Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ Tại Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân


thiết để có thể đấu tranh với các thế lực thù địch, các phần tử chống phá, phản cách mạng, các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội...

Thứ ba, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND sống, sinh hoạt trong môi trường tập trung, có sự quản lý trực tiếp từ cán bộ quản lý sinh viên. Theo khoản 1, Điều 42, Luật CAND năm 2018 [49], sinh viên, học sinh CAND được hưởng sinh hoạt phí và chế độ chính sách theo quy định của pháp luật đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ. 100% sinh viên nội trú và được hưởng chế độ bao cấp theo quy định của ngành công an, được chu cấp toàn bộ từ ăn, mặc, học hành đến chi phí đào tạo và được hưởng chế độ phụ cấp. Trong quá trình học tập tại các học viện, trường đại học CAND, sinh viên vừa học tập tích lũy kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vừa phải rèn luyện, trực chiến, thực hiện các nhiệm vụ khác mà cơ sở đào tạo và ngành công an giao. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được phân công công tác về các địa phương, đơn vị khác nhau.

Những đặc điểm trên vừa là môi trường, điều kiện thuận lợi để sinh viên tiến hành các hoạt động học tập. Song, chế độ bao cấp ít nhiều tạo ra tâm lý “trung bình chủ nghĩa” trong học tập và rèn luyện của một bộ phận sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, từ đó kìm hãm tính tích cực trong hoạt động học tập.

2.1.2. Học chế tín chỉ

Hiện nay có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về phương thức đào tạo theo tín chỉ (hay còn gọi là Học chế Tín chỉ). Hoàng Văn Vân (2009), "Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy - dạy học ở bậc đại học" đã đề cập đến quan niệm của tác giả Q. James (1995), Đại học Quốc gia Washington: Tín chỉ là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc với một người học bình thường để học một môn cụ thể bao gồm: 1- Thời gian lên lớp; 2 - Thời gian hoạt động khác (hoạt động nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực tế, thực tập… được thời khóa biểu quy định); 3- Thời gian tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao” [Dẫn theo 84, tr.37-39].


Bản chất của việc đào tạo theo học chế tín chỉ là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần trong quá trình học tập. Trong toàn bộ thời gian học tập tối đa cho phép, người học phải tích lũy đủ số tín chỉ tối thiểu quy định cho từng văn bằng và đạt điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu. Sau từng học kỳ, người học cũng phải tích lũy được một số tín chỉ tối thiểu và đạt được điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu, đảm bảo sau thời gian học cho phép, có thể tốt nghiệp. Nhà trường sẽ xét tiến độ học tập của sinh viên theo từng học kỳ.

Quyết định số 43/2007/QĐ - BGD&ĐT về ban hành “Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” (gọi tắt là quy chế 43)

[8] đã xác định rõ những quy định chung và tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

- Những quy định chung trong đào tạo theo học chế tín chỉ:

Trong đào tạo theo tín chỉ có hai loại học phần: Học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy. Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 6

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được tính bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 - 45 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở, 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Một giờ tín chỉ lên lớp là một tiết học được tính bằng 50 phút.

Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

- Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ:


Trong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ: Đối với sinh viên được xếp hạng học lực bình thường, phải đăng ký tối thiểu 14 tín chỉ trong mỗi học kỳ; sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu phải đăng ký 10 tối thiểu 10 tín chỉ mỗi học kỳ; không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành, tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc hộc phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 50%.

Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên thì được xếp hạng bình thường; nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa bị rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì xếp hạng yếu.

- Phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo học chế tín chỉ:

Trong đào tạo theo tín chỉ, thời gian có mặt trên lớp của sinh viên giảm 1/3 so với học tập theo niên chế, thay vào đó thời gian tự học tăng lên, trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá. Do đó, đòi hỏi phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường vận dụng các phương pháp tích cực, phát huy vai trò của sinh viên. Để đáp ứng được yêu cầu này, sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảng viên phải tăng cường giao nhiệm vụ cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Trong giờ học, giảng viên là người tổ chức, điều khiển, điều chỉnh; người học giữ vai trò chủ động, tích cực. Do đó, sinh viên cũng sẽ có điều kiện được chia sẻ quan điểm cá nhân nhiều hơn, được tham gia các hoạt động học tập thường xuyên hơn, phải chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình nhiều hơn.


- Một số ưu thế của phương thức đào tạo theo tín chỉ:

+ Trao quyền chủ động cho sinh viên và đòi hỏi cao tính chủ động của họ.

Học chế tín chỉ với đặc điểm là “hướng tới người học, lấy người học là trung tâm” và cá nhân hóa quá trình đào tạo mà các hệ thống khác không có được. Đồng thời, học chế tín chỉ cho phép sinh viên chủ động tiến tới văn bằng đại học bằng lựa chọn nhiều cách tổ hợp các đơn nguyên kiến thức có số tín chỉ khác nhau.

Trong đào tạo theo HCTC, mỗi học phần chỉ kéo dài và chấm dứt sau 1 học kỳ, do đó đòi hỏi sinh viên phải chủ động hơn trong việc học. Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành bằng nhiều hình thức và cũng kéo dài trong suốt học kỳ nên gánh nặng thi cử của sinh viên được giảm nhẹ, tuy nhiên cũng không cho phép sinh viên được chây lười.

+ Sinh viên được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp. HCTC cho phép sinh viên có quyền lựa chọn các môn học, giúp họ chủ động lập kế hoạch cho quá trình học tập tại trường đại học để phù hợp với điều kiện của cá nhân sinh viên và ghi nhận kịp thời các thành tích của họ sau mỗi giai đoạn tích lũy. HCTC cho phép đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để hoàn thành, một điều có lợi cho các sinh viên không có điều kiện xây dựng kế hoạch dài hạn.

+ Thời gian học tập linh hoạt. Sinh viên có thể tự chọn môn học, thời gian học và giảng viên giảng dạy. Sinh viên có thể sắp xếp các lớp học để tận dụng thời gian hoàn thành nhiều học phần trong thời gian ngắn.

+ Có thể kế thừa kết quả học tập của các học phần khi tham gia chương trình học thứ hai (song bằng). Nếu chương trình học thứ hai có các học phần trùng với chương trình học thứ nhất thì sinh viên không cần học lại những học phần này mà được phép sử dụng chính kết quả của học phần đã tích lũy được trong chương trình thứ nhất.

+ Chương trình đào tạo mềm dẻo và linh hoạt. HCTC cho phép sinh viên chuyển đổi ngành học chuyên môn chính trong quá trình học tập bằng cách công nhận các tín chỉ đã được sinh viên tích lũy và chỉ cần bổ sung các tín chỉ còn lại để hoàn tất một ngành học mới và nhận văn bằng.


2.1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ giáo dục và Đào tạo; căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của các cơ sở giáo dục Đại học trong CAND, ngày 4/12/2009 Bộ Công an ban hành kế hoạch số 149/KH-BCA-X11 về việc triển khai thí điểm (giai đoạn 1) đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học CAND [6]. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong CAND, hội nhập với xu hướng tất yếu đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; tăng cường tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình tổ chức đào tạo trong giáo dục đại học CAND; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sinh viên chủ động trong quá trình học tập nhằm có đủ tri thức, kỹ năng thích ứng cao với môi trường, điều kiện công tác theo yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Kế hoạch triển khai thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học CAND gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 đến năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là tiếp tục tổ chức đào tạo theo niên chế; tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch của mỗi cơ sở đào tạo về thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ; tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành tạm thời các văn bản khung về đào tạo; chuẩn bị đội ngũ giảng viên, cán bộ, cơ sở vật chất và các điều kiện theo yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ.

- Giai đoạn 2: Từ sau năm 2015, tổ chức rút kinh nghiệm, đề xuất kế hoạch lộ trình chung của Bộ Công an về tổ chức đào tạo theo HCTC trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học CAND.

Nhằm triển khai rộng rãi hệ thống đào tạo theo tín chỉ trong giáo dục CAND, ngày 18/8/2015 Bộ Công an ban hành kế hoạch số 207/KH-BCA-


X11 về tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ trong các học viện, trường đại học, cao đẳng Công an nhân dân [7]. Đến nay, các học viện, trường đại học CAND đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2. Hình thức đào tạo theo HCTC đang được mở rộng cho các khóa lớp, các hệ đào tạo, đặc biệt đã được thực hiện rộng rãi tới toàn bộ sinh viên đào tạo hệ đại học chính quy tập trung. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện chưa lâu nên việc tổ chức đào tạo theo HCTC tại các học viện, trường đại học CAND vẫn còn một số vấn đề bất cập cần được giải quyết. KNHT theo HCTC của sinh viên tại các học viện, trường đại học CAND vẫn chưa thực sự thành thạo, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại các học viện, trường đại học Công an nhân dân:

Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ gắn với một chuyên ngành hoặc ngành theo Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo trong CAND. Chương trình đào tạo được xây dựng căn cứ vào chuẩn đầu ra của từng ngành, chuyên ngành đào tạo đã được giám đốc học viện, hiệu trưởng các trường đại học CAND ban hành.

Một tín chỉ bằng 15 giờ giảng (một giờ học trên lớp được tính bằng 50 phút) kèm theo 30 giờ tự học, nghiên cứu, chuẩn bị bài học lý thuyết của sinh viên theo yêu cầu, hướng dẫn của giảng viên; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận, báo cáo thực tế kèm theo 15 giờ tự học, chuẩn bị của sinh viên đối với nội dung thực hành thí nghiệm, thảo luận theo yêu cầu của giảng viên; hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Đầu khóa học, các cơ sở đào tạo trong CAND thông báo công khai nội dung chương trình và kế hoạch học tập toàn khóa học, năm học, học kỳ, chuẩn đầu ra của chương trình, quy chế đào tạo và các văn bản có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên.

Đầu năm học, các học viện, trường đại học CAND thông báo lịch trình học tập của từng chương trình đào tạo trong từng học kỳ, danh sách


các học phần bắt buộc, đề cương chi tiết học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần để sinh viên biết, chủ động thực hiện. Đầu mỗi học kỳ, nhà trường thông báo cho sinh viên biết lịch trình học tập các học phần trong học kỳ để sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập.

Đầu năm học, học kỳ, căn cứ kế hoạch và thời gian giảng dạy, sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập cá nhân. Đối với những sinh viên có học phần chưa đạt phải học lại, thi lại hoặc muốn học cải thiện điểm thì giám đốc học viện, hiệu trưởng trường đại học CAND căn cứ chương trình đào tạo của khóa học để quy định thời gian, nội dung, hình thức học lại, thi lại, học và thi cải thiện điểm cho phù hợp.

Sau khi kết thúc học tập, cơ sở đào tạo tổ chức một kỳ thi chính và nếu cần thiết tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính và thi cải thiện điểm được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.

2.1.4. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ

2.1.4.1. Hoạt động học tập

Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học Sư phạm đại học. Ở công trình này tác giả đã đề cập đến quan niệm của I.B.Intenxon (1992): Hoạt động học tập là dạng hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi. Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn [Dẫn theo 66, tr.89].

Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm[36]. Tác giả cho rằng “Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những phương thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định” [36, tr.106].

Các tác giả trên đều cho rằng hoạt động học tập là hoạt động đặc biệt của con người, sử dụng những phương pháp đặc thù nhằm lĩnh hội những tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nhất định.


Trong khuôn khổ luận án có thể hiểu: Hoạt động học tập là hoạt động tích cực, chủ động của người học, thông qua các hành động cụ thể, lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo theo mục tiêu của ngành học.

Chủ thể của hoạt động học tập là người học. Người học thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng cách sử dụng các phương pháp riêng, các công cụ, phương tiện tác động vào nội dung bài học. Kết quả của quá trình này là làm biến đổi người học, cụ thể là chiếm lĩnh được những tri thức, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Hoạt động học tập của người học không thể tách rời vai trò hướng dẫn, tổ chức của người dạy. Muốn tiến hành hoạt động học tập đạt hiệu quả, người học phải có KNHT.

2.1.4.2. Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ

Từ khái niệm hoạt động học tập và cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ có thể hiểu: Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ là hoạt động tích cực, chủ động của người học, thông qua các hành động lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ, thực hiện các hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ để lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo của nghề nghiệp được đào tạo và tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chuyên ngành đào tạo.

Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ vừa mang đặc điểm chung của hoạt động học tập vừa mang đặc điểm riêng của đào tạo theo học chế tín chỉ. Cụ thể:

Tiến độ học tập theo HCTC của người học phụ thuộc vào sự lựa chọn và quyết định của bản thân sinh viên. Cụ thể là phụ thuộc vào mục tiêu, năng lực, nhu cầu học tập của sinh viên. Sinh viên có nhiệm vụ đăng ký tiến độ học tập đầu mỗi khóa học, năm học và kỳ học. Mỗi sinh viên tự quyết định kế hoạch học tập để tốt nghiệp sớm hơn hoặc muộn hơn khung chương trình đào tạo. Sinh viên phải chủ động cân nhắc và quyết định lựa chọn số tín chỉ cần tích lũy cho mỗi kỳ học, phải lựa chọn trong số nhiều hình thức học và thời khóa biểu khác nhau cho từng môn học, từng khóa học.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí