Kết Quả Ước Lượng Mức Dự Trữ Ngoại Hối Tối Ưu Của Việt Nam

110


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MỨC DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM

Chương này mô tả và phân tích thực trạng DTNHTT của Việt Nam giai đoạn 2005

– 2017. Đồng thời, dựa trên sự lựa chọn cũng như xây dựng các mô hình thực nghiệm ước lượng mức DTNHTU của Việt Nam theo ba phương pháp trong chương 3, chương này lần lượt trình bày và phân tích kết quả của các mô hình trong đó thể hiện chi tiết kết quả của từng bước trong quy trình thực hiện mô hình. Cuối cùng, chương này so sánh mức DTNHTU được ước lượng theo từng phương pháp với mức DTNHTT và thảo luận kết quả thu được.

4.1. THỰC TRẠNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM


4.1.1. Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam


Trong giai đoạn 2005 – 2017, quy mô DTNH của Việt Nam nhìn chung liên tục

QUY MÔ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM

60,000,000,000


50,000,000,000


40,000,000,000


30,000,000,000


20,000,000,000


10,000,000,000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

ĐVT: USD

tăng qua các năm (Phụ lục 1.2) và được thể hiện cụ thể như sau.


Biểu đồ 4.1. Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017


Nguồn : International Financial Statistics – IFS (2018)


Theo Biểu đồ 4.1, trong giai đoạn 2005 – 2008, nền kinh tế Việt Nam phát triển thịnh vượng và thực hiện chính sách mở cửa sau khi gia nhập WTO năm 2007, DTNH Việt Nam đã liên tục tăng đến hơn 2.5 lần, từ mức 9,216,467,261 USD năm 2005 đến mức 24,175,912,525 USD năm 2008.

111


Tuy nhiên, với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trong giai đoạn 2009 – 2011, DTNH Việt Nam đã giảm mạnh, đỉnh điểm là giảm gần 50% vào năm 2010, chỉ còn 12,926,169,011 USD. Trong giai đoạn này, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều bất ổn, cụ thể là lạm phát đã tăng mạnh lên mức 11.75% năm 2010 và 18.58% năm 2011. Điều này gây tác động mạnh đến thị trường ngoại hối, làm tỷ giá VND/USD biến động bất thường trong các năm 2009 - 2011, đỉnh điểm là tỷ giá tăng mạnh hơn 13%, từ mức 18950 VND/USD vào tháng 04/2010 đến mức 21450 VND/USD vào cuối tháng 11/2010. Vì thế, để bình ổn tỷ giá VND/USD và thị trường ngoại hối, NHNN đã phải can thiệp vào thị trường bằng cách bán USD từ quỹ DTNH và khiến cho DTNH Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn này.

Trong hai năm 2011 và 2012, Chính phủ và NHNN đã thực hiện hàng loạt biện pháp để kiềm chế lạm phát, chống tình trạng đô la hóa, bình ổn giá vàng, bình ổn thị trường ngoại hối. Nhờ vậy mà tỷ giá VND/USD đã ổn định trở lại và DTNH bắt đầu tăng dần lên, cuối năm 2012 đạt mức 26,112,815,991 USD và liên tục tăng trong các năm 2013 – 2014, đạt được 34,575,170,166 USD.

Trong năm 2015, mặc dù nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.68%, cao hơn mức mục tiêu đề ra là 6.2% cũng như cao hơn mức tăng trưởng của các năm 2011 – 2014, đồng thời lạm phát vẫn giữ mức rất thấp và chỉ tăng 0.6%, tuy nhiên DTNH Việt Nam lại giảm xuống, đến cuối 2015 còn 28,615,884,805 USD. Điều này là do Việt Nam nhập siêu trở lại trong năm 2015 với mức nhập siêu lên đến 15 tỷ USD trong khi năm 2014, cán cân thương mại thặng dư. Nhu cầu USD gia tăng do nhập siêu tăng mạnh đã làm cho tỷ giá cuối năm 2015 là 22547 VND/USD, tăng 5,34% so với tỷ giá thời điểm đầu năm là 21405 VND/USD, vượt xa mức mục tiêu tỷ giá chỉ tăng 2% trong năm 2015 mà NHNN đưa ra. Với mức tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng mạnh như thế, NHNN đã phải sử dụng quỹ DTNH để can thiệp vào tỷ giá nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, khiến DTNH năm 2015 giảm đi phần nào.

Trong hai năm 2016 và 2017, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam thực sự ổn định, lạm phát thấp và thị trường ngoại hối khá bình lặng. Đặc biệt là trong năm 2017, theo Nguyễn Đức Thành và Vũ Minh Long (2018), với mức tăng trưởng GDP đạt

112


mức 6.81%, cao hơn mức mục tiêu đề ra là 6.7%, lạm phát thấp chỉ ở mức 2.6%, tỷ giá ổn định trong cả năm và thậm chí có xu hướng giảm do lượng cung ngoại tệ dồi dào đến từ dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp gia tăng mạnh, NHNN đã có cơ hội mua vào thêm USD để tăng quy mô DTNH, khiến DTNH của Việt Nam tăng nhanh, lên đến 49,497,407,812 USD.

Nhìn chung, suốt giai đoạn 2005 – 2017, DTNH Việt Nam liên tục gia tăng. Trong giai đoạn 2010 – 2017, DTNH gia tăng khá mạnh với mức dự trữ năm 2017 gấp 4 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 18.69% cho cả giai đoạn. Điều này cho thấy Việt Nam đã rút ra kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ý thức được vai trò tấm đệm thanh khoản rất quan trọng của DTNH khi đối phó với các cú sốc đến từ tài khỏan vãng lai hay tài khoản tài chính nên đã không ngừng gia tăng DTNH.

4.1.2. Cơ cấu dự trữ ngoại hối Việt Nam


Như đã thảo luận về khái niệm ngoại hối và DTNH trong chương 2, DTNH của một quốc gia bao gồm những thành phần chủ yếu là ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá (các loại chứng khoán nợ và chứng khoán vốn), vàng, SDR, vị thế dự trữ tại IMF hay nói cách khác là dự trữ có thể rút ngay tại IMF. Dựa trên cơ sở này, cơ cấu DTNH của Việt Nam gồm bốn thành phần được thể hiện trong Bảng 4.1.

Thứ nhất, ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá là thành phần chiếm tỷ trọng chủ yếu trong DTNH của Việt Nam với tỷ trọng tính trung bình trong giai đoạn 2005 – 2017 lên đến 97.017%. Tuy nhiên, mức tỷ trọng cao nhất mà thành phần này đạt được là 98.83% vào năm 2007. Đây là năm mà thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ và chỉ số VNI Index đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Lúc này, lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, lượng cung ngoại tệ trên thị trường dồi dào là cơ sở để NHNN mua vào ngoại tệ dễ dàng nhằm tích lũy thêm DTNH, giúp ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá trở thành thành phần áp đảo trong DTNH. Còn vào năm 2010, thành phần này lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cả giai đoạn, chỉ đạt 93.25%. Điều này là do vào năm 2010, NHNH phải bán ngoại tệ từ quỹ DTNH để bình ổn thị trường ngoại hối đang có nhiều biến động, làm cho thành phần ngoại tệ bị giảm đi nhiều trong DTNH.

113


Bảng 4.1. Cơ cấu dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017



NĂM

NGOẠI TỆ & GIẤY TỜ CÓ GIÁ

VÀNG

SDR

DỰ TRỮ CÓ THỂ RÚT TẠI IMF

TỔNG DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

GIÁ TRỊ (USD)

TỶ TRỌNG (%)

GIÁ TRỊ (USD)

TỶ TRỌNG (%)

GIÁ TRỊ (USD)

TỶ TRỌNG (%)

GIÁ TRỊ (USD)

TỶ TRỌNG (%)

2005

9,049,677,180

98.190304

165,905,630

1.800100

877,300

0.009519

7,151

0.000078

9,216,467,261

2006

13,382,480,441

98.465848

206,918,836

1.522471

1,580,006

0.011625

7,526

0.000055

13,590,986,809

2007

23,471,786,025

98.838001

268,341,566

1.129967

7,598,873

0.031998

7,906

0.000033

23,747,734,370

2008

23,882,044,884

98.784461

285,662,013

1.181598

8,197,922

0.033909

7,706

0.000032

24,175,912,525

2009

16,027,427,457

95.383423

356,054,178

2.118972

419,668,683

2.497558

7,843

0.000047

16,803,158,161

2010

12,054,089,109

93.253377

459,569,670

3.555343

412,502,527

3.191220

7,705

0.000060

12,926,169,011

2011

13,127,632,658

93.464634

506,441,329

3.605704

411,479,781

2.929607

7,681

0.000055

14,045,561,449

2012

25,161,262,045

96.355989

539,533,729

2.066164

412,012,528

1.577817

7,689

0.000029

26,112,815,991

2013

25,480,700,000

96.932041

393,690,000

1.497650

412,782,191

1.570279

7,705

0.000029

26,287,179,896

2014

33,801,090,000

97.761167

385,800,000

1.115830

388,272,918

1.122982

7,248

0.000021

34,575,170,166

2015

27,878,920,000

97.424630

365,630,000

1.277717

371,327,872

1.297628

6,933

0.000024

28,615,884,805

2016

36,167,100,000

97.999000

378,290,000

1.025021

360,183,847

0.975960

6,726

0.000018

36,905,580,573

2017

48,692,520,000

98.374078

421,740,000

0.852046

383,040,687

0.773862

7,125

0.000014

49,497,307,812

T.BÌNH


97.017458


1.749891


1.232613


0.000038


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 313 trang tài liệu này.

Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam - 17

Nguồn : International Financial Statistics – IFS (2018)

114


Theo NHNN (2016), các loại ngoại tệ có mặt trong DTNH của Việt Nam vẫn là các loại ngoại tệ được giao dịch phổ biến trên thị trường ngoại hối và là thành phần của rổ tiền tệ hình thành nên giá trị của SDR, chính là USD, EUR, JPY và GBP. Trong đó, USD chiếm tỷ trọng áp đảo và đứng thứ hai là EUR. NHNN đang cân nhắc để bổ sung thêm các đồng tiền mạnh và có lãi suất khá cao khác là AUD và CAD vào DTNH. Bên cạnh đó, từ tháng 10/2016, CNY chính thức trở thành đồng tiền thứ năm trong rổ tiền tệ hình thành nên giá trị của SDR và đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng rất lớn. Vì vậy, dự trữ thêm đồng tiền CNY của Trung Quốc cũng là điều mà NHNN đang cân nhắc. Các loại ngoại tệ này có thể ở dưới hình thái tiền mặt, tiền gởi hoặc các loại giấy tờ có giá. Đối với các loại giấy tờ có giá có mặt trong DTNH của Việt Nam, NHNN ưu tiên cho các loại trái phiếu, tín phiếu được phát hành bởi các nước thuộc nhóm G7, IMF hoặc BIS (Ngân hàng Thanh toán Quốc tế). Trong đó, trái phiếu USD do Chính phủ Mỹ phát hành là chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Thứ hai, vàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong DTNH Việt Nam, chỉ nằm trong khoảng từ mức thấp nhất 0.85% vào năm 2017 đến mức cao nhất 3.60% vào năm 2011. Nếu tính trung bình cho cả giai đoạn 2005 – 2017 thì tỷ trọng này chỉ có 1.75%. Hơn nữa, trong suốt giai đoạn 2011 – 2017, tỷ trọng này cứ giảm dần qua từng năm, chứng tỏ vàng không phải là thành phần dự trữ được ưa chuộng và coi trọng nhiều trong DTNH Việt Nam. Nếu xét theo giá trị tuyệt đối, vàng cũng không có sự chênh lệch nhiều qua các năm. Đặc biệt là suốt giai đoạn 2009 – 2017, sự biến động của vàng dự trữ là rất ít, chỉ nằm trong khoảng tử 356 triệu USD đến 539 triệu USD. Tất nhiên, vàng thuộc DTNH Việt Nam phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế để có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngoại tệ khi Chính phủ có nhu cầu sử dụng DTNH cho các hoạt động cần kíp của quốc gia, đảm bảo được hai thuộc tính quan trọng của DTNH là tính an toàn và tính thanh khoản. Vấn đề mất thời gian cho việc chuyển đổi từ vàng sang ngoại tệ để sử dụng cho những hoạt động kinh tế có tính gấp rút cũng có thể là lý do mà vàng không được dự trữ nhiều bởi lẽ sự chậm trễ thời gian cho việc chuyển đổi và không đáp ứng kịp nhu cầu cấp thiết có thể gây nên nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.

115


Thứ ba, SDR cũng chiếm tỷ trọng rất thấp trong DTNH Việt Nam, thấp hơn cả tỷ trọng của vàng. Cụ thể là tính trong bình cho cả giai đoạn 2005 – 2017, tỷ trọng của SDR là 1.23%. Trong giai đoạn 2005 – 2008, SDR chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong DTNH với giá trị tuyệt đối chỉ khoảng vài triệu USD. Tuy nhiên, năm 2009 tiếp theo đã chứng kiến sự thay đổi lớn của SDR trong DTNH. Năm 2009, IMF tiến hành hai đợt phân bổ SDR cho các quốc gia thành viên với giá trị 250 tỷ USD vào ngày 28/08/2009 và đợt phân bổ đặc biệt có giá trị 33 tỷ USD vào ngày 09/09/2009. Theo lời phát biểu của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu trong buổi phỏng vấn với Thời báo Ngân hàng (2009), việc phân bổ SDR này có thể giúp các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, chống đỡ với cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 thông qua việc giúp các quốc gia gia tăng DTNH nhằm hỗ trợ mở rộng thương mại và ổn định tỷ giá. Việt Nam cũng được phân bổ SDR trong đợt này và giúp giá trị SDR trong DTNH Việt Nam tăng rất mạnh, từ mức giá trị 8 triệu USD năm 2008 vọt lên mức 419 triệu USD năm 2009, chiếm 2.5% trong DTNH. Sau đó, trong suốt giai đoạn tiếp theo 2009 – 2017, giá trị SDR ít biến động qua các năm, chỉ thay đổi trong khoảng 360 triệu USD và 419 triệu USD mà thôi. Tuy nhiên, tỷ trọng SDR trong giai đoạn này lại giảm dần qua các năm, đến năm 2017 chỉ còn chiếm 0.77% DTNH do giá trị SDR không thay đổi nhiều trong khi tổng DTNH không ngừng tăng qua các năm.

Thứ tư, vị thế dự trữ có thể rút ngay tại IMF chiếm tỷ trọng vô cùng nhỏ trong DTNH, chỉ đạt 0.000038% trong DTNH nếu tính trung bình trong giai đoạn 2005 - 2017, với giá trị tuyệt đối cũng rất thấp và ít biến động qua các năm, nằm trong khoảng 6,726 USD đến 7,906 USD. Vị thế dự trữ có thể rút ngay tại IMF bao gồm các khoản ngoại tệ và SDR mà Việt Nam để sẵn tại IMF. Vì tỷ trọng quá nhỏ nên xem như có thể bỏ qua thành phần này trong DTNH vẫn được.

Tóm lại, cơ cấu DTNH của Việt Nam gồm bốn thành phần nhưng có thể bỏ qua thành phần vị thế dự trữ có thể rút ngay tại IMF vì tỷ trọng gần như bằng 0. Như vậy, DTNH Việt Nam còn ba thành phần chính: thành phần thứ nhất là ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng chủ yếu trong DTNH, khoảng 97% và đã không ngừng tăng mạnh những năm gần đây; hai thành phần còn lại là vàng và SDR chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 3% và trong đó tỷ trọng của vàng nhiều hơn so

116


với SDR. Việc chiếm tỷ trọng quá nhỏ của vàng trong DTNH qua các năm có thể lý giải từ nhược điểm của vàng là phải chờ đợi chuyển đổi sang ngoại tệ, có thể làm lỡ thời gian và tác động tiêu cực đến những hoạt động cần kíp của nền kinh tế cần sử dụng DTNH ngay. Trong khi đó, nếu DTNH bằng ngoại tệ mạnh, nhược điểm này sẽ bị triệt tiêu vì ngoại tệ sẽ đáp ứng ngay cho các hoạt động kinh tế cấp thiết cần sử dụng đến DTNH. Vì vậy, việc ưu tiên thành phần ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá trong DTNH Việt Nam là điều nên tiếp tục thực hiện. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra các khuyến nghị chính sách hướng về tăng cường mua ngoại tệ nếu kết quả thực nghiệm cho thấy Việt Nam cần tiếp tục gia tăng DTNH trong thời gian tới.

4.2. KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG THEO KINH NGHIỆM


4.2.1. Các phương pháp truyền thống


4.2.1.1. Phương pháp dựa vào doanh số nhập khẩu


Nếu tính theo tháng nhập khẩu, DTNHTT của Việt Nam thể hiện như Biểu đồ 4.2.

DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM THEO THÁNG NK

5


4

4.54

3

3.63

3.59

2

3.01

2.88

2.81

2.86

2.44

2.39

2.70

1

1.86

1.61

1.95

0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

THÁNG NK

và được so sánh với mức tiêu chuẩn tối ưu theo kinh nghiệm là 3 tháng nhập khẩu.


Biểu đồ 4.2. DTNHTT theo tháng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017


Nguồn : International Financial Statistics – IFS (2018) và tác giả tính toán


Theo Biểu đồ 4.2, nếu so sánh với mức tối ưu là 3 tháng nhập khẩu, chỉ có giai đoạn 2005 – 2008 là đáp ứng yêu cầu, vượt mức tối ưu. Còn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, giai đoạn 2009 – 2017, DTNHTT của Việt Nam luôn nhỏ hơn mức tối ưu 3 tháng nhập khẩu, đỉnh điểm là năm 2011, mức DTNHTT chỉ đạt 1.61 tháng nhập khẩu, xấp xỉ một nửa so với mức tối ưu.

117


Mặc dù tốc độ tăng của DTNH Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017 khá mạnh, đạt 18.69% trung bình mỗi năm nhưng DTNH vẫn không đạt được tỷ lệ chuẩn là 3 tháng nhập khẩu. Đó là do mức độ tăng trung bình mỗi năm của nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2017 cũng đạt mức 15.5%, không thua kém bao nhiêu so với mức tăng của DTNH. Vì khởi điểm những năm 2010 – 2011, tỷ lệ giữa DTNH và doanh số nhập khẩu trung bình theo tháng quá thấp nên mặc dù DTNH gia tăng mạnh đã làm tỷ lệ này có tăng lên trong những năm gần đây nhưng vẫn không theo kịp mức tiêu chuẩn 3 tháng nhập khẩu. Để đuổi kịp mức tiêu chuẩn phải cần một khoảng thời gian nữa với điều kiện tốc độ tăng của DTNH phải lớn hơn của nhập khẩu như hiện tại. Còn nếu không, khoảng cách so với mức tiêu chuẩn 3 tháng nhập khẩu sẽ ngày càng xa.

60,000,000,000


50,000,000,000


40,000,000,000


30,000,000,000


20,000,000,000


10,000,000,000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

DỰ TRỮ NGOẠI HỐI THỰC TẾ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TỐI ƯU

ĐVT: USD

Biểu đồ 4.3. sau đây cho thấy rõ hơn sự chênh lệch giữa mức DTNHTT và mức DTNHTU theo doanh số nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó, mức DTNHTU được ước lượng là 3 lần doanh số nhập khẩu trung bình theo tháng của mỗi năm trong giai đoạn 2005 – 2017 (Phụ lục 1.3).


Biểu đồ 4.3. DTNH thực tế và tối ưu theo doanh số nhập khẩu của Việt Nam

giai đoạn 2005 – 2017


Nguồn : International Financial Statistics – IFS (2018) và tác giả tính toán


Trong giai đoạn 2005 – 2008, DTNHTT của Việt Nam vượt mức DTNHTU. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, đặc biệt là sau khi hội nhập sâu

Xem tất cả 313 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí