Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kỹ Năng Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân


chỉnh hoạt động học tập tốt hơn sinh viên nam; sinh viên năm thứ ba thực hiện kỹ năng này tốt nhất, còn sinh viên năm thứ nhất thực hiện kỹ năng này kém nhất; sinh viên Học viện CSND đạt mức cao nhất và sinh viên Đại học KT-HC CAND đạt mức thấp nhất.

4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

4.2.1. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Kết quả nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.10: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND


TT


Các yếu tố

Sinh viên

GV, CBQL

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1

Động cơ học tập theo

HCTC của sinh viên

3.86

0.47

4

3.74

0.66

4

2

Hiểu biết của sinh viên về học tập

theo HCTC

4.07

0.59

2

3.89

0.63

3

3

Tính tích cực, chủ động học

tập theo HCTC của sinh viên

4.08

0.65

1

4.34

0.54

1

4

Kinh nghiệm hướng dẫn của

cố vấn học tập

3.51

0.64

6

3.22

0.65

7

5

Năng lực và phương pháp giảng

dạy của đội ngũ giảng viên

3.99

0.66

3

4.09

0.74

2

6

Cách thức tổ chức đào tạo

theo HCTC

3.47

0.70

7

3.51

0.74

5

7

Cơ sở vật chất phục vụ học

tập theo HCTC

3.55

0.62

5

3.46

0.74

6

ĐTB chung

3.79

0.50


3.68

0.44


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 19

Kết quả tại bảng 4.10 cho thấy, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng khá mạnh tới KNHT theo HCTC (ĐTB = 3.79; ĐLC = 0.50). Trong đó, các yếu tố thành phần có ảnh hưởng tới KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND ở các mức độ khác nhau, ĐTB đạt từ 3.47 đến 4.08. Lựa chọn của sinh viên có sự tập


trung nhiều ở các yếu tố Động cơ học tập theo HCTC của sinh viên (ĐLC = 0.47) và Hiểu biết của sinh viên về học tập theo học chế tín chỉ (ĐLC = 0.59). Độ lệch chuẩn cao ở các yếu tố Cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC (ĐLC = 0.70); Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên (ĐLC = 0.66). (Xem phụ lục 13.7.1).

Trong các yếu tố thành phần, yếu tố Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên được sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến KNHT theo HCTC của họ (ĐTB = 4.08; ĐLC = 0,65), tiếp đến là yếu tố Hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC (ĐTB = 4.07; ĐlC = 0.59); Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên (ĐTB = 3.99; ĐLC = 0.66) Động cơ học tập theo HCTC của sinh viên (ĐTB = 3.86; ĐLC = 0.47)... Các yếu tố được sinh viên đánh giá có ảnh hưởng kém hơn gồm: Cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC (ĐTB = 3.47; ĐLC = 0.70); Kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập (ĐTB = 3.51; ĐLC = 0.64); Cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC (ĐTB = 3.55; ĐLC = 0.62).

Giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên cũng đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng khá mạnh tới KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND (ĐTB = 3.68; ĐLC = 0.44) (Phụ lục 13.7.4). Tuy nhiên, đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý có sự khác biệt với đánh giá của sinh viên. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND gồm Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên (ĐTB = 4.34; ĐLC = 0.54). Hai yếu tố được giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá có ảnh hưởng ít nhất đến KNHT theo HCTC của sinh viên gồm Kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập (ĐTB = 3.22; ĐLC = 0.65) và Cơ sở vật chất phục vụ học tập (ĐTB = 3.46; 0.74).

Kết quả phỏng vấn sinh viên và cán bộ quản lý đều cho thấy Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên giữ vai trò chủ đạo nhất. Khi tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính riêng biệt của sinh viên được đề cao cũng đồng nghĩa với việc sinh viên phải chủ động trong các hoạt động học tập và có ý thức, trách nhiệm với các nhiệm vụ học tập của bản thân.


Phân tích trên cho thấy, các yếu tố được khảo sát có sự ảnh hưởng mạnh đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Kết quả kiểm định tương quan (Phụ lục 13.7.2) cũng chỉ ra cả 7 yếu tố thành phần đều có sự tương quan mạnh với nhau và tương quan mạnh với KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Kết quả này khẳng định tính khách quan, phù hợp trong nghiên cứu khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

4.2.2. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND (Phụ lục 13.7.2) được thể hiện ở sơ đồ sau:

r=0.605**

Động cơ học tập theo HCTC của sinh viên

r=0.753**

KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO HCTC CỦA SINH VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CAND

Hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC

r=0.811**

Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của

sinh viên

r=0.601**

r=0.793**

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG

r=0.697**

Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên

Cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC

r=0.608**

Cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC

r = 0.860**

Kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học


Sơ đồ 4.2: Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND


Sơ đồ 4.2 cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng có tương quan thuận với KNHT theo HCTC của sinh viên, mức độ tương quan mạnh (r = 0.860). Cho thấy, bất kỳ sự tăng hay giảm mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đều sẽ kéo theo sự tăng hay giảm tương ứng của KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Sơ đồ 4.2 cũng cho thấy, từng yếu tố thành phần có tương quan thuận và mạnh với KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Trong đó, các yếu tố có tương quan mạnh nhất với KNHT theo HCTC của sinh viên là Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên (r = 0.811); Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên (r = 0.793); Hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC (r = 0.753). Các yếu tố có mối tương quan kém mạnh hơn với KNHT theo HCTC của sinh viên gồm Kinh nghiệm của cố vấn học tập (r = 0.601); Động cơ học tập theo HCTC của sinh viên (r = 0.605); Cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC (r = 0.608). Kết quả trên cho thấy, bất kỳ sự thay đổi nào của các yếu tố ảnh hưởng thành phần cũng kéo theo sự thay đổi của KNHT theo HCTC của sinh viên. Do đó, muốn phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cần quan tâm đồng bộ tới các yếu tố ảnh hưởng thành phần.

4.2.3. Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Nhằm kiểm tra xu hướng biến đổi mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND trong mối quan hệ với các yếu tố ảnh hưởng, luận án sử dụng phép hồi quy bội với mô hình trong đó các yếu tố ảnh hưởng là biến độc lập, mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên là biến phụ thuộc.

Kết quả nghiên cứu (Phụ lục 13.7.3) chỉ ra, với hệ số hiệu chỉnh = 0.772, có nghĩa các biến độc lập này có thể giải thích 77.2 % sự biến đổi của biến phụ thuộc; còn lại 22.8 % là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên gây ra. Hệ số Durbin-Watson = 1.720 (thuộc khoảng từ 1.5 - 2.5), cho thấy hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất không xuất hiện. Bảng Anova cho thấy, giá trị kiểm định P = 0.000 (P < 0.005) nên mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp


với tổng thể và có giá trị sử dụng tốt. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta của 7 yếu tố đều lớn hơn 0, vì vậy, tất cả 7 yếu tố ảnh hưởng đều tác động cùng chiều đến KNHT theo HCTC của sinh viên.

Theo kết quả của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố độc lập tới mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND lần lượt là: Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; Cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC; Động cơ học tập theo HCTC của sinh viên; Hiểu biết của sinh viên về đào tạo theo HCTC; Cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC; Kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập. Từ các kết quả trên, luận án thiết lập phương trình hồi quy như sau:

Mức độ KNHT theo HCTC = 0.298*TTC + 0.251*GV + 0.162*ĐT + 0.161*ĐC + 0.123*HB + 0.039*CSVC + 0.007*CVHT

Kết quả hệ số hồi quy thể hiện ở bảng 4.11:

Bảng 4.11: Hệ số hồi quy mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

(Constant)

.406

.083


4.918

.000



Động cơ học tập theo HCTC của sinh viên

.144

.024

.161

6.122

.000

.666

1.502

Hiểu biết của sinh viên về đào

tạo theo HCTC

.089

.029

.123

3.094

.002

.289

3.457

Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên

.196

.029

.298

6.837

.000

.243

4.117

Kinh nghiệm hướng dẫn của

cố vấn học tập

.005

.020

.007

.231

.817

.483

2.072

Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên

.162

.025

.251

6.589

.000

.316

3.162

Cách thức tổ chức đào tạo theo

HCTC

.098

.019

.162

5.096

.000

.453

2.208

Cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC

.027

.021

.039

1.288

.198

.501

1.997


Kết quả hệ số hồi quy ở bảng 4.11 cho thấy, các biến số có khả năng giải thích tốt cho xu hướng biến đổi mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên. Đồng thời, mô hình hồi quy trên có mức độ dự báo tốt về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Các biến độc lập có mối tương quan thuận và mạnh với biến phục thuộc. Trong 7 biến trên, biến Tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên có điểm số cao nhất và ảnh hưởng mạnh nhất đến KNHT theo HCTC của sinh viên. Do đó, muốn phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, cần quan tâm đến phát huy tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên.

Nhìn chung, các yếu tố được nghiên cứu và khảo sát có ảnh hưởng mạnh đến mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Việc xác định mức độ ảnh hưởng và dự báo xu hướng biến đổi của mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND là cơ sở quan trọng, góp phần đề xuất biện pháp nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay.

4.3. Biện pháp tâm lý sư phạm phát triển kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

4.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp tâm lý sư phạm

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của tri thức đối với kết quả hoạt động. Trong cấu trúc của kỹ năng, nhận thức là yếu tố đầu tiên và là thành phần không thể thiếu để hình thành kỹ năng. Trong việc rèn luyện kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, để thực hiện bất kỳ một hành động nào đạt kết quả, người học cũng phải nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với hành động cụ thể.

Thứ hai, xuất phát từ các giai đoạn hình thành kỹ năng, chủ thể muốn có kỹ năng thực hiện một hành động/ hoạt động cụ thể, bên cạnh việc nắm vững tri thức về đối tượng, về cách thức thực hiện hành động/ hoạt động, tiến hành


làm thử để đạt đến mức độ sơ đẳng, chủ thể phải có quá trình rèn luyện, nâng cao hiệu quả. Do đó, muốn phát triển kỹ năng học tập theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, phải tổ chức cho sinh viên rèn luyện thông qua các nhiệm vụ học tập cụ thể.

Thứ ba, xuất phát từ kết quả khảo sát thực trạng cho thấy KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND chỉ ở mức độ trung bình, trong đó mức độ của các kỹ năng thành phần không đồng đều. Đòi hỏi phải có biện pháp tác động nhằm phát triển các kỹ năng này.

Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp tâm lý sư phạm nhằm phát triển kỹ năng học tập theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

4.3.2. Một số biện pháp tâm lý sư phạm

4.3.2.1. Nâng cao nhận thức cho sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân về cách thức tổ chức các hành động học tập theo học chế tín chỉ

Việc nhận thức đúng đắn cách thức tổ chức hành động học tập sẽ giúp sinh viên hiểu biết vị trí, vai trò, tác dụng của môn học, cách thức triển khai hoạt động học tập hiệu quả, từ đó sẽ tự giác, tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá tri thức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân và vững vàng trong công tác sau này. Có thể khẳng định, hoạt động học tập của người học chỉ có thể đạt được kết quả khi xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn của sinh viên viên về vị trí, tác dụng của môn học, về nội dung phương pháp và những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là cách thức triển khai các hành động học tập cụ thể.

Cần giúp sinh viên nhận thức được các nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, các kiến thức về nhóm kỹ năng lập kế hoạch học tập theo theo HCTC: Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo; xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện; viết kế hoạch học tập.

Thứ hai, các kiến thức về nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTCv: Học trên lớp; tự học.


Thứ ba, các kiến thức về nhóm kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC: Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Điều chỉnh kế hoạch học tập.

Để có thể nâng cao nhận thức của sinh viên về cách thức tổ chức các hành động học tập theo HCTC cần phải thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, chuyên gia giảng dạy, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, các KNHT theo HCTC cần trang bị, vai trò của các kỹ này đối với hiệu quả học tập, hướng dẫn cách thức thực hiện từng kỹ năng, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành từ đó hình thành các kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ.

Thứ hai, chia sinh viên thành các nhóm và tổ chức thảo luận theo sự hướng dẫn của chuyên gia để nắm vững các tri thức về bốn nhóm kỹ năng thành phần nêu trên.

Thứ ba, chuyên gia đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong việc nắm tri thức của sinh viên về các nhóm KNHT theo HCTC.

4.3.2.2. Rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể

Để hình thành KNHT theo HCTC cho sinh viên, phải tạo cơ hội cho sinh viên được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Sinh viên vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường để giải quyết vấn đề thực tiễn. Thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, sinh viên có thể vận dụng những kinh nghiệm vốn có, vừa tìm ra những cách thức giải quyết vấn đề mới, từ đó hình thành các KNHT cần thiết.

Rèn luyện KNHT theo HCTC cho sinh viên thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể nhằm giúp sinh viên được thực hành luyện tập lồng ghép các nhóm kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

Để rèn luyện KNHT theo HCTC cho sinh viên thông qua giải quyết các tình huống cụ thể cần phải thực hiện các hoạt động sau:

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí