Kết Quả Khảo Sát Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Tập Thực Hành Của Sinh Viên Sư Phạm Kỹ Thuật Theo Các Tham Số So Sánh



TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV


T- test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

t

4

Phối hợp, đánh giá về ý thức tự giác hỗ trợ, giúp đỡ người khác trong quá trình làm việc hợp tác


3,58


0,82


3,50


0,92


0,06


2,73

5

Giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành


3,12


0,98


3,64


0,91


0,12


2,4


Tổng

3,00

0,87

3,56

0,92

0,43

2,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 17


Bảng 3.10 thể hiện một cách chi tiết kết quả thực trạng của việc tiến hành các thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành của SV. Nhìn vào bảng trên có thể thấy, việc thực hiện các thao tác đánh giá hiệu quả hợp táccũng được SV tự nhìn nhận ở mức cao với ĐTB từ 3,50 đến 3,64. Sinh viên tự đánh giá mình tiến hành rất tốt nội dung "Giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành" (ĐTB = 3,64, ĐLC = 0,91) và "Trao đổi, đánh giá về việc phân công trách nhiệm trong việc quá trình làm việc hợp tác" (ĐTB = 3,60, ĐLC = 0,97). Ở những nội dung sau có phần yếu hơn đó là các nội dung "Có sự chia sẻ, đánh giá về mức độ hiểu biết lẫn nhau trong quá trình làm việc hợp tác và Có sự bàn bạc, đánh giá về mức độ phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ nhau khi làm việc hợp tác trong học thực hành" với ĐTB lần lượt là 3,54 và 3,52.

Tóm lại, có thể thấy, mức độ thực hiện thao tác kiểm tra đánh giá hiệu quả hợp tácvề cơ bản là tốt ở các nội dung đánh giá về tiến hành thao tác cũng như việc phân công lao động cho các cá nhân trong nhóm, còn sự nhìn nhận về mức độ hiểu biết lẫn nhau cũng như mức độ phối hợp, chia sẻ, giúp đỡ nhau khi hợp tác trong học thực hành là yếu hơn cả. Kết quả phỏng vấn cũng trùng khớp với nhận định trên khi rất nhiều SV có cùng chung quan điểm: “Chúng em có thể làm khá tốt khâu kiểm tra, đánh giá việc phân công trách nhiệm trong quá trình hợp tác vì điều này dễ nhìn thấy và nó được phản ánh quá chất lượng thực hiện các công việc của từng cá


nhân. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ phối hợp, mức độ hiểu biết lẫn nhau, sự tự giác giúp đỡ người khác thì chúng em còn gặp lúng túng phần vì bọn em chưa có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá hiệu quả hợp tác, phần vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ phối kết hợp cũng như hiểu biết lẫn nhau nên những nội dung này bọn em thường gặp đôi chút khó khăn”

Có sự khác biệt trong đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về việc thực hiện thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Sự chênh lệch ở nội dung sau là tương đối (Chia sẻ, đánh giá về mức độ hiểu biết lẫn nhau trong quá trình làm việc hợp tác; Bàn bạc, đánh giá về mức độ phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ nhau khi làm việc hợp tác trong học thực hành); còn ở các nhóm nội dung khác thì có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch là không đáng kể. Điều này thể hiện qua kết quả kiểm định T-test khi p=0,43 cho kết luận sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể thấy, đánh giá của giảng viên và sinh viên về các biểu hiện cụ thể của thao tác đánh giá trong học thực hành có sự tương đồng nhất định. Cụ thể:

GV thì nhận định nội dung "Phối hợp, đánh giá về ý thức tự giác hỗ trợ, giúp đỡ người khác trong quá trình làm việc hợp tác" SV thực hiện rất tốt trong khi chính SV lại tự đánh giá đây là 1 trong số các nội dung yếu nhất, với ĐTB thấp nhất. Tuy nhiên, có sự tương đồng trong quan điểm đánh giá của GV và tự đánh giá của SV khi cho rằng nội dung "Trao đổi, đánh giá về việc phân công trách nhiệm trong việc quá trình làm việc hợp tác" đứng ở vị trí số 2. Có thể thấy, trong các nhóm KN thành phần của KNHT thì GV luôn đề cao sự phối hợp, hỗ trợ của SV trong quá trình làm việc hợp tác; còn các bạn SV lại tự nhìn nhận mình tốt trong các nội dung thảo luận, bàn bạc để phân công và hướng tới nguyên tắc làm việc chung của nhóm. Điều này cũng được thể hiện cụ thể trong bảng 3.10 trên.

3.2. Kết quả khảo sát kỹ năng hợp tác trong học tập thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật theo các tham số so sánh

3.2.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành theo các tham số so sánh

3.2.1.1. So sánh theo giới tính

Xét theo giới tính, điểm SV nam đánh giá KN lập kế hoạch hợp tác trong học


thực hành cao hơn so với đánh giá của SV nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (kiểm định T – test cho kế quả α=0,023).

Bảng 3.11: So sánh mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành theo tham số giới tính


TT


Nội dung

Sinh viên Nam

Sinh viên Nữ

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

P

1

Hiểu biết về kế hoạch làm việc hợp tác trong học thực hành


2,67


0,68


2,61


0,56


0,01

2

Kinh nghiệm về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


2,64


0,81


2,51


0,79


0,009

3

Thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


2,81


0,74


2,32


0,58


0,02


Tổng hợp

2,71

0,80

2,46

0,80

0,023


Trong từng item cụ thể, nam giới đánh giá có thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành cao hơn so với sự hiểu biết và kinh nghiệm về lập kế hoạch hợp tác. Sinh viên P.L chia sẻ “chúng em được giao nhiều nhiệm vụ với các nhóm khác nhau nên thao tác lập kế hoạch được chúng em làm nhanh hơn cả, đôi khi dù chưa có kinh nghiệm nhiều hay hiểu biết sâu nhưng chúng em vẫn triển khai các việc để lập được kế hoạch, giao nhiệm vụ, hạn mức thời gian cho các cá nhân. Chính vì vậy, có sự chênh lệch giữa từng item”.

Đối với SV nữ lại cho rằng, mức độ hiểu biết của bản thân về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành ở mức tốt hơn so với kinh nghiệm và thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành. Em L.A cho biết “bản thân chúng em là nữ mà học kỹ thuật nên đa phần chúng em nắm vững lý thuyết hơn so với mức độ kinh nghiệm và thao tác thực hiện”.

Như vậy, giữa SV nam và SV nữ có sự khác nhau trong đánh giá mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của mình.


3.2.1.2. So sánh theo trường học

Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá của SV giữa các trường (ĐH SPKT Vinh, ĐH SPKT Hưng Yên, ĐH SPKT Nam Định), kết quả chi tiết trong bảng dưới đây.

Bảng 3.12: So sánh mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành theo tham số trường đang học


TT


Nội dung

Sinh viên ĐH SPKT

Vinh

Sinh viên ĐH SPKT

Hưng Yên

Sinh viên ĐH SPKT

Nam Định

ANOVA

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


2,82


0,69


2,53


0,63


2,76


0,59


0,74

2

Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


2,87


0,77


2,75


0,67


2,89


0,67


0,06

3

Thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành


2,60


0,74


2,73


0,74


2,78


0,54


0,32


Tổng hợp

2,76

0,73

2,67

0,68

2,81

0,60

0,12


Đánh giá chung về KN lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên ĐH SPKT Nam Định cao hơn ĐH SPKT Vinh và thấp hơn cả là ĐH SPKT Hưng Yên. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (Kiểm định ANOVA cho p = 0,12).

Sinh viên trường ĐH SPKT Nam Định đánh giá mình có kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành còn hiểu biết và thao tác thì kém hơn một chút. Có thể, trong thực tiễn, các em có cơ hội tham khảo nhiều sách, các thông tin trên mạng Internet nên khả năng lập kế hoạch hợp tác tốt.

Sinh viên trường ĐH SPKT Vinh cũng đánh giá bản thân có kinh nghiệm lập kế hoạch trong học thực hành cao hơn so với thao tác và hiểu biết. Giải thích cho điều này, em V. chia sẻ “Chúng em được thầy cô hướng dẫn làm việc nhóm từ lâu, dần trở thành quen và thêm các thông tin trong sách, trên mạng xã hội nên có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, có những phần chúng em chưa thực sự


hiểu rõ và các thao tác cũng chưa được thành thạo. Chính vì vậy, chúng em luôn cần tăng thêm hiểu biết của bản thân về lập kế hoạch hợp tác và thực hiện nhiều để thao tác thành thục hơn”.

Sinh viên trường ĐH SPKT Hưng Yên đánh giá mức độ về kinh nghiệm và thao tác lập kế hoạch hợp tác của mình cao hơn so với mức độ hiểu biết. Cũng có thể, điều này sẽ là một gợi ý cho việc đề xuất biện pháp cần chú trọng đến việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành cho SV nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.2.1.3. So sánh theo khoá học

Xét theo khóa học, có sự khác biệt trong đánh giá KN lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành giữa SV năm 2 và SV năm 3. Chi tiết ở bảng dưới đây:

Bảng 3.13: So sánh mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo khóa học


TT


Nội dung

Sinh viên năm 2

Sinh viên năm 3

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành

3,01

0,89

3,11

0,96

0,001

2

Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành

2,76

0,86

2,82

0,79

0,03

3

Thao tác lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành

2,87

0,84

2,91

0,78

0,02


Tổng hợp

2,78

0,84

2,94

0,78

0,005


Sinh viên năm 3 đánh giá KN lập kế hoạch hợp tác của mình tốt hơn so với SV năm thứ 2. Có thể trong quá trình học tập, các em được thực hành, thực tập, rèn luyện nên kỹ năng được nâng cao hơn so với các em SV năm 2. Em Tr.A. cho hay “bản thân chúng em là SV năm 3, trong quá trình học, chúng em được thầy cô quan tâm và dạy dỗ, cung cấp cho chúng em kiên thức về lập kế hoạch hợp tác. Chúng em được thực hành, sử dụng kiến thức được học để giải quyết nhiệm vụ học tập,


nhờ đó, chúng em dần hình thành kỹ năng, có kinh nghiệm và thao tác thuần thục khi lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành. Đối với SV năm 2, các em mới bước đầu học các môn chuyên ngành, bước đầu học thực hành nên có thể mới làm quen với việc lập kế hoạch hợp tác nên còn hạn chế, chưa hình thành kỹ năng”. Kiểm định T- test cho kết quả p=0,005 cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này gợi ý cho ta biết yếu tố về năm học có thể có những tác động nhất định đến mức độ kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành, từ đó, nhà trường và thầy cô giáo có những phương pháp hợp lý để hoàn thiện kỹ năng cho sinh viên.

3.2.2. Thực trạng kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành theo các tham số so sánh

3.2.2.1. So sánh theo giới tính

Xét theo giới tính, đánh giá của SV về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành không có sự khác biệt đáng kể (kiểm định T – test cho kết quả p=0,32). Nam SV và nữ SV có đánh giá tương đối giống nhau về từng biểu hiện của KN tổ chức thực hiện các hành động hợp tác. Bảng dưới đây miêu tả chi tiết.

Bảng 3.14: So sánh mức độ kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo giới tính


TT


Nội dung

Sinh viên Nam

Sinh viên Nữ

T – test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,96


0,89


2,60


0,97


0,2

2

Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,78


0,90


2,58


0,97


0,17

3

Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,84


0,92


2,89


0,98


0,08


Tổng hợp

2,84

0,91

2,83

0,98

0,32

Bảng 3.14 cho thấy, dù là nam SV hay nữ SV thì đánh giá của các em về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của sinh viên SPKT đều ở mức trung bình khi


ĐTB lần lượt là 2,84 và 2,83. Mặc dù có sự khác biệt về thứ bậc trong đánh giá của nam – nữ SV nhưng xét tổng thể thì sự khác biệt này không đáng kể. Điều này cho thấy, có sự đồng nhất trong đánh giá của nam – nữ SV, yếu tố giới tính không tác động đến hiểu biết, kinh nghiệm, thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác.

3.2.2.2. So sánh theo trường học

So sánh theo biến số trường học cho kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 3.15: So sánh mức độ kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo trường học


TT


Nội dung

Sinh viên ĐH SPKT

Vinh

Sinh viên ĐH SPKT

Hưng Yên

Sinh viên ĐH SPKT

Nam định


ANOVA

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,86


0,89


2,56


0,69


2,86


0,79


0,012

2

Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,78


0,80


2,80


0,70


2,68


0,80


0,00*

3

Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,74


0,72


2,74


0,72


2,94


0,72


0,04


Tổng hợp

2,83

0,91

2,88

0,91

2,83

0,80

0,037


Số liệu trong bảng cho thấy, SV tại trường ĐH SPKT Hưng Yên có đánh giá về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của mình cao hơn cả, cùng xếp vị trí thứ 2 là SV tại ĐH SPKT Hưng Yên, ĐH SPKT Vinh. Sự khác biệt này là tương đối và có ý nghĩa về mặt thống kê (Kiểm định ANOVA p=0,037). Điều này cho thấy, yếu tố trường học có ảnh hưởng nhất định trong đánh giá của SV về KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

3.2.2.3. So sánh theo khóa học

Xét về khóa học, không có sự khác biệt đáng kể giữa SV năm 2 và SV năm 3 về đánh giá KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của SV. Kết quả chi tiết ở bảng dưới.


Bảng 3.16: So sánh mức độ kỹ năng hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác của sinh viên sư phạm kỹ thuật xét theo khóa học


TT


Nội dung

Sinh viên năm 2

Sinh viên năm 3

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,66


0,69


2,76


0,79


0,08

2

Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,70


0,70


2,66


0,70


0,12

3

Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác


2,84


0,82


2,84


0,82


0,07


Tổng hợp

2,76

0,91

2,77

0,91

0,16


Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành được SV năm hai và năm ba đánh giá ở mức trung bình với ĐTB lần lượt là 2,76/5 và 2,77/5. Có thể thấy, không có sự chênh lệch đáng kể (p=0,16). Điều này gợi mở cho tác giả có hướng tác động nâng cao KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành cho SV bằng cách tác động nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác là cần thiết đối với cả SV năm 2 và SV năm 3. Dường như, đây là hai năm học mang tính quyết định nhằm nâng cao KNHT cho SV.

3.2.3. Thực trạng kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành theo các tham số so sánh

3.2.3.1. So sánh theo giới tính

Xét theo giới tính, SV nam đánh giá KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành cao hơn so với SV nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (T – test α=0,021). Điều này có thể là do SV nam học kỹ thuật có phần thuận lợi hơn so với SV nữ. Vì vậy, cần lưu ý sự khác biệt về giới trong giảng dạy nhằm nâng cao KN cho SV tại các trường SPKT.

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí