phóng viên, BTV chuyên tuyên truyền về chủ đề này.
Cùng với đó, các đài trong diện khảo sát chưa khai thác một cách tối đa ưu thế, đặc thù của truyền hình trong tuyên truyền, loại hình truyền thông giúp truyền tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động với đầy đủ sắc màu từ lời nói đến âm nhạc và tiếng động. Với các hoạt động chương trình được thu nhỏ lại qua màn ảnh giúp cho người xem cảm nhận được những thông tin, hình ảnh một cách trực quan nhất. Đây được xem là những thế mạnh vượt trội của truyền hình, giúp cho thông tin khoa học những vấn đề thời sự nổi cộm được cập nhật một cách nhanh chóng chính xác nhất. Truyền hình có ưu điểm nổi bật khi kết hợp rất khéo léo giữa hình ảnh và âm thanh giúp tạo khả năng truyền tải thông tin nội dung vô cùng phong phú gần gũi với người xem, là đặc điểm then chốt giúp tạo ra đặc điểm riêng biệt của các chương trình truyền hình đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Sự hấp dẫn riêng biệt khả năng tương tác với khán giả người xem bằng hình ảnh và âm thanh khiến cho thông tin được truyền tải theo một hình thức sống động gần gũi… Do vậy, nếu các đài khai thác các lợi thế trên sẽ là điều kiện thuận lợi để việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt hiệu quả. Ngoài ra, trong bối cảnh công nghệ phát triển, để các đài PTTH phát huy được thế mạnh, cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác trong tuyên truyền nói chung, tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói riêng cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ phục vụ hoạt động tuyên truyền, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và đội ngũ phóng viên, BTV - những người làm công tác tuyên truyền
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình trước tiên cần nâng cao nhận thức của đội ngũ các nhà quản lý, phóng viên, BTV - những người trực tiếp tham gia vào việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình; nâng cao nhận thức về vai trò của tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình; nâng cao nhận thức của bản thân chủ thể tham gia tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình, cụ thể:
- Tăng cường cung cấp và định hướng thông tin cho các đài và đội ngũ phóng viên, BTV chuyên trang tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cơ quan lãnh đạo quản lý các đài PTTH các cấp, đảm bảo sự lãnh đạo sâu sát của Đảng đối với các đài PTTH. Đồng thời định hướng thông tin là một điều kiện đảm bảo cho các đài không ngừng nâng cao tính chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục... là yếu tố giúp cho các đài nhanh chóng cập nhật được tình hình thực tiễn của đất nước và nắm bắt tình hình dư luận xã hội thông qua truyền hình. Theo đó, cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vấn đề liên quan đến thực hiện tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cho các đài, dù là thông tin nhạy cảm. Trong thực tế, có những thông tin của các thế lực phản động nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ, nói xấu về Bác… những người có trách nhiệm thay mặt cho các cơ quan nhà nước chưa thông tin kịp thời. Thậm chí, đối với những vấn đề gai góc còn bị né tránh, ngại trách nhiệm. Chính vì thế, trước những vấn đề đó, các đài, các phóng viên phải tiếp cận những nguồn thông tin có khi độ tin cậy thấp hoặc khả năng xác định độ tin cậy khó khăn. Cho nên thông tin thiếu chính xác, hoặc không đại diện, không thể hiện hết đầy đủ tính
chính thống. Vì vậy, việc đổi mới cung cấp thông tin là vấn đề đang được đặt ra đó là các cơ quan, ban ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin cho các đài để kịp thời tuyên truyền đến mọi người dân là vấn đề quan trọng.
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Sĩ Công An Trong Chương Trình “Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh” Của Đài Ptth Cao Bằng Phát
- Hình Ảnh “ Bác Hồ Với Nhân Dân Tây Bắc” Của Đài Ptth Bắc Kạn Phát Sóng Ngày 19/5/2018.
- Tỷ Lệ Đánh Giá Về Hình Thức Tuyên Truyền Thực Hiện Học Tập Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh (Nguồn Tác Giả).
- Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 12
- Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, những đơn vị quản lý trực tiếp các đài có vai trò quyết định trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của đội ngũ trong việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình. Đây được xem là một trong những giải pháp có tính chất quyết định sự hình thành, tồn tại các chương trình tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình. Nếu lãnh đạo các đơn vị chủ quản các đài có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao thì sẽ có những định hướng, đầu tư nhân lực, vật lực, dành thời lượng cho việc tuyên truyền chủ đề này trên truyền hình hợp lý hơn. Trong các kế hoạch chỉ đạo định kỳ tháng, quý và năm, việc xác định xây dựng các chương trình truyền hình trong đó có chuyên đề tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần được chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể.
- Cùng với những định hướng từ các cơ quan cấp trên, bản thân các đài cũng cần quan tâm và quyết liệt hơn trong công tác tiến hành tuyên truyền thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình. Đồng chí La Văn Huyên, Phó Giám đốc đài PTTH Cao Bằng cho rằng: “Đài cần coi công tác tuyên truyền thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên, có phân chia trách nhiệm cụ thể trong việc theo dòi kết quả công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, từ lãnh đạo ban biên tập đến các lãnh đạo ban chuyên môn cần có đội ngũ chuyên trách, BTV. Mặt khác, cũng cần có đội ngũ phóng viên tốt để thực hiện tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình. Trong quá trình tuyên truyền, cần phải thường xuyên theo dòi, tổng hợp, đánh giá, rút kinh nghiệm”.
- Bản thân đội ngũ các phóng viên, BTV trực tiếp tham gia tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của việc tuyên truyền nội dung này. Là chủ thể trong việc tuyên truyền nên lãnh đạo Ban Biên tập, đội ngũ phóng viên, BTV cần ý thức được ảnh hưởng, tác động của việc tuyên truyền chủ đề này trên truyền hình đến với khán giả. Nếu công tác tuyên truyền được thực hiện tốt, hiệu quả, sẽ đem lại nhận thức tốt, từ đó công chúng có những chuyển biến tốt trong hành động, trong việc cụ thể hóa các nội dung vào từng công việc và hành động trong cuộc sống. Thực tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, bản thân các phóng viên, BTV hằng ngày cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề như nguồn thu quảng cáo, nhuận bút, các khoản chi thường xuyên, lượng bạn đọc theo dòi, xem... nên sẽ phải cân nhắc tổng thể các yếu tố để quyết định có duy trì, sản xuất các chuyên trang, chuyên mục hay không. Trong khi đó, chi phí để phục vụ chuyên trang, chuyên mục chiếm lượng kinh phí tương đối vì ngoài nhuận bút cho phóng viên, BTV đến vấn đề công tác phí cũng ảnh hưởng đến tài chính.
Ngoài lý do nói trên, nhận thức của lãnh đạo các đài đối với việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cũng là rất quan trọng. Việc nhìn nhận, chọn lọc, quyết định đưa các nội dung tuyên truyền trên truyền hình không ít khi còn lúng túng. Có thể vì một vài lý do nào đó, lãnh đạo cơ quan chủ quản, lãnh đạo Ban biên tập cố tình “tránh” hoặc hạn chế việc thông tin kết quả tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình để tránh những va chạm, vướng mắc. Trước những thông tin “nhạy cảm” về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình, lãnh
đạo các cơ quan đài cần thận trọng khi thông tin, định hướng dư luận tránh để các thế lực thù địch lợi dụng sơ hở nhằm chống phá Đảng và Nhà nước, làm xấu hình ảnh Bác trong lòng nhân dân.
3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay
- Đổi mới về nội dung tuyên truyền: Trong những giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay, việc đổi mới nội dung tuyên truyền là rất cần thiết, đóng vai trò nòng cốt. Các nội dung tuyên truyền cần phong phú, đa dạng bám sát thực tiễn đời sống, phát hiện ra những chủ đề nóng đang được dư luận quan tâm. Do đó, các đài PTTH cần bổ sung thêm một số nội dung như : Liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời; Xây đi đôi với chống; Phong cách tư duy khoa học, cách mạng hiện đại; đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn; tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt; Về phong cách diễn đạt cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thự; phong cách ứng xử khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp… Đây cũng chính là những nội dung trong năm 2018 mà 3 đài PTTH trong diện khảo sát chưa tuyên truyền, triển khai được nhiều.
- Đổi mới về hình thức tuyên truyền: Để tăng sự hấp dẫn và thu hút được đông đảo khán giả, các đài cần đổi mới về cách thức và hình thức tuyên truyền. Mặc dù, đã xây dựng được chương trình riêng tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhưng hệ thống các chương trình của ba đài vẫn chưa thực sự hấp dẫn công chúng, chưa tạo ra được sự nổi bật so với các chương trình khác, đặc biệt là các chương trình giải trí hiện nay. Bên cạnh đó, các thể loại truyền hình được sử dụng cho chương trình này còn chưa phong phú; chỉ tập trung đưa tin mà ít có những bài phân tích, bình luận sâu sắc, vậy nên khó có thể thu hút được độc giả. Việc đổi mới
hình thức tuyên truyền ngoài sử dụng các thể loại truyền hình để tuyên truyền như phân tích ở trên, thì các đài nói chung, các phóng viên, BTV nói riêng cần phát huy hơn nữa thế mạnh của loại hình truyền hình. Đặc biệt, để phát huy được thế mạnh chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh sinh động của truyền hình vận dụng vào công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, các đài cần đổi mới về hình thức:
Một là, nâng cao chất lượng từ khâu chọn đề tài đến thể hiện tác phẩm. Theo đó, phải tăng tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức sản xuất từ cấp ban vì ban chính là nơi các BTV, phóng viên sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày. Lãnh đạo ban là người lĩnh hội chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên để định hướng cho phóng viên, BTV, đồng thời cũng là người tập hợp các ý tưởng của phóng viên, BTV để đề xuất với lãnh đạo cấp trên kế hoạch sản xuất các tin bài. Bên cạnh đó, lãnh đạo ban là người duyệt đề xuất đề tài, đề cương kịch bản của phóng viên, BTV trước khi thực hiện sản xuất; bảo vệ đề tài và đề cương kịch bản của phóng viên trước lãnh đạo cấp trên; là người biên tập tin bài, là cấp duyệt đầu tiên; đồng thời là người lĩnh hội những ý kiến đóng góp để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của từng tin bài. Do đó, lãnh đạo ban có một mối quan hệ chặt chẽ với BTV, phóng viên. Chất lượng của một tác phẩm luôn có dấu ấn của lãnh đạo ban. Lãnh đạo ban luôn có trách nhiệm trong việc bảo đảm tính đúng định hướng cũng như bản sắc của cá nhân phóng viên, cộng tác viên trong mỗi tác phẩm của họ. Khâu tổ chức sản xuất ở cấp ban tốt sẽ là cơ sở quan trọng để có những tác phẩm tốt cho kênh. Do đó việc nâng cao trách nhiệm, trình độ và tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo ban cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Có làm được điều đó mới tạo động lực để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng thông tin học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong cuộc sống hằng ngày, học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh xuất hiện ở khắp nơi, ở mọi ngành nghề, mọi địa bàn khác nhau. Đội ngũ phóng viên, nhà báo không thể nắm hết, nhiều khi phải thông qua CTV và công chúng. Do vậy, ngoài việc xây dựng các CTV “ruột” thường xuyên cung cấp tin, bài cho chuyên mục, các cơ quan báo cũng cần xây dựng đội ngũ thông tin viên ở cơ sở, đồng thời phân công bộ phận tiếp nhận, kiểm chứng thông tin từ công chúng, nếu thông tin sát thực, ý nghĩa cần cử phóng viên xuống hiện trường, tìm hiểu, viết bài. Phóng viên cần thực hiện nghiêm túc việc đăng ký đề tài, đề cương kịch bản tác phẩm trước khi đi sản xuất. Hiện nay, ở các chuyên mục, việc làm đề cương kịch bản phóng sự trước khi sản xuất đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các phóng viên. Tuy nhiên, một số phóng viên chỉ thực hiện việc làm đề cương kịch bản một cách đối phó, dẫn đến tình trạng nhiều phóng sự không đạt chất lượng như yêu cầu, thiếu sự trao đổi, bàn bạc giữa phóng viên và quay phim cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Do vậy, các đài PTTH trong diện khảo sát cần có cơ chế giám sát để việc trao đổi nghiệp vụ giữa phóng viên và quay phim trước khi thực hiện đề tài.
Cần thực hiện tốt công tác xây dựng, chọn lựa, đề xuất tên đề tài ở các đài PTTH. Đây là vấn đề rất quan trọng, công tác này cần phải tiến hành thường xuyên, có kế hoạch và có tính chủ động cao. Hằng tuần, hàng tháng, hằng quý các phóng viên, BTV cần chủ động báo cáo lãnh đạo phòng, ban, đài PTTH về đề tài và kế hoạch thực hiện. Trong báo cáo cần chỉ rò những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để dự kiến các biện pháp khắc phục. Khi đã được duyệt, phóng viên và BTV chủ động tiến hành thực hiện các chương trình theo đúng kế hoạch. Làm tốt công tác này sẽ giải quyết vấn đề vừa thiếu lại vừa thừa các chương trình để phát sóng.
Một trong những điểm yếu nhất trong khâu thể hiện tác phẩm hiện nay là xử lý hình ảnh, âm thanh không chuẩn. Để khắc phục tình trạng này, các đài PTTH trong diện khảo sát đã ban hành quy định về chất lượng hình ảnh và âm thanh phát sóng. Trong đó đã đưa ra những quy định rất cụ thể trong từng khâu: tiền kỳ, hậu kỳ. Để quy định này phát huy hiệu quả, cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát, từ đó hình thành ý thức nghiêm túc, lâu dài trong mỗi phóng viên, CTV, quay phim, kỹ thuật viên. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ chế quyền lợi cho đội ngũ sản xuất các chương trình tuyên truyền một cách công bằng và hợp lý cũng cần được quan tâm hơn. Sự quan tâm đúng mức về quyền lợi cho phóng viên, CTV, biên tập… cũng là một giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và phát huy tối đa nguồn nhân lực, tạo ra những tác phẩm có chất lượng cao hơn nữa.
Hai là, phân chia, cân đối cấu trúc chương trình tuyên truyền hợp lý: Muốn xây dựng và phân chia các chương trình có một kết cấu hợp lý, thì những người sắp xếp chương trình phải chủ động đặt hàng những tin bài phù hợp với tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ tuyên truyền. Đội ngũ thư ký biên tập cần có kế hoạch đặt hàng các phòng, ban khác trong đài về nội dung hoặc đặt bài các CTV để chủ động sắp xếp tin bài cho chương trình.
Qua khảo sát ở 3 đài cho thấy, công tác đặt hàng sản xuất các chương trình tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn nhiều bất cập. Bất cập thể hiện ở chỗ, tính chủ động trong công tác này chưa cao. Thường khi gần đến thời gian phát sóng, nhưng các đài chưa thực hiện được nội dung, lúc đó mới liên hệ đặt bài... Khi đặt bài các phóng viên, BTV ở các nơi thường dẫn đến một vấn đề là họ không chuyên sâu về nội dung này, mặt khác do đặt hàng sát nên họ sản xuất sản phẩm đặt hàng gấp, từ đó dẫn đến chất lượng các chương trình không cao. Bên cạnh đó, quá trình liên hệ đặt bài, tính rằng buộc không cao (đặt bài theo quan hệ kinh