Mối Liên Hệ Giữa Biến Cảm Xúc Và Tâm Trạng.

– Phân chia mức độ ĐH theo yêu cầu ĐHVB như phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, phù hợp đối với trình độ ĐHVB của HS lớp 11 (lớp gần cuối cấp học ở THPT). Chẳng hạn: phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ VB. Về ĐH hình thức của VB, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong VB.

Như đã nói ở trên, việc định mục tiêu yêu cầu cần đạt của VB được chọn trong bài dạy ĐH dựa trên cơ sở GV xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy ĐH theo thể loại được quy định trong CTNV 2006 (có tham khảo CT 2018) để điều chỉnh phù hợp CT giáo dục phát triển NL. Bên cạnh đó việc xác định mục tiêu ĐHVB cụ thể (ứng với từng VB được chọn dạy trên lớp) được đặt trong mối liên hệ mật thiết với các VB trong cụm bài dạy và VB đọc mở rộng của HS. Nhận thức như trên, ở bước CBDĐ VB Vội vàng, để xác định yêu cầu cần đạt của VBĐH này, những điểm cụ thể về yêu cầu cần đạt của bài dạy VB Vội vàng được trình bày ở phần GA của bài dạy (mục 3.3.2. GA thực nghiệm bài dạy đọc hiểu VB “Vội vàng”) dưới đây.

Điểm cần lưu ý vể việc xác định yêu cầu ĐHVB trữ tình phù hợp với việc phát triển NL của HS, GV cần nghiên cứu, tìm hiểu các đối tượng HS về kiến thức nền (kiến thức các em tích hợp được, kĩ năng đọc,…), NLĐH của HS ba lớp 11 tại hai trường được chọn thực nghiệm.

b) Nghiên cứu VB được chọn trong bài dạy đọc hiểu

Trong CTNV 2006, VB được chọn dạy ĐH ở lớp 11 có ba VB thơ hiện đại: Vội vàng , Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ. GV nghiên cứu để dạy ĐH VB Vội vàng để hướng dẫn HSĐH với nội dung HĐ như sau:

Thứ nhất. Nghiên cứu VB Vội vàng

+ Bài thơ Vội vàng thuộc thể loại VB trữ tình, thể thơ tự do (8 chữ kết hợp với 5 chữ). GV cần nắm nội hàm các khái niệm liên quan đến thể loại trữ tình của bài thơ như: thơ tự do, chủ thể trữ tình/ nhân vật trữ tình trong thơ, cảm hứng chủ đạo trong thơ;…

Thơ tự do: là thể thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,v.v. Nhưng thơ tự do khác thơ văn xuôi ở chỗ VB có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.

Chủ thể trữ tình: Hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, một trong những phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Những rung động thầm kín, mang chủ quan của cá nhân, thậm chí cá biệt của tác giả được bộ lộ qua chủ thể/ nhân vật trữ tình.

Cảm hứng chủ đạo: Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đám xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc người tiếp nhận tác phẩm.

+ Xác định được những đặc sắc về nội dung của VB, nội dung bề nổi, nội dung chìm khuất, hàm ẩn trong VB được ĐH; thông điệp tư tưởng và ý nghĩa của VB – TP.

● Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới giai đoạn 1930 – 1945. Chính vì những cống hiến đó, Hoài Thanh xác nhận Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới.

● Xuân Diệu đã xuất hiện với cái tôi trữ tình, khác lạ, khát khao giao cảm với

đời, quan niệm mới mẻ, táo bạo về tình yêu, tuổi trẻ, thời gian.

+ GV hướng dẫn HS vận dụng kĩ năng đọc “trải nghiệm”: Dự đoán, Theo dòi, Suy luận, Đánh giá,… gợi mở các hướng tiếp cận khác nhau từ kinh nghiệm cá nhân và các trải nghiệm đời sống, để phát hiện các ý nghĩa mới của VB theo tiếp nhận cá nhân HS trong khi đọc.

+ Nghiên cứu các yếu tố ngoài VB Vội vàng (bối cảnh lịch sử, tác giả, hoàn cảnh ra đời của TP,…) trong việc làm rò giá trị nội dung và nghệ thuật của VB Vội vàng

+ Liên hệ, so sánh, đối chiếu giữa VB được dạy với các VB cùng thể loại. Giữa 3 VB: Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ có mối liên hệ: có những đặc điểm chung về đặc trưng thẩm mỹ của thể loại trữ tình của thơ Mới lãng mạn 1930– 1945.

Thứ hai. Nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi của SGK Ngữ văn để xác định các trọng điểm của bài thơ Vội vàng về nội dung, hình thức (hay những điểm nổi bật về “mạch nổi” và “mạch chìm”) của VB. Từ đó xây dựng các nội dung HĐ (soạn câu hỏi) giao nhiệm vụ cho HS rèn luyện NL đọc, chuẩn bị cho bước HĐĐH trên lớp

(ĐHTL) và bước thực hành, vận dụng (THVD). Theo đó, khi nghiên cứu dạy ĐH bài thơ Vội vàng, chúng tôi điều chỉnh bổ sung hệ thống câu hỏi (4 câu hỏi trong SGK (tái bản 2016) thành bộ câu hỏi 10 câu) (xem ở Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới (trình bày sau Bước IV).

c) Hướng dẫn HS tự đọc văn bản, chuẩn bị bài học ở nhà

c1) GV chuẩn bị bộ câu hỏi và phiếu học tập (PHT) cho HS

Để bài dạy ĐHVB theo định hướng NL đạt hiệu quả, GV cần chuẩn bị nội dung HĐ bài dạy thật kỹ càng cho mình và cho HS. Một trong những HĐ cần được GV đầu tư thích đáng là HĐ chuẩn bị bộ câu hỏi và PHT cho HS về VB được chọn ĐH. Với phương tiện này trong từng bước đi của tiến trình dạy ĐHVB Vội vàng, HĐ của thầy và trò được thực hiện có nội dung được thiết kế để tập trung rèn luyện NLĐHVB nhằm đạt được mục tiêu đã định. Trước khi triển khai bài dạy trên lớp, GV soạn bộ câu hỏi và PHT để giao nhiệm vụ cho HS (nhóm HS) theo đó mà thực hiện.

Bộ câu hỏi, PHT của HS được thực hiện từ việc triển khai những nội dung sau của bài dạy ĐHVB Vội vàng:

1) Về tác giả Xuân Diệu và tìm hiểu chung về bài thơ

GV chuẩn bị câu hỏi và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà chú ý những điểm sau:

– Nhận biết những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu; xuất xứ của bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ, được xuất bản 1938.

– Đọc (ngâm) VB Vội vàng, đọc thầm, đọc diễn cảm, thành tiếng.

– Khi HS đọc cần lưu ý ghi chép: Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Xuân Diệu. HS phát hiện những yếu tố thể hiện trong bài thơ để cho thấy Xuân Diệu xứng đáng được gọi tên “mới nhất trong các nhà thơ Mới”.

Gợi ý: – HS tìm hiểu và trình bày vắn tắt về:

+ Thể loại: Thơ tự do

+ Trào lưu: Văn học lãng mạn, chủ nghĩa lãng mạn với đặc điểm nổi bật trong thơ là giải phóng cảm xúc

+ Phong cách nghệ thuật

+ Nghệ thuật đặc sắc

– HS tìm hiểu chung và đọc bài thơ Vội vàng

+ Bố cục hợp lý, mạch triết luận sâu sắc chặt chẽ.

+ Nhan đề “Vội vàng” thể hiện triết lý nhân sinh, thế giới quan của nhà thơ Mới (Vội vàng thể hiện nhân sinh quan mới mẻ, khác lạ của Xuân Diệu, sáng tạo độc đáo về nghệ thuật).

+ Đọc thơ, HS lưu ý các yếu tố: từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ, dòng thơ, cái tôi trữ tình, mạch cảm xúc, nhịp điệu, thanh điệu, các biện pháp nghệ thuật, kết cấu, giọng điệu, …

+ Đọc tác phẩm Vội vàng, HS cần đọc đúng giọng điệu của bài thơ, kết hợp “đọc diễn cảm”, “đọc sáng tạo”, và “đọc hiểu”.

Đoạn đầu của bài thơ, 13 câu đầu giọng điệu vui tươi, nồng nhiệt Đoạn kế tiếp cho đến câu 29, giọng đọc chậm lại, buồn bã, chua xót

Đoạn cuối của bài thơ, từ câu 30 đến hết, trở lại tốc độ đọc nhanh, gấp gáp nhưng chất chứa tâm trạng “u ẩn, tiếc nuối”.

Khi HS đọc bằng chú tâm và cảm xúc, đọc có phương pháp nghĩa là HS đã thâm nhập được vào bài thơ theo yêu cầu tiếp nhận thẩm mỹ. Giọng đọc cần hòa nhịp với giọng điệu của bài thơ, thể hiện sự “đồng thanh tương ứng” giữa người đọc và chủ thể trữ tình.

2) Hướng dẫn đọc kỹ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các chi tiết, yếu tố của VB

GV hướng dẫn HS ĐH từ hình thức của VB, chú ý rèn luyện mức độ ĐH từ việc tiếp nhận các yếu tố hình thức của VB:

– HS phân tích được ý nghĩa nhan đề “Vội vàng”.

+ Tính từ chỉ trạng thái nhanh, gấp của một HĐ.

+ Ám ảnh về thời gian (thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, đời người, tuổi trẻ là hữu hạn, một giải pháp để phản kháng lại quy luật khắc nghiệt của tạo hóa).

+ “Vội vàng”, quan niệm mới mẻ về lẽ sống, cách sống, sự tồn tại có ý nghĩa chất lượng trong từng phút, từng giây, cả trong thụ hưởng và cống hiến.

– GV đặt câu hỏi, gợi ý cho HS nhận biết về thể thơ, về bố cục, mạch cảm xúc (cảm hứng) của bài thơ.

Câu hỏi 1: Vội vàng viết theo thể thơ nào, thể thơ này có đặc điểm gì nổi bật?

+ Thể thơ tự do, số chữ trong mỗi câu không hạn định, không có khái niệm về niêm luật, từ ngữ mới lạ, ý thơ đa dạng, phóng túng, không gò bó từ nghệ thuật đến nội dung.

+ Các nhà thơ Mới thường chọn lối viết theo thể thơ tự do, bởi tính phóng khoáng, trôi chảy theo cảm xúc tác giả.

Câu hỏi 2: VB có thể được xác định theo bố cục nào để khai thác đúng mạch cảm xúc của (chủ thể trữ tình) bài thơ?

+ Căn cứ vào giọng điệu, cảm xúc trong mỗi đoạn, bài thơ có thể được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Tình yêu trần thế, cảm xúc sung sướng bất tận trước thiên đường cuộc sống đẹp đẽ, tươi mới.

Đoạn 2 (từ câu 14 đến câu 29): Ám ảnh, tiếc nuối về sự ngắn ngủi của kiếp người, sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.

Đoạn còn lại: Quan niệm, triết lý sống “vội vàng”.

– Nhận biết và phân tích được sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật nhằm diễn tả diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình

+ Từ ngữ, vần, nhịp, câu thơ, dòng thơ,…

+ Hình ảnh nghệ thuật

+ Giọng điệu

Bảng 3.2: Mối liên hệ giữa biến cảm xúc và tâm trạng.


Diễn biến cảm xúc

Tâm

trạng


1

2

3


Từ ngữ, vần, nhịp, câu thơ, dòng thơ,

đoạn thơ

Hình ảnh nghệ thuật

Giọng điệu


13 câu đầu Khát vọng tận hưởng cuộc sống trần thế

Tôi muốn: Cảm xúc trào dâng bất tận trước thiên đường cuộc sống đẹp đẽ, tươi mới.

Điệp từ của, này: sự giàu có phong phú và khát vọng sở hữu, chiếm đoạt.

Dấu chấm ngắt dòng (.) Khựng lại đột

ngột

Tạo hóa khắc nghiệt: Màu nhạt, hương phai => Chủ thể trữ tình muốn đoạt quyền tạo hóa, chiếm giữ thiên nhiên tươi đẹp vĩnh hằng.

So sánh táo bạo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Tha thiết, phấn chấn Đang vui sướng, rơi vào tiếc nuối, xót xa

Vì quá yêu, quá đam mê cuộc sống

Từ câu 14 đến câu 29: Tiếc nuối, u hoài trước kiếp người với sự

trôi nhanh của

Xuân đương tới Xuân đương qua; Còn non sẽ già; hết mất; rộng chật: Sự sống vận

động theo chiều lụi

Những hình ảnh gieo ấn tượng về tuổi trẻ, xuân thì: Xuân, thời trẻ, tuổi trẻ, con gió xinh, chim rộn

ràng,… =>Sự sống

Rơi xuống trạng thái u hoài đau đớn, than thở, trách móc, ngậm

ngùi, chua

Vì tiếc nuối, ám ảnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 20

Tâm

trạng


1

2

3

thời gian

tàn, sinh trụ hoại diệt.

Còn trời đất chẳng còn tôi nữa: Đau đớn trước những mất mát tàn phai.

ở giai đoạn tươi đẹp thật ngắn ngủi chóng tàn, một đi không trở lại. Xót xa đau đớn trước sự khắc nghiệt, phũ phàng của quy luật tự nhiên “Tuổi trẻ chẳng hai lần

thắm lại”

xót.

Câu nghi vấn

– tự trả lời => thức tỉnh “Cái tôi” cá nhân, tìm cách níu giữ thời gian.


Từ câu 30 đến hết: Quan niệm sống nồng nhiệt, hết mình.

Mau đi thôi: giục giã, hối thúc nhanh, vội.

Các động từ mạnh riết, say, thâu, cắn: Giao cảm mãnh liệt Các từ: mơn mởn, chếnh choáng, đã đầy, no nê => tràn

đầy năng lượng sống

Bức tranh quyến rũ, gọi mời của thiên nhiên và cuộc sống.Thiên đường tràn ngập sắc màu, hương thơm, hình ảnh sống động. Mỗi dòng thơ tăng tiến hình ảnh và cảm

giác, mọi giác quan.

Nhịp điệu càng về cuối bài thơ càng nhanh, càng dồn dập

Vồ vập, cuống quýt sống.

Diễn biến cảm xúc


Câu hỏi 3: Các thủ pháp nghệ thuật nào được Xuân Diệu sử dụng?

+ Ngôn ngữ mới lạ với loạt động từ, danh từ, tính từ, điệp từ

+ Diễn đạt cấu trúc câu mới

+ Biện pháp so sánh, nhân hóa đầy sáng tạo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, Hỡi xuân hồng, ta muốm cắn vào ngươi!”.

+ Dịch chuyển từ “Tôi muốn” => “Ta muốn” (Cái “tôi” mạnh mẽ, rắn rỏi, đầy quyền uy chuyển hóa thành “Ta muốn” đầy cảm giác, xúc giác, vị giác…; hành động vượt qua thất vọng và đau khổ). Cái tôi – thuộc chủ thể trữ tình trải qua quá trình chuyển hóa với tâm trạng đa dạng, thay đổi theo chiều tích cực, tiếp cận với quan niệm, lẽ sống đầy tính nhân văn: con người cần phải nâng niu khoảng thời gian quý giá của đời người, hãy sống có ý nghĩa trong từng khoảnh khoắc.

3) Hướng dẫn HS đánh giá nội dung, nghệ thuật bài thơ

Từ quá trình ĐH trên, HS tự đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Từ bức tranh mùa xuân tràn đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng, Xuân Diệu đối diện với bức tranh thứ hai đầy ảm đạm và úa tàn, khi mùa xuân tàn phai, tuổi trẻ qua mau. Thời gian ám ảnh đời người với những chia ly, mất mát nhưng trái tim nóng bỏng yêu đời, yêu người đã tìm ra một lối thoát riêng, đó là tìm đến sự giao hòa và kết nối với thiên nhiên cuộc sống ở cấp độ cao nhất trong từng khoảnh khắc, từng phút, từng giây, ở mọi chiều kích.

Để vượt ra ngoài giới hạn của quy luật tự nhiên “sinh trụ hoại diệt” không gì tuyệt vời hơn là biết cách tiếp nhận những gì tươi đẹp, viên mãn nhất. Cách của Xuân Diệu là sống nhiệt tình, trọn vẹn, rộng mở trong giây phút này. Như thế kho báu của sự sống đã hiện hữu ngay trong tim ta (GV nhận xét chốt lại ý như trên).

4) Hướng dẫn HS liên hệ bản thân

Câu hỏi: Anh (chị) đồng tình hay không với quan niệm “sống vội vàng” của Xuân Diệu giải thích rò tại sao? (Viết thành đoạn văn 200 từ).

– GV chấp nhận đa quan điểm, với yêu cầu bài viết diễn giải cần logic.

– Một số tình huống giả định:

+ Sống vội, sống gấp là thiếu tích cực, như vậy sống kèm sợ hãi, âu lo, căng thẳng; cần sống nhàn, an lạc nội tâm.

+ Sống chấp nhận “đời là bể khổ” nên không thể sống “vội vàng”.

+ “Sống vội vàng” không thể là một “liều thuốc giải độc” cho đời người là bể trải nghiệm cả vui sướng lẫn đau buồn. Chỉ có bình an nội tại mới là dưỡng chất cho hạnh phúc và an lạc.

+ “Sống vội vàng” là một quan niệm sống tích cực, đó là cách lựa chọn của những người có tâm trí và cảm giác cực kỳ vi tế. Nơi không đồng nghĩa với lối sống tham lam, ích kỉ chỉ biết thụ hưởng cho bản thân. Cũng không phải cuộc sống của người chịu áp lực trước cái nhìn của thế giới ở màu u tối, vô vị và đáng chán. Ở Xuân Diệu, sự tiếp nhận thế giới luôn đạt mức rạng rỡ, viên mãn, thông điệp ở cuối bài thơ:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ôm

[…]

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Sống có chất lượng, sống có ý nghĩa trong từng giây phút cho nhận mới làmnên giá trị sống bền vững, có được cuộc sống thiên đường hay không là do cách kếtnối của cá nhân với cuộc sống đẹp đẽ và luôn tươi mới này.

Lưu ý: Cách dùng các từ ngữ như “khát sống” “thèm sống” là không đúng tinhthần sống tích cực của Xuân Diệu. Chẳng hạn, một tài liệu trên mạng đã viết: “phảichạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian và sống trọn vẹn để tận hưởng chokì hết những lạc thú của cuộc đời”, “Nỗi niềm khát khao yêu thương đến cháy bỏngcủa Xuân Diệu”, “Buồn chán trước thời gian trôi chảy”, “Thời gian ăn cắp cuộc đời”(chuyển dẫn từ “Vội vàng” nhan đề bài thơ vừa là một khát vọng, vừa là một triết lýsống của Xuân Diệu”) (http: //vndoc.com.lop11). Hiểu sống nhanh, sống gấp là sốngvội vàng, đây là cách hiểu lệch lạc, “vội vàng” là chẳng thể sống phí sống hoài, sốngtiêu tốn thời gian một cách vô nghĩa.

Những nội dung trên đây được GV thể hiện trong các câu hỏi và trình bày trongPHT để giao nhiệm vụ cho HS trước giờ ĐHVB trên lớp.

c2) Phân công nhiệm vụ và công việc cho HS trước giờ đọc hiểu VB (HS đọc hiểu trước ở nhà)

Trước giờ dạy ĐHVB GV tiến hành các công việc sau:

1) Phân chia nhóm: Mỗi nhóm 5 – 6 HS (lớp học được chia thành 6 đến 7 nhóm).

2) Các nhóm chọn các nội dung để chuẩn bị cho giờ ĐHVB:

Nội dung 1. Giới thiệu về Xuân Diệu

+ Hiểu biết của anh (chị) về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu

+ Khi tìm hiểu về tác giả Xuân Diệu, anh (chị) ấn tượng nhất ở điểm nào?

+ Điều gì làm nên nét riêng của nhà thơ được mệnh danh là “Ông hoàng của thơ tình yêu”?

+ Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu và trình bày vắn tắt một số điểm đáng chú ý của các tác phẩm này?

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí