Giáo Dục Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Thông Qua Hoạt Động Học Tập

Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi: Giáo dục trẻ biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân đối với những người xung quanh, biết bày tỏ cảm xúc của mình khi muốn đề nghị một việc gì đó. Trẻ biết cảm ơn khi nhận quà hay sự giúp đỡ của người khác, xin lỗi khi làm sai hay có hành động không dung.

Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác: Giáo dục trẻ MGL biết phân biệt đúng sai, biết từ chối một cách lịch sự khi bản thân không muốn làm theo.

Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống trẻ luôn luôn tham gia vào nhiều tình huống khác nhau trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và hoạt động lao động, đôi khi trẻ MGL có thể gặp những tình huống khó xử trong quan hệ với người lớn trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và với nhiều người xung quanh. Khi có những tình huống nảy sinh trẻ phải biết lắng nghe, hợp tác để giải quyết.

Kỹ năng lắng nghe: Thông qua hoạt động có chủ đích trên lớp, các hoạt động trải nghiệm giáo viên rèn luyện, giáo dục trẻ kỹ năng lắng nghe để hiểu người khác, biết cảm thông, chia sẻ khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Kỹ năng thương lượng: Trong giao tiếp cần giáo dục cho trẻ biết thương lượng với người khác để tăng cường khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.

Kỹ năng chia sẻ: Thông qua các hoạt động giáo dục cần giáo dục cho trẻ kỹ năng chia sẻ, chia sẻ với bố mẹ, thầy cô về những mong muốn, yêu cầu của trẻ.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Bằng việc tích hợp các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động có chủ đích, các hoạt động trải nghiệm cà các hoạt động sinh hoạt hàng ngày giáo viên sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước nhóm, lớp thông qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông.

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong các hoạt động hàng ngày ở trường của trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên cần đưa trẻ vào những tình huống có vấn đề để rèn luyện cho các em kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề: giải quyết vấn đề trong xử lý các mối quan hệ với bạn bè, cô giáo và những người xung quanh, giải quyết vấn đề về xúc cảm cá nhân vv...

Kỹ năng làm việc nhóm: kỹ năng làm việc với nhiều người, biết chia sẻ và hợp tác để hoàn thành mục tiêu. Trong khi làm việc nhóm trẻ thể hiện kỹ năng lắng nghe, chia sẻ và hợp tác với trẻ cùng nhóm để cùng thực hiện mục tiêu học tập.

Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: kỹ năng biểu lộ xúc cảm và thái độ cá nhân trong quá trình giao tiếp, biết kiềm chế cảm xúc của mình trong quá trình giao tiếp như tức giận, cáu gắt, quá xúc động vv... để không làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

1.4.3. Hình thức giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo lớn

1.4.3.1. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động học tập

Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng - 5

Hoạt động học tập của trẻ được tổ chức một cách có chủ định, dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Có thể tích hợp các kỹ năng giao tiếp trong nội dung hoạt động học có chủ định của trẻ.Nội dung học có chủ định được tiến hành với những nội dung thuộc các hoạt động phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe, khám phá khoa học về thế giới tự nhiên, xã hội gần gũi và làm quen với toán, nghe kể chuyện, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, làm quen với đọc, viết, hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình), âm nhạc (hát, vận động theo nhạc, nghe hát, nhạc). Các hoạt động trên thường có nội dung phù hợp với các lĩnh vực giáo dục trong chương trình theo hướng tích hợp với giáo dục kỹ năng giao tiếp.

1.4.3.2. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động chơi Chơi theo góc (phân vai): Thông qua hoạt động chơi phân vai tại các góc chơi trẻ

được trải nghiệm trong nhiều mối quan hệ khác nhau của cuộc sống. Qua việc nhập vai vào các góc chơi trẻ thể hiện kỹ năng giao tiếp xã hội, thể hiện cái tôi của bản thân.

Hoạt động chơi ngoài trời: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào các hoạt động ngoài phạm vi của lớp học với mục đích. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên - xã hội, thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ.

Tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi nhiều trò chơi kích thích trẻ cải tiến, sáng tạo trong trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân, nhận ra giá trị của mình đồng thời phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác.

Với các trò chơi đã tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần, GV gợi ý, khuyến khích trẻ thay đổi tên trò chơi, thay đổi đồ dùng đồ chơi cho phù hợp với chủ đề đang học, hay cùng sáng tác vè, đồng dao với cô. GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ cải tiến và sáng tạo trò chơi. Kết quả là trẻ đã cải tiến được nhiều dạng trò chơi. Tuy chủ

yếu trẻ mới dừng lại ở thay tên, thay đồ dùng đồ chơi nhưng quan trọng là khi chơi trẻ có cảm giác vui sướng và tự hào vì đó là trò chơi do mình nghĩ ra và rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết trong khi chơi.

1.4.3.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động sinh hoạt hàng ngày

+ Giờ đón trả trẻ: Giáo viên có thể hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn như: Chào hỏi lễ phép, mạnh dạn, tự tin...Nội dung trò chuyện là những điều liên quan đến chủ đề đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra hằng ngày xung quanh trẻ (về các kỹ năng giao tiếp mà trẻ thấy trong môi trường xung quanh).Khi trò chuyện, cô giáo có thể gợi mở, nêu tình huống để trẻ trả lời, qua đó giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

+ Trao đổi với phụ huynh trẻ: Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp.

GV cần thường xuyên trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất.

GV tuyên truyền tới phụ huynh trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹ…Ngoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với trẻ để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các trẻ nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem.

GV tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi không? Trẻ có

lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay không?… để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm.

1.4.3.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động trải nghiệm Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội cho trẻ tích cực

khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ.

Ví dụ: GV tổ chức cho trẻ đi tham quan bảo tàng lịch sử của địa phương

Trước ngày đi tham quan GV kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu, khám phá của trẻ bằng cách hỏi trẻ:

+ Con đoán xem với địa điểm đi tham quan ngày mai con sẽ biết được những gì?

+ Theo con để đi từ trường mình đến địa điểm đó mất bao lâu?

+ Các con cần chuẩn bị những gì cho buổi tham quan đó? (mũ, dép, trang phục phù hợp,…).

+ Trên đường đi các con cần làm gì? (đi theo hàng, đi sát lề đường bên phải, chào hỏi mọi người, …). Vì sao phải làm như vậy?

+ Tới địa điểm tham quan con định làm gì và nói những gì ở đó?

Với việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho trẻ như vậy, GV đã khiến trẻ rất tò mò và háo hức về địa điểm tham quan ngày mai. Tối về trẻ hào hứng kể cho bố mẹ nghe về kế hoạch của lớp và chia sẻ những điều mà trẻ muốn biết với bố mẹ. Qua đó bố mẹ có cơ hội cung cấp thêm kiến thức cho con và tạo được một sợi dây gắn kết giữa nhà trường và gia đình, giữa bố mẹ và con cái.

Nhà trường phối hợp với GV tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, Ngày hội đến trường, Tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8/3), Tết thiếu nhi (ngày 1/6), Ngày ra trường...), trẻ được tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể sẽ có khả năng tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp một cách chủ động, hiệu quả. Các kỹ năng

khẳng định bản thân: mạnh dạn, tự tin; kỹ năng biểu lộ cảm xúc, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ thể hiện khi tham gia các hoạt động tập thể. Các trò chơi dân gian trong ngày tết trung thu, bé vui hội xuân đòi hỏi các bé phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt, kỹ năng tự tin thể hiện bản thân trước đám đông.

1.4.4. Phương pháp giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo lớn

1.4.4.1. Phương pháp trực quan

Phương pháp làm mẫu:Phương pháp làm mẫu là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình dạy học. Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu giúp học sinh biết cách thực hiện các thao tác để làm ra sản phẩm.

Phương pháp làm gương: Phương pháp nêu gương là giáo viên dùng những tấm gương sáng của cá nhân hoặc tập thể về thực hành kỹ năng giao tiếp để kích thích trẻ học tập và làm theo. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể sử dụng những hành vi không tốt, phản diện để giúp đỡ trẻ phân tích, đánh giá và tránh những hành vi tương tự. Phương pháp nêu gương có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ phát triển được năng lực phê phán và năng lực đánh giá hành vi của mình, hành vi của người khác, từ đó rút ra những kết luận thiết thực đối với bản thân trong quá trình học tập, cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp... Như vậy, thông qua phương pháp nêu gương, giáo viên giúp trẻ học và làm theo những gương tốt, tránh những gương xấu. Đồng thời giúp trẻ hình thành được niềm tin về các chuẩn mực xã hội nói chung, chuẩn mực đạo đức nói riêng và những kỹ năng giao tiếp phù hợp.

1.4.4.2. Phương pháp dùng lời

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói. Lời nói, câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ.

1.4.4.3. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm

Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật và đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật đồ chơi để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy.

Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm, để giải quyết vấn đề đặt ra.

Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kĩ năng đã thu nhận.

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo lớn.

1.4.5.1.Năng lực chuyên môn của giáo viên

Năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và kỹ năng giao tiếp của giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. Năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt và kỹ năng giao tiếp như lời nói, cử chỉ, thái độ, hành vi ứng xử chuẩn mực và mô phạm của giáo viên sẽ tác động mạnh mẽ đến các em. Bên cạnh đó, yêu cầu giáo dục đòi hỏi giáo viên phải hiểu tâm lý trẻ mẫu giáo lớn, hiểu vốn ngôn ngữ của các em để điều khiển và có sự điều chỉnh kỹ năng hành vi của trẻ. Như vậy, năng lực giáo viên thực sự quan trọng, có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng.

1.4.5.2. Tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo lớnkhi tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp

Muốn giáo dục kỹ năng giao tiếp tốt cho trẻ mẫu giáo lớn giáo viên cần rèn luyện tính tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập, phải có ý chí vượt khó, kiên trì và thường xuyên tập luyện. Với bản chất tâm lý con người là hoạt động nên kỹ năng giao tiếp của trẻ chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Quá trình hình thành hệ thống kỹ năng giao tiếp được thực hiện theo cơ chế chuyển từ ngoài vào trong, giai đoạn đầu có thể mang tính cưỡng chế sau chuyển dần thành hành vi tự nguyện, tự giác. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên có thái độ nghiêm ngặt trong quá trình tập luyện, rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

1.4.5.3. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý về vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

Để hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, trong tổ chức thực hiện, cần phải có một hệ thống các văn bản có tính pháp chế trong việc hướng dẫn thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo . Nhà quản lý cần quan tâm đến

công tác lập kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp, công tác tổ chức hoạt động, huy động nguồn lực giáo dục kỹ năng giao tiếp và công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo lớn, đồng thời đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, dạy học theo hướng tích hợp với việc đánh giá kỹ năng giao tiếp. Đi đôi với việc nâng cao năng lực giáo dục KNS cho giáo viên, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

1.4.5.4. Môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp

Môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp đóng vai trò là điều kiện cần và đủ để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn đạt hiệu quả cao. Môi trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Môi trường vật chất bao gồm các yếu tố vật chất như cơ sở vật chất như kinh phí, đồ dùng, đồ chơi... phục vụ cho việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn. Môi trường tinh thần là các yếu tố nhóm lớp, các quan hệ xã hội do giáo viên, cha mẹ, người lớn và môi trường cộng đồng tạo nên. Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa các môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội, trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp.Thầy cô giáo, cha mẹ trẻ và cộng đồng địa phương phải có sự thống nhất trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp có văn hóa cho thế hệ trẻ. Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng không nhỏ trong quá trình giáo dục và giáo dục có hiệu quả.


Kết luận chương 1


Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn là thao tác hành vi giúp trẻ giao tiếp thành công và hiệu quả trong các mối quan hệ, là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ phối hợp hài hoà, hợp lý của trẻ với người lớn tuổi; của trẻ với trẻ hay trẻ với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn bao gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu đề nghị, kỹ năng xử lý tình huống, vv... trẻ mẫu giáo lớn có thể thực hiện kỹ năng giao tiếp trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội để thực hiện các mục đích học tập, vui chơi, rèn luyện và phát triển nhân cách. Quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu

giáo lớn phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung, con đường, phương pháp giáo dục, đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn, năng lực giáo dục và kỹ năng giao tiếp của giáo viên và các yếu tố quản lý. Nếu quán triệt được tất cả các thành tố trên trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn thì quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp sẽ thành công và sẽ phát triển được kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, để từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho con người - những chủ nhân tương lai của đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023