng TV1 chỉ có 24% HS hăng hái phát biểu và 46% HS phát biểu khi GV chỉ định. Điều này nói lên rằng HS trường TV1 rất thụ động trong học tập, bình quân có 66% HS tích cực tham gia tiến hành các thí nghiêm, trường TV3 có tỉ lệ cao nhất (79%) và TV1 thấp nhất (53%); tỉ lệ 53% HS tích cực tham gia chữa bài tập ở trên bảng, TV1 có tỉ lệ thấp nhất 26% và cao nhất là TV2 là 68%. Chỉ tiêu phù hợp với ý kiến đánh giá của PHT, TT, GV về việc học bài và làm bài ở nhà của HS trường TV1 (chỉ đạt 20% so với TV2 là 75%-Bảng 9).

- Trong quá trình học tập HS 3 trường đều kết hợp bài giảng của thầy cô và có kết hợp với đọc thêm tài liệu. Tỉ lệ này tương đương ở 3 trường. Đặc điểm này chính là điều kiện thuận lợi để HT bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho người học, hứng thú là yếu tố dẫn đến sự tự giác là những yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập.là điều kiện tiên quyết để tiến hành quá trình học tập có hiệu quả.

- Có 83% HS cho rằng giờ sinh hoạt lớp có tác dụng tốt-rất tốt đối với việc học tập. Riêng 15% HS trường TV1 cho rằng giờ sinh hoạt lớp là không cần thiết và có 15% HS đề nghị nên có nội dung sinh hoạt mới hơn. Điều này cho thấy rằng HT nhà trường chưa quan tâm chỉ đạo, kiểm tra nội dung tiết sinh hoạt lớp, nên tiết sinh hoạt lớp không có nội dung tốt, gây nhàm chán, chính vì thế chưa tác động các em về mặt nhận thức, về ý thức trách nhiệm... do đó HS còn thờ ơ trong học tập, chưa xây dựng được động cơ, thái độ học tập đúng đắn đối với HS (GV đánh giá chỉ có 41% HS có động cơ thái độ đúng trong khi TV2 đến 88%-Phụ lục). Chính vì thế HS trường TV1 ít có ý chí vươn lên mưu cầu sự tiến bộ (chỉ 40% trong khi tỉ lệ này rất cao ở TV2 là 93%-Bảng 9). Điều này thể hiện qua số liệu ít chú ý nghe giảng bài trên lớp (TV1 lên đến 30% trong khi TV3 chỉ có 2%-Bảng

10) và HS rất thụ động trong việc xây dựng bài giảng (TV1 tỉ lệ lên đến 46% trong khi TV2 chỉ có 6% và TV3 là 8%).

Ngoài học tập chính khóa, các em còn tham gia các hình thức học tập khác như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


- Học phụ đạo (Phụ lục 5B): Tỉ lệ HS học phụ đạo cao nhất ở 3 trường là môn toán, trường TV3 (35%), Kế đến là TV1(15%), và thấp nhất TV2 (12%), Điều này cho thấy rằng HT 3 trường chưa thật sự quan tâm đến việc bồi dưỡng HS yếu kém, mặc dù có tổ chức nhưng thiếu kiểm tra nội dung bài dạy lẫn số lượng HS tham gia. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và kết quả thi tốt nghiệp.

- Học thêm (Phụ lục 5 B): Tỉ lệ HS học thêm cao nhất ở môn toán TV2 (55%), kế đến là TV1 (51%), và thấp nhất TV3 (32%). Nhìn chung, tỉ lệ học thêm môn toán của 3 trường tương đối cao, trong đó TV3 có tỉ lệ học thêm môn toán thấp nhất (32%), ngược

lại tỉ lệ học phụ đạo cao nhất (35%). Điều này cho thấy rằng HT trường TV3 có quan tâm trong việc bồi dưỡng HS yếu kém nên tỉ lệ HS học thêm thấp hơn so với trường TV1 và TV2 phù hợp với chủ trương chung của ngành, vừa tiết kiệm chi phí cho cha mẹ HS vừa nâng cao chất lượng học tập một cách có hiệu quả.

Các hình thức hoạt động ngoại khóa như tham quan các viện bảo tàng, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, báo cáo chuyên đề bộ môn, tọa đàm...đều có tác dụng hỗ trợ tốt cho nội dung học tập, phần lớn HS cho rằng chỉ tham gia sinh hoạt dưới hình thức tọa đàm theo những chuyên đề của nhà trường tổ chức. Thực tế muốn tổ chức thành công các mặt hoạt động này phải được sự chỉ đạo chặt chẽ của HT.

* Đề nghị của học sinh 3 trường Tầm Vu 1, Tầm Vu 2 và Tầm Vu 3:


- Đối với nhà trường:


+ Thư viện nên mở cửa thường xuyên và hoạt động hiệu quả hơn


+ Nội dung sinh hoạt lớp phải phong phú, hấp dẫn, sinh động.


+ Nội dung phụ đạo cần phù hợp với trình độ HS.


+ Tổ chức tọa đàm, hội thảo về phương pháp học tập, về chuyên đề hướng nghiệp, các câu lạc bộ bộ môn.

- Đối với giáo viên:


+ GVCN nên tổ chức các nhóm học tập


+ Tăng cường thí nghiệm, thực hành và sử dụng tư liệu hình ảnh trong giảng dạy


+ Nội dung bài giảng cần bổ sung thêm kiến thức thực tế


Theo ý kiến đề nghị trên thì HS trong diện nghiên cứu có mong muốn được mở rộng hiểu biết, muốn được nắm bắt thông tin mới bằng cách vào thư viện, muốn được GV cung cấp lượng kiến thức phong phú hơn trong sách giáo khoa, thông qua nội dung sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua những tư liệu hình ảnh trong giờ giảng, thông qua những buổi hoạt động ngoại khóa như hội thảo, tọa đàm... vì ở khu vực nông thôn nên việc cập nhật

tri thức mổi thường không kịp thời. Những yêu cầu của HS phù hớp với những hạn chế được đánh giá từ PHT, TT và GV.

2.3.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT:‌


Nhìn chung kết quả thi tốt nghiệp THPT của HS ở địa bàn nghiên cứu theo thống 1


Nhìn chung, kết quả thi tốt nghiệp THPT của HS ở địa bàn nghiên cứu theo thống kê từ Sở GD-ĐT Cần Thơ của 3 trường trong 3 năm (Hình 2).

- Năm 1999-2000 cả 3 trường đều có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao hơn tỉ lệ bình quân của tỉnh (71,9%), trong đó TV3 thấp nhất 78,8% còn TV1 và TV2 có tỉ lệ bằng nhau 81,1%.

- Năm 2000-2001 cả 3 trường cũng đều có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao hơn tì lệ của tỉnh (92,4%), trong đó TV2 cao nhất (96,5%), kế đến TV1 (94,9%) và thấp nhất cũng trường TV3 (93,1%).

- Năm 2001-2002 kết quả có biến động nhiều, tỉ lệ cao nhất ở TV3 (86%), TV2 gần tương đương (85,6%) và thấp nhất là trường TV1 (72,2%) trong khi tỉ lệ bình quân của tỉnh 75,7%.

Điều này cho thấy chất lượng học tập của HS trường TV1 có khuynh hướng suy giảm, cụ thể so sánh trong 3 trường thì thứ hạng thi tốt nghiệp giảm liên tục qua 3 năm và năm cuối cùng thấp hơn tỉ lệ bình quân của tỉnh. Đây là vấn đề nghiêm trọng đặt ra cho HT và toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Trường TV2 tỉ lệ tốt nghiệp tương đối ổn định, trong khi TV3 tỉ lệ tốt nghiệp có chiều hướng tăng qua 3 năm.

Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt nghiệp là do chất lượng học tập của HS lớp 12 quyết định (Hình 3 và 4). Để hiểu thêm về nguyên nhân sự biến động này, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của HS lớp 12 (Phụ lục 5B) về một số nội dung sau:

Kết quả tự đánh giá của HS 3 trường cho thấy rằng HS khối 12 trường TV3 đã có nhận thức cao về ý nghĩa của việc học tập, phần lớn các em xác định được động cơ học tập, do đó 96% HS khối 12 của trường TV3 đã khẳng định rằng việc học tập ở nhà trường là rất cần thiết so TV1 (54%), chính vì thế 60% HS đã tự giác thực hiện đầy đủ nhiệm vụ GV giao so với TV1 (34%) và 96% HS tập trung chú ý nghe giảng bài so với TV1 (50%), dọ vậy các em đã tiếp thu bài học dễ dàng; trong giờ học HS khối 12 trường TV3 hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài (37%) so với TV1 (6%); và tích cực sửa bài tập trên bảng (70%) so TV1 (8%). Việc HS năng động học tập trong lớp cũng góp phần tạo hưng phấn cho GV, kích thích GV tự rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời tạo mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa GV và HS ở đây vai trò chủ nhiệm khối 12 của trường TV3 cũng đã phát huy tốt so với 2 trường TV1 và TV2, HS trường TV3 cho rằng giờ sinh hoạt lớp có tác dụng rất tốt chiếm tỉ lệ 37% so TV1 chỉ có 2%. Điều này cho thấy rằng nội dung sinh hoạt lớp của trường TV3 phong phú, mang lại nhiều ích lợi cho HS

- Việc tổ chức phụ đạo các môn phải thi tốt nghiệp: Trong 3 môn bắt buộc phải thi tốt nghiệp phổ thông đã biết trước là văn, toán và anh văn thì HS khối 12 ở các trường có ý thích tương đương nhau, nhưng việc tham gia hình thức học phụ đạo ở 3 môn này của HS khối 12 trường TV3 chiếm tỉ lệ cao nhất (toán 34%, văn 10% và anh văn 22%) so với TV2 (toán 0%, văn 0% và anh văn 2%) và TV1 (toán 6%, văn 0% và anh văn 2%) (Hình

4). Điều này cho thấy rằng HT trường TV3 đã quan tâm đến việc chỉ đạo bồi dưỡng HS yếu kém, đặc biệt ở khối 12.

Qua ý kiến trả lời của HS khối 12 và trao đổi với GV của trường TV3 có cùng nhận xét, từ đầu năm HT đã lên kế hoạch rất cụ thể, tổ chức thực hiện chặt chẽ, kiểm tra nghiêm túc đối với GV giảng dạy khối 12 và chỉ đạo PHT chuyên môn, giám thị. GV bộ môn thường xuyên theo dõi tình hình học tập HS khối 12, đặc biệt GV chủ nhiệm phải nắm vững tình hình học tập của HS lớp mình. Do đó đã tác động mạnh đến HS, giúp các em thay đổi được nhận thức, có thái độ học tập đúng đắn, nổ lực bản thân, đã làm xoay chuyển được kết quả tốt nghiệp.

Để thấy rõ hơn nữa vai trò quản lý của HT các trường chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của cán bộ Sở GD & ĐT về phẩm chất, năng lực của HT trường TV1, TV2 và TV3.

Của cán bộ Sở GD ĐT về phẩm chất năng lực của HT trường TV1 TV2 và TV3 2

Của cán bộ Sở GD ĐT về phẩm chất năng lực của HT trường TV1 TV2 và TV3 3

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí