Các Công Trình Nghiên Cứu Về Biểu Hiện Của Kỹ Năng Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ


hoạt động học tập theo tín chỉ khẳng định kỹ năng học tập là điều kiện cần thiết để sinh viên có thể thành công ở trường đại học. Các nhiệm vụ học tập ở bậc đại học có xu hướng đòi hỏi sinh viên phải tư duy cao hơn và tự học nhiều hơn so với nhiệm vụ gặp phải ở trường trung học. Do đó, sinh viên cần có kỹ năng học tập để hoàn thành các nhiệm vụ này [142, tr. 437].

W. Ursula (2006), "Bỏ qua kỹ năng học tập trong giảng dạy ở giáo dục đại học" [144], khẳng định kỹ năng học tập là một trong những kỹ năng quan trọng cần hình thành và phát triển cho sinh viên trong quá trình học tập theo tín chỉ ở trường đại học. "Kỹ năng học tập là một thành phần đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của sinh viên, hỗ trợ sinh viên trong tất cả các hoạt động học tập tại trường đại học và giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động này" [144, tr.469].

Lâm Quang Thiệp (2007), "Về học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam"[73] nhấn mạnh việc đào tạo theo HCTC nhằm "tạo một học chế mềm dẻo hướng về sinh viên để tăng cường tính chủ động và khả năng cơ động của sinh viên, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường sức lao động trong nước"[ 73, tr.3].

P. Kadir (2012), "Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng học tập của sinh viên với điểm học tập trung bình" [109]. Kết quả nghiên cứu trong điều kiện học tập theo HCTC khẳng định kỹ năng học tập có mối tương quan thuận đối với điểm học tập trung bình của sinh viên, có nghĩa là, những sinh viên có kỹ năng học tập tốt sẽ có điểm trung bình học tập cao và ngược lại.

Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của từng kỹ năng học tập cụ thể trong học tập theo học chế tín chỉ:

B. B Bahram (2004), Tích lũy tín chỉ và chuyển giao tín chỉ [91], nhấn mạnh: Nếu sinh viên có khả năng tích lũy tín chỉ, họ có thể tiến hành hoạt động học tập ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào [91, tr.11].

D. S. Sajeewanie (2015), "Mô- đun khóa học kiến thức về tín chỉ dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp" [124], tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin tới hiệu quả học tập theo học chế tín chỉ của


sinh viên. Tác giả chỉ ra rằng, các kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin giúp cải thiện đáng kể hiệu quả học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên [124, tr.26].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

N.J. Galson và L. R. Oliker Ph.D (1976), Đánh giá kinh nghiệm học tập trong quản trị kinh doanh [103]. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Syracuse đã mô tả cách đánh giá để cấp chứng chỉ cho sinh viên. Trong đó, đánh giá của giảng viên không chỉ là nguồn thông tin duy nhất, mà tự đánh giá của sinh viên cũng là một trong những căn cứ để cấp chứng chỉ. Trên cơ sở tự đánh giá của sinh viên, giảng viên có vai trò xác nhận những thông tin này để làm cơ sở đánh giá kết quả học tập cho họ. Do đó, trong học tập theo tín chỉ, sinh viên cần có kỹ năng tự đánh giá hoạt động học tập của mình.

B. J. Zimmerman và D. H. Schunk (2004), Quá trình tự điều chỉnh và kết quả tư duy: theo quan điểm của nhận thức xã hội [144]; P.Ernesto, J. Anders, S. Jan-Willem (2016), Tự học thông qua tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng: hướng dẫn thực hiện trên lớp [102] nghiên cứu về kỹ năng tự đánh giá đã nhận định tự đánh giá giúp sinh viên thúc đẩy sự tự điều chỉnh trong học tập,tăng cường sự tham gia của sinh viên trong việc đánh giá hoạt động học tập, tăng cường việc giám sát và quản lý hoạt động học tập của bản thân, nhờ đó thúc đẩy thành tích học tập.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 4

A. Heidi và V. Anna (2009), "Thúc đẩy học tập và nâng cao thành tích thông qua tự đánh giá" [105], đề cao kỹ năng tự đánh giá trong hoạt động học tập. Theo tác giả, "tự đánh giá là một quá trình, trong đó người học thu thập thông tin về kết quả hoạt động hoặc sự tiến bộ của bản thân; so sánh nó với các tiêu chí, mục tiêu hoặc tiêu chuẩn được nêu rõ ràng; và sửa đổi cho phù hợp" [105, tr.12]. Tự đánh giá giúp sinh viên suy nghĩ về chất lượng học tập của chính mình thay vì chỉ dựa vào nhận định của giáo viên. Mục đích của việc tự đánh giá là để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân người học để cải thiện và thúc đẩy học tập.

K. K. Tan Heng (2012), Hoạt động tự đánh giá của sinh viên[133] đưa ra quan điểm tự đánh giá giúp nâng cao chất lượng học tập của người học khi học tập theo tín chỉ. Tác giả khẳng định lợi ích tích cực của việc người học tự đánh giá hoạt động học tập của mình [133, tr.29].


V. Seppo (2009), "Tăng cường kỹ năng tự học của sinh viên kỹ thuật trên nền tảng học tập trực tuyến" [127]. Trong thực nghiệm, trên cơ sở chương trình học tập theo tín chỉ, thời lượng giảng lý thuyết được cắt giảm, thay vào đó sinh viên được giao các nhiệm vụ để làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kết quả cho thấy, sinh viên có sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ hơn trước, điểm số học tập cũng được cải thiện, điều này chứng minh tác dụng của tự học đối với hoạt động học tập của sinh viên.

Nhóm tác giả R. Abilkhamitkyzy, Zh.A. Aimukhambet, K.K. Sarekenova (2014), "Tổ chức học tập độc lập của sinh viên trong học chế tín chỉ" [119] đề cao kỹ năng tự học của sinh viên trong học tập theo học chế tín chỉ. Theo tác giả, tự học giúp sinh viên làm chủ tài liệu hiệu quả, hứng thú với thông tin, phát huy được khả năng sáng tạo, tính độc lập, tự chủ và có động lực học tập hơn [119, tr.278].

A. T . Ilkey, D. Melek (2018), "Một cuộc điều tra về công trình các kỹ năng tự học của sinh viên đại học" [106] được tiến hành trong môi trường học tập theo học chế tín chỉ. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng tự học có ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, tự học ảnh hưởng tích cực đến các kỹ năng tư duy cấp cao như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện. Muốn học tập suốt đời, sinh viên phải có năng lực tự quyết định, tự đánh giá, sẵn sàng học hỏi, xác định chiến lược học tập phù hợp để học…

Tác giả Bùi Thị Thùy (2019) ,“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ” [74], nhấn mạnh bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên, trong đó tự học là yếu tố quyết định. "Nếu tự học hợp lý, đúng đắn, khoa học, chất lượng, hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên" [74, tr.50].

E. S. Rachel, J. C. Corey, M. Jason (2016), "Trách nhiệm giải trình của sinh viên trong học tập nhóm" [120]. Theo các tác giả, học tập nhóm thúc đẩy giao tiếp giữa các thành viên và thúc đẩy tính tích cực của từng thành viên. Trong


đó, việc đánh giá nhóm và đánh giá các thành viên trong nhóm là rất cần thiết. Các tác giả tiến hành nghiên cứu thông qua đánh giá của 211 học sinh, cho thấy, việc đánh giá tạo ra tính tích cực làm việc của các thành viên, buộc sinh viên phải sắp xếp thứ bậc cho các thành viên, giải trình lý do sắp xếp thứ bậc đó. Đánh giá nhóm thúc đẩy tinh thần làm việc của tập thể, làm tăng cường sự hợp tác của các thành viên và thúc đẩy cá nhân chủ động học hỏi.

Tác giả Nguyễn Thị Thanh (2010), “Dạy kỹ năng hợp tác cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ” [68], nhấn mạnh "đây là kỹ năng hết sức cần thiết trong trong học tập để giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập theo HCTC" [68, tr.23].

Như vậy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhấn mạnh vai trò tích cực của kỹ năng học tập nói chung và các kỹ năng học tập nói riêng đến hiệu quả học tập của sinh viên. Các tác giả đều thống nhất quan điểm kỹ năng học tập là yếu tố giúp sinh viên tiến hành hiệu quả các hoạt động học tập, tạo hứng thú cũng như động lực cho sinh viên trong quá trình học tập.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về biểu hiện của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ

M. Gettinger & J.K. Seibert (2002), "Ảnh hưởng của kỹ năng học tập đến năng lực học tập" [104], đã phân chia kỹ năng học tập thành bốn nhóm: kỹ năng dựa trên sự lặp lại nội dung; kỹ năng nghiên cứu quy trình học tập; kỹ năng nhận thức và kỹ năng siêu nhận thức.

Nguyễn Quý Thanh (2008), "Sự thích ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG Hà Nội" [67], đã nhấn mạnh việc tăng các cường kỹ năng thực hành cho sinh viên trong học tập.

Bùi Kim Chi (2010), “Kỹ năng học tập của sinh viên Luật trong đào tạo theo học chế tín chỉ” [10], đã phân chia KNHT theo tín chỉ thành 4 nhóm: Nhóm các kỹ năng định hướng; nhóm các kỹ năng thiết kết (lập kế hoạch); nhóm các kỹ năng thực hiện kế hoạch và nhóm các kỹ năng kiểm tra đánh giá.


Lưu Thị Trí (2011),“Một số vấn đề về kỹ năng học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ” [76], đã khẳng định mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ đề cao phương pháp học tập tích cực, tự học là chính tuy nhiên sinh viên hiện nay vẫn thiếu các kỹ năng học tập như: Lập thời gian và kế hoạch tự học, kỹ năng tìm tài liệu, tra cứu sách, kỹ năng đọc sách, hệ thống hóa kiến thức.

B.Tom và S. Sandra (2012), Các kỹ năng học tập cần thiết: Hướng dẫn đầy đủ để thành công ở trường đại học [140], đã hệ thống các kỹ năng cần phát triển cho sinh viên gồm: kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng đối phó với căng thẳng, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng viết luận văn.

W. Linda (2014), Kỹ năng học tập cần thiết [112] đã hướng dẫn các chiến lược đọc sách giáo khoa, sử dụng các kỹ thuật ghi nhớ, kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ trong học tập, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng học tập trực tuyến.

Nguyễn Mai Hương (2015), Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên một số trường Sư phạm [40], cho rằng kỹ năng học tập theo HCTC là kỹ năng phức hợp gồm nhiều kỹ năng biểu hiện, trong đó biểu hiện đặc trưng qua 4 kỹ năng thành phần: Kỹ năng lập kế hoạch tích lũy tín chỉ; kỹ năng tích lũy tín chỉ đã lựa chọn; kỹ năng hợp tác trong học theo nhóm để hoàn thiện tín chỉ đã lựa chọn; kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ. Các kỹ năng thành phần được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt.

Nguyễn Tuấn Khanh (2017), Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ [42], đã xác định kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ là tổ hợp các hành động hướng đến mục đích tích lũy tín chỉ một cách chủ động, tích cực, tự giác của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động học tập trên lớp và cả ngoài giờ lên lớp [42, tr.43-48]. Vì vậy, để thực hiện tốt các hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ thì cần thiết phải rèn luyện các kỹ năng học tập thích ứng gồm: kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng lắng nghe, ghi chép bài giảng; kỹ năng tìm kiếm tài liệu; kỹ năng đọc sách; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập.


C. Stella (2020), Dạy kỹ năng học tập và hỗ trợ hoạt động học tập [131], đã chỉ ra rằng, giảng viên và cố vấn học tập cần dạy kỹ năng học tập cho sinh viên và tạo môi trường tích cực để phát triển kỹ năng học tập cho sinh viên. Trong đó, các kỹ năng học tập nổi bật cần phát triển cho sinh viên khi học tập theo tín chỉ gồm kỹ năng học tập nhóm, kỹ năng ôn tập và thi, kỹ năng ghi chép, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng phản biện.

R. Abilkhamitkyzy, Zh.A. Aimukhambet, K.K. Sarekenova (2014), "Hoạt động tự học trong học tập theo tín chỉ" [119], chỉ ra nhiệm vụ tự học của sinh viên gồm: hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị trước cho nội dung học tập của buổi hôm sau, phân tích nội dung học tập đã được nghe giảng, chuẩn bị báo cáo, thực hiện bài báo cáo, phản biện nội dung báo cáo của các thành viên khác, tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu tài liệu, phân tích sâu các tài liệu khoa học và phương pháp học tập, xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân...Việc tự học cần đảm bảo tính vừa sức, dự kiến thời gian hợp lý.

J. Cobbe (2008),“Ý nghĩa của hệ thống tín chỉ đối với trường đại học và các khoa, đối với sinh viên, phụ huynh và các nhà tuyển dụng” [11], đã đề cập đến các kỹ năng làm việc theo nhóm, tự lên kế hoạch làm việc cho bản thân, khởi xướng các hoạt động mới, biết cách xử trí trong quan hệ với cấp trên và cấp dưới, biết quản lý thời gian, và biết cách nghiên cứu để tìm câu trả lời nếu nó không có sẵn.

Bùi Ngọc Lâm (2014), Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ [46], đã chỉ ra kỹ năng lập kế hoạch học tập trong đào tạo tín chỉ bao gồm kỹ năng nhận diện bản thân và các điều kiện học tập; kỹ năng xác định mục tiêu học tập; kỹ năng xác định nội dung công việc học tập và biện pháp thực; hiện kỹ năng lập thời gian biểu học tập; kỹ năng viết ra kế hoạch học tập; kỹ năng thực hiện kế hoạch học tập; kỹ năng theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch.

Tạ Nhật Ánh (2018), Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên,

[2, tr.46]. Nghiên cứu tiến hành trên khách thể là sinh viên các trường đại học học


tập theo tín chỉ, chỉ ra biểu hiện của kỹ năng này gồm: Kỹ năng phối hợp hành động; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng điều chỉnh giao tiếp.

Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2012), Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm [35] xác định các kỹ năng thành phần gồm: Nhóm kỹ năng thuộc thành phần nhận thức; nhóm kỹ năng thuộc thành phần thiết kế; nhóm kỹ năng thuộc thành phần kết cấu; nhóm kỹ năng thuộc thành phần giao tiếp; nhóm kỹ năng thuộc thành phần tổ chức.

Trần Minh Hải (2007), Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường Đại học An Giang [31], xác định kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên gồm các kỹ năng thành phần: Tìm hiểu nhau; xây dựng nhóm; quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm; điều hành buổi họp nhóm; lắng nghe và truyền đạt thông tin; giải quyết mâu thuẫn/xung đột trong nhóm; ra quyết định trong nhóm; đưa và nhận thông tin phản hồi.

Lê Thị Tuyết Hằng (2019), "Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10" [33], xác định kỹ năng tự đánh giá của học sinh gồm: Thực hiện tự kiểm tra; tự nhận xét; ra quyết định và điều chỉnh việc học.

Phạm Văn Cường (2018) ,“Một số yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với học tập nhóm theo học chế tín chỉ của sinh viên người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” [16], chỉ ra 4 thành phần của học tập nhóm theo học chế tín chỉ: thích ứng với hoạt động lập nhóm; thích ứng với việc phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm; thích ứng với thảo luận nhóm; thích ứng với việc kiểm tra, đánh giá kết quả trong học tập nhóm. Tác giả chỉ ra 5 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất: Hứng thú học tập nhóm, động cơ học tập nhóm, phương pháp học tập nhóm, kỹ năng học tập nhóm, yêu cầu học tập nhóm.

Như vậy, các tác giả nghiên cứu theo hướng quy trình thực hiện xác định biểu hiện của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ gồm nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế; nhóm kỹ năng thực hiện và nhóm kỹ năng tự


kiểm tra, đánh giá. Các tác giả nghiên cứu theo hướng các hành động học tập cần thực hiện xác định biểu hiện của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ gồm các kỹ năng đặc trưng như: kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tự học, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép, kỹ năng đọc sách, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm bài kiểm tra, kỹ năng viết luận văn...

1.2.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên

H. Dreyfus (1980), "Mô hình năm giai đoạn của các họat động tinh thần liên quan đến lĩnh hội kỹ năng được hướng dẫn" [101] cho rằng kỹ năng học tập theo tín chỉ có 5 mức độ. Theo đó, mức thấp nhất thường thấy ở người bắt đầu từ con số không trước khi học; mức cuối cùng có thể thấy ở những chuyên gia, những người đạt đến trình độ thuần thục về kỹ năng tới mức trực giác. Mô hình này chỉ ra để đạt được mức độ “Chuyên gia”, chúng ta cần phải tích cực luyện tập, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng tiếp nhận và sáng tạo các tri thức mới”.

K. David (1984), Học tập trải nghiệm: trải nghiệm nguồn gốc của học tập và phát triển [98], cho rằng để hình thành kỹ năng học tập cho sinh viên cần quan tâm đến kinh nghiệm của người học. Tác giả chỉ ra rằng kinh nghiệm là nguồn gốc của việc học tập và phát triển. Ông đã phát triển một mô hình học tập kinh nghiệm gồm bốn bước: Kinh nghiệm rời rạc, quan sát có phản hồi, khái niệm hóa trừu tượng và thử nghiệm tích cực.

E. Thomas (2003), Tín chỉ và khối lượng công việc phải làm ở một khoa đào tạo [137], cho rằng: “Phương pháp giảng dạy mới có một vai trò đặc biệt, trước hết nó mang lại sự thống nhất hữu cơ, một hệ thống sinh động cho HCTC” và tạo ra sức sống, sự mềm mại, năng động của hình thức tín chỉ”[137, tr.47].

John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục [18], đã nhấn mạnh các nguyên lý dân chủ hoá giáo dục, đại chúng hóa giáo dục trong đó quan tâm nhiều đến nhu cầu, sở thích của người học, lấy người học làm trung tâm. Sau này tư tưởng của John Dewey đã trở thành nguyên lý cơ bản của việc đào tạo theo học chế tín chỉ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022