Với Giảng Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Cand


luyện thông qua các hoạt động cụ thể dường như đã thay đổi căn bản được kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên. Trước đây, sinh viên thường thực hiện nhiệm vụ học tập theo phân công của giảng viên, ít khi chủ động lập kế hoạch để giải quyết các nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả. Có những nhiệm vụ học tập giảng viên giao từ rất sớm nhưng đến sát ngày các em mới làm, dẫn đến tình trạng làm vội, làm gấp nên chất lượng còn hạn chế" (thầy N.Q.H- Học viện ANND).

"Trước đây khi giao nhiệm vụ, sinh viên có làm nhưng chưa thực sự đầu tư thời gian, tâm huyết, các em làm qua loa, chưa có kế hoạch khoa học, ghi chép sơ sài, cấu trúc chưa khoa học, tìm hiểu ít tài liệu, sản phẩm chưa có sự sáng tạo… Giờ đây, khi được trang bị những kiến thức về học tập theo tín chỉ, đặc biệt là cách thức lập kế hoạch học tập, cách ghi chép, hệ thống kiến thức, được tham gia giờ giảng với phương pháp dạy học tích cực, các em sôi nổi, hứng thú và hoàn thành có trách nhiệm hơn hẳn. Sản phẩm tự học của sinh viên có chất lượng cao, nhiều sáng tạo, được lưu trữ và trình bày khoa học, rất thuyết phục" (thầy N.V.D - Học viện ANND).

Sau khi sinh viên khi tham gia thực nghiệm, các biểu hiện có sự thay đổi nhiều nhất gồm:

Xác định được tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học (chênh lệch 1,48; p=0,000). Trên thực tế sinh viên ít khi để ý đển tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học, vấn đề này được phòng Quản lý Đào tạo phổ biến tới các em ngay trong tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa, tuy nhiên các em không mấy để ý. Trong quá trình tham gia thực nghiêm, các em được chuyên gia củng cố chi tiết về vấn đề này, giúp nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt số tín chỉ của toàn khóa để phân bổ thời gian, lập kế hoạch cho từng năm học, từng học kỳ, do đó sinh viên đã có sự thay đổi đáng kể.

Lập thời gian biểu, lịch trình công việc (chênh lệch 1,32; p=0,000) và Xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhiệm vụ học tập và từng học phần cần tích lũy (chênh lệch 1,18; p=0,000) là hai biểu hiện có sự thay đổi nổi bật tiếp theo. Qua phỏng vấn sinh viên cho thấy, trước đây sinh viên thường dành thời gian rảnh để thực hiện nhiệm vụ học tập, giảng viên giao nhiệm vụ nào thì thực hiện nhiệm vụ đó. Tùy thuộc vào mức độ cấp bách, hạn nộp sản phẩm


của từng nhiệm vụ mà ưu tiên thứ tự thực hiện. Sau khi tham gia thực nghiệm, được giảng viên hướng dẫn cách lập kế hoạch học tập cho cả năm học, học kỳ, tuần học và từng buổi học, sinh viên dần hình thành được thói quen học tập khoa học, có kế hoạch cụ thể. Sinh viên N.V.T - Học viện CSND cho biết "Sau khi tham gia khóa học em đã chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chép lại các nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần và trong từng ngày. Hàng ngày em theo dõi thường xuyên, hoàn thành việc nào em đánh dấu luôn vào sổ nên việc thực hiện rất chủ động và không bị bỏ sót việc".

Hai biểu hiện có sự thay đổi ít nhất là Xác định được năng lực học tập của bản thân (chênh lệch 0,22, p=0,000) Xác định được chuẩn mực về chính trị đối với sinh viên CAND (chênh lệch 0,30, p=0,000). Nguyên nhân vì đây vốn là hai hành động được sinh viên thực hiện rất tốt ngay từ trước khi tham gia thực nghiệm. Đối với sinh viên Công an nhân dân, việc xác định được các chuẩn mực chính trị là điều kiện sống còn, là yêu cầu tối quan trọng để được đứng trong hàng ngũ lực lượng vũ trang. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên, các em có khả năng tự nhận thức tốt nên xác định rõ được năng lực học tập của bản thân. Sau khi tham gia thực nghiệm, cả hai biểu hiện này có sự thay đổi, song không nhiều.

4.4.2. Kết luận thực nghiệm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về cách thức lập kế hoạch học tập theo HCTC và rèn luyện thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể đã phát huy được hiểu quả rõ rệt. Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên được phát triển từ mức trung bình lên mức khá.

Sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đạt mức cao hơn so với kết quả thông qua phiếu hỏi. Có nghĩa là tác động thực nghiệm đã chứng minh được tính thiết thực, hiệu quả bằng thực tiễn, sinh viên không chỉ nhận thức được các nội dung của kỹ năng mà còn vận dụng tốt trong các tình huống thực tiễn.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 21

Sau khi tiến hành thực nghiệm, kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC có sự thay đổi theo hướng tích cực trên tất cả các mặt biểu hiện, tuy nhiên không đều.

Như vậy, thực nghiệm đã chứng minh được tính hiệu quả của hai biện pháp tác động và khẳng định được giả thuyết thực nghiệm.


Kết luận chương 4

Điều tra thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay cho thấy: KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay ở mức trung bình.

Các KNHT thành phần cùng ở mức trung bình nhưng có sự khác biệt, trong đó kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; tiếp đến là kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC đạt mức thấp nhất.

KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay chịu ảnh hưởng của bảy yếu tố: động cơ học tập theo HCTC của sinh viên; hiểu biết của sinh viên về học tập theo tín chỉ; tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập; năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập theo HCTC. Trong đó, yếu tố tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên có ảnh hưởng nhiều nhất, yếu tố cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ có ảnh hưởng ít nhất đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Thực nghiệm tác động cho thấy, tác động đồng bộ hai biện pháp: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về cách thức tổ chức các hành động học tập theo HCTC; phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể đã phát triển được KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lí luận

Nghiên cứu lí luận cho thấy, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân là khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm hoạt động của sinh viên công an nhân tác động vào nội dung bài học thông qua các kỹ năng thành phần như kỹ lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghiệp vụ ngành công an.

Kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có cấu trúc tâm lý phức tạp, gồm nhiều kỹ năng thành phần. Trong phạm vi luận án, KNHT theo HCTC được xác định bao gồm 3 kỹ năng thành phần: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

1.2. Về thực trạng

Nghiên cứu về thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cho thấy, về mức độ biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên mới chỉ ở mức trung bình. Sinh viên thuộc các năm học khác nhau, giới tính khác nhau có KNHT theo HCTC với mức khác nhau.

Sinh viên đã thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung của KNHT theo HCTC, tuy nhiên khi giải quyết nhiệm vụ học tập vẫn chưa trôi chảy và sáng tạo.

KNHT theo HCTC khảo sát qua phiếu hỏi đạt kết quả cao hơn so với kết quả giải bài tập tình huống. Sinh viên nhận thức về KNHT theo HCTC tốt hơn so với việc vận dụng vào giải quyết nhiệm vụ học tập cụ thể.

Phân tích mối tương quan giữa các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cho thấy, giữa các KNHT có mối tương quan thuận và mạnh.


KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay chịu ảnh hưởng bởi bảy yếu tố khác nhau như động cơ học tập theo HCTC của sinh viên; tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập; hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC; năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC; cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC. Trong đó, yếu tố tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên có ảnh hưởng nhiều nhất, yếu tố cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ có ảnh hưởng ít nhất.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc nâng cao nhận thức về cách thức tổ chức hành động học tập, cho sinh viên rèn luyện kỹ năng học tập thông qua giải quyết các nhiệm vụ cụ thể có thể phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

2. Kiến nghị

2.1. Với các học viện, trường đại học CAND

- Các học viện, trường đại học CAND cần thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết về quy chế đào tạo theo HCTC cho sinh viên. Xây dựng nhiều kênh thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên và có phương án giải quyết kịp thời khi cần thiết.

- Tổ chức các khóa tập huấn KNHT theo HCTC cho sinh viên. Trong đó cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về cách thức tiến hành các hoạt động học tập; hiểu biết về các kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ. Đồng thời qua đó tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng học tập cần thiết.

- Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập theo HCTC. Cần tăng cường mối liên hệ giữa cố vấn học tập và sinh viên để phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập.

- Trang bị hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Đặc biệt chú trọng đầu tư mở rộng hệ thống mạng nội bộ để sinh viên dễ dàng tra cứu tài liệu, trao đổi thông tin, duy trì mối liên hệ với giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên mà vẫn không bị lộ lọt bí mật nhà nước. Đồng thời trang bị thêm hệ thống máy tính chuyên kết nối mạng internet để sinh viên truy cập tìm kiếm tài liệu học tập.


2.2. Với giảng viên ở các học viện, trường đại học CAND

Nghiên cứu KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cho thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên còn hạn chế là do chưa hiểu biết đầy đủ về cách thức thực hiện các kỹ năng học tập, giảng viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên, chưa xây dựng được đội ngũ cố vấn học tập chuyên trách. Vì vậy, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tâm huyết, sáng tạo để thiết kế bài giảng sinh động, hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên. Bên cạnh các khóa tập huấn kỹ năng học tập chuyên sâu, giảng viên nên lồng ghép nội dung này để giảng dạy và hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình lên lớp.

- Giao nhiệm vụ tự học và giám sát, hỗ trợ hoạt động tự học của sinh viên nhằm đạt hiệu quả cao.

2.3. Với sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

Mỗi sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cần hiểu rõ vai trò của việc rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ đối với hoạt động học tập cũng như đối với nghề công an.

Cần xây dựng động cơ học tập đúng đắn, tạo cho mình hứng thú trong quá trình học tập.

Cần tăng cường thời gian tự học, chủ động, tích cực tham gia rèn luyện các kỹ năng học tập một cách hiệu quả. Mỗi sinh viên cần tích cực tham gia thảo luận nhóm, thực hành để cũng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Hương Liên (2019), "Phát huy hiệu quả làm việc nhóm trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 192 kì 1-5/2019, tr.94-96.

2. Trần Hương Liên (2021), "Thực trạng kỹ năng tự học theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân", Tạp chí Tâm lý học Xã hội, số 8, Tháng 8-2021, tr.79-88.

3. Trần Hương Liên (2021), "Kỹ năng tích lũy tín chỉ trong học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân", Tạp chí Giáo dục & Xã hội, Số đặc biệt, tháng 9/2021, tr.364-369.

4. Trần Hương Liên (2022), "Thực trạng kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 264 kì 1-5/2022, tr.149-152.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Rèn luyện kỹ năng dạy học theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên khoa hóa học ngành sư phạm ở các trường đại học, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

2. Tạ Nhật Ánh (2018), Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.46.

3. Lê Khánh Bằng (1993), Tổ chức quá trình dạy học ở đại học, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội, tr.11.

4. Lê Khánh Bằng (1999), “Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình tự học theo quan điểm giáo dục học hiện đại”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học theo quan điểm giáo dục học hiện đại, Hà Nội, tr.78-83.

5. Phạm Thị Bình (2016), “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm địa lý”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, tr.37-44.

6. Bộ Công an (2009), Kế hoạch số 149/KH-BCA-X11 ngày 4/12/2009 về việc triển khai thí điểm (giai đoạn 1) đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học Công an nhân dân, Hà Nội.

7. Bộ Công an (2015), Kế hoạch số 207/KH-BCA-X11 ngày 18/8/2015 về tổ chức đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ trong các học viên, trường đại học, cao đẳng Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ - BGD&ĐT) ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

9. Dương Huy Cẩn (2009), Tăng cường năng lực tự học cho sinh viên hóa học ở trường Đại học Sư phạm bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí