Nội dung 2. Tìm hiểu về nhan đề, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề và đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ. Bài thơ Vội vàng mang những nét riêng nào thể hiện phong cách thơ Xuân Diệu?
Nội dung 3. Bài thơ có thể chia bố cục thế nào?
Anh chị hãy trình bày nội dung chính của mỗi đoạn. Cho biết nếu không phân đoạn để phân tích bài thơ theo cách thức truyền thống, anh (chị) có thể nắm bắt cấu trúc của bài thơ theo cách nào khác không?
Nội dung 4. Đọc VB theo cách mà anh (chị) xem là thẩm thấu nhất (có thể ngâm, có thể đọc biểu cảm). Phân tích và giải thích về cách đọc.
Nội dung 5. Theo anh (chị) đoạn thơ, câu thơ nào trong bài Vội vàng được cho là hay nhất, tiêu biểu nhất của phong cách thơ Xuân Diệu? Phân tích các chi tiết nghệ thuật của các câu thơ, đoạn thơ đó. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng gây hiệu ứng tốt nhất trong bộc lộ tâm trạng của nhân vật “Tôi”. Từ đó anh (chị) hiểu gì về quan niệm sống của nhà thơ?
Nội dung 6. Liên hệ với các VB khác, bài thơ Vội vàng có những điểm riêng đặc biệt nào, nhất là các VB trong phong trào Thơ Mới của các tác giả khác như: Huy Cận, Thế Lữ, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên,…; Liên hệ với hoàn cảnh bằng câu hỏi:
Anh (chị) hãy cho biết quan niệm sống của Xuân Diệu có còn phù hợp với giới trẻ ngày nay không?
– Với 6 nội dung trên, các nhóm có thể chọn hình thức chuẩn bị phù hợp để báo cáo trong giờ ĐH: Thảo luận, thuyết trình, thực hiện clip dự án, trình chiếu power point, vẽ tranh, âm nhạc, v.v.
– Với từng cá nhân HS, ngoài nội dung chuẩn bị theo nhóm, GV yêu cầu HS chuẩn bị bài với:
+ Phần đọc VB in trong SGK (đọc biểu cảm).
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Mục Đích Ktđg Năng Lực Đọc Hiểu Vb Của Hs Thpt
- Mục Đích Và Yêu Cầu Của Hoạt Động Thực Nghiệm Sư Phạm
- Mối Liên Hệ Giữa Biến Cảm Xúc Và Tâm Trạng.
- Giáo Án Thực Nghiệm Bài Dạy Đọc Hiểu Văn Bản Vội Vàng
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 23
- Phương Thức Thể Hiện Của Bài Thơ Vội Vàng (Tác Giả Kể Lại Câu Chuyện Hay Thể Hiện Bằng Cảm Xúc)?
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
+ Phần tiểu dẫn.
+ Các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
3) Hướng dẫn HS đọc thơ:
+ GV lưu ý HS khi đọc thể hiện được sự cảm thụ thẩm mỹ của người đọc, sự tương tác về cảm xúc, tâm hồn giữa người đọc VB và tác giả, tức là cách đọc “trải
nghiệm”: Theo dòi, Phân tích, Suy luận, Liên hệ,… được huy động phù hợp với đặc trưng thể loại.
+ Ở nhà, HS có thể viết một đoạn văn, trình bày cảm nhận khi đọc bài thơ Vội vàng, hoặc cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật, hình ảnh thơ,… (dấu hiệu hình thức của phương thức phản ánh) mà HS yêu thích, tâm đắc nhất.
+ Khi tiếp cận nguồn thông tin phong phú về Xuân Diệu và thơ Mới, HS có thể so sánh quan điểm sáng tác của Xuân Diệu với các nhà thơ Mới cùng thời.
Như vậy ở HĐ CBDĐ, GV nhấn mạnh cách đọc VB theo thể loại, phân tích cho HS thấy rò vai trò của phương pháp đọc VB theo thể loại.
4) Hướng dẫn HS truy xuất thông tin từ các nguồn tài liệu tham khảo
– Tuyển tập Xuân Diệu.
– Các bài phê bình, nghiên cứu phân tích trong sách, báo, tạp chí.
– Bút tích, tranh, ảnh liên quan đến tác giả.
– Các tài liệu về thơ Mới, so sánh với các nhà thơ Trung đại.
Mục đích của HĐ hướng dẫn truy xuất thông tin từ các nguồn tài liệu là GV hỗ trợ cho người học tự phát hiện và liên tưởng tri thức cũ, nhìn nhận đánh giá VB và tác giả từ nhiều chiều, có nhiều minh chứng để phân tích, đối sánh và nhận diện về giá trị của VB trong hệ thống thơ lãng mạn 1930 – 1945, đặc biệt là nhận diện được sự khác biệt, độc đáo của bài thơ Vội vàng.
Bước 2– Tổ chức đọc hiểu bài thơ Vội vàng trên lớp HĐ1. Khởi động
GV gợi ý cho HS chia sẻ:
– Chia sẻ tâm trạng, cảm xúc của bạn mỗi khi mùa xuân (hoặc mùa thu) đến.
Đã bao giờ bạn có cảm giác tiếc nuối thời gian? Từ đó, bạn có nghiệm ra điều gì đáng nói về ứng xử với thời gian?
– GV cho một HS có giọng đọc diễn cảm đọc thành lời một đoạn thơ. HS đã đọc VB trước ở nhà, GV yêu cầu HS đọc biểu cảm VB, lên giọng xuống giọng theo ngữ điệu, nhịp điệu, cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
– GV có thể đọc mẫu một đoạn hoặc ngâm, hoặc cho HS nghe nghệ sĩ ngâm thơ trên nền nhạc từ là các nhạc cụ dân tộc: sáo, đàn tranh, đàn bầu.
Đọc diễn cảm gần như là cú “chạm” đầu tiên thâu tóm được mạch xúc cảm của VB.Cách khởi động này tạo không khí cảm ứng để các em đi vào đọc hiểu bài thơ Vộivàng.
HĐ2. Đọc lướt, tìm hiểu chung về văn bản
– GV kiểm tra việc đọc VB của HS ở nhà, kiến thức của HS về thể loại VB bằng cách nêu câu hỏi liên quan đến các yếu tố đặc trưng của thể loại VB đã được giao cho HS các nhóm thực hiện, trình bày nội dung trên PHT (đã trình bày ở mục: Nội dung chuẩn bị bài). Nội dung gồm các tiêu điểm sau:
Nội dung 1: Tác giả Xuân Diệu: Nội dung này đã được SGK giới thiệu khá đầy đủ, GV chỉ cần nhấn mạnh một số nét chính sau khi điều khiển HS thảo luận, trình bày.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Vội vàng có điểm nào đáng chú ý?
– Bài thơ được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945.
– Nhà thơ Xuân Diệu tiếp thu quan niệm sống từ hoàn cảnh xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
Xuân Diệu có vị trí như thế nào trong phong trào Thơ Mới?
–Đặc điểm phong cách sáng tác của Xuân Diệu.
–Vội vàng có đặc điểm gì tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu?
–Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ? (Tác dụng của thể thơ trong biểu hiện nội dung?)
–Đọc thơ Xuân Diệu, em ấn tượng với những bài thơ nào của ông?
(HS cũng có thể trình chiếu powerpoint giới thiệu tài liệu, tác phẩm, tranh ảnh, sưu tầm về tác giả Xuân Diệu,… vừa trình chiếu vừa thuyết trình về chân dung tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác).
HS cần có các ý chính sau trong phiếu học tập
Hoàn cảnh sáng tác:
– Bài thơ được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945
– Nhà thơ Xuân Diệu tiếp thu quan niệm sống từ hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây
Tác giả Xuân Diệu:
– Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932 – 1945. Chính vì những cống hiến đó, Hoài Thanh xác nhận Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới.
– Xuân Diệu đã xuất hiện với cái tôi trữ tình, khác lạ, khát khao giao cảm với đời, quan niệm mới mẻ, táo bạo về tình yêu, tuổi trẻ, thời gian.
– Bài thơ Vội vàng tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám: Mới ở nội dung, triết lý nhân sinh mới mẻ; mới ở hình thức, ngôn ngữ mới mẻ, táo bạo, mới ở nhịp điệu, cấu trúc mạch suy tưởng, biện pháp tu từ, …
Trở lên trên, những yêu cầu về kiến thức ĐH mà HS phải có được trước khi đọc hiểu VB trên lớp đáp ứng mức độ ĐH đặt ra từ mục tiêu dạy ĐH bài thơ Vội vàng, bao gồm: kiến thức nền về tác giả, tác phẩm và sự tiếp cận VB ở mối liên hệ với đặc điểm thi pháp giai đoạn văn học, thi pháp tác giả, thi pháp thể loại. Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho thể loại trữ tình, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu – người phát ngôn cho tư tưởng cá nhân, đại diện cho sự bứt phá của phong trào Thơ Mới, để xứng danh “Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ Mới” (Hoài Thanh).
Nội dung 2: Tìm hiểu chung về bài thơ
– Về bài thơ: HS cần thảo luận, nhận diện được nhan đề, bố cục, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
GV có thể đặt câu hỏi: Anh (chị) đã tìm hiểu về bài thơ Vội vàng, ở phần chuẩn bị bài, chúng ta có thể tìm từ ngữ nào để thay thế nhan đề “Vội vàng” không? Ý nghĩa của từ “Vội vàng” cho anh (chị) hiểu gì về tâm trạng, cảm xúc mà tác giả Xuân Diệu muốn gửi gắm. Hãy giải thích các từ ngữ như: tuần tháng mật, tháng giêng ngon,…
Về bố cục bài thơ: HS căn cứ vào sự biến đổi giọng điệu qua các đoạn:
+ 13 câu thơ đầu tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
+ Từ câu 14 đến câu 29: Cảm quan về thời gian và sự sống.
+ Từ câu 30 đến hết: Triết lý sống mới mẻ.
Về chủ đề của bài thơ, GV hướng dẫn HS cách phát hiện:
+ Khái quát tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Tư tưởng thông điệp mà tác giả gửi gắm.
+ Thông qua phân tích lý giải ý nghĩa, khác nhau về nhan đề bài thơ mà HS nhận biết chủ đề bài thơ (vì sao tác giả lại đặt tên nhan đề là “Vội vàng”?).
+ Anh (chị) có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Bài thơ là dòng cảm xúc yêu cuộc sống mãnh liệt, khao khát tận hưởng và cảm quan về thời gian, sự sống tuổi trẻ và triết lý sống mới mẻ của Xuân Diệu.
HĐ của HS:
+ Thảo luận theo nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
HĐ của GV:
+ GV tóm lược ý kiến thảo luận của các nhóm.
+ Chốt lại nội dung chính.
+ Nhận xét, đánh giá hiệu quả đạt được của từng nhóm.
HĐ3. Hướng dẫn HS đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của VB
Ở trên, HS đã được hướng dẫn cụ thể cách thức tiếp cận VB: vận dụng tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đặc trưng thể loại VB, yếu tố liên VB để từng bước tìm hiểu một VB thơ trữ tình hiện đại giai đoạn 1930 – 1945, từ đó phát triển NLĐHVB thơ trữ tình. Đến đây, sau khi HS đã có nền tảng tri thức ĐHVB Vội vàng ở mức cơ bản, chúng tôi tiếp tục triển khai HĐĐH, thâm nhập vào tầng sâu của VB Vội vàng. Bước ĐH này, chúng tôi đặt ra yêu cầu về mức độ ĐH với độ khó của việc ĐH tăng dần: HS không chỉ trình bày, phân tích cảm xúc khi cảm thụ bài thơ mà phải biết đánh giá, tranh luận.
Về mặt phương pháp, HS học cách đọc VB để rèn luyện một số kĩ năng đọc: Dự đoán, Theo dòi, Suy luận, Liên hệ, Sáng tạo,... Thông qua các HĐ thảo luận nhóm, thuyết trình,… HS chủ động tiếp cận VB trên cơ sở đã nắm đặc điểm VB thơ trữ tình.
Việc 1: Tổ chức cho HS xác định ấn tượng chung, khái quát về VB. GV yêu cầu HS trình bày ở hai mức độ:
– HS phát biểu thể hiện cảm nhận về đề tài; nêu rò chủ thể trữ tình trong tác phẩm là ai? Nói với ai?; bài thơ muốn gửi gắm điều gì/thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến độc giả qua hình tượng trữ tình của bài thơ là gì?
– HS trình bày phân tích cảm xúc khi cảm thụ bài thơ khi bản thân đã đọc hoặc nghe qua bạn hoặc thầy, cô giáo đọc, qua băng video hoặc clip,v.v. (ở HĐ.2)
HS tiếp nhận VB trên điểm chung, khái quát sau đây:
+ Ấn tượng về giọng điệu riêng của bài thơ: Từ việc đọc VB thành lời, đọc diễn cảm và tìm hiểu nhan đề, bố cục, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ,… HS cần hiểu được giọng điệu riêng của bài thơ khi trình bày triết luận về lẽ sống “vội vàng”, đó là thời gian một đi không trở lại, cùng với sự trôi chảy âm thầm khắc nghiệt của thời gian và sự vận động theo hướng tàn phai của tuổi xuân, kiếp người. Xuân Diệu chọn lối sống thụ hưởng tích cực, chạy đua với thời gian.
+ Hình tượng thơ: Cảm thức thời gian với quy luật bất biến, một đi không trở lại; thiên nhiên và tuổi trẻ có nét chung đạt đến độ, và dần tàn phai. Hình tượng thơ được thể hiện qua chủ thể trữ tình: “Cái tôi” tích cực chạy đua với thời gian khát khao tận hưởng và tận hiến, vội vàng cuống quýt với cuộc sống và tuổi trẻ.
Việc 2. Tổ chức cho HS phân tích chi tiết, tìm ra nội dung, ý nghĩa của văn bản
GV phân chia các nhóm học tập, bố trí HS ngồi theo nhóm trong lớp học để HS cùng trao đổi, thảo luận theo các yêu cầu về nội dung học tập như sau:
Nội dung 3: Lưu ý HS phân tích các yếu tố hình thức của bài thơ để làm rò phong cách nghệ thuật Xuân Diệu: Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt? Phát hiện nhịp thơ, các biện pháp tu từ, cấu trúc của dòng thơ, đoạn thơ,… Những yếu tố này nói gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?
Nội dung 4: Nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc được bộc lộ qua từng câu thơ, đoạn thơ trong bài Vội vàng có những khác biệt, mới lạ gì?
Nội dung 5: Nét độc đáo của phong cách thơ Xuân Diệu? Cảm nhận của em về mô típ mới, tiêu biểu của thơ Mới nói chung và chất lãng mạn trong thơ Xuân Diệu nói riêng?
Việc 3. Hướng dẫn HS đánh giá VB, liên hệ, so sánh mở rộng
– GV HD HS đánh giá khái quát qua các câu hỏi gợi mở với nội dung sau đây:
Nội dung 6: Em đánh giá ra sao về bài thơ Vội vàng với mức độ thành công ở phương diện nội dung, nghệ thuật? So sánh với một số tác phẩm tiêu biểu khác như: Thơ duyên, Đây mùa thu tới, Giục giã,…
GV hướng dẫn HS vận dụng sự hiểu biết qua phân tích, đánh giá các chi tiết, yếu tố, của bài thơ Vội vàng, liên hệ với VB khác cùng loại (thể) để hiểu kỹ hơn cách làm (cách miêu tả, cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố,… trong tính chỉnh thể của VB) mà tác giả sử dụng để đạt hiệu quả từ sự tiếp nhận của bản thân HS.
Nội dung 7: Kết nối kiến thức có được từ sự hiểu biết về những vấn đề xã hội, nhân sinh liên quan đến chủ đề của VB; đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời của nó để thấy rò hơn cái “tôi” của chủ thể trữ tình:
GV hướng dẫn HS biết liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn VB được
đọc về triết lý nhân sinh, về lẽ sống. Điểm cần lưu ý ở nội dung này: việc liên hệ để giúp HS “Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945” (CTNV 2006). Yêu cầu này cần làm rò cái “tôi” chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây (chủ nghĩa Tượng trưng). CTNV 2006 cũng đặt ra yêu cầu cần đạt khi ĐH bài thơ hiện đại: “Bước đầu nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ”. Thực hiện điểm này, GV hướng dẫn HS liên hệ với bài thơ Thị đệ tử của sư Vạn Hạnh để thấy rò hơn quan niệm về thời gian, về đời người, về thể loại thơ, về ngôn ngữ. Mặt khác, để mở rộng sự hiểu biết của HS về đề tài cùng thể loại, GV cần hướng dẫn HS liên hệ với lẽ sống của thế hệ thanh niên trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước được thể hiện qua một số VB trữ tình của văn học thời kỳ này.
Nội dung 8: So sánh Xuân Diệu với tác giả khác của phong trào Thơ Mới như Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Lưu Trọng Lư,...
Yêu cầu của nội dung này là GV hướng dẫn để HS nhận biết phong cách của thơ Xuân Diệu ở phương diện chủ thể trữ tình. Về hình thức, GV hướng dẫn HS so sánh cách cảm nhận, miêu tả thiên nhiên trong Vội vàng với một số bài thơ khác đã đọc.
Nội dung 9: Quan niệm sống “Vội vàng” của Xuân Diệu nên được tiếp nhận như thế nào đối với em trong cuộc sống đời thường?
GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân, thể hiện sự nhận thức, thái độ sống của HS trong hiện thực đời sống hiện nay.
HĐ4. Tổng kết và hướng dẫn HS cách đọc hiểu thể loại VB đã học
– GV yêu cầu HS nêu nhận xét khái quát về đặc sắc nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Vội vàng theo PHT hoặc, hoặc các nhóm nhận xét theo yêu cầu tổng kết. Đại diện các nhóm phát biểu trình bày, các HS khác bổ sung và GV chốt lại các nội dung chính.
– GV hướng dẫn HS nêu các lưu ý khi ĐHVB theo thể loại trữ tình cần chú ý những điểm nào; cần thực hiện các kĩ năng đọc nào; chẳng hạn:
+ Khi đọc VB em đã thực hiện những HĐ, thao tác nào trong quá trình ĐH (trước khi đọc, trong khi đọc, sau khi đọc)? Thử so sánh với việc đọc một VB thuộc thể loại khác?
+ Nếu đọc VB có thể loại tương tự, em sẽ chú ý những yếu tố hình thức nào của thể loại này?
– Theo CT NV 2006, một trong những yêu cầu cần đạt khi dạy học ĐHVB trữ tình là kĩ năng “Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; biết vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình vào bài văn phân tích thơ trữ tình”. Để đáp ứng yêu cầu này, phần dạy ĐHVB Vội vàng cần có câu hỏi cho HS làm bài tập ở nhà với yêu cầu HS bết vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình vào bài văn phân tích một khổ hoặc một bài thơ trữ tình. Theo đó, GV yêu cầu HS vận dụng kết quả ĐHVB trữ tình vào thực hành bài văn phân tích với nội dung sau đây:
Nội dung 10: GV yêu cầu HS viết đoạn văn bình về một đoạn thơ hoặc tứ thơ, ý thơ mà em yêu thích trong bài Vội vàng.
Bước 3. Hướng dẫn đọc, thực hành vận dụng
– GV hướng dẫn HS vận dụng – thực hành theo các nội dung được trình bày dưới dạng các câu hỏi sau đây:
+ Từ triết lý nhân sinh của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng đến quan niệm ứng xử của HS trước cuộc sống hiện tại?
+ Theo em, triết lý nhân sinh của Xuân Diệu nên được diễn giải thế nào (theo cảm nhận riêng của bản thân) sau khi đọc VB?
Câu hỏi dạng này của GV nhằm khuyến khích HS trình bày cảm nhận của bản thân về VB, tránh những kết luận có tính áp đặt của người dạy về nội dung, nghệ thuật, giá trị của VB.