vật liệu; các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi trồng và tự nhiên; các khu vực chăn thả cũng như các nguồn thức ăn gia súc, các nguồn nước; ... Về cơ bản vốn tự nhiên là yếu tố khách quan bên ngoài và khó điều chỉnh, tuy nhiên vẫn có những can thiệp để cải thiện nguồn vốn tự nhiên đó là (i) tích cực bảo vệ môi trường tự nhiên; (ii) chủ động nắm bắt các quy luật của thiên nhiên để thích nghi; (iii) phát huy những điểm mạnh của thiên nhiên để khai thác hiệu quả; và (iv) cải tạo các điều kiện tự nhiên nếu có thể (xây dựng công trình trị thuỷ, hệ thống thuỷ lợi,... và di chuyển đến nơi có điều kiện tự nhiên tốt hơn).
Năng lực của chính quyền
Năng lực của chính quyền các cấp (đặc biệt là cơ sở nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các vấn đề với người dân) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống bộ máy có được thiết lập đầy đủ? Trình độ, kỹ năng của cán bộ lãnh đạo, quản lý có phù hợp? Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác điều hành quản lý?...
Trong nội dung này, theo quan điểm về phát triển, những yếu tố về năng lực chính quyền địa phương được nhìn nhận ở các khía cạnh biểu hiện của năng lực quản lý, điều hành và tính trách nhiệm. Tóm tắt các biểu hiện về năng lực của chính quyền được thể hiện trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Biểu hiện về năng lực của chính quyền
Hiểu biết | Kỹ năng | Trách nhiệm | |
Xây dựng kế hoạch | - Yêu cầu và định hướng phát triển; - Phương pháp xây dựng kế hoạch; - Hiểu biết thực tế địa phương. | - Kỹ năng đánh giá, phân tích; - Kỹ năng làm việc với người dân; - Huy động cộng đồng. | - Giải trình /giải đáp thắc mắc; - Tư vấn, tham mưu hỗ trợ người dân; - Sẵn sàng đối thoại, trao đổi. |
Thực hiện kế hoạch, chính sách, chế độ | - Quy trình tổ chức thực hiện; - Thời vụ. | - Kỹ năng tổ chức, điều hành; - Làm việc với cộng đồng. | - Công khai thông tin; - Lắng nghe và giải trình kết quả. |
Có thể bạn quan tâm!
- Bốn Yếu Tố Điều Kiện Đối Với Việc Triển Khai Marketing Xã Hội
- So Sánh Giữa Marketing Xã Hội Với Các Chiến Lược Truyền Thông Liên Quan
- Hoà Nhập Với Thị Trường Là Nền Tảng Để Người Nghèo Thoát Nghèo Bền Vững
- Các Nhóm Yếu Tố Tác Động Đến Động Cơ Hành Động
- Mô Hình Hoá Cách Tiếp Cận Vận Dụng Marketing Xã Hội Vào Giảm Nghèo Bền Vững
- Các Công Cụ Marketing Hỗn Hợp Tác Động Tới Người Nghèo
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Năng lực cộng đồng
Một cộng đồng mạnh, có sự liên kết chặt chẽ, đoàn kết, tương trợ sẽ thúc đẩy địa phương phát triển nhanh và bền vững. Có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực của cộng đồng và những điểm chính được tóm lược sau:
- Tính liên kết giữa các hộ, nhóm trong cộng đồng
- Khả năng huy động nguồn lực khi cần thiết
- Vai trò và sự tham gia của các tổ chức, hội đoàn thể trong hoạt động cộng đồng
- Đoàn kết giải quyết các vấn đề rủi ro (chia sẻ) đối với cộng đồng hoặc cá nhân trong cộng đồng.
- Người dân tôn trọng và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng (tham gia vào hoạt động tương trợ, chia sẻ khó khăn hoặc tham gia, đóng góp thúc đẩy phát triển địa phương).
1.2.3.2 Dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội
Dịch vụ công tốt là điều kiện quan trọng bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững. Như đã trình bày ở phần trên, giảm nghèo là nỗ lực của cả nhà nước, cộng đồng và người dân trong đó nhà nước (chính quyền) và các đối tác xã hội cung cấp những dịch vụ cần thiết để người dân thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Các tiêu thức quan trọng để đánh giá về dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội gồm:
- Tính minh bạch (các thông tin có rõ ràng không? Có bảo đảm công bằng cho mọi người không?...)
- Tính linh hoạt (có khả năng thay đổi theo thực tiễn cuộc sống trên nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm, hiệu quả là thước đo)
- Số lượng dịch vụ cung ứng (liên quan đến giảm nghèo có các dịch vụ như y tế, giáo dục, thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư,...)
- Chất lượng dịch vụ (bao gồm cả việc trả lời câu hỏi có nhanh không, đơn giản không,..?)
- Tính hiệu lực và hiệu quả của các dịch vụ công.
- Tính kịp thời của dịch vụ (tính sẵn có).
Từ giác độ của người dân: Việc tiếp cận với các dịch vụ được xem xét trên cơ
sở đánh giá những khó khăn hay rào cản khi tiếp cận dịch vụ công (khoảng cách, thủ tục, tính phù hợp của dịch vụ,...) hoặc đánh giá trên cơ sở chất lượng dịch vụ.
1.2.3.3 Tính an toàn
Giảm nghèo bền vững gắn với khả năng chống/chịu rủi ro. Chủ động phòng, ngừa giảm thiểu rủi ro chính là nền tảng của giảm nghèo bền vững. Thước đo đánh giá giảm nghèo bền vững về góc độ tính an toàn là xem xét mức độ và cách thức người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương dự phòng, giải quyết vấn đề rủi ro.
Bảng 1.3: Biểu hiện về bảo đảm an toàn
Phòng ngừa | Giảm thiểu | Khắc phục | |
Chính quyền | - Hạ tầng cơ sở có khả năng chịu được thiên tai; - Dự báo được những rủi ro có khả năng xảy ra | - Sẵn sàng xử lý tình huống trong khi rủi ro xảy ra; - Có phương án tổ chức lực lượng sẵn sàng khi rủi ro xảy ra; - Thông báo nguy cơ rủi ro cho người dân. | - Tổ chức khắc phục rủi ro kịp thời; - Sẵn sàng nguồn lực vật chất, phương tiện hỗ trợ người dân. |
Cộng đồng | - Tuyên truyền về cách thức phòng ngừa rủi ro (ví dụ: khuyến khích sử dụng mũ bảo hiểm, tiêm phòng cho gia cầm,...). | - Hướng dẫn người dân cách thức cùng hỗ trợ nhau khi rủi ro xảy ra. | - Tinh thần chia sẻ khó khăn; - Đoàn kết thống nhất khắc phục rủi ro |
Người dân | San sẻ rủi ro thông qua đa dạng hoá nguồn thu nhập. | - Hiểu biết và có kỹ năng xử lý khi rủi ro xảy ra. - Mua bảo hiểm; | - Vay (tiếp cận tín dụng vi mô) - Báo cáo cho chính quyền, cộng đồng. |
1.2.3.4. Cơ hội phát triển
Cơ hội phát triển luôn là vô tận và ngày càng phong phú, tuy nhiên người nghèo không dễ để có thể tiếp cận và khai thác được các cơ hội bởi những bất lợi (thế) so với những nhóm giàu hay khả giả hơn. “Thế giới phẳng“[30] với cơ hội đồng đều hơn cho mọi người trên thế giới nhờ “dân chủ hoá công nghệ“ đặc biệt là công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhiều vùng “lõm“ (nơi nhiều người nghèo) vẫn chưa được tiếp cận và hưởng lợi.
Trên thực tế, nhiều cơ hội còn xa với người nghèo do thiếu các kênh để người nghèo tiếp cận. Vậy nếu đánh giá về khía cạnh cơ hội phát triển để bảo đảm giảm nghèo bền vững thì tiêu thức nào cần phải quan tâm. Như chúng ta đều biết cơ hội phát triển gắn với việc tiếp cận với các thị trường (thị trường lao động, đất đai, công nghệ, thông tin, tài chính, hàng hoá, tín dụng,...) tuy nhiên việc tiếp cận với các thị trường này thông qua các yếu tố về kênh (tiếp cận bằng cách nào?). Do đó, cần xem xét độ mở của các cơ hội cho người nghèo tiếp cận (theo kênh có thể tiếp cận) hay khả năng tiếp cận được.
1.2.4 Cách tiếp cận giảm nghèo bền vững
Một câu hỏi lớn đặt ra sau những phân tích trên là để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững phải chăng cần thực hiện đồng thời các yếu tố hay nên tập trung và giải quyết yếu tố mang tính quyết định? Để đi đến câu trả lời cho câu hỏi đó cần xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố: năng lực, cơ hội, khả năng tiếp cận/cung cấp và tính an toàn ở mỗi nhóm đối tượng.
1.2.4.1 Tiếp cận giảm nghèo bền vững với nhóm đối tượng là người nghèo
Theo quan điểm về giảm nghèo bền vững thì yêu cầu cần đạt được đối với nhóm người nghèo là năng lực của người nghèo tốt hơn, khả năng tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo được cải thiện, người nghèo cũng tiếp cận được nhiều cơ hội phát triển hơn và khả năng phòng ngừa rủi ro tốt hơn nhưng yếu tố năng lực là yếu tố quyết định. Khẳng định đó được luận giải theo hai chiều cạnh dưới đây (là xem xét trường hợp không tác động đến 3 yếu tố còn lại hoặc ngược lại không tác động vào yếu tố năng lực):
Giả định thứ nhất rằng không có nỗ lực bên ngoài tác động đến yếu tố cơ hội, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội và đảm bảo tính an toàn mà chỉ có nỗ lực nâng cao năng lực cho người nghèo. Khi năng lực của người nghèo được nâng cao (năng lực ở đây cũng chỉ giới hạn trong khía cạnh nhân lực chứ chưa nói đến các nguồn vốn khác), họ có nhận thức đúng về nhu cầu, cách thức khắc phục khó khăn, có kỹ năng để hành động và đặc biệt là họ có quyết tâm, ý chí vươn lên thoát nghèo. Về lý thuyết khi đã có nhận thức, hiểu biết, kỹ năng và quyết tâm họ sẽ tìm cách để tiếp cận với cơ hội phát triển, tiếp cận dịch vụ xã hội và chủ động khắc phục rủi ro. Như vậy thì việc tác động vào nâng cao năng lực người nghèo tạo được thêm các tác động thứ cấp khác. Những tác động này tuy không trực tiếp nhưng cũng rất rõ ràng.
Giả định thứ hai rằng không có nỗ lực bên ngoài nào trực tiếp tác động đến nâng cao năng lực cho người nghèo mà chỉ có những nỗ lực tác động đến tạo mở cơ hội phát triển, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản và cải thiện môi trường an toàn hơn. Về cơ bản, do năng lực, nhận thức không được nâng cao, người nghèo sẽ vẫn không tiếp cận cơ hội và cũng không sử dụng những dịch vụ xã hội cơ bản cũng như những phương pháp, cách phòng ngừa rủi ro. Chỉ có nhóm nhỏ những người đã có năng lực nhưng trước đó do thiếu điều kiện (chưa tiếp cận) nay cơ hội mở ra, dịch vụ xã hội cơ bản sẵn sàng hơn thì họ tiếp cận được. Như vậy, tác động của việc tăng cường các yếu tố khác nhưng không tăng cường năng lực nên tác động đến giảm nghèo bền vững thấp.
Từ những lý giải nêu trên, kết luận rút ra ở đây là: Yếu tố năng lực là yếu tố quyết định đến mục tiêu giảm nghèo bền vững và mấu chốt chính là việc tác động làm thay đổi nhận thức, hành vi của người nghèo để họ có quyết tâm vươn lên thoát nghèo.
Để có thể nghiên cứu, phân tích thực trạng hay đề xuất giải pháp khách quan, khoa học về thúc đẩy ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân thì phải làm rõ được “thế nào là hành vi vươn lên thoát nghèo?”. Quan niệm về hành vi vươn lên thoát nghèo chỉ có thể được nhận diện rõ ràng khi nó được đặt trong mối quan hệ với nhiều khái niệm khác như nhận thức, thái độ về nghèo đói và giảm
nghèo bền vững bởi vì đằng sau hành vi con người là nhận thức và thái độ của họ. Dưới đây là những khái niệm căn bản đó.
Theo Từ điển của Viện Ngôn ngữ học thì: “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó”.
Từ khái niệm nhận thức kết hợp với quan niệm về nghèo đói và giảm nghèo bền vững đưa đến một cách hiểu đối với nhận thức về nghèo đói và giảm nghèo bền vững, đó là: Nhận thức về nghèo đói là quá trình hoặc kết quả nhận biết, hiểu biết vấn đề nghèo đói một cách khách quan. Vậy nhận thức về nghèo đói như thế nào là đúng? Thực tế cách hiểu về nghèo đói khách quan phải là cách nhìn nhận nghèo đói dưới góc độ xã hội. Bình luận sau đây lý giải vì sao nhận thức về nghèo đói phải mang tính khách quan, xã hội: “Một người nông dân khi được hỏi về mức độ thoả mãn với cuộc sống (thực tế là gia đình không có nước sạch sinh hoạt, thiếu phương tiện đi lại, con cái không đi học,...) vẫn trả lời rằng họ thấy thoả mãn với cuộc sống. Ngược lại, một người dân ở thành thị có thể đã tiếp cận được với hầu hết nhu cầu cơ bản nhưng họ vẫn thấy áp lực và khát khao đạt được nhiều hơn, chất lượng tốt hơn các nhu cầu này. Xét theo khía cạnh về độ thoả mãn và mang tính chủ quan thì người nông dân không nghèo và người ở thành thị là nghèo. Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì người nông dân là nghèo và người ở thành thị không nghèo”.
Tương tự, nhận thức về giảm nghèo bền vững là quá trình, kết quả con người nhận biết một cách khách quan các yêu cầu, đòi hỏi phản ánh được kết quả và tính bền vững của giảm nghèo. Và như vậy, nhận thức đúng về giảm nghèo bền vững là hoạt động hướng đến nâng cao năng lực người dân, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, cơ hội phát triển của người dân được mở rộng và tăng cường tính an toàn cho người dân (hạn chế các rủi ro).
Cơ sở để xây dựng quan niệm về thái độ đối với nghèo đói, giảm nghèo bền vững là khái niệm về thái độ nói chung. Khái niệm về “thái độ” được công nhận trong từ điển tiếng Việt như sau: “Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai
hoặc đối với sự việc nào đó” hay, “thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”.
Từ khái niệm này, dễ dàng để trả lời câu hỏi “thái độ đối với nghèo đói và giảm nghèo bền vững là gì?”, đó thực chất là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước vấn đề nghèo đói, hay giảm nghèo bền vững”. Vấn đề đặt ra là thái độ nào đối với vấn đề nghèo đói và giảm nghèo bền vững là tích cực, cần khuyến khích. Nội dung này sẽ làm rõ thêm ở phần sau (trong nội dung về hành vi thoát nghèo của người nghèo).
Điểm mấu chốt trong việc giải bài toán giảm nghèo bền vững được xem xét ở nghiên cứu này chính là thúc đẩy hành vi vươn lên thoát nghèo của người nghèo. Muốn vậy, việc lý giải thế nào là hành vi vươn lên thoát nghèo có ý nghĩa quan trọng. Việc lý giải đó được bắt đầu với khái niệm hành vi nói chung: “Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể, nhất định”[32].
Như vậy, hành vi thực chất là phản ứng biểu hiện ra bên ngoài nhưng ẩn chứa trong biểu hiện đó là nhận thức, là thái độ của con người đối với vấn đề nào đó hoặc tình hình cụ thể. Chính vì vậy, hành vi cũng là cách cư xử. Nói như vậy thì hành vi vươn lên thoát nghèo sẽ được hiểu là: toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử trước những kích thích (trong hoàn cảnh cụ thể, nhất định) hướng đến nâng cao năng lực, tiếp cận dịch vụ, cơ hội phát triển và phòng ngừa rủi ro được biểu hiện ra bên ngoài của người nghèo.
Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người nghèo trong nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo đồng thời đánh giá các hoạt động thúc đẩy hành vi vươn lên đó từ các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo.
Về mặt lý thuyết, hành vi thoát nghèo của người nghèo là khâu cuối của quá trình thay đổi với những tác động từ môi trường bên ngoài diễn ra theo trình tự được giới thiệu trong hình 1.6.
Chưa biết
nhận thức được
Thái độ tích cực
Hành vi thể hiện
Duy trì hành vi
- Thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin
- Giới thiệu sản phẩm chương trình
- Tuyên truyền lợi ích và giá trị của sản phẩm (cả khía cạnh xã hội, kinh tế, đạo đức, môi trường,...)
- Khuyến khích thay đổi hành vi
- Tạo môi trường thuận lợi (xúc tác) để hành vi mong đợi thực hiện
- Khuyến khích và tuyên truyền, vận động thường xuyên, bảo đảm cho hành vi mong đợi tiếp tục được thể hiện
Nguồn: Rothschild, M. 1997 [59]
Hình 1.6: Cơ chế thay đổi nhận thức, hành vi
Bắt đầu từ chỗ chưa biết hay chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của bản thân người nghèo đối với việc giảm nghèo. Có rất nhiều dạng “chưa biết” này như chưa biết mình có thuộc diện nghèo không? chưa biết làm thế nào để vượt nghèo? Chưa biết ai có thể hỗ trợ giảm nghèo? Chưa biết tại sao lại nghèo? Chưa biết ai là chủ thể chính trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo (coi trách nhiệm thực hiện giảm nghèo là của người khác chứ không phải của mình nên không cần thay đổi gì)?... Trước khi tìm ra những can thiệp để tiến đến “nhận thức được” thì cũng cần phải hiểu thế nào là “nhận thức được”. Nhận thức được ở đây được hiểu là người nghèo nhận thức đúng về cách thức, nội dung của giảm nghèo. Nói cách khác là người nghèo trả lời đúng các câu hỏi như thế nào là nghèo, thế nào là thoát nghèo? Ai làm