HĐ HƯỚNG DẪN HS THỰC HÀNH, VẬN DỤNG
GV gợi ý VB đọc và hướng dẫn HS kĩ thuật đọc theo đặc trưng loại thể loại
HS thực hành đọc VB theo các kĩ
thuật đọc đã học
Hướng dẫn HS vận dụng kết quả đọc vào học tập và cuộc sống
HS thể hiện việc vận dụng các kết
quả đọc hiểu; tự đọc văn bản mới
Mục đích: củng cố kĩ năng đọc hiểu của HSv
Hình 2.4: Sơ đồ 3.
Thuyết minh sơ đồ: Sơ đồ 3 thể hiện HĐ hướng dẫn thực hành, vận dụng. Gồm HĐ HD Thực hành – Vận dụng (THVD). Nội dung HĐ này có 2 mục: Thực hành đọc và thực hành vận dụng. Kí hiệu mũi tên được sử dụng như các sơ đồ nêu trên.
2.2.4. Hoạt động kiểm tra – đánh giá (KTĐG)
Hoạt động KTĐG phải đáp ứng được những thay đổi để thực hiện mục tiêu hình thành NLĐH cho HS. Dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học ĐH nói riêng theo định hướng phát triển NL chỉ đạt kết quả như mong đợi khi HĐ KTĐG được chú trọng và thay đổi đồng bộ cùng PPDH. Hoạt động KTĐG ở đây như là một biện pháp, PPDH nhằm giúp GV điều chỉnh HĐ giảng dạy môn học phù hợp với đối tượng HS; điều chỉnh nội dung và kế hoạch thực hiện CT giảng dạy của GV và theo đó, GV cần điều chỉnh PPDH và những HĐ sư phạm có liên quan. Vì thế, HĐ KTĐG trong chuỗi HĐ dạy ĐHVB của GV ở cấp THPT là bước rất quan trọng.
Nhìn chung, quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá NL Ngữ văn bao gồm các bước sau:
– Xác định mục đích kiểm tra đánh giá;
– Xác định phạm vi nội dung cần đánh giá;
– Lựa chọn hình thức đánh giá;
– Lập ma trận cho đề kiểm tra;
– Biên soạn câu hỏi theo ma trận;
– Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm;
– Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
2.2.4.1. Xác định mục đích KTĐG năng lực đọc hiểu VB của HS THPT
KTĐG là một HĐ giúp GV có cơ sở để kiểm định chất lượng giáo dục theo một CT đào tạo nhắm tới những mục tiêu xác định. Dựa trên HĐ KTĐG, GV có cơ sở xác thực để phân tích, đo lường chất lượng của sản phẩm đào tạo, từ đó có giải pháp để thực thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo. Về phía HS, HĐ KTĐG giúp HS biết được mức độ đạt được so với yêu cầu cần đạt của môn học, của CT đào tạo để phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao NL cá nhân trong quá trình học tập. Hiểu như trên, HĐ KTĐG của GV trong HĐ dạy học ĐHVB có hai mục đích chính:
Một là xác nhận kết quả học tập của HS so với mục tiêu của môn học; hai là cung cấp cho GV những thông tin về kết quả học tập của HS để làm bằng chứng phân tích, đánh giá, tìm giải pháp nâng cao chất lượng học tập của HS.
Việc KTĐG của GV trong dạy học ĐHVB được tiến hành trong quá trình học (trong tiết học, sau mỗi bài học, kết thúc một giai đoạn học tập (theo học kì hoặc theo năm học). GV không chỉ quan tâm đến kết quả bài kiểm tra mà còn quan tâm đến NL của HS trong suốt quá trình môn học về cấp độ nhận thức trong ĐHVB; sự phát triển nhân cách cá nhân như: kĩ năng sống, NL hợp tác, phẩm chất đạo đức, v.v.
Ngoài đánh giá định kì (bài kiểm tra), GV cần đánh giá thường xuyên bằng cách thu thập những thông tin để làm bằng chứng cho kết quả ĐH của HS trong quá trình học (nhật kí học tập, phiếu đọc sách, đoạn viết ngắn, bài thuyết trình ngắn, những sản phẩm HS tự làm trong hồ sơ HS). Căn cứ vào việc đánh giá thường xuyên, GV xác nhận được sự tiến bộ về ĐH của HS trong quá trình học, từ đó giúp từng HS điều chỉnh cách học để nâng cao kết quả ĐH. Và một tư liệu rất quan trọng giúp việc đánh giá HS chính xác là sổ tay ghi chép của GV cảm nhận NL của từng HS qua tiếp xúc trực tiếp ở bước giảng dạy trên lớp.
2.2.4.2. Xác định các tiêu chí đánh giá và chuẩn đánh giá NL ĐHVB
a) Xác định các tiêu chí đánh giá NLĐHVB của HS THPT
– Các tiêu chí đánh giá những nội dung học tập ĐHVB ở cấp THPT được xác định theo 2 kĩ thuật chính:
+ Kĩ thuật quy về các cấp độ nhận thức theo cách chia các cấp độ của Bloom và Anderson: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.
+ Kĩ thuật Rubric: Mô tả mức độ thành thạo của HS ở từng tiêu chí đánh giá, ví dụ, mức độ thành thạo của kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Theo CT giáo dục định hướng NL đối với môn Ngữ văn, các tiêu chí đánh giá NLĐHVB của HS THPT đã được xác định ở phần Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đối với HS cấp THPT (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2006, tham khảo thêm CT Ngữ văn 2018). GV cần dựa vào các yêu cầu đã được xác định ở mục Mức độ cần đạt đối với Đọc hiểu (VB văn học, VB nghị luận) ở 3 khối lớp: 10, 11, 12 để xác định chuẩn đánh giá và ra đề kiểm tra ĐH của HS.
b) Xác định chuẩn đánh giá NLĐHVB của HS ở từng lớp trong cấp THPT
Chuẩn đánh giá nêu trong CT môn học Ngữ văn như đã trình bày chỉ bao gồm những kiến thức, kĩ năng cốt lòi để hình thành NL ĐHVB của HS ở THPT. Trên thực tế, chuẩn đánh giá có nhiều mức ứng với các đối tượng HS. GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đối với HS cấp THPT, kết hợp sự hiểu biết trình độ HS, tình hình địa phương nơi mình giảng dạy để xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đối tượng HS theo học kỳ, theo năm học trong từng lớp của cấp học.
Trên cơ sở xác định chuẩn đánh giá, GV xác lập tiêu chí đánh giá từng nội dung trong chuẩn, xác lập các chỉ số đánh giá ở từng tiêu chí thành những mức độ cụ thể của việc đọc – đọc hiểu đối với 3 loại VB.
Với NL đọc, có thể xác định yêu cầu đánh giá theo mức độ cần đạt như sau: “Yêu cầu học sinh không chỉ hiểu nội dung, ý nghĩa và những đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt mà còn chú trọng đến yêu cầu phân tích, đánh giá nội dung, ý nghĩa và hình thức biểu đạt, cách viết và kiểu loại văn bản. Với văn bản văn học, tập trung vào yêu cầu đọc hiểu sâu dựa trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ và thể loại văn học, giúp học sinh tiếp nhận được các văn bản phức tạp hơn về nội dung tư tưởng và hình thức biểu đạt, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn từ. Biết cách đọc và xử lí thông tin với các văn bản điện tử đa dạng và phức tạp hơn. Qua đọc hiểu, học sinh biết liên hệ, mở rộng, so sánh văn bản này với văn bản khác, văn bản với bối cảnh và với những trải nghiệm cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ, cách bình luận, đánh giá theo một cảm quan riêng; thấy vai trò và tác dụng của việc đọc văn bản, nhất là văn bản văn học đối với bản thân“[180].
2.2.4.3. Thiết kế những công cụ đánh giá
a) Công cụ đánh giá kiến thức, kĩ năng
Công cụ đánh giá NLĐHVB của HS THPT bao gồm ma trận đề; đề kiểm tra và đáp án được dựa trên các nội dung và hệ số đánh giá, quy về các cấp độ nhận thức theo cách chia cấp độ của Bloom và Anderson: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo; trong đó gộp lại thành 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Thực ra, sự phân chia cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng đặt ra ở Mức độ cần đạt đối với HS THPT trong ĐHVB chỉ là tương đối. Do đó, khi thống kê đề kiểm tra cần đưa vào những mức độ đánh giá trong chuẩn đánh giá sao cho phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của CT và trình độ phát triển NL của cá nhân HS.
GV thiết kế công cụ đánh giá, biên soạn câu hỏi cho đề kiểm tra và đáp án,
hướng
dẫn cho điểm.
b) Yêu cầu với mỗi đề kiểm tra
“– Đề kiểm ra phải đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung CT và nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy và nội dung đánh giá.
– Đề kiểm tra phải cung cấp thông tin về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong CT môn học.
– Đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
– Số lượng câu hỏi, mức độ khó của câu hỏi trong đề kiểm tra phải đảm bảo cho những HS trung bình đạt 4,5 đến 6 điểm (theo thang điểm 10).
– Đề kiểm tra phải đạt độ giá trị (đo đúng cái cần đo), độ tin cậy (đo đúng sức của HS)” [136].
Với loại đề bài câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ), mỗi câu hỏi TNKQ biên soạn sao cho HS có học lực trung bình đọc và chọn trả lời mỗi câu khoảng 1,5 – 2 phút. Mỗi câu hỏi tự luận (TL) (ngoại trừ bài viết hoàn chỉnh), khi biên soạn phải tính toán thời gian cho HS có học lực trung bình đọc và trả lời câu hỏi trong khoảng 10 phút.
Những câu hỏi kiểm tra cấp độ “Biết” dành cho HS yếu, kém; những câu hỏi kiểm tra cấp độ “Hiểu”, “Vận dụng”, dành cho HS trung bình; những câu hỏi kiểm tra cấp độ phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo dành cho HS khá giỏi.
Trọng số điểm của các câu hỏi TNKQ giống nhau; trọng số điểm cho mỗi câu hỏi tự luận (TL) tương thích với thời gian tìm lời giải và trình bày lời giải.
MH đề kiểm tra đánh giá NLĐH của HS có thể xây dựng theo các cấu trúc khác nhau, tuy nhiên phải tập trung vào kiểm tra được khả năng vận dụng kĩ năng ĐH vào ngữ cảnh, VB mới với các mức độ cần đạt của NLĐH. Vì thế cấu trúc đề thường là:
– Cho một VB theo thể loại hoặc kiểu VB mới (chưa được học) tương đương với VB đã học.
– Nêu các câu hỏi ĐH. Các câu hỏi ĐH có thể là câu hỏi trắc nghiệm khách quan, có thể là câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn và có câu vận dụng viết đoạn, bài văn. Câu
hỏi ĐH cần tập trung yêu cầu nhận biết đặc điểm thể loại và tác dụng của những yếu tố hình thức thể loại (thông hiểu) và viết về nội dung minh ĐHVB (vận dụng). Chẳng hạn sau khi học bài Tràng giang (Huy Cận) có thể ra đề ĐH sau đây:
Đề: Đọc bài thơ Buồn đêm mưa của Huy Cận và trả lời các câu hỏi sau VB.
Buồn đêm mưa
Đêm mưa làm nhớ không gian,
Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la... Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn. Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi... Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...
Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ.. Tương tư hướng lạc, phương mờ...
Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe. Gió về, lòng rộng không che,
Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...
(Huy Cận)
Ghi vào vở phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6) và viết câu trả lời (từ câu 7 đến câu 10)
1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Người ở ngôi thứ nhất
B. Người ở ngôi thứ ba
C. Huy Cận
D. Chủ thể vắng mặt
Nội dung phát biểu | Đúng | Sai |
3 a) Bài thơ ra đời trong bối cảnh sau 1975 | ||
b) Bài thơ có yếu tố tự sự. | ||
c) Bài thơ viết theo thể lục bát | ||
d) Bài thơ được viết theo thể thơ tự do |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Hoạt Động Cho Hs Đọc Hiểu Trên Lớp (Đhtl)
- Hđ4. Tổng Kết Và Hướng Dẫn Hs Cách Đọc Hiểu Thể Loại Vb Đã Học
- Hđ Hướng Dẫn Thực Hành, Vận Dụng (Thvd)
- Mục Đích Và Yêu Cầu Của Hoạt Động Thực Nghiệm Sư Phạm
- Mối Liên Hệ Giữa Biến Cảm Xúc Và Tâm Trạng.
- Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 21
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
2. Các nội dung phát biểu sau là đúng hay sai?
.
3. Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là gì?
A. So sánh B. Ẩn dụ
này.
C. Điệp D. Hoán dụ
4. Phương án nào sau đây nêu đúng ấn tượng chung sau khi đọc bài thơ?
A. Buồn, lạnh lẽo và hiu hắt
B. Buồn, lãnh lẽo và sợ hãi
C. Buồn, nhẹ nhàng, thanh thoát
D. Buồn, cô đơn, kinh hoàng
5. Các dấu ba chấm (…) xuất hiện nhiều trong các dòng thơ có tác dụng gì?
A. Gợi ra nhiều suy nghĩ trăn trở của người không ngủ
B. Gợi sự dặt vặt suy tư của người nằm nghe mưa rơi
C. Gợi tả tâm tư lắng đọng, nỗi buồn không nói được nên lời
D. Gợi hình ảnh trời mưa triền miên, không ngớt, không dứt
6. Bài thơ trên có gì giống với bài thơ Tràng giang đã học?
A. Cùng thể thơ
B. Cùng viết về nỗi buồn xa vắng
C. Cùng đề tài sông nước
D. Cùng thể hiện lòng yêu quê hương
7. Bài thơ kết hợp với phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của sự kết hợp
8. Anh chị hiểu như thế nào về 2 dòng cuối bài thơ: Gió về, lòng rộng không
che/ Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư... ?
9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong bài thơ anh/chị thấy rò nhất.
10. Hãy viết 4 – 5 dòng ghi lại cảm xúc đọng lại trong anh, chị sau khi đọc bài thơ Buồn đêm mưa.
Ví dụ 2. Kiểm tra đọc hiểu văn xuôi, chẳng hạn sau khi học xong tác phẩm Hai đứa trẻ, có thể kiểm tra bằng việc lấy một đoạn trích của Thạch Lam nhưng HS chưa được học để làm đề kiểm tra như sau :
Đề đọc hiểu. Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu sau văn bản:
“Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay dăn deo như một quả
trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa,
mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi, đứa bé nhất hãy còn phải bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn. Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mượn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hi mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm để mong lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.”
(Trích Nhà mẹ Lê, theo Thạch Lam – Văn và đời, NXB Hà Nội, 1999)
Câu 1. Đoạn trích trên viết về chuyện gì? Tác giả kết hợp kể với phương thức nào nữa?
Câu 2. Truyện của Thạch Lam “thường thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối” đã được thể hiện trong đoạn trích trên qua những chi tiết cụ thể nào?
Câu 3. Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.
Câu 4. Trong đoạn trích trên, người kể truyện theo ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể ấy là gì?
Câu 5. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên và phân tích tác dụng của biện pháp đó.
Câu 6. Tình cảm của nhà văn đối với nhân vật chính của đoạn trích trên như thế nào, dựa vào đâu để biết được điều đó?
c) Yêu cầu làm đáp án và hướng dẫn chấm điểm
– Với đề kiểm tra chỉ có câu hỏi TNKQ. Đáp án cần nêu số thứ tự của câu hỏi và kí hiệu câu trả lời đúng, ví dụ: 1– a (1– là số thứ tự của bộ câu hỏi, a– là câu lựa chọn đúng). Kết quả điểm của bài kiểm tra là tổng số điểm của câu trả lời đúng.
– Với đề kiểm tra có câu hỏi TNKQ và câu hỏi TL
Phần đáp án và hướng dẫn cho điểm các câu hỏi TNKQ cách làm như đã nói.
Phần đáp án và hướng dẫn cho điểm câu hỏi TL, mỗi câu được soạn từ 3 đến 4 mức độ trả lời và điểm số tương ứng với mức độ trả lời của HS (kém, yếu, trung bình, khá, giỏi).
d) Tổ chức đánh giá thử trước khi tổ chức đánh giá trên toàn bộ HS
Sau khi soạn câu hỏi cho đề kiểm tra, cần tổ chức đánh giá thử trên một bộ phận HS (khoảng 10 – 15 HS). Từ kết quả kiểm tra thử, GV điều chỉnh câu hỏi phù hợp với trình độ và xếp câu hỏi đúng vị trí trên ma trận.
2.2.4.4. Tổ chức đánh giá để thu thập kết quả
– Hướng dẫn HS cách làm bài theo từng loại câu hỏi.
– Giám sát chặt chẽ việc làm bài của HS; tập cho HS thói quen thi cử nghiêm túc, khuyến khích HS tập trung suy nghĩ, động não để bài làm phản ánh khách quan NL của HS.
2.2.4.5. Thu thập kết quả
a) Thu thập kết quả đánh giá
Với công cụ đánh giá là bài kiểm tra viết, để giúp cho việc xem xét NL của HS thể hiện qua bài làm, cách thu thập kết quả là chấm điểm bài làm của HS theo một bảng phân tích điểm: phần điểm cho kiến thức, cho kĩ năng và phần điểm cho thái độ.
b) Phân tích kết quả đánh giá
Sau khi thu thập điểm bài làm của HS, GV tiến hành phân tích kết quả để thấy điểm mạnh và điểm hạn chế của NL từng HS, theo nhóm, lớp (trên 3 yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ). Một điểm cần lưu ý: Ngoài kết quả kiểm tra (bài kiểm tra), GV cần tham khảo những thông tin để bổ sung, làm bằng chứng cho việc kiểm tra, đánh giá như những sản phẩm HS tự làm trong hồ sơ HS (nhật kí học tập, phiếu đọc sách,…). Và một tư liệu rất quan trọng giúp việc đánh giá HS chính xác là sổ tay ghi chép của GV cảm nhận NL của từng HS qua tiếp xúc trực tiếp ở bước giảng dạy trên lớp. Từ kết quả đánh giá sơ bộ đi tìm nguyên nhân, giải pháp cho GV và HS để HĐ KTĐG phát huy tác dụng của nó trong tổ hợp HĐ dạy học ĐHVB mà GV đã áp dụng.
Hoạt động Thực hành Kiểm tra – đánh giá (KTĐG) được thể hiện ở Sơ đồ 2.4
(trang sau). Sơ đồ này thể hiện HĐ của bước IV. KTĐG là HĐ gồm mục đích, tiêu chí,