Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 2

MỞ ĐẦU‌


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI‌


Sự phát triển sự nghiệp GD nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và hình thành một thế hệ Việt Nam có tri thức, lý tưởng, hoài bão, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế. Hiến pháp 1992 quy định nhiệm vụ, mục tiêu của sự nghiệp GD: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Nhà nước phát triển GD nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của GD là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng, trong phương hướng và kế hoạch 5 năm 2001-2005 cũng đã tiếp tục khẳng định GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, phát triển GD là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển XH, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phương hướng phát triển GD-ĐT là tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý GD; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa và XH hóa"; phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội"

GD-ĐT giữ vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của mỗi người và cửa cả xã hội. vốn con người (human capital) bao gồm toàn bộ thể lực, trí lực, phẩm chất về đạo đức, về nhân cách. vốn đó nhờ GD-ĐT mà có. Nó làm cho con người trở nên có ích, có giá trị, có chất lượng, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Loài người đang có ngày càng nhiều phát minh khoa học, công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống, làm cho năng suất lao động xã hội tăng vượt bậc, tạo ra nhiều của cải vật chất và văn hóa. Muốn thực hiện được như vậy, trước tiên phải có nguồn nhân lực, có trình độ văn hóa,

trình độ chuyên môn do ngành GD-ĐT cung cấp. Do đó vị trí của GD-ĐT có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà nước, đã từ lâu, nhận thức được rất rõ vai trò, vị trí của GD-ĐT đối với sự phát triển, cho nên TX chăm lo cho sự nghiệp GD-ĐT. Chăm lo cho GD-ĐT là chăm lo cho con người và cho xã hội phát triển, vì thế phương pháp GD-ĐT cần giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa. GD-ĐT thuộc về quốc sách hàng đầu của Nhà nước, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển GD-ĐT gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ của khoa học, công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh; đồng thời phải thực hiện sự công bằng xã hội trong GD.

Hoạt động QL Nhà nước đối với GD-ĐT bao gồm phương thức QL, tổ chức bộ máy QL, xây dựng chiến lược phát triển, hoạch định các chương trình, kế hoạch. Luật GD được Quốc hội khóa X thông qua và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký lệnh công bố ngày 11/12/1998 là cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động dạy và học của các cấp học, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ GD-ĐT ở nước ta trong thời kỳ mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tư duy QL nói chung và tư duy QLGD nói riêng cần được đặt đúng với tầm quan trọng của nó. Việc tồn tại, phát triển, việc phân định trường này với trường khác suy cho cùng là chất lượng GD của nhà trường đó. Một trong những vấn đề then chốt của nhà trường là việc QL chất lượng học tập của HS mà HT với tư cách là nhà QL cần thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả.

Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu tồn tại trong công tác GD-ĐT: "Chất lượng và hiệu quả GD-ĐT tuy đã có những chuyển biến, nhưng nhìn chung còn thấp so với yêu cầu...", đồng thời xác định mục tiêu và nhiệm vụ: "Tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về phát triển GD-ĐT và khoa học-công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý; triển khai thực hiện chương trình phổ cập THCS; ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến, hiện đại; chuẩn bị các bước đi cần thiết để tiếp cận dần nền kinh tế tri thức".

Một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh trường trung học phổ thông huyện Châu Thành A - tỉnh Cần Thơ - 2

GD nói chung, trường THPT nói riêng là một bộ phận khăng khít của hệ thống kinh tế-xã hội. Trong những năm qua, các trường THPT huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ đã có rất nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng GD toàn diện, chất lượng học tập của HS để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển GD. Song nhìn từ góc độ của khoa học QLGD thì việc QL chất lượng học tập HS của người HT vẫn còn những hạn chế, chưa đặt việc QL chất lượng học tập của HS là trung tâm của hoạt động QL nhà trường mà nhiệm vụ đổi mới đặt ra.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX về phát triển sự nghiệp GD-ĐT. để đáp ứng với công cuộc CNH, HĐH đất nước, việc QL chất lượng học tập của HS trường THPT cần được tiếp cận một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu lực QL nhà trường.

Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về QL trường THPT, tuy nhiên vẫn còn ít công trình nghiên cứu về QL chất lượng học tập của HS THPT, đặc biệt là ở địa bàn nghiên cứu vùng huyện lỵ của tỉnh Cần Thơ, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy, tác giả định hướng nghiên cứu của mình vào đề tài: "Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THPT huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ"

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU‌


Xác lập một số biện pháp QL của HT nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS các trường THPT huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU‌


Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp QL để nâng cao chất lượng học tập củaHS. Khách thể nghiên cứu: HT các trường THPT huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC‌


Chúng tôi giả định rằng thực trạng về các biện pháp quản lý của HT nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HS trưởng THPT huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ chưa đồng

đều giữa các trường và thiếu đồng bộ. Do đó chất lượng học tập của HS ở mức độ trung bình và chưa trung bình.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU‌


Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp QL của HT nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HS ở một số trường THPT: TV1, TV2 và TV3.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU‌


Để thực hiện được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý của HT trường THPT.

Nghiên cứu thực trạng về biện pháp QL của HT đối với việc học tập của HS THPT huyện Châu Thành A, tỉnh Cần thơ.

Đề xuất một số biện pháp QL của HT nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS THPT.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


Hệ thống phương pháp được sử dụng trong đề tài bao gồm:


a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản, chỉ đạo cho việc nghiên cứu thực tiễn.

b. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Thu thập thông tin qua "phiếu trưng cầu ý kiến Hiệu trưởng", "phiếu trưng cầu ý kiến Hiệu phó, tổ trưởng, giáo viên", "phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ sở", "phiếu trưng cầu ý kiến học sinh".

- Tổng số mẫu được chọn: 641 (cán bộ sớ: 5; HT; 3; HP: 3, TT và GV: 222, học sinh: 408).

- Tổng số phiếu phát ra và thu vào bằng nhau: HT: 3, PHT: 3, Cán bộ Sở: 5, 222 GV của 3 trường (TV1: 6 TT, 81 GV; TV2: 6 TT, 63 GV; TV3: 5 TT, 61 GV và 408 HS

có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém của 3 trường THPT thuộc huyện Châu Thành A trong đó:

- Trường Tầm Vu 1 có 142 học sinh (khối 10: 42HS, khối li: 50HS, khối 12: 50HS)


- Trường Tầm Vu 2 có 130 học sinh (khối 10: 40HS, khối 11:40 HS, khối 12:50HS)


- Trường Tầm Vu 3 có 136 học sinh (khối 10: 41HS, khối 11:45 HS, khối 12:50HS)


* Trước khi phát phiếu, chúng tôi trực tiếp hướng dẫn HT, PHT, cán bộ Sở; TT, GV và HS cách trả lời các câu hỏi để đảm bảo thông tin thu được đúng với yêu cầu của người nghiên cứu

c. Phương pháp tọa đàm (trò chuyện - phỏng vấn): Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với các HT, PHT, GV và HS của 3 trường và cán bộ Sở GD để có thể nắm bắt đầy đủ những thông tin thiết thực cho nội dung nghiên cứu của đề tài.

d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Thông qua các bản số liệu thống kê về các biện pháp QL của HT, về đội ngũ GV; về cơ sở vật chất; trang thiết bị của nhà trường và chất lượng học tập và rèn luyện của HS qua các năm học... để tìm hiểu công tác QL nhằm nâng cao chất lượng học tập choHS.

e. Phương pháp xử lý số liệu: Dùng toán thống kê để ước lượng tỉ lệ PHT, GV, HS xác nhận các giải pháp xử lý của HT và tính khoảng ước lượng tỷ lệ GV và HS xác nhận các giải pháp quản lý của HT với độ tin cậy 95% theo lý thuyết thống kê ta có:

- n: Tổng số HP, TT, GV tham gia lấy ý kiến (n=225)


- U: Số HP, TT, GV xác nhận các biện pháp quản lý của HT


- P1, P2: Khoảng ước lượng tỉ lệ HP, TT, GV xác nhận các giải pháp quản lý của HT với độ tin cậy 95% sẽ được tính theo công thức:

fn U

n

P1


P2

fn 1, 96


fn 1, 96

fn(1fn) n

fn(1fn) n


Ví dụ: Biện pháp QL chương trình kế hoạch dạy học HT yêu cầu GV, tổ làm kế hoạch bộ môn của năm và kiểm tra kế hoạch, duyệt kế hoạch.

Tổng số được hỏi: n= 225


Số HP, TT, GV nhận biện pháp của HT: U= 204


f 204 0, 90

225 225


Theo toán học thống kê ta tính khoảng ước lượng tỷ lệ HP, TT, GV xác nhận các biện pháp quản lý của HT (độ tin cậy 95%)

- Tỷ lệ xác nhận 90%


- Khoảng ước lượng tỉ lệ xác nhận


P1= 86,9%; P2= 94,5%

Từ đó ta có thể suy rộng: Tỷ lệ HP, TT, GV chọn biện pháp quản lý này là 86,9 - 94,5% với độ tin cậy 95%

f. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌


1.1. MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌


Giáo dục đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ ngày nay GD-ĐT đang trở thành động lực chính của sự phát triển kinh tế xã hội là nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống. Chính vì vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng hết sức coi trọng giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo ở nước ta thông qua các nhóm trẻ, các trường lớp mẫu giáo, các cấp học phổ thông, các trường đại học, dạy nghề các cấp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng vì góp phần trực tiếp trong việc đào tạo bồi dưỡng con người. Do đó dù ở xã hội nào học tập luôn là một hoạt động cơ bản của mỗi con người. Nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là mục đích, nhiệm vụ của nhà trường, điều đó cần thiết phải có quá trình tổ chức dạy học hiệu quả và các điều kiện hỗ trợ. Vai trò của HT trong việc tổ chức quá trình dạy học như thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là vấn đề được các nhà giáo dục thường xuyên quan tâm nghiên cứu.

Ở thế kỷ thứ XVII I.A.Komensky, người đầu tiên đã đưa ra kiến nghị đổi mới một cách sâu sắc quá trình dạy học nói chung và hình thức tổ chức dạy học nói riêng. Hình thức tổ chức dạy học trên lớp do I.A.Komensky đề ra là một sáng kiến vĩ đại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Ngày nay tư tưởng của ông về giáo dục nói chung về chế độ dạy học theo lớp với hình thức tổ chức dạy học trên lớp nói riêng vẫn còn có ý nghĩa tích cực đối với lý luận dạy học hiện đại. Tư tưởng GD của I.A.Komensky về dạy học là cơ sở lý luận để giải quyết đúng đắn vấn đề đổi mới và hoàn thiện quá trình dạy học nói chung và hình thức dạy học trên lớp nói riêng [8].

Tư tưởng của I.A.Komensky về tổ chức quá trình dạy học đã được tiếp nối và phát triển bởi nhiều nhà sư phạm lỗi lạc khác như: M.N.Xcatkin, N.A.Danilốp, B.P.Êxipốp, Ia.Lecne, IJ.Rousseau, John Deway,... Theo J.J. Rousseau (1712-1775), nhà sư phạm người Pháp, cần phải chuẩn bị người thiếu niên cho đời sống xã hội, sự chuẩn bị này cần được thực hiện ở đời sống xã hội trên cơ sở chú ý đầy đủ đến "sự tự do" của đứa trẻ. John Deway (1859-1925), nhà sư phạm người Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ XX đã đưa ra một phương hướng canh tân giáo dục. Ông yêu cầu bổ sung vào vốn tri thức của HS những tri thức ngoài sách giáo khoa và lời giảng của GV, đề cao hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là hoạt động thực tiễn. Ông viết: "Học sinh là mặt trời, xung quanh nó qui tụ mọi phương tiện giáo dục; nói không phải là dạy, nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh" [9, 14].

Ở Việt Nam, nhiều nhà sư phạm đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề vai trò, vị trí của việc tổ chức quá trình dạy học; ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học; những ưu điểm và nhược điểm của hình thức dạy học trên lớp; bản chất và mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò người dạy và người học; việc đổi mới nội dung và cách tổ chức, tiến hành các hình thức dạy học trên lớp (Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Thái Duy Tuyên, Trần Kiều, Hồ Ngọc Đại...)

Trong những năm gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới GD-ĐT nói chung và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nói riêng, nhiều người nghiên cứu, trong đó có những nhà giáo dục, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề về đổi mới nội dung dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất vào đời sống và vấn đề đặt HS vào trung tâm của hoạt động dạy học (Trần Hồng Quân, Phạm Minh Hạc, Phan Trọng Luận, Vũ Văn Tảo, Đỗ Đình Hoan, Trịnh Xuân Vũ, Phạm Viết Vượng, Đặng Thành Hưng, Tôn Thân,...)

Những vấn đề về nâng cao chất lượng dạy học nói chung, nâng cao chất lượng dạy học trên lớp nói riêng, về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp, đặc biệt là vấn đề đặt HS vào trung tâm của hoạt động dạy học từ nhiều năm nay đã được viện khoa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/07/2023