Phương Thức Thể Hiện Của Bài Thơ Vội Vàng (Tác Giả Kể Lại Câu Chuyện Hay Thể Hiện Bằng Cảm Xúc)?



– Hướng dẫn đọc VB có liên quan

GV hướng dẫn HS đọc VB Đây mùa thu tới/ Thơ duyên

– GV (có HS tự nhận xét, đánh giá) đánh giá mức độ đạt được về kĩ năng ĐHVB của các thành viên trong lớp; đánh giá chất lượng, trách nhiệm thực hiện công việc của nhóm được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung ở HĐ này.

BƯỚC IV– HĐ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ (15’)

Công việc của GV triển khai các HĐ KTĐG NL của HS về ĐHVB trữ tình qua cụm bài được chọn để dạy và bài đọc mở rộng tuân thủ theo quy trình HĐ KTĐG đã trình bày ở mục 2.1.2.4. Hoạt động kiểm tra – đánh giá (KTĐG).

Trong phạm vi bài dạy ĐHVB VB Vội vàng có các hình thức đánh giá:

+ Đánh giá trên PHT của HS.

+ Đánh giá thái độ, tinh thần thực hiện nhiệm vụ được giao thông qua kết quả hoạt động trong giờ ĐH(từ sản phẩm có được, từ ĐH, thu thập thông tin, tìm hiểu VB qua câu hỏi SGK).

+ HS cùng nhau đánh giá (cá nhân, nhóm) gồm HS tự đánh giá và nhóm đánh giá thông qua quá trình tương tác trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi và nhận xét câu trả lời của các thành viên khác trong lớp học.

– Các kiểu đánh giá:

+ Đánh giá trong giờ ĐH: các HĐ của HS, sản phẩm.

+ Đánh giá ngoài giờ học ĐH: GV theo dòi, kiểm tra việc thực hiện công việc được giao của HS; tham kháo ý kiến của thành viên phụ trách nhóm về kĩ năng, tinh thần, thái độ của từng HS trong nhóm trong việc thực hiện công việc được giao để thực hiện nhiệm vụ đọc VB của nhóm ở nhà.

Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: HS chuẩn bị bài mới theo câu hỏi hướng dẫn học bài mà GV đã soạn cho VB được chọn để học ở giờ học tiếp theo.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Giới thiệu về Xuân Diệu

+ Hiểu biết của anh (chị) về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu

+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Vội vàng?

+ Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu mà anh chị đã đọc?

2. Phương thức thể hiện của bài thơ Vội vàng (tác giả kể lại câu chuyện hay thể hiện bằng cảm xúc)?

3. Xác định bố cục. Lần lượt đọc to các đoạn thơ, lắng nghe âm điệu và xác định vần, cách gieo vần trong mỗi khổ thơ. Chia sẻ với bạn cùng nhóm về những gì mình cảm nhận được từ âm điệu bài thơ.

4. Em có thể phát hiện từ ngữ nào hay? Nhịp thơ có gì đặc biệt? Các biện pháp tu từ, cấu trúc của các dòng thơ, đoạn thơ,… mang dấu ấn cảm xúc của tác giả trong bài Vội vàng?

5. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện ở các đoạn thơ nào?

6. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ cho thấy

+ Mùa xuân đang ở độ tươi thắm nhất

+ Mùa xuân đang sắp sửa tàn phai

+ Niềm vui ở cảnh đầu, nỗi buồn cảnh sau

7. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong một bài thơ có thể thay đổi với nhiều cung bậc, nhưng bao giờ cũng nhằm thể hiện một tinh thần chủ đạo, bao trùm tác phẩm “Vội vàng”. Phân tích để làm rò điều đó.

8. Khác với trong giao tiếp thông thường, từ ngữ trong thơ thường được nhà thơ sử dụng một cách sáng tạo, có giá trị thẩm mỹ và góp phần thể hiện chủ đề của văn bản. Hãy phân tích một số từ ngữ mà em cho là sáng tạo đặc sắc trong“Vội vàng”.

9. Lời giục giã “vội vàng” của nhân vật “tôi” xuất phát từ một quan niệm về thời gian rất khác với quan niệm truyền thống. Điểm khác biệt ấy, theo em, là gì? Tìm một vài dẫn chứng từ văn bản bài thơ làm cơ sở cho ý kiến của mình.

10. Trước đề nghị sống “vội vàng” như một cách ứng xử với thời gian của nhân vật “tôi”, nhiều độc giả đồng tình, chia sẻ, nhưng cũng không ít người có ý phê phán. Hãy cho biết:

a.Vì sao có sự khác biệt như vậy?

b.Theo em, tuổi trẻ ngày nay nên hưởng ứng hay khước từ triết lý sống “vội vàng” mà tác giả đề xuất?

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá kết quả thực nghiệm qua bài dạy ĐHVB Vội vàng của Xuân Diệu, công việc của GV triển khai các bước HĐ KTĐG tuân thủ theo quy trình HĐ KTĐG NL ĐHVB của HS về thể loại trữ tình đã trình bày ở mục 2.1.2.4. Hoạt động kiểm tra

đánh giá. Tuy nhiên, trong phạm vi HĐ dạy ĐHVB theo thể loại trữ tình, để HĐ KTĐG giúp cho việc rèn luyện HS về NL ĐHVB theo thể loại trữ tình trong từng bước của HĐ

KTĐG, GV phải điều chỉnh để:

– Đáp ứng yêu cầu cần đạt (chuẩn cốt lòi) trong ĐHVB theo thể loại trữ tình phù hợp với cấp độ lớp theo quy định của CTNV 2006 (có tham khảo CT năm 2018).

– Chuẩn đánh giá phù hợp với NL ĐHVB của HS ở từng địa phương

– Từ kết quả đánh giá kết hợp với quá trình theo dòi NL ĐHVB của HS để GV điều chỉnh HĐ giảng dạy VB theo thể loại trữ tình phù hợp với đối tượng; điều chỉnh nội dung và kế hoạch thực hiện CT giảng dạy của GV và theo đó, GV cần điều chỉnh phương pháp dạy học, những HĐ sư phạm có liên quan.

3.4.2. Đề kiểm tra và giải thích sơ bộ về đề kiểm tra

Từ mục đích, yêu cầu của HĐ thực nghiệm sư phạm của LA, theo quy trình HĐ KTĐG NL ĐHVB của HS về thể loại trữ tình đã trình bày ở trên, để đánh giá NL ĐHVB của HS về thể loại trữ tình qua bài dạy VB Vội vàng, chúng tôi chọn dạng đề kiểm tra TL với đề bài như sau:

– Đề ra cho HS lớp 11, trường THPT Ea H’Leo (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đaklak).

Đề bài: Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối của bài thơ Vội vàng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

Phân tích đề bài: Với đề bài nói trên, HS phân tích, đánh giá được giá trị thẩm

mỹ của hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu được thể hiện trong đoạn thơ cuối (gồm 9 câu thơ) của bài thơ Vội vàng. Đề bài nhằm phát triển NL “giải mã” VB với việc cho HS phát hiện những yếu tố đặc sắc của bài thơ Vội vàng, VB tiêu biểu của đặc trưng thể loại trữ tình. Đề bài kiểm tra nhằm đánh giá NL ĐHVB của HS theo yêu cầu cần đạt về mức độ ĐHVB trữ tình của CTNV 2006 có sự điều chỉnh từ yêu cầu ĐHVB trữ tình của CTNV 2018 đối với HS lớp 11: “Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản” (CTNV 2018, Tlđd, tr.65).

– Đề ra cho HS lớp 11, trường THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM).

Đề bài: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào trong bài thơ Vội vàng? Qua đó chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

Phân tích đề bài: Với đề bài nói trên, HS trong bài viết thể hiện NL cảm thụ thẩm mỹ qua một số yếu tố hình thức của VB Vội vàng như từ ngữ, hình ảnh, thể thơ,… để hình dung bức tranh thiên nhiên, sự sống quen thuộc (theo quy luật của tạo hóa) được Xuân Diệu thể hiện trong bài thơ. Từ đó biết cách phân tích, đánh giá những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc.

Đề ra dạng này, GV nhằm khuyến khích HS trình bày cảm nhận của bản thân về VB đã học, tránh những kết luận có tính áp đặt của người dạy về nội dung, nghệ thuật, giá trị của VB. Đề bài kiểm tra nhằm đánh giá NL ĐHVB của HS theo yêu cầu cần đạt của CTNV 2006 có sự điều chỉnh từ yêu cầu ĐHVB trữ tình của CTNV 2018 (như đã dẫn).

Thang điểm đánh giá bài viết của HS

– Loại giỏi (đạt điểm 9 – 10): Bài viết chứng tỏ mức độ ĐH với sự hiểu biết về kiến thức thể loại VB trữ tình qua bài thơ Vội vàng bằng việc khai thác các yếu tố nội dung và hình thức ở mức độ phân tích và diễn giải, phản ánh và đánh giá có chiều sâu; biết kết nối các thông tin bên trong VB và bên ngoài VB của bài thơ Vội vàng qua liên hệ, so sánh. Văn viết có chiều sâu tư duy, có cảm xúc.

Bài làm đáp ứng tốt yêu cầu về NL ĐHVB thể loại trữ tình.

– Loại khá (7 – 8 điểm): Biết cách truy xuất thông tin từ VB chứng tỏ sự hiểu biết về đặc trưng thể loại trữ tình qua VB Vội vàng. Sự diễn giải và phân tích các yếu tố khai thác từ VB đảm bảo mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, tính chỉnh thể của VB. Sự liên hệ, so sánh làm nổi rò yêu cầu mà đề bài đặt ra ở mức độ ĐH kết nối thông tin ngoài VB. Bài viết chứng tỏ HS triển vọng có trình độ ĐH đáp ứng tốt yêu cầu về NL ĐHVB thể loại trữ tình.

– Loại trung bình (điểm 5 – 6): Biết cách khai thác các yếu tố về nội dung và hình thức của VB Vội vàng trong tính chỉnh thể của VB. Mức độ phân tích và diễn giải không đi chệch yêu cầu của đề bài nhưng thiếu chiều sâu. Kĩ năng kết nối thông tin còn hạn chế nên sự liên hệ, so sánh không mấy thuyết phục. Bài viết đáp ứng được yêu cầu ĐHVB thể loại trữ tình.

– Loại yếu (điểm 1 – 4): Bài viết không khai thác được một số thông tin từ hình thức và nội dung của VB để thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ đề bài. Kĩ năng truy xuất thông tin ở mức độ ĐH không đáp ứng được yêu cầu ĐHVB thể loại trữ tình. GV đánh giá kết quả bài viết theo thang điểm trên kết hợp với:

– Đánh giá trong giờ ĐH:

+ Đánh giá thái độ, tinh thần thực hiện nhiệm vụ được giao thông qua kết quả HĐ trong giờ ĐH (từ sản phẩm có được: từ ĐH, thu thập thông tin, tìm hiểu VB qua câu hỏi SGK, thực hiện bài tập luyện viết).

+ HS tự đánh giá và nhóm đánh giá thông qua quá trình tương tác trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi và nhận xét câu trả lời của các thành viên khác trong lớp học trong giờ ĐHVB trữ tình.

– Đánh giá ngoài giờ học ĐH: GV theo dòi, kiểm tra việc thực hiện, công việc được giao của HS (đọc VB trước ở nhà, ghi chép PHT của HS,v.v.).

Từ kết quả đánh giá giúp GV điều chỉnh HĐ dạy ĐHVB phù hợp với những phản hồi của HS.

3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua quan sát giờ dạy của GV

Thứ nhất. Kết quả thực nghiệm cho thấy, GV được phân công giảng dạy thực nghiệm so với GV dạy đối chứng, GV dạy thực nghiệm phải đầu tư nhiều về thời gian, công sức, suy nghĩ để cùng chúng tôi nghiên cứu, xây dựng GA như một bản kế hoạch

làm việc của GV triển khai bài dạy ĐHVB, nhằm hướng tới rèn luyện NL ĐHVB cho HS chứ không phải chỉ truyền thụ kiến thức như cách dạy giảng văn hay phân tích tác phẩm văn học trước đây.

Thứ hai. Trong tiết dạy trên lớp, GV không còn thuyết giảng mà chú trọng sự tương tác giữa thầy và trò, chú trọng rèn luyện kĩ năng ĐHVB trữ tình cho HS qua VB “mẫu” là bài thơ Vội vàng với từng nội dung cụ thể đã được giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thực hiện. Mặc dù GV đã chuẩn bị phương án, dự kiến các tình huống khi giao nhiệm vụ cho HS qua các nội dung cần triển khai để giúp HS ĐH về nội dung và hình thức của VB, nhưng khi lên lớp (ở bước HĐ ĐHTL) vẫn nảy sinh nhiều tình huống, những biểu hiện của việc tiếp nhận VB ở từng nhóm, từng HS rất cụ thể, bộc lộ kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS qua tiếp nhận VB rất phong phú, đa dạng. Do vậy, GV trong giờ dạy thực nghiệm đã chứng tỏ vai trò của người tổ chức, điều khiển, người “trọng tài”, với sự am hiểu về VB như một “chuyên gia” ĐH, người truyền cảm hứng, kinh nghiệm,… lôi cuốn, đánh thức ý thức tự học, tự đọc VB, nhất là VB trữ tình cho HS.

3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm từ phía HS

3.4.4.1. Đánh giá qua quan sát giờ học ĐHVB trên lớp, bài kiểm tra

Hướng tiếp cận VB từ hình thức đến nội dung dựa trên những biểu hiện đặc trưng của thi pháp VB thể loại trữ tình trong trường hợp bài thơ Vội vàng, được HS tiếp thu và thao tác nhanh. HS biết phân tích – diễn giải, kết nối các yếu tố bên trong VB như: cảm hứng chủ đạo, chủ đề với nhan đề bài thơ; đánh giá được giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ, thể thơ,… thể hiện trong VB; kết nối kiến thức bên ngoài như liên hệ về hoàn cảnh thời đại của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1945, liên hệ bản thân trước hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ mở cửa, đổi mới,... để làm sáng tỏ giá trị của VB Vội vàng.

Từ bản “thiết kế” ở bước Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (CBDĐ), đến HĐ dạy trên lớp (ĐHTL), qua trực tiếp tương tác giữa thầy và trò, GV có dịp đánh giá NL ĐHVB trữ tình của HS, kịp thời đưa ra biện pháp để giúp HS rèn luyện về kĩ năng, tiếp nhận kiến thức, về quan niệm sống, thái độ sống, v.v. Do vậy, giờ học sinh động. Cả thầy và trò đều tập trung huy động sự hiểu biết, kĩ năng, cách ứng xử trong các tình huống (tình huống giả định nảy

180

sinh từ nội dung VB Vội vàng và tình huống thực tế tương tác giữa thầy – trò, giữa các nhóm học tập, giữa cá nhân HS trong lớp).

Đi cùng với việc tổ chức thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến của cá nhân, tranh luận,… việc giành thời gian cho HS viết đoạn văn ngắn, hay diễn ngâm bài thơ ở bước HĐ THVD gây hứng thú để các em tìm đọc một số bài thơ của Xuân Diệu, và thơ của các nhà thơ tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới; rèn luyện kĩ năng tiếp nhận loại VB nghệ thuật được ưa chuộng trong nền văn học Việt Nam và thế giới hiện nay.

Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Bảng 3.3: Bảng kết quả điểm số bài kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng tại các trường khảo sát.

Trường

Lớp

Sĩ số

Điểm số




0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

THPT Lê

Thánh Tôn

11A1 (TN)

40

0

0

0

0

0

4

7

10

12

7

0

11A 6 (ĐC)

42

0

0

0

1

3

12

7

10

6

3


THPT EA

H’Leo

11A1 (TN)

45

0

0

0

0

2

14

10

8

8

3

0

11A3 (ĐC)

43

0

0

0

1

3

16

9

6

7

1


THPT Lê

Thánh Tôn

11A13 (TN)

40

0

0

0

0

0

4

7

11

12

6

0

11A 8 (ĐC)

45

0

0

0

0

1

9

12

10

11

2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 24


Bảng 3.4: Bảng đánh giá kết quả xếp loại của học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng trường trung học phổ thông EaH’leo (Sở Giáo dục và Đào tạo ĐakLak).

Trường

Lớp

Sĩ số

Xếp loại

Yếu kém

Trung bình

Khá

Giỏi




Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lê

%

THPT EA

H’ Leo

11A1(TN)

45

2

4,4

24

53,3

16

35,5

3

6,6

11A3(ĐC)

43

4

9,3

25

58,1

13

30,2

1

2,3

3.4.4.2. Một số nhận xét từ kết quả thăm dò bằng bảng hỏi đối với HS THPT liên quan đến HĐ dạy học ĐHVB

Để có thêm thông tin nhằm triển khai giờ dạy học ĐHVB theo CT định hướng NL, chúng tôi đã tiến hành thăm dò bằng bảng hỏi đối với HS lớp 11 tại 2 trường THPT: Trường THPT Ea H’leo (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐakLak) và Trường

181

THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM). Số lượng HS tham gia trả lời câu hỏi như sau: Trường THPT Ea H’leo (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ĐakLak) 68 HS; lớp 11A1, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) 40 HS; lớp 11A13, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) 40 HS.

Sau đây là một vài nhận xét từ kết quả thăm dò bằng bảng hỏi liên quan đến HĐ dạy học ĐHVB đối với HS lớp 11 THPT.

1/ Qua việc thăm dò bằng bảng hỏi (xin xem Phụ lục I: Bảng hỏi thăm dò ý kiến HS về HĐ dạy học ĐHVB) cho thấy (câu hỏi 3) HS thích nêu ý kiến riêng của cá nhân khi ĐHVB: Trường THPT Ea H’leo (Sở Giáo dục tỉnh ĐakLak) là 54/68; lớp 11A1, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) là 35/40; lớp 11A13, Trường THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM) là 33/40 HS lựa chọn câu trả lời này. Điều này chứng tỏ đa số HS muốn hướng tới sự tự chủ trong việc ĐH VB, không phụ thuộc vào sách hướng dẫn hoặc TLTK. Tuy nhiên, việc đọc VB để có ý kiến riêng của cá nhân phải dựa trên chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo của TP. Nghĩa là trong giờ học ĐHVB, HS không thể tùy tiện trong tiếp nhận về nội dung và hình thức, hay liên hệ, so sánh ngoài VB. Vì vậy, HĐ chuẩn bị bài dạy ĐH (CBDĐ) của GV cho HS khi học VB cụ thể là HĐ cần thiết, không thể thiếu để giúp HS đi đúng hướng trong tiếp nhận VBĐH. Lại nữa, ở khâu HĐ tổ chức đọc hiểu trên lớp (ĐHTL), GV là người dẫn dắt, định hướng để giúp các em khỏi bị “rối”. Vấn đề cốt lòi GV cần định hướng chính là chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo được tác giả VB thể hiện trong tính chỉnh thể của VB với sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Lưu ý điểm này để GV chú ý rèn luyện kĩ năng ĐHVB cho HS phải bám sát mục tiêu ĐHVB đã được mô tả qua các NL được hình thành trong mục Yêu cần cần đạt trong CTNV 2006 (tham khảo CT 2018). Trong đó, một trong các yêu cầu ĐHVB mà HS THPT cần chú ý rèn luyện ở mức độ nhận biết hay phân tích, đánh giá,…là mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nội dung hay hình thức của VB trong tính chỉnh thể của VB.

2/ Với câu hỏi: Em thích trao đổi kiến thức khi học ĐHVB (câu hỏi 8)? được đa số HS chọn phương án trả lời: Em thích trao đổi kiến thức khi học ĐHVB trên lớp với thầy, với bạn (Trường THPT Ea H’leo (Sở Giáo dục tỉnh Đak Lak) là 58/68; lớp 11A1,

182

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí