Trường Thpt Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân

học giáo dục, các cấp quản lý chỉ đạo giáo dục và các nhà trường phổ thông của nước ta quan tâm nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm và chỉ đạo áp dụng. Đã có các luận văn thạc sĩ khoa học ở:

- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội-Trường Đại Học Sư Phạm: Hiệu trưởng Trung học phổ thông chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu chất lượng bộ môn của Nguyễn Huy Diễm.

- Trường Đại Học Huế-Trường Đại Học Sư Phạm: QL hoạt động dạy học của HT trường THPT: Thực trạng và giải pháp của Trần Trung Kiên.

Riêng về đúc kết những kinh nghiệm để đề ra các biện pháp quản ly của HT nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THPT thuộc huyện Ghâu Thành A, Tỉnh cần Thơ chưa có luận văn nào trực tiếp đề cập.

1.2. TRƯỜNG THPT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN‌


1.2.1. Vị trí, mục tiêu đào tạo của trường THPT‌


Điều 2, chương 1 điều lệ trường THPT quy định "Trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng" [12, 5].

Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách của con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc tiếp tục đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. "Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỷ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [11, 17].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.2.2. Giáo dục Trung học Phổ thông trong tình hình xu thế hiện nay‌


Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 3

Giáo dục nước ta nói chung và giáo dục THPT nói riêng đang đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

- Trên thế giới: Sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, của công nghệ và thông tin dẫn tới xuất hiện nhanh nhiều tri thức, những kỹ năng và các lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời những tri thức cũ, những cái cũ lỗi thời sẽ dần bị lão hoá và mất tác dụng thực tiễn.

Mặt khác, quan niệm về thiên nhiên, về xã hội và toàn cầu của con người có nhiều thay đổi. Giá trị của con người được đo bằng nhiều tiêu chí, văn hóa và sự phát triển.

Bên cạnh đó, nguy cơ bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, sự phát triển của căn bệnh xã hội AIDS sự đói nghèo, mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Tất cả đã ảnh hưởng rất lớn và đặt ra yêu cầu mới cho giáo dục THPT

- Ở Việt Nam: Đặc biệt những năm Đảng ta chủ trương đổi mới đến nay, giáo dục THPT đã có thành tựu bước đầu về chất lượng, về đội ngũ GV, về quản lý GD, về dạy học. Song cũng phải tỉnh táo và khách quan thấy rằng giáo dục THPT của ta vẫn còn lạc hậu, trì trệ, dạy học vẫn mang tính rập khuôn, máy móc. Quản lý dạy học bảo thủ, ít dám thay đổi, các mắc xích cốt tủy của việc quản lý nhà trường PT và quản ly dạy học chưa trở thành mối liên quan chặt chẽ, móc xích với nhau.

Giáo dục THPT phải đối mặt và đương đầu với thực trạng trên. Riêng ở cấp vĩ mô, nhà trường THPT phải quan tâm hàng đầu đến chất lượng ĐT. Mà việc quản lý hoạt động dạy-học phải được quan tâm.

1.3. QUẢN LÝ, QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG‌

1.3.1. Khái niệm về quản lý‌


Quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của nó. Thuộc tính này bắt nguồn từ bản chất hệ thống của xã hội, từ lao động tập thể, lao động

xã hội của con người. Ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài người, để đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì sự tồn tại của mình, con người phải lao động chung, kết hợp lại thành tập thể, điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có phân công và hợp tác trong lao động tức là phải có sự quản lý. Marx nói: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung chừng nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoa những hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung".

Vậy hoạt động quản lý hình thành từ sự phân công hợp tác lao động, từ sự xuất hiện của tổ chức, cộng đồng. Với nhu cầu nhằm đạt hiệu quả tốt hơn, năng suất cao hơn trong hợp tác lao động của cộng đồng đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, phân công, kiểm tra, chỉnh lý,... do đó xuất hiện vai trò người quản lý.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý:


* Chẳng hạn W Taylor (1856-1915) người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động đã nêu: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" [12,89].

* Theo HAROLD KOONTZI: "Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định" [25,20].

* Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc đưa ra khái niệm: "Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức" [12,1].

Để hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý, ta có thể tìm hiểu thuật ngữ "Quản lý" theo bản chất hoạt động này trong thực tiễn:

Thuật ngữ "Quản lý" (Việt gốc Hán) gồm hai quá trình tích hợp nhau: Quá trình "quản" gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái "ổn định"; Quá trình "lý" gồm sửa sang, sắp xếp đưa hệ vào thế "phát triển". Nếu chỉ "quản" thì tổ chức dễ trì trệ, nếu chỉ

"lý" thì phát triển không bền vững. Do đó trong "quản" phải có "lý" và ngược lại nhằm cho hệ ở thế cân bằng động; vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

Vậy cho dù với cách tiếp cận nào thì bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra [28,14].

1.3.2. Quản lý giáo dục‌


Quá trình tồn tại và phát triển xã hội loài người phát sinh hoạt động quản lý. GD là một hiện tượng xã hội, do đó quản lý GD được hình thành là một tất yếu khách quan từ quản lý xã hội, hay nói cách khác: Quản lý GD là một loại hình của QL xã hội.

"Quản lý GD là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất" [25,20].

1.3.3. Biện pháp quản lý‌


Theo Đại từ điển Tiếng Việt: "Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể" [31,38]. Như vậy biện pháp QL là phương pháp (hệ thống các cách) được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác QL nhằm đạt được mục tiêu QL.

Để hiểu rõ khái niệm này, chúng ta xem xét các phương pháp QLGD (trong phạm vi nhà trường)

Các phương pháp QL liên quan chặt chẻ với các nguyên tắc QL là cách thức tác động của chủ thể QL đến đối tượng quản lý, các phương pháp QL phải dựa vào các qui luật phát triển khách quan của đối tượng QL, phải được sự chỉ đạo bởi nguyên tắc QL, chủ thể QL phải tuân theo tất cả các nguyên tắc QL. Nhưng chủ thể QL phải lựa chọn con đường trong nhiều con đường có thể có đi đến mục tiêu QL và do đó phải biết lựa chọn các phương pháp QL thay đổi và áp dụng linh hoạt các phương pháp QL thích hợp với

đối tượng QL trong từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp QL thể hiện rõ nhất tính năng động chủ quan của chủ thể QL. Tính hiệu quả QL phụ thuộc một phần quan trọng vào việc lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các phương pháp QL. Có nhiều phương pháp QL và các phương pháp đó liên quan với nhau hết sức chặt chẽ. Trong phạm vi nhà trường ta có thể xem xét các phương pháp sau:

Phương pháp hành chính-Tổ chức trong quản lý giáo dục


Các phương pháp hành chính -Tổ chức trong quản lý GD biểu hiện ở những tác động diễn ra trực tiếp bằng những quyết định dứt khoát của chủ thể QL đối với đối tượng QL nhằm vào việc điều tiết các mối liên hệ và tương quan giữa các yếu tố trong hệ thống bị QL, trong nội bộ hệ thống QL và các mối liên hệ qua lại giữa hệ thống bị QL và hệ thống QL.

Phương pháp hành chính -Tổ chức là phương pháp QL cơ bản, nó cần thiết với mọi quá trình QL, người ta không thể xoa bỏ mặt hành chính của QL, vì như Marx đã nói: "Ngay khi có sự hợp tác giữa người làm thuê thì sự chỉ huy của tư bản cũng trở thành không thể thiếu được y như lệnh của một viên tướng trên chiến trường vậy"[16,29] Lê Nin cũng đã viết: "Nhà nước là lĩnh vực thực hành cưỡng bức. Chỉ có điên rồ mới từ bỏ cưỡng bức, nhất là trong thời đại chuyên chính vô sản. Dùng mệnh lệnh hành chính và đứng trên quan điểm hành chính để giải quyết vấn đề ở đây là tuyệt đối cần thiết [7,121]

Phương pháp kỉnh tế trong quản lý giáo dục


Phương pháp kinh tế trong QL là phương pháp tác động gián tiếp lên đối tượng QL thông qua việc tạo ra và sử dụng một cơ chế tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng QL, làm cho đối tượng hoạt động có hiệu quả.

Sự tác động vào lợi ích kinh tế tạo nên kích thích, điều tiết hoạt động của đối tượng QL, do đó đòi hỏi một sự điều khiển khá cao của đối tượng ấy. Dùng phương pháp kinh tế trong QL, người QL chỉ đưa ra trước những người lao động thừa hành mục đích chung và mục tiêu cụ thể phải đạt cùng một hệ thống điều kiện kinh tế, chứ không phải là những

mệnh lệnh, chỉ thị bắt buộc. Các đòn bẩy kinh tế sẽ kích thích những hoạt động tìm ra những phương án giải quyết những nhiệm vụ tốt nhất và có lợi nhất.

Phương pháp giáo dục trong quản lý


Các phương pháp GD trong QL là những phương pháp tác động về mặt tinh thần đối với những người lao động để vừa động viên được khí thế cách mạng của họ, vừa nâng cao trình độ và GD họ thực hiện tốt mọi chủ trương, kế hoạch, chính sách, làm cho họ hăng hái thi đua lao động và công tác, phấn khởi tham gia vào việc QL. Đây là phương pháp QL theo đường lối quần chúng, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nên những quan hệ tư tưởng đạo đức mới trong lao động.

Như vậy trong nhà trường, nếu HT sử dụng tốt phương pháp GD trong QL sẽ biến được những tư tưởng, tình cảm, tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, tình thương yêu HS của đội ngũ trở thành lực lượng vật chất thúc đẩy công tác dạy và học nhà trường tiến lên.

Phương pháp quản lý theo mục tiêu (Management hy objective: MEO)


Đó là phương pháp nhằm vào kết quả cuối cùng, nó đòi hỏi người QL xác định từ trước các kết quả cuối của hành động của mình và phải xem xét kế hoạch công tác nhằm đạt được kết quả của dự tính. Với cách tiếp cận này, sẽ không có sự tách rời giữa mục tiêu và kết quả. Mục tiêu được đặt ra có tính rõ ràng, kiểm nghiệm được và đo lường được. MEO được mô tả như một quá trình QL, nhờ đó các mục tiêu của tổ chức được xác định với sự tham gia rộng rãi của tập thể, các mục tiêu MEO không đặt theo kiểu một chiều từ lãnh đạo xuống cấp dưới. MEO thay những mục tiêu áp đặt bằng những mục tiêu có sự tham gia rộng rãi: cấp trên và cấp dưới cùng lựa chọn mục tiêu và thoa thuận về cách đo lường kết quả.

MEO dùng mục tiêu để động viên hơn là để kiểm soát. Trong giáo dục, việc quản lý theo các mục tiêu về số lượng và chất lượng của dạy học và giáo dục là rất quan trọng.

1.4. CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT‌

1.4.1. Chất lượng học tập của học sinh‌


* Theo từ điển Tiếng Việt "Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật, sự việc"[32,41].

* Theo Phạm Thành Nghị [23], chất lượng có thể được hiểu theo.hai nghĩa: Tuyệt đối (nói về những thứ tuyệt hảo, hoàn mỹ với nghĩa "chất lượng cao") và tương đối (xem xét sản phẩm, dịch vụ theo những thuộc tính mà người ta gán cho nó. Sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mực được qui định từ trước, có chất lượng khi chúng làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Các chuẩn mực chất lượng được định trước theo yêu cầu của chủ thể.

Chất lượng GD có thể được hiểu là chất lượng của sản phẩm được ĐT. Chất lượng học tập của HS được thể hiện ở cho đáp ứng mục tiêu ĐT.

Theo quan điểm tiếp cận mục tiêu, ta có thể hiểu chất lượng học tập của HS ở trình độ THPT là trình độ học vấn phổ thông và phát triển nhân cách của HS trong quá trình ĐT ở nhà trường. Điều đó thể hiện cụ thể ở người HS:

- Nắm vững hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và việc vận dụng chúng trong thực tiễn cũng như trong tư duy.

- Phát triển năng lực trí tuệ đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.


- Có thế giới quan khoa học (duy vật biện chứng) và nhân sinh quan cách mạng (XHCN).

1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh THPT vùng huyện nông thôn‌

Học tập, đó là một hình thức đặc biệt của nhận thức. Khi học tập HS nhận thức thế giới xung quanh, như các nhà bác học cũng nhận thức thế giới xung quanh. Trong hoạt động nhận thức của con người có những khác biệt căn bản tùy theo họ nhận thức cái gì và

họ nhận thức như thế nào. HS thì nhận thức cái mới chủ quan, nghĩa là chỉ có mới đối với họ mà thôi, còn khoa học thì đã nghiên cứu và đã nhận thức rồi. Kết quả học tập của HS phụ thuộc chủ yếu vào ý thức, động cơ học tập; phương pháp; nội dung kiến thức; phương pháp dạy của thầy; điều kiện; phương tiện học tập... Muốn nâng cao chất lượng học tập của HS cần tác động có hiệu quả đến các yếu tô" trong sự thông nhất, đồng bộ có thể xem xét vai trò của một số yếu tố chủ yếu sau đây:

Ảnh hưởng của động cơ, ý thức học tập đến chất lượng học tập của học sinh:


Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của nhận thức khoa học do đời sống và những nhu cầu phát triển của xã hội đề ra. Chính vì hiểu được tầm quan trọng có tính chất sống còn của những công trình nghiên cứu của mình nên các nhà bác học đã làm việc một cách sáng tạo, với một sự cố gắng lớn lao, với một sức mạnh tinh thần phi thường.

Nhận thức của HS trong nhà trường cũng phải có những động cơ thúc đẩy. Có những động cơ tích cực trong học tập là điều kiện quan trọng nhất để học tập có kết quả. Muốn cho việc học tập, việc nhận thức của HS có thể tiến hành được thì người HS phải có lòng ham muốn học tập. Để có được điều đó thì các em phải cảm thấy có nhu cầu về kiến thức và thích thú trong học tập. Hứng thú là yếu tố dẫn đến sự tự giác. Hứng thú và tự giác là những yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập.

Muốn xây dựng động cơ học tập cho HS thì sự có mặt của các động cơ kích thích hoạt động nhận thức của HS là điều kiện tiên quyết để tiến hành quá trình học tập có hiệu quả. Việc xây dựng các động cơ và việc dùng chúng để kích thích hoạt động nhận thức của HS phụ thuộc nhiều vào GV. Phần lớn sức lực và nghị lực của GV, người tổ chức quá trình học tập, phải hướng vào việc khêu gợi ở HS lòng ham muôn và khát vọng học tập, thúc đẩy tính tích cực tìm hiểu của các em

Ảnh hưởng của nội dung dạy học đến chất lượng học tập


Nội dung dạy học là đối tượng lĩnh hội của HS trong quá trình học tập, bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và các chuẩn mực thái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023