Mục Đích Và Yêu Cầu Của Hoạt Động Thực Nghiệm Sư Phạm

cách thức đánh giá,… giúp GV có công cụ đo lường kết quả dạy và học của GV và HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT giáo dục theo định hướng NL. Để kịp thời điều chỉnh HĐ dạy và học của GV và HS, HĐ KTĐG cần được tiến hành trong quá trình dạy – học ĐHVB. Các kí hiệu được sử dụng như các mô hình trước đã trình bày.


GV xác định mục đích KTĐG

HS hiểu rò mục đích,

KTĐG

Xác định các tiêu chí và chuẩn đánh giá NLĐH

Thiết kế công cụ đánh giá

HS hiểu rò yêu cầu

KTĐG

HS nắm được hình thức đánh giá


GV tổ chức KTĐG

HS làm bài kiểm tra

GV thu thập, phân tích, đánh giá kết quả

GV và HS điều chỉnh

phương pháp dạy và học

HĐ CỦA GV TRONG KIỂM TRA–ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CỦA HS

Hình 2.5: Sơ đồ 4

Tóm lại, trong HĐ dạy học ĐHVB theo CT định hướng NL, GV với vai trò là người “thiết kế” nhưng cũng là người “thi công”, đồng thời là người “giám sát” phải chú trọng khâu KTĐG. Nói như vậy để thấy rằng, nếu khâu “thiết kế” và “thi công” làm tốt nhưng khâu “giám sát” thiếu khách quan, không đánh giá đúng thực chất (theo chuẩn đầu ra) thì việc đổi mới CT giáo dục chẳng có ý nghĩa gì, nghĩa là lại trở về bệnh “thành tích”. Vì vậy, để quá trình dạy học ĐHVB có hiệu quả theo định hướng đổi mới, rất cần những thông tin để minh định kết quả của quá trình HĐ của thầy và trò trong dạy học ĐHVB. Đó là HĐ KTĐG.

Trở lên trên, mục 2.2. đã trình bày những công việc cốt lòi của GV trong dạy ĐHVB nói chung. Để trả lời câu hỏi: những HĐ nào mang tính ổn định, bắt buộc phải có trong dạy đọc hiểu của GV nhằm hình thành NLĐH cho HS trong dạy học ĐHVB?, LA đã dựa trên phần trình bày lý thuyết về yêu cầu rèn luyện NLĐHVB của HS THPT ở chương 1 để trình bày 4 bước HĐ cùa GV trong dạy học ĐHVB ở THPT đặt trong mối quan hệ tương tác với HĐ của HS để thực hiện mục tiêu dạy học ĐHVB theo định hướng NL. 4 bước HĐ cốt lòi đó là: Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (CBDĐ), Tổ chức HĐ cho HS đọc hiểu trên lớp (ĐHTL), Hướng dẫn HS thực hành – vận dụng (THVD), HĐ kiểm tra – đánh giá (KTĐG). Chúng tôi coi đó là HĐ bắt buộc để làm thành cái “khung” HĐ thể hiện MHHĐ của GV trong dạy ĐHVB ở THPT. Nghĩa là đi vào dạy các loại VB (VB văn học, VB nghị luận), GV tuân thủ theo các bước đi như đã trình bày.

Tiểu kết chương 2

1. Dựa trên cơ sở lý luận và thục tiễn của việc đề xuất MHHĐ của GV trong dạy học ĐHVB ở THPT đã được xác định ở chương 1, trong chương 2, LA đã trình bày các HĐ của GV trong dạy ĐHVB ở THPT, bao gồm: Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (CBDĐ), Tổ chức HĐ cho HS đọc hiểu trên lớp (ĐHTL), Hướng dẫn HS Thực hành, vận dụng (THVD), HĐ Kiểm tra – đánh giá (KTĐG). Bốn bước HĐ này được xem là cái “khung” với các HĐ căn bản, cốt lòi với nội dung HĐ gắn với yêu cầu rèn luyện cho HS NL đọc hiểu các kiểu/ loại (thể) VB ở THPT.

2. Các HĐ làm thành một hệ thống các HĐ của GV trong dạy học ĐHVB ở THPT. Nó thể hiện quá trình HĐ của GV cho một bài dạy ĐHVB từ khâu “thiết kế” bài dạy đến khâu thực hiện, triển khai “phương án” đã được chuẩn bị bằng gìờ dạy trên lớp, sau giờ học, ngoài giờ học với sự hướng dẫn của GV. Tất nhiên, việc phân chia và gọi tên các HĐ là để định hình những HĐ căn bản, cốt lòi, HĐ không thể thiếu của một bài dạy ĐHVB ở THPT. Trong quá trình tiến hành một bài dạy, GV có thể linh hoạt đan xen các HĐ. Chẳng hạn, trong khi tiến hành bước HĐ ĐH trên lớp, GV vẫn thực hiện việc KTĐG hoặc tiến hành HĐ THVD để vừa kết hợp rèn luyện các kĩ năng giao tiếp cho HS, vừa kịp thời nắm bắt NL của HS, để có biện pháp hướng dẫn, điều chỉnh sự phát

triển NL của HS phù hợp với yêu cầu phát triển NLĐH theo từng lớp của cấp học THPT mà CT NV 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.

3. Trong khuôn khổ của đề tài, LA trình bày các MHHĐ chung của GV dạy ĐH theo hai loại VB: VB văn học và VB nghị luận.

Trong các HĐ, nhất là HĐDH trên lớp, LA đặc biệt lưu ý GV vấn đề đặc trưng thể lọai và kiểu VB để hướng dẫn HS đi từ hình thức đến nội dung. Trục xuyên suốt của việc dạy ĐHVB là rèn luyện NL ĐHVB cho HS theo các đặc điểm thể loại; vì chỉ có thế mới hình thành được NL đọc. Quán triệt nguyên tắc này trong MHHĐ của GV theo loại (thể), mỗi bài dạy từ HĐ CBDĐ đến HĐ ĐHTL, THVD đến HĐ KTĐG, LA trình bày bám sát đặc trưng thể loại VB, hướng đến rèn luyện kĩ năng ĐHVB theo yêu cầu cần đạt đối với các thể loại VB như CT Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành (CT NV 2006 có tham khảo CT NV 2018).

4.Bám sát mục tiêu phát triển NL cho HS THPT đối với môn Ngữ văn, trong khi trình bày nội dung các HĐ, nhất là HĐ ĐHTL, LA lưu ý sự kết hợp phương pháp tích hợp trong dạy ĐH với việc rèn luyện các kĩ năng: viết, nói và nghe. Riêng với HĐ dạy VB nghị luận do yêu cầu đặt ra trong mục tiêu của CT Ngữ văn là NL viết của HS được phát triển tập trung hơn vào VB nghị luận, nên LA đã chú ý HĐ của GV tăng cường rèn luyện kĩ năng viết cho HS ở loại VB này trong HĐ THVD.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


3.1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm kiểm chứng tính khả thi của việc vận dụng MHHĐ của GV trong dạy ĐHVB ở THPT từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời hoàn chỉnh những nghiên cứu lý luận để ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn dạy ĐHVB ở THPT.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

– Công việc thực nghiệm phải được chuẩn bị chu đáo từ việc soạn GA thực nghiệm, chọn địa bàn, chọn GV dạy thực nghiệm và HS lớp học thực nghiệm.

– Thực nghiệm theo ý đồ sư phạm dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài LA.

– Đảm bảo tính khách quan, trung thực trong xử lý số liệu và thông tin thu được; có sự nhận xét, đánh giá để làm sáng tỏ thêm kết quả nghiên cứu của đề tài.

3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và quy trình thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

3.2.1.1. Tiêu chuẩn chọn địa bàn thực nghiệm

– Trường được chọn để thực nghiệm có trường ở trung tâm của các tỉnh thành và trường ở địa phương xa trung tâm.

– Đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện dạy học trong điều kiện trang bị cơ sở vật chất và phương tiện của trường học hiện nay.

– Đội ngũ GV, cán bộ quản lý của nhà trường đảm bảo trình độ chuyên môn, nhiệt tình và có trách nhiệm trong giảng dạy và HĐ sư phạm.

3.2.1.2. Lựa chọn GV thực nghiệm

– Những GV có NL trong giảng dạy: trình độ chuyên môn từ trung bình khá trở lên (được đào tạo từ các trường sư phạm), tuổi nghề không dưới 3 năm.

– Nhiệt tình, có trách nhiệm trong giảng dạy, có ý thức đổi mới về phương pháp giảng dạy, tích cực hợp tác để tiến hành thực nghiệm.

– Thường xuyên sử dụng các phương tiện thông tin (điện thoại, internet) và phương tiện dạy học (laptop, máy chiếu, video clip, …).

3.2.1.3. Chọn lớp và HS thực nghiệm

– Chúng tôi chọn 03 lớp 11. Lớp được chọn có tỉ lệ HS khá giỏi và trung bình ở mức phổ biến trong trường. Sĩ số lớp thực nghiệm nằm trong khoảng sĩ số của lớp học ở mỗi trường THPT hiện nay (trên dưới 40 HS).

Theo tiêu chí trên đây, chúng tôi đã triển khai thực nghiệm cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Bảng thống kê danh sách các lớp học và các GV tham gia dạy thực nghiệm, đối chứng.


Tên trường

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Lớp

số

Giáo viên

Lớp

Sĩ số

Giáo viên

Trường THPT EaH’Lleo

(Sở Giáo dục & Đào

tạo ĐakLak)


11A 11


45


Lê Thị Như Quỳnh


11A3


43


Trần Thị Mỹ Linh

Trường THPT Lê Thánh Tôn

(Sở Giáo dục & Đào

tạo TP HCM)


11A


40


Nguyễn Thị Như Trang


11A6


42


Phan Thị Kim Thoa

Trường THPT Lê Thánh Tôn

(Sở Giáo dục& Đào

tạo TP HCM)


11A 13


40


Nguyễn Thị Như Trang


11A

8


45


Hoàng Thị Phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 19

3.2.2. Thời gian thực nghiệm

Bài dạy thực nghiệm được tiến hành trong năm học 2019 – 2020 theo phân phối CT của bộ môn.

3.2.3. Tổ chức thực nghiệm

Ngoài những điều kiện thực nghiệm như đã nêu trên, để chuẩn bị cho công việc thực nghiệm được tiến hành có hiệu quả, chúng tôi đã chủ động lên kế hoạch làm việc với GV và HS tham gia dạy học thực nghiệm và dạy học đối chứng.

Nội dung các công việc chuẩn bị cho công tác thực nghiệm được phổ biến đến GV và HS gồm:

– Mục đích và yêu cầu của việc thực nghiệm

–Nội dung thực nghiệm

–Các tài liệu có liên quan đến phần thực nghiệm

–Giải đáp những câu hỏi của GV và HS liên quan đến HĐ thực nghiệm

–Kiểm tra công tác chuẩn bị của GV dạy thực nghiệm như GA, đề kiểm tra,…

Tiến hành thực nghiệm:

Lớp thực nghiệm do GV trực tiếp giảng dạy theo các biện pháp được đề xuất trong LA. Lớp đối chứng do GV giảng dạy theo GA được áp dụng hàng ngày trên lớp.

Sau thời gian thực nghiệm, HS các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra với đề bài như nhau. Từ kết quả thu được, kết hợp với các biện pháp đánh giá khác, chúng tôi tiến hành so sánh, rút ra kết luận.

3.2.4. Quy trình thực nghiệm

– Kế hoạch thực nghiệm được tiến hành cụ thể theo tiến trình như sau: Giai đoạn 1: Gặp gỡ, triển khai nội dung thực nghiệm.

Giai đoạn 2: Dạy VB đã chuẩn bị (kế hoạch, GA) theo MHHĐ của GV đã được trình bày trong LA.

– Nội dung thực nghiệm, đối tượng và địa bàn thực nghiệm.

Tiến hành dạy thực nghiệm bài thơ Vội vàng (Sách Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2016) theo địa bàn và thời gian thực nghiệm đã trình bày ở trên. Bài dạy là tiết dạy “mẫu” để GV và người làm thực nghiệm trao đổi, rút kinh nghiệm về phương

pháp dạy học ĐHVB trữ tình.

– Một số công việc tiến hành trong thực nghiệm:

Soạn GA thực nghiệm theo hướng đề xuất của LA với 4 HĐ cốt lòi: HĐ Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (CBDĐ); Tổ chức hoạt động cho HS đọc hiểu VB trên lớp (ĐHTL); Hướng dẫn thực hành vận dụng (THVD); Kiểm tra – đánh giá (KTĐG).

GV dạy theo GA do chúng tôi đề xuất ở các lớp thực nghiệm. Quy trình lên lớp được thực hiện đúng yêu cầu của thực nghiệm. Các lớp đối chứng, GV dạy theo GA của GV. Ngoài tiết dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi cũng đã tiến hành điều ra bằng bảng câu hỏi, cùng GV dạy thực nghiệm kiểm tra việc chuẩn bị bài học ĐHVB của HS, quan sát giờ học để có cái nhìn toàn diện về việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tinh thần, thái độ của HS trong học ĐHVB trữ tình cũng như sự vận dụng kiến thức thể loại trữ tình của HS.

140

Giai đoạn 3: Cho HS làm bài kiểm tra.

Để đạt được mục đích thực nghiệm, chúng tôi không chỉ tiến hành soạn GA theo yêu cầu LA đề ra, mà còn xây dựng một số đề kiểm tra định kì, các bài kiểm tra nhanh, cũng như các câu hỏi kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng). Nội dung bài kiểm tra và câu hỏi bài tập hướng vào việc kiểm tra một yếu tố liên quan đến NL đọc – hiểu của người học về VB trữ tình. Các câu hỏi, bài tập tạo cơ hội cho mọi đối tượng HS (khá, giỏi, trung bình,…) thể hiện mức độ lĩnh hội VBĐH thuộc thể loại trữ tình.

HĐ dạy ĐHVB như LA đã trình bày được vận dụng vào trong GA của GV ở tiết dạy bài mẫu cũng như các tiết ĐHVB khác trên lớp. Vào thời gian giữa đợt thực nghiệm, chúng tôi cho kiểm tra định kì nhằm mục đích nhận biết và điều chỉnh cách tiến hành các biện pháp đã được xây dựng. Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho HS làm thêm một bài kiểm tra liên quan đến những VB trữ tình đã được học trước đó. Giai đoạn 4: Xử lý kết quả thực nghiệm

– Qua việc quan sát giờ dạy của GV.

– Qua đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn về chất lượng bài dạy cũng như qua bài kiểm tra của HS.

3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Trong khuôn khổ LA, chúng tôi giới thiệu GA của bài dạy ĐHVB trữ tình, thể loại tiêu biểu, phổ biến trong CT Ngữ văn THPT. Việc trình bày GA cũng theo 2 cách: cách 1 thuyết minh về HĐ dạy đọc hiểu VB Vội vàng theo MHHĐ dạy của GV trong sự tương tác với HĐ học của HS; cách 2 nêu GA cụ thể về cách dạy VB Vội vàng theo MHHĐ của GV dạy ĐHVB trữ tình.

3.3.1. Thuyết minh về mô hình hoạt động của GV trong dạy học đọc hiểu văn bản Vội vàng

Bước 1– Hoạt động CBDĐ văn bản Vội vàng

a) Xác định yêu cầu cần đạt

Bài thơ Vội vàng là VB thuộc thể loại trữ tình thuộc CT Ngữ văn lớp 11 (Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, 2016, tr. 21– 23). Yêu cầu của CT 2006 đối với dạy học Thơ hiện đại là:

“+ Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (…)

+ Nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ.

+ Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; biết vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình vào bài văn phân tích thơ trữ tình.

+ Bước đầu nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ” [13].

Yêu cầu về ĐHVB trữ tình trong CT NV 2006 đã chú trọng về nội dung và hình thức đối với việc đọc VB trữ tình. VB được chọn tiêu biểu cho đặc điểm thi pháp của thể loại trữ tình. Tuy nhiên, mức độ ĐH đặt ra đối với VB còn chung chung như “hiểu”, “biết cách đọc – hiểu”; yêu cầu hiểu để vận dụng, phân tích một bài thơ cũng theo cách hiểu của CT Ngữ văn đi theo hướng phân tích tác phẩm. Để việc dạy ĐHVB Vội vàng đáp ứng yêu cầu phát triển NLĐH cho HS, khi soạn bài dạy VB Vội vàng, chúng tôi tham khảo CT NV 2018 về yêu cầu ĐHVB văn học (với VB thuộc thể loại trữ tình) để điều chỉnh mục tiêu bài dạy cho phù hợp. Hướng điều chình để xác định mục tiêu yêu cầu cần đạt của bài dạy VB trữ tình theo định hướng phát triển NL cho HS lớp 11 như sau:

– Bên cạnh sự khai thác các khía cạnh của VB như :

“+ Nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ.

+ Nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ” (CTNV 2006), mức độ yêu cầu cần đạt đối với HS lớp 11 khi học ĐHVB trữ tình cần được bổ sung về kĩ năng kết nối các yếu tố thuộc nội dung, hình thức của VB như: cảm xúc, tình cảm của chủ thể trữ tình thể hiện cảm hứng, chủ đề của VB; từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp điệu, giọng điệu,… tạo nên tính chỉnh thể của phương thức thể hiện để bộc lộ cảm hứng chủ đạo của bài thơ,…; sự kết nối, liên hệ mở rộng ra ngoài VB: chẳng hạn, liên hệ VB cùng thể loại với những sáng tác ở hoàn cảnh khác có liên quan đến đối tượng trữ tình như VB được chọn đọc để thấy rò thêm giá trị, ý nghĩa của VB; liên hệ, tự rút ra bài học từ sự trải nghiệm của bản thân HS,…

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí