Mai Trừng – người có liên quan đến ba cái chết của ba đứa cháu: thằng Cốc, thằng Bóp, thằng Phũ để trả thù. Nhưng rồi anh nhận ra mình đang theo vết xe đổ, tương lai lại là cái chết đang đón đợi nếu không kịp thời thức tỉnh. Với Đông hành trình tìm kiếm giá trị cuộc sống cũng là hành trình tìm về với cái thiện trong mỗi con người. Từng là kẻ đồng lõa, bao che cho cái ác, Đông dần dần “đốn ngộ” và thức tỉnh về luật nhân quả trong cuộc đời. Nhà Phật có câu: “Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật”, ai cũng có thể giác ngộ chỉ cần một chút thiên lương, con người có thể làm lại tất cả bắt đầu bằng việc từ bỏ hành động xấu, giống như người đồ tể biết vứt bỏ con dao vậy. Đức Phật từng dạy chúng sinh: “Làm việc thiện bỏ điều ác thì không bao giờ là quá muộn. Biển khổ thật mênh mông song hễ quay đầu lại là tự khắc sẽ thấy được bờ bến” [141, tr.223]. Đông đã lo sợ phải trả giá khi gặp Mai Trừng nhưng ngược lại anh cảm thấy thân thể trống rỗng và cạn kiệt sức sống của mình như được rót thêm sinh lực. Còn Khắc – một cuộc đời lầm lạc vào tù, ra tội, sống lang thang nơi chợ trời, được mẹ con cô Hậu cảm hóa đã hoàn lương. Anguli Mala tướng cướp với tội ác chồng chất. Dây chuyền bằng ngón tay của những người xấu số gần trọn 1000 ngón thì y gặp Đức Phật, được cảm hóa, từ bỏ cái ác trở lại làm người lương thiện. Tất cả các nhân vật đều tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình bằng sự thức tỉnh và hướng thiện.
Có thể nói, hình tượng con người kiếm tìm hiện lên đẹp đẽ nhất, để lại nhiều ấn tượng sâu đậm nhất trong sáng tác của Hồ Anh Thái chính là hình tượng Đức Phật trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Đức Phật được nhìn nhận như một con người bình thường ở cõi trần thế. Đau đớn trước sự bế tắc của chính mình và đồng loại Siddhattha đã ra đi tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi bể khổ. Giác ngộ trở thành Đức Phật, người đã đi giáo hóa chúng sinh đưa con người từ đêm tối vô minh về ánh sáng thực tại. Đó là nhân vật kiếm tìm vĩ đại mà rất gần gũi với đời thường làm thức dậy trong mọi người khả năng cùng đồng hành với Phật trên hành trình giác ngộ, giải thoát.
Đến với tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, người đọc lại bắt gặp hình ảnh con người hành trình với một dạng thức khác. Đó là hành trình tìm về nhân dạng ban đầu đầy gian nan thử thách với tinh thần chiến đấu đến cùng cho tình yêu, hạnh phúc. Chàng là một nhà báo, Nàng là một nữ doanh nhân khá thành đạt. Cả hai đều
nhiều tuổi nhưng vẫn “phòng không, gối chiếc”. Nàng đã ba mươi tám tuổi vẫn chưa mảnh tình vắt vai. Vì quá thông minh, quá nhạy cảm? Hay đơn giản vì thiếu may mắn, chưa gặp được người trong mộng? Nàng chỉ toàn gặp giai “mới ngoại ngũ tuần mà người đã toát ra mùi già” [148, tr.33], hoặc giai trẻ thì vô duyên, vô ý tứ. Với Nàng, Chàng là người hùng, là hiệp sĩ đã không quản ngại dắt Nàng đi qua quãng đường khó khăn. Chàng bốn mươi tuổi, kinh nghiệm, lịch lãm, không muốn bị ràng buộc. Hay cũng như Nàng, chưa gặp được người tình tâm đầu ý hợp? Chàng chỉ gặp được những cô gái thời trang, sành điệu, ngoài thì như hoa trong thì trống rỗng. Cho đến khi Chàng gặp Nàng - một cô gái tinh tế, hiểu biết, trong sáng. Duyên phận đưa hai người gặp nhau trong một cuộc họp của câu lạc bộ Nữ quyền. Ông trời xe duyên khiến trời mưa, khiến Chàng phải đưa Nàng về và khiến hai người thành đôi. Hình ảnh Nàng vòng tay ôm chặt con thiên nga cho chàng dắt đi, đẩy đi “qua tất cả những cửa hàng cửa hiệu”, “những ngân hàng biển ngân hàng đại dương” [148, tr.30] gợi lên một bức tranh siêu thực. Bức tranh ấy đã làm mờ đi cái hiện thực nghiệt ngã, trần trụi phía sau, đó là những dòng sông đen ngòm luồn lách qua các đường phố qua tất cả những gì có thể nổi lềnh bềnh.
Nhưng tình yêu của Nàng và Chàng bỗng phải trải qua biến cố khiến Nàng phải đối mặt với một thử thách thật to lớn. Thử thách ấy là chuyện Chàng bỗng nhiên bị mất trọng lượng. Nàng đã quyết tâm không để mất Chàng, mất đi tình yêu mà rất khó khăn Nàng mới tìm thấy được. Trong cơn túng quẫn, trong niềm vô vọng Nàng đã tìm ra tên gián điệp Chuột Quang. Nàng lấy thông tin, tìm hiểu được nguyên nhân và cách thức để hóa giải lời nguyền. Nàng lên kế hoạch và đưa ra quyết tâm: “Vấn đề là bây giờ phải tìm cho được Chuột Trùm”, “Và chỉ có nàng mới có thể bắt được Chuột Trùm. Em sẽ cứu anh. Nàng tự cam đoan với mình. Em phải cứu anh” [148, tr.77]. Hành trình đi tìm cho bằng được chuột Trùm của Nàng thể hiện bản lĩnh và tình yêu mạnh mẽ dám theo đuổi đến cùng. Lên kế hoạch tiếp cận những người bị chung căn bệnh với Chàng, kêu gọi sự hỗ trợ của tiểu đội SBC cùng với thông tin nội gián của Chuột Quang. Con đường tìm về bản thể người thật vô cũng gian nan, vất vả, nhưng tác giả đã để nhân vật tìm lại được. Một kết thúc có hậu sau những nỗ lực cố gắng, cuối cùng hạnh phúc cũng về với Nàng. Kết thúc thiên truyện là một hình ảnh thật đẹp, khiến lòng người rung động: Chàng bế Nàng lên trên bãi cát sông Hồng.
Qua hành trình giành lại tình yêu và hạnh phúc của Nàng, nhà văn muốn gửi gắm một cái nhìn tin tưởng trong cái xã hội bên cạnh vô vàn những xấu xa vẫn còn có những con người giàu tình cảm, biết sống chết vì tình yêu. Đó là những khoảng lặng tâm hồn thật đẹp mà tác giả tạo ra để xoa dịu nỗi thất vọng trong lòng người đọc trước một hiện thực hỗn loạn. Giữa muôn vàn những vết nhơ, những tối tăm của cuộc sống đời thường, cái đẹp vẫn vượt lên và níu giữ lấy phần nhân tính còn sót lại của con người, dù rằng chút nhân tính đó rất nhỏ bé, mong manh. Thông qua những hành trình tìm kiếm của nhân vật, nhiều hiện thực được đánh giá lại, thẩm định lại về giá trị. Những cuộc tìm kiếm của con người hành trình trong sáng tác của Hồ Anh Thái đóng góp nhiều góc nhìn để trả lời cho câu một hỏi lớn: Con người bây giờ sống với nhau như thế nào? Kiểu con người kiếm tìm trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái còn thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người với những đặc điểm riêng. Nếu như tiểu thuyết Việt Nam đương đại thưa vắng những hình tượng nhân vật chính diện, nhân vật lí tưởng thì có nhiều nhân vật kiếm tìm trong tác phẩm của Hồ Anh Thái là sự bổ sung cho sự thiếu hụt đó. Nhân vật chính diện, lí tưởng nhưng tuyệt nhiên họ không phải là thần thánh, họ vẫn là những con người trần thế của xã hội đương đại. Với cách xây dựng kiểu con người kiếm tìm Hồ Anh Thái đã thể hiện cuộc đấu tranh sinh tử giữa thiện và ác diễn ra thật gay go, hấp dẫn trong nhịp sống hỗn độn xô bồ của thời đại mới.
3.2.3. Con người với hành trình kiếm tìm bản thể chính mình trong sáng tác của Haruki Murakami
Nếu con người với hành trình kiếm tìm trong những sáng tác của Hồ Anh Thái chủ yếu đi tìm giá trị, ý nghĩa của cuộc sống và đánh giá những con người khác ở thực tại khách quan, trong môi trường, trong hoàn cảnh xã hội họ đang tồn tại thì những con người với hành trình kiếm tiềm của Murakami lại đang cố đi tìm cái bản thể nguyên sơ toàn vẹn trong nỗi cô đơn vô tận giữa không gian và thời gian. Nếu con người kiếm tìm trong sáng tác của Hồ Anh Thái có mạch nguồn từ khuynh hướng nhận thức lại trong văn học Việt Nam sau 1975 thì con người với hành trình tìm kiếm bản thể trong sáng tác của Murakami là sự kế thừa và phát triển từ nền văn hóa, văn học dân tộc cộng với những điều kiện hậu hiện đại mà nhà văn đang sống.
Từ thời kì Heian, sự phát triển của Phật giáo với triết lí vô thường đã truyền vào trong sáng tác của các nhà văn Nhật Bản nỗi buồn ngao ngán về kiếp phù du ở trần thế. Dưới cảm quan Phật giáo, họ đã thấu thị được cái mạt thể trong cái hiện tồn. Đạo Phật giáo nói chung và Thiền tông nói riêng đã cung cấp cho người Nhật một cách nhận thức về thế giới tự nhiên, tâm linh, bản ngã và đã tạo cho họ lối sống thiên về nội tâm trầm lặng, đi sâu vào thế giới bên trong con người hơn là khai phá hiện thực khách quan. Khi làn sóng văn hóa phương Tây du nhập vào Nhật Bản ở thời kì cận – hiện đại, thế hệ những nhà văn Nhật trưởng thành trong và sau chiến tranh có điều kiện được tiếp xúc và ảnh hưởng tư tưởng của các nhà văn hiện sinh tiêu biểu như
J.P. Sartre, A. Camus, hay F. Kafka… Sự gặp gỡ giữa quan niệm của các nhà hiện sinh phương Tây và tư tưởng Phật giáo với những hạt nhân tư tưởng trong đó có nội dung coi cuộc hành trình tìm về bản ngã là đích tối thượng; khuyến khích con người nhận thức thế giới và con người thông qua quá trình chiêm nghiệm suy tư, càng giúp cho sự ý thức về bản thể của con người có thêm điều kiện để phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Khác Biệt Ở Kiểu Con Người Với Bản Năng Tính Dục
- Con Người Với Bản Năng Tính Dục Trong Sáng Tác Của Haruki Murakami
- Sự Khác Biệt Ở Kiểu Con Người Với Hành Trình Kiếm Tìm
- Sự Khác Biệt Về Nghệ Thuật Xây Dựng Cốt Truyện Phân Mảnh, Lắp Ghép
- Cốt Truyện Phân Mảnh, Lắp Ghép Trong Sáng Tác Của Haruki Murakami
- Sự Khác Biệt Về Nghệ Thuật Mờ Hóa Nhân Vật
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Nếu các nhân vật trong tiểu thuyết của Kawabata đã đi từ hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống (trong Xứ tuyết), đến xu hướng thu mình vào thế giới riêng để tự trải nghiệm với những bí mật tâm hồn, nơi mỗi nhân vật là một tiểu vũ trụ đóng kín trong thế giới riêng của mình (ở Người đẹp say ngủ), và tiếp đến là hành trình vượt qua những giới hạn để thực hiện khát vọng, được sống đúng như mình muốn (ở Đẹp và buồn), thì hành trình của con người trong sáng tác của Murakami đã tiến thêm một bước nữa vào sâu địa hạt của bản thể. Đó chính là cuộc săn đuổi, khám phá “con người bên trong con người”, những mặt còn khuất tối, mặt thật của chính mình trong thế giới tiềm thức, vô thức của con người. Những cuộc kiếm tìm của các nhân vật khởi nguồn đều có mục đích cụ thể rõ ràng. Nhưng trên hành trình kiếm tìm ấy con người thường vượt khỏi ý định ban đầu - cuộc tìm kiếm có thể hướng tới đối tượng cần tìm, cũng có thể rất mơ hồ, vô định.
Những nhân vật của Murakami luôn luôn có một kẻ khác tồn tại bên trong bản thể. Kẻ khác ấy và cái Tôi bản thể như hai phương diện tách biệt song hành cùng một thể xác. Chính vì lẽ đó, con người trở thành một thực thể đa ngã, luôn hiện hữu cái tôi hiện thực và cái tôi vô thức. Quan hệ giữa cái tôi và bản thể của con người
luôn là một ẩn số, chứa đựng những bí mật sâu kín và hình ảnh chân xác về bản thân họ đang ở xa xôi đâu đó phía trước, trong tương lai.
Hiện tượng phân thân, chia cắt bản thể của các nhân vật trong tác phẩm Murakami có thể diễn ra theo hai khuynh hướng. Hướng thứ nhất, là cái tôi lưỡng phân - kẻ khác tồn tại ngay thế giới hiện thực như trường hợp Miu, Sumire (Người tình Sputnik), Miss Saeki và Kafka Tamura (Kafka bên bờ biển). Hướng thứ hai, là cái tôi lưỡng phân, kẻ khác tồn tại trong một thế giới khác - thế giới của những giấc mơ, những ảo giác và những điều kì dị như Toru Okada, Kano Creta, Nhục đậu khấu và Akasaka Quế (Biên niên ký chim vặn dây cót), nhân vật toán sư, cô thủ thư (Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới)… Cái tôi đang tồn tại và cái tôi ở “phía bên kia” là sự chia cắt tâm hồn, cảm xúc, không gian, thời gian và sự chia cắt cả khát vọng sống. Con người dường như bị tách xẻ làm đôi trong sự hoang mang tột độ: “Nếu ở bên này, nơi tôi hiện hữu, không phải thế giới thực - nếu ở bên này trên thực tế lại là phía bên kia - thì chuyện gì xảy đến với tôi, người chia sẻ cùng bình diện thời gian và không gian với tôi?” [98, tr.218].
Mỗi nhân vật của Murakami dường như là một hình mẫu đa phiến, luôn tồn tại hai bản thể trong một hình hài sinh học, là tôi nhưng cũng là phi tôi. Có lúc họ cảm thấy: “linh hồn mình đã nhập vào một cơ thể không phải của tôi. Tôi nhìn thân thể của mình trong gương, nhưng giữa tôi với cái thân thể trong gương kia là một khoảng cách xa vời vợi và khủng khiếp” [98, tr.118]. Vì lẽ đó, nhân vật của ông luôn khao khát một cuộc hành hương vào chốn thẳm sâu vô thức của bản thể, tìm kiếm con người đích người của chính mình để tìm kiếm câu trả lời cho cái tôi đích thực, cái bản ngã của chính con người mình, để đưa ra lời giải đáp hợp lý cho cái tôi bản thể đích thực, xác minh về sự tồn tại của bản ngã hiện hữu: Tôi là ai trong thế giới này?
Miu, Sumire và cả “Tôi” trong Người tình Sputnik nữa đã cố gắng tìm kiếm cái tôi đích thực trong bản thể của mình nhưng có lẽ cuộc hành trình ấy vượt quá sức của mỗi người. Miu vứt bỏ cái tôi đam mê ở căn phòng kỳ lạ, giữ lại một cái tôi không sức sống, không một chút ham muốn bên mình. Cuộc sống của Miu trở nên vô nghĩa, tẻ nhạt và buồn chán sau cái đêm kỳ quái ở Thụy Sĩ ấy. Cô tồn tại, hít thở với cái tôi còn lại, một cái tôi lãnh cảm và thờ ơ với tình dục. Cô sống với “cái bóng
ngày xưa của mình”, mà không thể nào giải thích được nguyên do cho sự cố ấy. Miu hờ hững trước sự nồng nhiệt của Sumire, cô đau đớn thốt lên: “Em đang sống thực sự. Nhưng chị thì không”. Miu đã đánh mất ham muốn của một người đàn bà, đánh mất cả bản năng của một con cái đang thì xuân sắc. Miu không biết một nửa ở bên kia hay nửa còn lại trong thân xác mình là Miu thật sự. Cô chấp nhận sự tách đôi của bản thể và hy vọng rằng “một ngày nào đó, bọn chị sẽ gặp lại nhau và hợp thành một” [98, tr.213].
Còn “Tôi”, bất hạnh với tình yêu không thành với Sumire, nhưng vẫn phải đóng vai người bạn tốt bên cạnh Sumire và trải qua vào ba mối tình nhạt nhẽo. Nghĩa là, “Tôi” đã chọn một chiều cạnh không mong muốn trong bản ngã của mình, đè nén những ham muốn sâu xa bằng vỏ bọc của luân lý thông thường. Thế nhưng, sự biến mất của Sumire kéo theo sự sụp đổ của cái bản ngã hiện tại trong “Tôi”. Anh tự nhủ rằng: “Ngày mai tôi sẽ là một con người khác, không bao giờ trở lại như cũ được nữa. Sẽ không ai nhận thấy điều đó khi tôi trở về Nhật Bản. Nhìn bề ngoài sẽ không có gì khác. Nhưng có thứ gì đó bên trong đã bùng cháy và biến mất… cái gì đó đã chết. Đây là ngày cuối cùng dành cho cái người đang là tôi bây giờ. Hoàng hôn cuối cùng. Khi bình minh lên, cái tôi bây giờ sẽ không còn ở đây nữa. Một người khác sẽ nhập vào thân xác này” [98, tr.241].Cái tôi khác ấy xuất hiện như hệ quả tất yếu của tình yêu vụt mất.
Về phía Sumire, sau khi biết lý do Miu cự tuyệt mình, cô đã biến mất như chưa từng có trên hòn đảo ấy. Và theo lí giải của “tôi” thì Sumire đã đi tìm Miu ở phía bên kia như lời cô để lại[98, tr.218]. Sumire đã dũng cảm lựa chọn con đường riêng cho mình, cô sống đúng với cái tôi đích thực, cái tôi tràn trề ham muốn nhục cảm và thụ hưởng. Cô thừa nhận cái tôi “bất bình thường” của mình, khao khát yêu và được yêu. Nhưng khi vấp phải sự hờ hững của Miu, cô lặng lẽ biến mất. Biến mất không một dấu vết, biến mất cùng với ước muốn tìm thấy một Miu khác ở thế giới bên kia. Sumire đã tìm thấy lối thoát cho cái tôi, để bản ngã của mình được sống trọn vẹn. Việc Sumire biến mất không có gì lạ lẫm khi chúng ta đã đọc và nghiền ngẫm những tuyệt tác của Murakami. Ông có thể biến những cái kỳ lạ, hoang đường và phi lý thành những cái hợp lý, logic và tất yếu. Ông xóa nhòa khoảng cách giữa thực tại và tưởng tượng, giữa quá khứ và tương lai để cho nhân
vật của mình cùng một lúc “phân thân” ở nhiều nơi, sống cuộc sống ở những cái tôi bản ngã khác nhau. Do đó, việc Sumire biến mất có thể xem như là sự từ giã thế giới này để vươn đến cõi hạnh phúc khác, nơi cô tìm thấy một nửa khuyết thiếu của chính mình và bù đắp cho những ham muốn bị khước từ ở hiện thực. Điều này hoàn toàn phù hợp với mỹ học của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Tìm kiếm bản thể - tìm kiếm cảm giác xác thực về tồn tại, là cái đích quan trọng mà các nhân vật của Murakami trong Biên niên ký chim vặn dây cót hướng đến. Anh chàng nhạc công kiêm ảo thuật gia mà Toru Okada gặp ở Sapporo đã đốt bàn tay mình trên ngọn lửa, chỉ để giúp bản thân mình và người khác nếm trải cái đau của thể xác và tìm kiếm sức mạnh của sự đồng cảm. Cô thiếu nữ “có vấn đề tâm lý” Kasahara May đã bịt mắt người bạn trai khiến anh ta bị chết khi cả hai đang đi xe máy chỉ cốt để “đi tới những giới hạn”. Kano Creta, một cô gái kỳ lạ từ chỗ luôn cảm thấy đau đớn khắp nơi trên cơ thể, đến trạng thái không còn biết cảm giác đau là gì sau vụ tự tử không thành, và rồi phục hồi mọi cảm giác và trở thành điếm tinh thần sau một vụ cưỡng hiếp. Theo Kano, cô đã đi qua ba cái tôi bản thể của chính mình: “Cái tôi đầu tiên là cái tôi từng bị đày đọa bởi cái đau vô cùng tận. Cái tôi thứ hai là cái tôi từng sống trong tình trạng vô cảm hoàn toàn không biết đến cái đau…một cái tôi trung gian” và sau lần gặp gỡ với Wataya, “được hưởng khoái cảm tình dục ghê gớm đến nhường đó lần đầu tiên trong đời”. Kano tiến gần đến “cái tôi đúng hơn” [99, tr.351,352]. Nhục đậu khấu lại là trường hợp khác, sau khi chồng bị ám sát man rợ và bà mẹ qua đời, Nhục đậu khấu rơi vào trạng thái trống rỗng vô cảm, và cảm giác về sự tồn tại của bản thân chỉ đến với bà thông qua việc truyền năng lượng sinh học huyền bí tự nhiên xuất hiện trong bà để xoa dịu cơn đau cho những người khác. Quế, con trai của Nhục đậu khấu, lại tự xác thực sự tồn tại của mình không phải ở thế giới con người đang nói năng đi lại, mà là ở thế giới kỹ thuật số, nơi tất cả những gì sống động được quy giản tối đa bằng những ký hiệu. Và vì thế, những con ngườiấy khao khát tìm thấy bản thể đích thực của ở một thế giới khác với thế giới buồn tẻ mà họ đang sống.
Sự tìm kiếm bản thể, tìm kiếm cái thực tại khác này được thể hiện rõ nhất ở nhân vật chính của Biên niên ký chim vặn dây cót, Toru Okada. Một nhân vật bình thường, một người đàn ông thất nghiệp, bị vợ bỏ, chẳng có khát vọng gì lớn lao,
chẳng có khả năng gì đặc biệt, và thậm chí đến hình thức cũng ở mức trung bình. Nhân vật này có thể xem là hình mẫu chung cho những con người bình thường trong thời đại hậu kĩ nghệ Nhật Bản. Cuộc tìm kiếm bản thể của Toru gắn liền với việc truy tìm người vợ mất tích của mình: “Tôi phải đưa bằng được Kumiko trở về. Bằng đôi tay mình, tôi phải lôi nàng trở lại thế giới này. Bởi nếu tôi không làm vậy, đó sẽ là chung cục của chính tôi. Con người này, cái kẻ mà tôi xem là “tôi”, kẻ đó sẽ vĩnh viễn mất đi” [99, tr.391].
Trong chuyến hành trình tìm lại Kumiko, người vợ mà anh hết lòng yêu thương – Toru Okada đã gặp Kano Malta và Kano Creta. Thông qua hai chị em gái bí ẩn này, Toru đã tiếp xúc với một thế giới hiện thực khác biệt, vượt ra ngoài khuôn khổ sự hiểu biết thông thường của anh về thực tại: đó là thế giới của những giấc mơ, những ảo giác và những hoạt động tâm thần không bị ý thức kiểm soát. Và ở cái thực tại mới ấy, Toru Okada đã trải qua hai lần quan hệ tình dục trong mơ với Kano Creta, đặc biệt là cả hai lần anh đều cảm nhận được khoái cảm cực độ của sự thỏa mãn. Có thể nói, Murakami đã nới lỏng đường biên cho quan niệm về thực tại của con người. Điều đó cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta có cơ hội để cảm nhận về sự tồn tại của mình, từ đó tìm ra đáp án cho câu hỏi về ý nghĩa đích thực của sự tồn tại.
Cuộc gặp gỡ giữa Toru Okada với trung úy Mamiya đã lay động tâm hồn anh sâu sắc và thúc đẩy anh phải làm một cái gì đó. Toru Okada đã quyết định xuống giếng sau khi nghe trung úy Mamiya kể lại việc ông bị ném xuống chiếc giếng cạn ở hoang mạc Nomohan. Bằng hành động đó, Toru có thể tĩnh tâm hồi tưởng một chặng đường dài mà anh và Kumiko đã đi qua. Tình yêu của Kumiko dành cho anh là có thực, là chân thành nhưng dường như có một vùng thánh địa bí ẩn nào đó trong cô mà anh không thể nào chạm tới. Ngay cả lúc ái ân mặn nồng, Toru vẫn cảm giác như vợ mình đang ở một nơi nào khác, nghĩ về người khác và cái thân thể kia chỉ là một tấm thân thế chỗ tạm thời. Do đó, việc Kumiko có nhân tình, phá thai và bỏ rơi anh có lẽ là đoạn cuối của những bí mật. Tuy nhiên, Toru không khước từ thực tại đang có ấy mà cố gắng băng qua nó để đến với một thực tại khác, bởi lẽ anh đốn ngộ được rằng: “Con người này, cái tôi này, cái ngã này, được tạo ở một nơi khác. Mọi cái đều từ nơi khác đến, mọi cái cũng từ nơi đó mà trở về. Tôi chẳng qua