Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Công Cụ Tài Chính Với Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Trong Các Doanh Nghiệp Phi Tài Chính Tại Việt Nam


thành phần kinh tế thì chỉ quy định một số vấn đề kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư góp vốn, quy định về lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, quy định khi phát hành cổ phiếu thường, trái phiếu thông thường. Các công cụ tài chính khác như tiền, các khoản phải thu, phải trả thương mại không được đề cập đến như là một bộ phận của công cụ tài chính

Như vậy trong giai đoạn này chỉ có chứng khoán đầu tư, cổ phiếu phát hành, trái phiếu là được nhận diện và phân loại là công cụ tài chính.

Việc phân loại công cụ tài chính dựa theo thời gian chu chuyển ngắn hạn (dưới 1 năm) và dài hạn (từ 1 năm trở lên).

Về phương pháp đo lường công cụ tài chính

Đo lường ban đầu: Công cụ tài chính ghi nhận ban đầu theo giá gốc

Đo lường sau ban đầu: Khi lập Báo cáo tài chính, nếu chứng khoán bị giảm giá so với giá trị ghi sổ thì kế toán phải lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.

Về ghi nhận công cụ tài chính

Công cụ tài chính được ghi nhận vào các TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn”; TK 228 “Đầu tư dài hạn khác”

Về trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Không quy định riêng về việc trình bày và công bố thông tin liên quan đến công cụ tài chính.

3.1.3.1 Giai đoạn sau khi ban hành Thông tư 210/2009/TT/BTC

Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam - 11


Thông tư số 210/2009/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính.

Thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn xử lý chênh lệch do thay đổi tỷ giá có hiệu lực từ năm tài chính 2010.


Thông tư 179/2012/ TT- BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012, quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp áp dụng từ năm tài chính 2012 thay thế cho thông tư 201/2009/TT-BTC

TT 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá HTK, tổn thất đầu tư tài chính.

Nội dung chính của khung pháp lý về công cụ tài chính sau khi ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC như sau:

Nhận diện công cụ tài chính

Thông tư 210/2009/TT-BTC đưa ra khái niệm công cụ tài chính, tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ vốn chủ sở hữu, công cụ tài chính phái sinh giúp cho việc nhận diện công cụ tài chính (Điều 3- Các thuật ngữ áp dụng).

Trong Thông tư 210/2009/TT-BTC đưa ra việc phân loại 4 nhóm tài sản tài chính, 2 nhóm nợ phải trả tài chính chưa đề cập đến việc phân loại công cụ vốn chủ sở hữu (Điều 3- Các thuật ngữ áp dụng).

Điều 6 trong Thông tư 210/2009/TT-BTC có quy định phải trình bày cổ phiếu ưu đãi là nợ phải trả nếu có điều khoản yêu cầu người phát hành phải mua lại cổ phiếu này trong một thời điểm xác định trong tương lai.

Đo lường công cụ tài chính

Thông tư 210/2009/TT-BTC có đề cập đến tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính cơ sở được đo lường theo giá trị hợp lý, chưa đề cập đến tài sản (nợ phải trả tài chính) đo lường theo giá trị phân bổ, mặc dù có đưa ra khái niệm giá trị phân bổ. Đồng thời chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn việc đo lường giá trị hợp lý công cụ tài chính. Thông tư này chỉ đề cập đến việc phải đo lường theo giá trị hợp lý tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính, mà không nêu cụ thể đo lường ban đầu, đo lường sau ghi nhận ban đầu công cụ tài chính cơ sở, công cụ tài chính phái sinh.

Ghi nhận công cụ tài chính

Công cụ tài chính cơ sở được ghi nhận theo giá gốc, nếu có bằng chứng khách quan về việc suy giảm giá trị thì được phép lập dự phòng.


Chưa có quy định về việc ghi nhận ban đầu, ghi nhận sau ban đầu công cụ tài chính phái sinh.

Trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính

Thông tư 210/2009/TT-BTC quy định phải trình nợ phải trả tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu, trình bày khoản dự phòng thanh toán tiềm tàng, trình bày hợp đồng quyền chọn, trình bày công cụ tài chính phức hợp theo nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức. Thông tư 210/TT/BTC yêu cầu phải trình bày riêng cổ phiếu quỹ, các khoản tiền lãi, cổ tức, lỗ/ lãi liên quan đến công cụ tài chính.

Phụ lục 3.2 thể hiện các văn bản pháp lý hiện hành về kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam.

Phụ lục 3.3 Nội dung tóm tắt Thông tư 210/2009/TT-BTC

Phụ lục 3.4 Phân loại tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính theo TT 210/2009/TT-BTC

3.1.4 Mối quan hệ giữa kế toán công cụ tài chính với quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

Quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị doanh nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhiệm vụ chính của quản trị tài chính:

Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động đồng thời đảm bảo lợi nhuận để lại là nguồn quan trọng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp [35].


Quản trị tài chính còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Trong kinh doanh luôn có rủi ro và cần phải quản trị rủi ro.Rủi ro kinh doanh liên quan đến những đặc trưng cơ bản mang tính tự nhiên vốn có của công việc kinh doanh, còn rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến các thay đổi của các nhân tố như: lãi suất, giá cổ phiếu, giá hàng hóa, tỷ giá. Hay nói cách khác, độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, giá cổ phiếu... tác động đến thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro tài chính.

Quá trình quản trị rủi ro thông thường bao gồm:

- Xác định mục tiêu

- Nhận diện rủi ro

- Đưa ra biện pháp kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro

Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp thường được thực hiện bằng các giao dịch trên Bảng cân đối kế toán hoặc các công cụ phòng ngừa rủi ro (điển hình là các công cụ tài chính phái sinh) để hạn chế tối đa tác động các rủi ro đến thu nhập của doanh nghiệp. Kế toán phòng ngừa rủi ro là một bộ phận của kế toán công cụ tài chính, bao gồm phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý, phòng ngừa rủi ro luồng tiền, phòng ngừa rủi ro cho các khoản đầu tư thuần ở nước ngoài [38].

Chính vì vậy, kế toán công cụ tài chính phải chú trọng đến việc công bố thông tin về các loại rủi ro khác nhau gắn liền với công cụ tài chính, theo đó sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp mình.

3.2 Thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

Để đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam, tác giả đã phát Phiếu điều tra (Phụ lục 3.5 Phiếu điều tra doanh nghiệp; Phụ lục 3.6 Phân ngành doanh nghiệp được khảo sát). Phiếu điều tra


được tiến hành trên 82 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM thuộc các lĩnh vực kinh doanh (Phụ lục 3.7 Danh sách doanh nghiệp được khảo sát) và tác giả đã tiến hành tổng hợp kết quả điều tra trên 82 doanh nghiệp (Phụ lục 3.8 Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng kế toán công cụ tài chính, bao gồm hai phần: Thực trạng kế toán công cụ tài chính cơ sở và Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh). Tác giả đã phỏng vấn sâu 10 chuyên gia (Phụ lục 3.9 Danh sách phỏng vấn sâu) để tìm hiểu thực trạng kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp và các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam

3.2.1 Thực trạng nhận diện và phân loại công cụ tài chính


3.2.1.1 Thực trạng nhận diện và phân loại công cụ tài chính cơ sở


Nhận diện công cụ tài chính là công việc đầu tiên, rất quan trọng trong quy trình kế toán, nó quyết định việc đo lường, ghi nhận và báo cáo theo phương pháp nào.

Nhận diện tài sản tài chính

Theo số liệu khảo sát, 100% doanh nghiệp coi tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc là tài sản tài chính, 100% các doanh nghiệp coi cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu là tài sản tài chính; 99% doanh nghiệp cho rằng đầu tư tài chính khác là tài sản tài chính; 60% doanh nghiệp chọn phải thu khách hàng là tài sản tài chính. 21% doanh nghiệp xác định khoản ứng trước cho người bán là tài sản tài chính. 22% doanh nghiệp cho rằng phải thu nội bộ là tài sản tài chính. 70% doanh nghiệp cho rằng phải thu khác là tài sản tài chính. 29% doanh nghiệp cho rằng ký cược ký quỹ là tài sản tài chính.

Theo kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia thì cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác được đại đa số doanh nghiệp, kế toán viên nhận diện là tài sản tài chính, còn tài sản tài chính là các khoản ứng trước cho người bán, phải thu nội bộ, ký cược ký quỹ chưa được doanh nghiệp nhận diện là tài sản tài chính. (Biểu đồ 3.7)


100


90

80


70

Tỷ lệ

60

50


40

30


20

10


0


VND,Ngoại tệ, vàng bạc

Chứng khoán Đầu tư khác Phải thu KH Ứng trước NB Phải thu nội bộ Phải thu khác Ký cược, KQ


Biểu đồ 3.7 Thực trạng nhận diện tài sản tài chính

Theo kết quả điều tra Báo cáo tài chính năm 2011 đã được kiểm toán, tại Tổng công ty CP khoan và dịch vụ dầu khí, Tổng Công ty CP vận tải dầu khí, CP Gỗ Đức Thành thì khoản ký cược ký quỹ được coi là tài sản tài chính. Công ty CP Cao su Đồng Phú không đề cập đến việc nhận diện, phân loại tài sản tài chính (Phụ lục 3.15 Tổng hợp kết quả điều tra phân loại tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính tại các doanh nghiệp khảo sát)

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy 9/10 chuyên gia được phỏng vấn đều phân loại tài sản tài chính theo 2 nhóm: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn. Do chế độ kế toán hiện hành không quy định phải trình bày riêng tài sản tài chính với các loại tài sản khác nên chuyên gia được phỏng vấn không thực hiện việc nhận diện, phân loại tài sản tài chính ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ kế toán, trên sổ sách kế toán. Một ý kiến còn lại cho rằng, tài sản tài chính có giá trị không phụ thuộc vào giá trị sử dụng, mà được quyết định bởi quan hệ cung cầu nên cần nhận diện, phân loại riêng biệt với các loại tài sản khác ngay từ giai đoạn đầu tiên trong quy trình kế toán, để từ đó có phương pháp đo lường giá trị riêng, phương pháp kế toán riêng.

Nhận diện nợ phải trả tài chính

Nợ phải trả tài chính là nghĩa vụ theo hợp đồng phải trả tiền, tài sản tài chính hoặc trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính trong điều kiện bất lợi cho đơn vị.


Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp đã bước đầu nhận diện nợ phải trả tài chính: 76% doanh nghiệp nhận định vay ngắn hạn, dài hạn là nợ phải trả tài chính; 89% doanh nghiệp coi trái phiếu phát hành là nợ phải trả tài chính; 63% doanh nghiệp xếp phải trả người bán là nợ phải trả tài chính; 26% doanh nghiệp xác định khoản khách hàng ứng trước là nợ phải trả tài chính; 27% doanh nghiệp lựa chọn phải trả nội bộ là nợ phải trả tài chính; 67% doanh nghiệp nhận diện khoản phải trả khác là nợ phải trả tài chính; 33% doanh nghiệp coi nhận ký cược, ký quỹ là nợ phải trả tài chính.

Theo Báo cáo tài chính năm 2011 đã được kiểm toán, tại Tổng công ty CP khoan và dịch vụ dầu khí, Tổng Công ty CP vận tải dầu khí, CP Gỗ Đức Thành, Tổng Công ty CP phân bón và hóa chất dầu khí thì khoản vay nợ, phải trả người bán, phải trả khác được coi là nợ phải trả tài chính. Đối với Tổng công ty CP khoan và dịch vụ dầu khí, Tổng Công ty CP vận tải dầu khí, CP Gỗ Đức Thành cho rằng chi phí phải trả cũng là nợ phải trả tài chính. Công ty CP Thủy sản Mekong, Công ty CP Kinh đô nhận diện công cụ tài chính các khoản phải trả người bán, các khoản phải trả khác, các khoản nợ và vay. Công ty CP Cao su Đồng Phú không đề cập đến việc nhận diện, phân loại nợ phải tài chính (Phụ lục 3.15)


Vay ngắn hạn, dài hạn Trái phiếu phát hành Phải trả NB

KH ứng trước Phải trả nội bộ Phải trả khác

Nhận ký cược, ký quỹ


0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100


Biểu đồ 3.8 Thực trạng nhận diện nợ phải trả tài chính


Theo ý kiến 9/10 chuyên gia được phỏng vấn sâu, nợ phải trả chưa được nhận diện và phân loại thành nợ phải trả tài chính và nợ phải trả khác vì doanh nghiệp chưa phải báo cáo theo chỉ tiêu này, việc kế toán cũng không có gì khác nhau, nên doanh nghiệp hiện nay chỉ nhận diện nợ phải trả theo cách thông thường là nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn. Một ý kiến còn lại của chuyên gia Vụ chế độ kế toán, Bộ tài chính chỉ ra: Ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp cần xác định rõ có phải là nợ phải trả tài chính hay nợ phải trả khác, trong đó nếu nghiệp vụ này làm phát sinh nợ phải trả tài chính thì cần phải phân định đó là nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý hay nợ phải trả tài chính khác để từ đó có phương pháp ghi nhận, đo lường cho phù hợp.

Nhận diện công cụ vốn chủ sở hữu

Trong các doanh nghiệp tác giả tiến hành khảo sát có 82/82 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 100% đã nhận diện cổ phiếu phổ thông là công cụ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên 65/82 doanh nghiệp, chiếm 79% đồng ý cổ phiếu ưu đãi là công cụ vốn chủ sở hữu, 24/82 chiếm 29% cho rằng cổ phiếu quỹ là công cụ tài chính.

Phân loại tài sản tài chính

Phân loại tài sản tài chính giúp cho kế toán xác định được phương pháp đo lường và ghi nhận từng loại tài sản tài chính cho phù hợp, đồng thời khi lập Báo cáo tài chính cũng cần cung cấp thông tin theo từng nhóm tài sản để giúp nhà đầu tư có nhận định rõ mục đích nắm giữ tài sản tài chính.

Qua khảo sát doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam cho thấy 73% doanh nghiệp phân loại tài sản tài chính theo thời gian chu chuyển ngắn hạn hay dài hạn; 27% doanh nghiệp phân loại tài sản tài chính thành 4 loại bao gồm: tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi/ lỗ, Khoản giữ đến ngày đáo hạn; Cho vay và phải thu; Tài sản tài chính khác.

Theo kết quả phỏng vấn sâu kế toán viên và các chuyên gia thì việc phân loại tài sản tài chính thành 4 nhóm là một việc khó khăn vì tiêu chí phân loại chưa rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Do vậy hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn cách phân loại thông thường như tất cả các loại tài sản khác đó là

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí