Các Công Trình Nghiên Cứu Về Vai Trò Của Kỹ Năng Học Tập


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò của kỹ năng học tập

Các tác giả M.W. Brenna, L.C.Susan, C.B.Scott, R. Carol (1986), "Ảnh hưởng của các khóa tập huấn kỹ năng học tập đến hiệu quả học tập của sinh viên" [95]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: "Các khóa tập huấn kỹ năng học tập có tác động tích cực đến hiệu quả học tập của sinh viên" [95, tr33]. Những sinh viên tham gia khóa học có mức độ hiệu quả học tập ban đầu thấp hơn so với nhóm sinh viên đối chứng nhưng sau khi tham gia khóa tập huấn lại có kết quả học tập bằng hoặc cao hơn so với nhóm sinh viên đối chứng.

H.John, B. John, P. Nola (1996), "Ảnh hưởng của kỹ năng học tập đối với việc học" [107]. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu bằng cách giúp sinh viên phát triển một kỹ năng hoặc kết hợp nhiều kỹ năng học tập. Trong đó tập trung vào các kỹ năng liên quan đến giải quyết nhiệm vụ học tập, quản lý việc học, tạo động lực học tập cho sinh viên. Các tác giả khẳng định, học tập không chỉ dừng lại ở việc giúp sinh viên ghi nhớ đơn giản nội dung bài học, mà quan trọng là giúp người học giải quyết được các nhiệm vụ học tập, thúc đẩy được người học hoạt động tích cực, từ đó phát triển khả năng nhận thức. Nghiên cứu của tác giả đã chứng minh kỹ năng học tập có khả năng giúp người học đạt được thành công.

Như vậy, các tác giả cùng chung quan điểm cho rằng kỹ năng học tập có tác động tích cực đến hoạt động học tập của sinh viên và góp phần vào thành công của sinh viên.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biểu hiện của kỹ năng học tập Các tác giả nghiên cứu biểu hiện của kỹ năng học tập theo hai hướng chính. Hướng thứ nhất, nghiên cứu theo quá trình tiến hành hoạt động học tập:

L. Simpson, R.C Hynd, L.S.Nist, I. K. Burrel (1997), "Chương trình và bài tập thực hành hỗ trợ học tập đại học" [129]. Các tác giả đưa ra quan điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.


"học để học", đề cao mô hình học tập phát triển kỹ năng học tập có kế hoạch và kỹ năng tự điều chỉnh của sinh viên.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 3

Lê Khánh Bằng (1999),“Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình tự học theo quan điểm giáo dục học hiện đại" [4] đưa ra quan điểm người học phải rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng định hướng, kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện kế hoạch, kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của bản thân.

Trần Quốc Thành (1995), “Kỹ năng học tập của Sinh viên sư phạm trong điều kiện học theo chế độ học phần” [71], đưa ra một hệ thống các kỹ năng cần rèn luyện cho sinh viên, trong đó có kỹ năng định hướng, kỹ năng thiết kế, kỹ năng thực hiện, kỹ năng kiểm tra đánh giá. Theo tác giả, "muốn hình thành được KNHT này, giáo viên cần phải tổ chức và bồi dưỡng cho sinh viên trong quá trình dạy học" [71, tr.37-42].

Lê Hải Nam (2009), Kỹ năng học của sinh viên đại học đào tạo theo hình thức từ xa [52] chỉ ra các kỹ năng cần hình thành ở người học gồm: kỹ năng lập kế hoạch học; kỹ năng tổ chức việc học; kỹ năng kiểm tra, đánh giá việc học của bản thân.

Nguyễn Thị Tuyết (2018), Kỹ năng học tập của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật [79] chia kỹ năng học tập thành 4 nhóm: Nhóm kỹ năng tiếp nhận thông tin môn học; Nhóm kỹ năng xử lý thông tin môn học; Nhóm kỹ năng sử dụng thông tin môn học; Nhóm kỹ năng làm việc phối hợp nhóm học tập.

Hướng thứ hai, nghiên cứu theo các hành động học tập người học cần tiến hành:

M. N Xcátkin (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông [17], đã xem những kỹ năng, kỹ xảo học tập là cách thức tiến hành các công việc học tập, đọc sách, lập biểu đồ tính toán, tra cứu tài liệu, kế hoạch hóa, tổ chức công việc… [17, tr.73].

L. Marjorie và M. Peggy (2008), Kỹ năng học tập cần thiết cho xã hội

[113], cho rằng sinh viên cần hình thành kỹ năng sử dụng công nghệ thông


tin, kỹ năng làm bài thi, kỹ năng viết báo cáo/tiểu luận, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng phỏng vấn xin việc.

Đặng Thành Hưng (2004), “Hệ thống kỹ năng học tập hiện đại” [38] đã phân chia thành 3 nhóm KNHT cần hình thành cho học sinh: Nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng giao tiếp và quan hệ học tập, nhóm kỹ năng quản lý học tập.

Nguyễn Văn Phương (2008), Kỹ năng học tập các môn lý luận chính trị của học viên cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại học viện chính trị khu vực II [59] đã phân chia kỹ năng học tập thành 3 nhóm: Nhóm kỹ năng học tập trên lớp; nhóm kỹ năng đọc tài liệu học tập; Nhóm kỹ năng Seminar.

Quách Nguyễn Bảo Nguyên (2016), Xác định và rèn luyện hệ thống kỹ năng học tập cho học sinh trong dạy học phần điện học, vật lý 11 [54], đã chia KNHT gồm các kỹ năng thành phần: Nhóm kỹ năng nhận thức học tập, nhóm kỹ năng giao tiếp học tập, nhóm kỹ năng quản lý học tập.

Bên cạnh đó, biểu hiện của từng kỹ năng học tập cụ thể cũng được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong đó, các kỹ năng được đề cập nhiều nhất gồm kỹ năng tự học, kỹ năng học tập nhóm, kỹ năng tự đánh giá, kỹ năng học tập các môn học cụ thể.

Trong các công trình nghiên cứu của B.P Exipov (1960), Công tác tự học của học sinh trong giờ lên lớp [25]; M. N Xcatkin (1980), Lý luận dạy học của trường phổ thông [ 17]; A. M Machiuskin (1986), Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học [50], đã chỉ rõ trong quá trình dạy học, giáo viên phải tổ chức, bồi dưỡng, hình thành kỹ năng tự học cho sinh viên. Các tác giả khẳng định: việc giao và giải bài tập nhận thức của sinh viên trong thời gian tự học là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên trong tự học.

D. W Johnson và R.T Johnson (1975), Học cùng nhau và học một mình, hợp tác, cạnh tranh và cá nhân hóa [108] đã đưa ra nhiều dẫn chứng về lợi ích của học tập nhóm. Trong đó, giao tiếp và tư duy là hai yếu tố được phát triển rất hiệu quả trong học tập nhóm.


J.Z. Barry (1998) , "Nghiên cứu học tập và phát triển kỹ năng cá nhân: Quan điển tự điều chỉnh" [93] chỉ ra vai trò quan trọng của tự học trong việc phát triển các kỹ năng trong cuộc sống, trong đó có hoạt động học tập. Ngoài ra, nghiên cứu đề cập tới ảnh hưởng tích cực của tự học đối với động cơ học tập và thành tích đạt được của cá nhân.

C.Athony, E. Gaalen (2004), Bản chất của dạy học và tự học [90] nhấn mạnh tự học là một trong những vấn đề cơ bản, là nền tảng để sinh viên có thể thực hành các kỹ năng nghề nghiệp. Nếu không có tự học thì việc học tập của sinh viên chỉ đơn thuần là sự bắt chước, học thuộc các kiến thức đã có. Tự học, tự nghiên cứu là con đường giúp sinh viên hiểu được các nội dung học tập và vận dụng vào các hoạt động nghề nghiệp cụ thể.

Khi nghiên cứu kỹ năng đọc sách, các tác giả L.P Doblaev (1970), Những khía cạnh tâm lý của việc đọc sách [22] và Primanov (1976), Phương pháp đọc sách [63] cũng chỉ ra kỹ năng này là một trong kỹ năng quan trọng trong tự học của người học. Hai ông đã phân tích những cơ sở khoa học tâm lý và những điều kiện làm ảnh hưởng tối ưu đến quá trình đọc sách .

B.David (1995), Tăng cường học tập thông qua tự đánh giá [97] cho rằng trong quá trình học tập, sinh viên luôn phải tự kiểm tra, đánh giá. Tự kiểm tra, đánh giá giúp sinh viên biết được trình độ nhận thức, kỹ năng học tập cũng như kỷ luật tham gia học tập của mình - những điều mà kiểm tra chính thức của giảng viên đôi khi không đánh giá được. Tự đánh giá của sinh viên liên quan tới hai yếu tố chính. (1) Kiến thức người học tích lũy được để đáp ứng các tiêu chí của hoạt động học tập; (2) Đánh giá được các hoạt động liên quan có đáp ứng được các tiêu chí hay không. Kỹ năng tự đánh giá là nền tảng quan trọng để một người học tập suốt đời, có thể tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp.

Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trung học phổ thông [47] cho rằng kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập sẽ giúp người học biết được mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của bản thân đã đáp ứng được yêu cầu của quá trình học tập hay chưa, nhờ đó có thể điều chỉnh quá trình học tập đúng hướng, nâng cao hiệu quả học tập.


C. B. Raja (2011), Chương trình giảng dạy y tế tích hợp [121]; Trần Thị Minh Hằng (2003), Một số vấn đề tâm lý cơ bản trong tự học của sinh viên Cao đẳng sư phạm [34] cùng thống nhất chỉ ra các hoạt động sinh viên cần tiến hành khi tự học gồm: đặt ra các mục tiêu học tập; xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu; thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, tự giám sát hoạt động học tập; điều chỉnh mục tiêu hoặc kế hoạch khi gặp trở ngại mà người học không khắc phục được.

Đỗ Thị Phương Thảo (2013), Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học [72]. Tác giả phân chia kỹ năng tự học thành 2 nhóm kỹ năng gồm: nhóm kỹ năng nhận thức và nhóm kỹ năng hoạt động.

Phạm Thị Bình (2016) , "Phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm địa lý" [5]. Tác giả đã chỉ ra hai nhóm năng lực tự học cần phát triển cho sinh viên là: năng lực tổ chức kế hoạch tự học (trong mỗi học phần, mỗi học kỳ, cả năm học và toàn khóa học); Năng lực tự định hướng, tự đề ra mục tiêu, cách thức phát triển và hoàn thiện bản thân.

Lê Trọng Tuấn (2016), Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh các trường dự bị đại học dân tộc [78], chỉ ra hệ thống các kỹ năng thành phần của tự học gồm: Kỹ năng lập kế hoạch tự học; kỹ năng khai thác các tài liệu học tập; kỹ năng tự học trên lớp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học.

B. David (1995), Tăng cường học tập thông qua tự đánh giá [97], tác giả đã cho rằng những sinh viên có kỹ năng tự đánh giá thường có những biểu hiện sau: Mong muốn được tiếp tục học tập; tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp; giám sát hiệu quả học tập của mình mà không cần sự hỗ trợ của các chuyên gia; có trách nhiệm với hoạt động học tập và quyết định của mình.

Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011), Kỹ năng học tập hợp tác của sinh viên sư phạm [35], chỉ ra cấu trúc của kỹ năng hợp tác trong học tập gồm: nhận thức, thiết


kế, kết cấu, giao tiếp, tổ chức. Đồng thời đề xuất quy trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu, điều kiện, phương tiện, cách thức thực hiện hành động, thao tác cấu thành hành động; Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và thực hành; Giai đoạn 3: Luyện tập thuần thục các thao tác để tiến tới thực hiện thành thạo kỹ năng.

Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2012), "Kết quả rèn luyện kỹ năng học hợp tác cho sinh viên sư phạm trong hoạt động nhóm" [58], đã xác định hệ thống kỹ năng học hợp tác cần rèn luyện cho sinh viên gồm 4 nhóm: Nhóm kỹ năng hình thành nhóm hợp tác; nhóm kỹ năng giao tiếp học tập trong nhóm; nhóm kỹ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau; nhóm kỹ năng giải quyết bất đồng trên tinh thần xây dựng.

Nguyễn Thị Thanh (2013), Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm [69], đã chia kỹ năng học tập hợp tác thành 4 nhóm kỹ năng thành phần: Nhóm kỹ năng xác lập vị trí của cá nhân trong hoạt động nhóm; Nhóm kỹ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin học tập; Nhóm kỹ năng xây dựng và duy trì bầu không khí thân thiện tin tưởng lẫn nhau; Nhóm kỹ năng giải quyết những bất đồng.

Các tác giả đều thống nhất cho rằng kỹ năng học tập là hệ thống phức hợp rất nhiều kỹ năng cấu thành như nhóm kỹ năng định hướng: kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch học tập; nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động học tập: Kỹ năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu tài liệu học tập, kỹ năng giải quyết các bài tập nhận thức, kỹ năng thực hành…; nhóm kỹ năng kiểm tra đánh giá hoạt động học tập. Hoặc dựa trên các hoạt động học tập người học cần thực hiện: kỹ năng học tập trên lớp, kỹ năng đọc tài liệu học tập và kỹ năng seminar.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kỹ năng học tập cho sinh viên

V.V.Tsêbưsêva (1973), Tâm lý học dạy học lao động [77] nghiên cứu các điều kiện và các bước hình thành kỹ năng. Tác giả nghiên cứu vai trò tích cực


của người học trong quá trình hình thành kỹ năng. Khi huấn luyện, nếu giảm dần vai trò của nhà giáo dục để người học tự làm lấy thì kỹ năng sẽ hình thành nhanh chóng và ổn định hơn.

I.F. Kharlamov (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào [43] cho rằng để giờ học đạt chất lượng cao, nhiệm vụ trọng tâm là phát huy tính tích cực học tập của người học, người học phải chủ động tìm tòi tri thức. Tác giả kết luận rằng học sinh muốn nắm vững kiến thức một cách sâu sắc thì phải "thực hiện đầy đủ một chu trình trí tuệ bao gồm những hành động: tri giác tài liệu, thông hiểu, ghi nhớ, luyện tập kỹ năng, kỹ xảo và cuối cùng là hành động khái quát hóa hệ thống hóa kiến thức nhằm xác lập mối quan hệ trong từng đề tài, giữa các đề tài và các môn học" [43, tr.29].

Các tác giả V.Okon (1961), Những cơ sở dạy học nêu vấn đề [55] và

A.V Petrovxki (1982) Tâm lý học lứa tuổi sư phạm [56], cho rằng để có được kỹ năng học tập, trước hết phải biết xây dựng, lập kế hoạch học tập và thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đó. Đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên nhằm đạt hiệu quả cao.

W. Mary và W. Alan (1992), "Kỹ năng học tập và năng lực học tập: Cần được ưu tiên" [114], nhận định để phát triển kỹ năng học tập cho sinh viên, không chỉ cần cung cấp những kiến thức về kỹ năng học tập mà phải hình thành những năng lực cá nhân như sự tự tin, tự nhận thức, khả năng tư duy phản biện, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo.

A. Thomas (1993), Kỹ năng học tập [136], khẳng định vai trò của kỹ năng học tập đối với hoạt động học tập của sinh viên. Người học là những chủ thể tích cực, luôn có nhu cầu cải thiện kết quả học tập. Việc hướng dẫn kỹ năng học tập có hệ thống sẽ giúp sinh viên phát triển được kỹ năng học tập và cải thiện kết quả học tập. Để hình thành được kỹ năng học tập, bên cạnh việc hướng dẫn cho sinh viên, còn cần có môi trường học tập thuận lợi, lập kế hoạch học tập khoa học, biết cách giải tỏa cảm xúc căng thẳng, đồng thời thực hiện tốt các kỹ năng học tập truyền thống như nghe, đọc hiểu, ghi chép. Tác giả nhấn


mạnh vai trò của việc phát huy vai trò tự kiểm tra, đánh giá, tự giám sát, quản lý và điều chỉnh hoạt động học tập của sinh viên.

D. Semra, K. Mehmet, D. Ali (2011), "Ảnh hưởng của khóa học phát triển kỹ năng học tập đối với thành tích học tập và kỹ năng học tập của sinh viên" [126]. Tác giả chỉ ra rằng các chương trình giảng dạy để phát triển kỹ năng học tập hiệu quả có thể giúp người học nâng cao thành tích học tập. Do đó, việc tổ chức các khóa học nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng học tập cho người học là rất cần thiết.

Điểm qua các công trình nghiên cứu, nhìn chung các nhà khoa học đều thống nhất: Để học tập thành công, người học phải có các kỹ năng học tập cần thiết. Kỹ năng học tập được hình thành trên cơ sở những hiểu biết, tri thức của người học về hoạt động học tập. Kỹ năng học tập được cấu thành bởi các kỹ năng thành phần.

Tóm lại, KNHT đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ: Ảnh hưởng của KNHT đối với người học, biểu hiện của một số kỹ năng học tập, các biện pháp phát triển KNHT cho người học. Một số KNHT cụ thể như kỹ năng tự học, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng ôn tập, kỹ năng đọc sách… đã được một số tác giả đi sâu nghiên cứu tìm ra biện pháp rèn luyện. Trong đó, quan điểm chung của các tác giả là đánh giá cao vai trò và mức độ ảnh hưởng của KNHT đối với hoạt động học tập nói riêng và đối với người học nói chung. Các KNHT nói chung và các KNHT cụ thể được cấu thành bởi các kỹ năng thành phần. Để phát triển KNHT nói chung và KNHT cụ thể cho người học, các tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp, quy trình khác nhau, trong đó quan điểm thống nhất là ưu tiên việc tạo điều kiện tổ chức cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng.

1.2. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ

W. B. Tuckman (2003), "Ảnh hưởng của việc đào tạo chiến lược học tập và động lực học tập đối với thành tích của sinh viên đại học" [142] trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022