Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Của Giảng Viên Theo Hướng Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động Của Người Học


Thứ nhất, giảng viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình, tài liệu tham khảo về môn học, hướng dẫn sinh viên cách hệ thống hóa kiến thức theo hướng dẫn của chuyên gia, hướng dẫn các loại bài tập thực hành xử lý tình huống.

Thứ hai, giảng viên thực hiện một buổi giảng lý thuyết môn học. Trong giờ giảng, giảng viên hướng dẫn sinh viên cách nghe, ghi chép bài theo gợi ý của chuyên gia. Giảng viên tổ chức cho sinh viên chia thành các nhóm học tập, thảo luận về nội dung đã học. Các nội dung thảo luận được thực hiện theo sự hướng dẫn của giảng viên và chuyên gia để sinh viên nắm vững tri thức về bốn nhóm kỹ năng thành phần nêu trên. Sau đó, giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành giải bài tập tình huống.

Thứ ba, giảng viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn sinh viên tự ôn tập bài học, tự thực hành giải bài tập tình huống. Các tình huống được thiết kế phù hợp với nội dung môn học và chuyên ngành đào tạo của sinh viên, vừa giúp sinh viên hình thành được các KNHT, vừa rèn luyện được nghiệp vụ công an.

Thứ tư, trong buổi thảo luận, seminar, giảng viên và chuyên gia hướng dẫn sinh viên cách vận dụng các nhóm kỹ năng và các kỹ năng thành phần để thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học. Sinh viên được chia thành các nhóm và tiến hành rèn luyện các nhóm kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

Thứ năm, giảng viên và chuyên gia tổ chức cho sinh viên làm một bài kiểm tra ngắn và một bài giải bài tập tình huống. Qua đó, giảng viên vừa nắm được mức độ kỹ năng học tập của sinh viên, vừa có cơ sở để lên kế hoạch tiếp tục rèn luyện cho sinh viên trong thời gian tiếp theo.

Thứ sáu, chuyên gia đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, hạn chế trong việc nắm tri thức về các nhóm KNHT. Thông qua đó giúp sinh viên tự nhận thức được năng lực của bản thân, biết cách rèn luyện để hình thành những kỹ năng còn thiếu hụt.


4.3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học

Giảng viên tổ chức, điều khiển để người học tự mình tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức thông qua những hành động và thao tác của họ. Quá trình đó diễn ra theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức, gia tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đòi hỏi giảng viên phải đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiến hành các hoạt động học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên nhằm phát triển những yếu tố nội lực chủ quan tốt nhất để sinh viên tham gia có hiệu quả vào quá trình học tập và rèn luyện được các KNHT theo HCTC.

Để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của sinh viên trong quá trình học tập theo HCTC, giảng viên cần:

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 20

Thứ nhất, giáo dục ý thức, tính chủ động, tinh thần tự giác trong học tập, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng học tập của sinh viên. Đồng thời phát huy vai trò hợp tác, hỗ trợ của nhóm sinh viên trong quá trình rèn luyện các KNHT theo HCTC.

Thứ hai, thường xuyên giao nhiệm vụ học tập để sinh viên hoàn thành. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc tự học và các hoạt động giao tiếp, các hoạt động phát triển nghề nghiệp của sinh viên.

Thứ ba, khuyến khích các sinh viên có ý thức học tập tốt, có kinh nghiệm học tập theo HCTC làm nòng cốt cho phong trào học tập trong lớp. Sinh viên trong nhóm sẽ hỗ trợ nhau hiệu quả trong quá trình học tập, vừa hướng dẫn, vừa đôn đốc nhau tiến hành hoạt động học tập.

Thứ tư, chủ động vận dụng phương pháp dạy học tích cực để phù hợp với đào tạo theo HCTC. Trong đào tạo theo HCTC, số giờ lên lớp của giảng viên được giảm, tăng cường giờ tự học, giờ xemina và thảo luận. Giảng viên hướng dẫn sinh viên tư duy phản biện, cách suy nghĩ phê phán, suy nghĩ theo lỗi tích cực, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ. Giúp sinh viên hiểu một cách sâu sắc về mục đích của môn học, từ đó có


phương pháp học cũng như thái độ học tập tích cực, phù hợp. Giảng viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau cho phù hợp với tình huống cụ thể nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho sinh viên trong quá trình học tập.

Thứ năm, khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm học tập trong đào tạo theo tín chỉ cho các sinh viên khác thông qua các buổi tọa đàm hoặc các kênh truyền thông của nhà trường (trang web, tạp chí, đài phát thanh, kênh truyền hình… của nhà trường).

Thứ sáu, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên. Kiểm tra, đánh giá khách quan, công bằng, chính xác sẽ hình thành sự hứng thú, tích cực của sinh viên. Mặt khác, khi soạn câu hỏi thi, kiểm tra, giảng viên cần chú trọng đòi hỏi sự thể hiện kiến thức tìm tòi, nghiên cứu của sinh viên, không chỉ dừng lại ở những câu hỏi mang tính chất phân tích, trình bày hoặc nêu một nội dung cụ thể, cần có những câu hỏi đòi hỏi sự khái quát, hệ thống, đi sâu vấn đề, đòi hỏi năng lực vận dụng và giải quyết vấn đề, từ đó khuyến khích sinh viên chủ động tư duy và tìm tòi.

4.3.2.4. Thực hành có hiệu quả các hoạt động tư vấn cho sinh viên học tập theo học chế tín chỉ

Cố vấn học tập có các chức năng sau: Tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Cần chú ý tư vấn cho sinh viên những nội dung sau: Tìm hiểu chương trình đào tạo của ngành học, khóa học, giới thiệu khung chương trình đào tạo; Hướng dẫn cách lựa chọn các học phần và khối lượng tín chỉ phù hợp, nhắc nhở và theo dõi việc đăng ký các học phần của sinh viên ở từng học kỳ để hoàn thành các tín chỉ cho phù hợp với quy định của cơ sở đào tạo; Hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm các nguồn thông tin phục vụ quá


trình học tập; Thành lập các nhóm học tập để các sinh viên khá, giỏi hỗ trợ các sinh viên yếu kém, đồng thời rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên. Cố vấn học tập cần nắm được năng lực của sinh viên, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập để có sự hỗ trợ kịp thời cho sinh viên.; Đối với các sinh viên có biểu hiện học tập sa sút, cố vấn học tập cần gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân và hỗ trợ sinh viên khắc phục.

Để hoạt động tư vấn cho sinh viên học tập theo học chế tín chỉ đạt hiệu quả cần:

Thứ nhất, tổ chức đội ngũ tư vấn gồm đại diện ban chủ nhiệm, cán bộ quản lý đào tạo, đại diện khoa đào tạo và giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Tư vấn cấp chương trình nên là những người trong ban chủ nhiệm, cán bộ đào tạo, tư vấn cấp môn học và bộ môn nên là việc của khoa đào tạo và giảng viên giảng dạy.

Thứ hai, hoạt động tư vấn nên được tổ chức thường xuyên vào mỗi ngày và định kỳ theo năm học. Vào đầu năm học, cơ sở đào tạo cần có kế hoạch cụ thể cho các khoa thực hiện công tác tư vấn cho sinh viên. Phân công bộ phận phụ trách đảm nhiệm nội dung và chương trình để tổ chức tư vấn cho sinh viên.

Thứ ba, đội ngũ tư vấn bố trí nhân sự tư vấn cho sinh viên, đảm bảo mỗi buổi tư vấn trong ngày có ít nhất 02 người tư vấn, trong đó 01 người phụ trách tư vấn cấp chương trình (tư vấn các kỹ năng liên quan đến tích lũy tín chỉ) và 01 người tư vấn cấp môn học (tư vấn các kỹ năng mềm: kỹ năng lập kế hoạch học tập, kỹ năng học tập trên lớp, kỹ năng tự học, kỹ năng học tập nhóm, kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, kỹ năng điều chỉnh kế hoạch học tập…). Cố vấn học tập phải là những người am hiểu về chương trình đào tạo; hiểu được ý nghĩa, mục đích, mục tiêu kiến thức và phương pháp học tập của từng môn học; hiểu về kế hoạch đào tạo của chương trình học, phương pháp và kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ, đặc biệt cần hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên.

Thứ tư, cố vấn học tập cần sắp xếp thời gian để định kỳ tiếp xúc với sinh viên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của sinh viên. Đồng thời cố vấn học tập có thể sử dụng các hình thức khác để trao đổi với sinh viên như thư điện tử, điện thoại… để nắm bắt thông tin kịp thời.


4.3.2.5. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ

Để đảm bảo cho hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên được tiến hành hiệu quả, ngoài hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy - học thông thường, các học viện, trường đại học CAND phải đầu tư cho các hệ thống cơ sở vật chất phục vụ những hoạt động đặc thù. Hoạt động học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có sự khác biệt so với các cơ sở đào tạo khác là phải học các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ công an, trong đó có rất nhiều tài liệu, kiến thức, kỹ năng bí mật, có liên quan tới chiến lược và các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo giữ bí mật nghiệp vụ, các thiết bị học tập không được phép kết nối mạng internet, đồng thời thực hiện theo đúng quy định về đảm bảo bí mật nhà nước. Yêu cầu này dẫn đến khó khăn của sinh viên trong việc tiếp cận, trao đổi thông tin, đặc biệt là hoạt động quản lý học tập qua mạng. Mọi thông tin đều được trao đổi qua mạng nội bộ, trong khi số lượng sinh viên đông, lượng thông tin, tài liệu lớn, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ tấn công mạng của các tổ chức, cá nhân chống phá. Trước thực tế trên đòi hỏi Bộ Công an, các học viện, trường đại học CAND phải quan tâm xây dựng hệ thống mạng nội bộ vừa đảm bảo được nhu cầu trao đổi thông tin, quản lý học tập vừa đảm bảo tính an toàn, bí mật.

Nội dung đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ gồm khai thác, sử dụng, bảo quản, bổ sung phát triển cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Để đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học có chất lượng cần:

Thứ nhất, phải xây dựng các chiến lược phát triển của nhà trường để định hướng cho nội dung đầu tư phát triển cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu đào tạo nói chung, đào tạo theo tín chỉ nói riêng.

Thứ hai, phải làm tốt công tác dự báo quy mô đào tạo, vì đây là một yếu tố quan trọng, nếu sát, đúng sẽ góp phần xây dựng, trang bị, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ nhằm đưa nhà trường đạt tới mục tiêu dạy học.


Thứ ba, nâng cao chất lượng thu thập thông tin về cơ sở vật chất, đồng thời không ngừng tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Trong quá trình thống kê, phân tích, phản ánh rõ tình hình quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất. Đồng thời, nhạy bén trong việc thông tin về các loại sách báo, tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn học tập thông qua việc tổ chức, trang bị và điều hành hoạt động thư viện nhà trường một cách khoa học.

Thứ tư, thường xuyên tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngành, các cấp có liên quan, các đơn vị trong và ngoài nhà trường, phát huy chính nội lực của các học viện, trường đại học CAND để huy động tốt nhất nguồn tài lực, vật lực xây dựng cơ sở vật chất dạy học.

Thứ năm, thường xuyên thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trang bị, quản lý cơ sở vật chất, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng cơ cở vật chất. Đặc biệt, lực lượng phụ trách an ninh mạng phải bảo trì hệ thống mạng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tấn công mạng để đối phó, bảo vệ hệ thống thông tin bí mật của các học viện, trường đại học CAND.

4.4. Thực nghiệm tác động

Xuất phát từ vai trò của tri thức đối với kết quả của kỹ năng, KNHT theo HCTC của sinh viên phải được hình thành trên cơ sở sinh viên hiểu đầy đủ, chính xác về học tập theo HCTC, về các KNHT theo HCTC.

Nghiên cứu trên nhóm khách thể cho thấy, sinh viên thực hiện KNHT theo HCTC còn nhiều thiếu sót, chưa thuần thục và thiếu linh hoạt.

Khảo sát thực trạng cho thấy trong số các kỹ năng học tập thành phần của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC được sinh viên thực hiện kém hơn các kỹ năng khác. Trong khi đó, đây là kỹ năng đặc trưng sinh viên cần có khi học tập theo HCTC.

Qua nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND là: Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; Hiểu biết


của sinh viên về học tập theo HCTC; Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Từ thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND ở mức trung bình, trong đó việc giải quyết các bài tập tình huống yếu hơn so với nhận thức của sinh viên về các nội dung KNHT theo HCTC; kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC đạt mức độ thấp hơn các kỹ năng còn lại; yếu tố tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC; năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNHT theo HCTC của sinh viên, chúng tôi lựa chọn rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC cho sinh viên thông qua tiến hành thực nghiệm 2 biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND về cách thức tổ chức các hành động học tập theo học chế tín chỉ.

Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể.

Chúng tôi sử dụng các phương pháp đánh giá vào các thời điểm khác nhau của quá trình thực nghiệm thông qua bảng hỏi, phiếu bài tập tình huống thực hiện trước và sau khi thực nghiệm, biên bản quan sát trong suốt quá trình thực nghiệm. Các bảng hỏi, phiếu bài tập tình huống, biên bản quan sát sử dụng từ phần khảo sát thực trạng. Sau đây là kết quả thực nghiệm tác động:

4.4.1. Kết quả thực nghiệm

4.4.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp tác động đến sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng đồng bộ hai biện pháp tác động đến kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Kết quả thực nghiệm được thể hiện ở biểu đồ 4.17.


2.79

3.84

3

3.59

.46

3


.48


3.08


2.81


2.49

4

3.5

Xác định các yêu cầu của chương trình đào tạo

Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện

Viết kế hoạch học tập

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm


Biểu đồ 4.17: Kỹ năng lập kế hoạch học tập của sinh viên trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ trên cho thấy, kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh

viên đã có sự thay đổi về mức độ (từ mức trung bình lên mức khá), điểm trung bình tăng từ 2,79 lên 3,59; p=0,000. Trong đó, kỹ năng giải bài tập tình huống có sự thay đổi cao hơn so với kết quả khảo sát qua phiếu hỏi (chênh lệch 0,88; p=0,000 so với 0,80; p=0,000) (Xem phụ lục 9). Cho thấy sinh viên vận dụng tốt các hiểu biết của mình về nội dung kỹ năng lập kế hoạch học tập vào thực tiễn.

Các nhóm kỹ năng thành phần trước và sau thực nghiệm có sự thay đổi không đồng đều. Trong đó, nhóm kỹ năng Viết kế hoạch học tập có sự thay đổi nhiều nhất (chênh lệch 0,99; p=0,000); thay đổi lớn thứ hai là nhóm kỹ năng Xác định các yêu cầu của chương trình đào tạo (chênh lệch 0,76; p=0,000); nhóm kỹ năng Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện có sự thay đổi ít nhất (chênh lệch 0,65; p=0,000). Điều này cho thấy, thực nghiệm đã có giá trị thiết thực trong việc hình thành các kỹ năng thực tế cho sinh viên. Viết kế hoạch học tập là hoạt động bám sát các nhiệm vụ học tập cụ thể, là căn cứ rõ ràng nhất giúp sinh viên tổ chức hoạt động học tập, theo dõi việc thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết. Việc Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện suy cho cùng cũng nhằm giúp sinh viên có thể thiết kế được kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.

Qua phỏng vấn cho thấy, giảng viên giảng dạy đã đánh giá cao kết quả thực nghiệm. "Nâng cao nhận thức cho sinh viên về cách lập kế hoạch học tập và rèn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022