Những Nhân Tố Chủ Quan Ảnh Hưởng Tới Kinh Tế Du Lịch


2.2.3.1. Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới kinh tế du lịch

- Cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển KTDL của Nhà nước và địa phương

Đây là yếu tố quyết định hàng đầu để phát triển KTDL. Mặc dù quốc gia nào đó có giàu có về tài nguyên, nguồn nhân lực đến đâu nhưng thiếu đường lối, cơ chế, chính sách phát triển KTDL đúng đắn thì KTDL cũng không thể phát triển được. Đường lối, chính sách phát triển KTDL là một bộ phận trong tổng thể đường lối, chính sách phát triển KT-XH. Các đường lối, phương hướng, chính sách, kế hoạch, biện pháp cần phải được cụ thể hóa bằng các kế hoạch dài, trung và ngắn hạn. Do sự bùng nổ của KTDL cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều đất nước. Vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây dựng và triển khai một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và được phối hợp một cách nhịp nhàng.

+ Chiến lược phát triển kinh tế du lịch: là một bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương. Nó quy định những mục tiêu lâu dài, cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu về“sự phát triển KTDL, những con đường và cách thức để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó, phương hướng chung của sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ dài. Những chiến lược phát triển KTDL này là công cụ để cung cấp”một tầm nhìn dài hạn về hoạt động của kinh tế du lịch trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế du lịch này có nội dung là xác định các mục tiêu và nhiệm vụ dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước, nước ngoài và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu mà việc kinh doanh DL đã đề ra. Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược kinh tế du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh về kinh tế du lịch.

+ Quy hoạch du lịch: là hệ thống ý tưởng được thể hiện bằng các nhiệm vụ cần thực hiện hoặc tham gia vào những lựa chọn tổng thể, hoặc những điểm DL riêng có liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất: đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lao động, tăng cường xúc tiến quảng bá, thực hiện các chiến lược


về thị trường v.v.. Việc này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ kinh tế du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà kinh tế du lịch có thể ảnh hưởng tới cộng đồng, doanh nghiệp du lịch. Nếu công tác quy hoạch có chất lượng thì nó sẽ giúp cho yếu tố cung DL và cầu DL phù hợp với nhau, tạo ra sự cân bằng cung - cầu, giúp cho thị trường DL phát triển tốt, góp phần nâng cao hiệu quả của kinh tế du lịch. Ngược lại, nếu việc quy hoạch này được thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển KTDL thiếu tính kiểm soát và những lợi ích ngắn hạn trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.

- Nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương

Nguồn lực đầu tư tác động trực tiếp tới quy mô, trình độ nhân lực, quy mô, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng… từ đó tác động tới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của KTDL. Việc phân bổ nguồn lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn lực tài chính là nhân tố ảnh hưởng tới quy mô, trình độ của lực lượng sản xuất. Khi thực hiện đầu tư mở rộng để đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, trang bị, xây dựng cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi, giải trí hoàn thiện và đồng bộ sẽ thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Trên thực tế, việc này phụ thuộc rất lớn vào tư duy, tầm nhìn và ý chí của chính quyền địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

- Quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch:

Số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm, dịch vụ DL có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của kinh tế du lịch. Nếu các nhà kinh doanh DL cung ứng ra thị trường những sản phẩm DL phù hợp với mùa vụ, thị hiếu của du khách, với chiến lược giá cả phù hợp sẽ thu hút được du khách đến và lưu trú dài hơn. Đồng thời, các tổ chức kinh doanh DL cùng tồn tại và phát triển sẽ tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ. Quy mô các tổ chức kinh doanh DL càng lớn sẽ càng có điều kiện để đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học - công nghệ, mở rộng liên doanh liên kết, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ các loại hình DL để hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm DL sẽ giúp cho các doanh nghiệp du lịch tăng khả năng cạnh tranh, tạo niềm tin, danh tiếng đối với khách du lịch. Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ DL được nâng cao, dưới con mắt khách hàng và thị trường thì những sản

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 9


phẩm dịch vụ vượt mức trông đợi của khách hàng sẽ có giá trị cao hơn so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Như vậy, thì lượng khách hàng sẽ tăng và điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp du lịch cũng tăng theo.

2.2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng khách quan

- Môi trường chính trị: Điều kiện chính trị ổn định của một nước, một vùng là yếu tố cơ bản nhất tác động đến khách du lịch. Người ta sẽ không đến vui chơi, giải trí ở nơi xảy ra bất ổn, những nơi bất an toàn. Hiện nay, nhiều quốc gia, nhiều vùng bị mất lợi thế trong phát triển KTDL khi xảy ra bất ổn chính trị, những xung đột sắc tộc v.v.. sẽ tạo ra tâm lý lo ngại cho du khách khi đến thăm. Yếu tố này được thể hiện là để đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ nhân lực v.v.. giữa các địa phương, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Môi trường chính trị trước hết thể hiện ở hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế của một nước. Một nền chính trị hòa bình, ổn định sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển nói chung, kinh tế du lịch nói riêng. Thực tế cho thấy, một quốc gia mặc dù có nhiều tài nguyên về DL cũng không thể phát triển được DL nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình. Trên thế giới những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hòa bình ổn định thường có sức hấp dẫn đối với du khách. Ngược lại, ở những nước có sự tranh chấp của các đảng phái, đảo chính quân sự, đấu tranh, biểu tình liên miên… thì kinh tế du lịch ở những nước đó khó có thể phát triển được.

- Môi trường trật tự, an toàn xã hội: An ninh - quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội chính là yếu tố tiên quyết để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Phát triển KTDL phải đặc biệt chú trọng đến an ninh - quốc phòng. Nền quốc phòng an ninh vững chắc sẽ thúc đẩy đầu tư, tạo ra tâm lý yên tâm, ổn định cho các nhà đầu tư nội địa và quốc tế. Yếu tố này được thể hiện là sức mạnh và khả năng sẵn sàng an ninh - quốc phòng để bảo đảm cho việc an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Môi trường kinh tế - xã hội: là thể hiện ở mức độ phát triển của các ngành nghề và tình hình về năng suất lao động ở nước đó. KTDL là ngành kinh tế tổng hợp, nên nó chỉ phát triển khi các ngành kinh tế khác được phát triển khi các ngành


kinh tế khác được phát triển. Không thể nói KTDL phát triển trong điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, khách sạn, nhà hàng, điện, nước v.v.. còn ở trình độ thấp. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, thì nhu cầu DL của họ cũng được nâng lên. Khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng, nếu cầu DL tăng, thì tất yếu làm cung về DL sẽ tăng lên.

- Hội nhập kinh tế quốc tế: là quá trình các nước chủ động gắn kết nền kinh tế của quốc gia mình với kinh tế khu vực và thế giới bằng những nỗ lực thực hiện tự do hóa kinh tế và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành của chỉnh thể kinh tế toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tất yếu thúc đẩy hội nhập KTDL giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Như vậy, bởi vì hiện nay sự phát triển của phân công lao động xã hội được mở rộng trên phạm vi quốc tế, phân công lao động quốc tế có bước phát triển mới, làm cho các nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, đưa đến sự hình thành nền kinh tế toàn cầu như một chỉnh thể thống nhất.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra những cơ hội để một nước phát triển kinh tế du lịch, đồng thời nó cũng đặt ra không ít thách thức trong quá trình phát triển.

+ Những cơ hội:

Đối với doanh nghiệp DL, khi hội nhập kinh tế quốc tế là sức ép buộc phải có sự cải cách mạnh mẽ ở mỗi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. Các doanh nghiệp du lịch Lào sẽ có cơ hội được tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý tiên tiến của các tập đoàn DL lớn trên thế giới. Với nhiều kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vị quốc tế, các doanh nghiệp DL nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch Lào chuyển giao kinh nghiệm thu hút du khách và đào tạo đội ngũ lao động, cán bộ làm công tác xúc tiến, quảng bá DL.

Về mở rộng thị trường là cơ hội cho phép thêm các doanh nghiệp du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường trong nước, sẽ tăng thêm năng lực khai thác khách DL quốc tế vào Lào và làm cho hoạt động DL trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ.


Về mở ra cho kinh tế du lịch ở các quốc gia trên thế giới những cơ hội cạnh tranh mới, từ đó thu hút thêm nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, nâng cấp cơ sở vật chất - hạ tầng và trang thiết bị cho kinh tế du lịch. Nhờ những cơ hội cạnh tranh mới mà các hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch cũng mở rộng, các khu, điểm DL, cơ sở bán hàng hóa thủ công và các dịch vụ khác cũng phát triển.

+ Những thách thức:

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì cạnh tranh sẽ là yếu tố diễn ra gay gắt và ngày càng khốc liệt hơn. Cạnh tranh vừa là cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế song lại là thách thức lớn đối với các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia trên thế giới giao lưu kinh tế, đồng thời với quá trình đó, hoạt động văn hóa cũng được giao thoa. Bên cạnh cơ hội chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa của thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của truyền thống văn hóa dân tộc, sẽ là nguy cơ tiếp thu tràn lan, thiếu chọn lọc, dẫn đến bị mất bản sắc văn hóa truyền thống, bị hòa tan vào trong thế giới toàn cầu hóa. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp các quốc gia tạo lập những cơ chế thông thoáng hơn để đón khách du lịch quốc tế, tuy nhiên đi liền với nó là nguy cơ các tội phạm có thể lẫn trốn sang các quốc gia khác một cách dễ dàng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia của nước làm DL.

Sức ép về môi trường là sự phát triển ồ ạt các sản phẩm DL ở bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể dẫn đến khó khăn trong quản lý và nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái, làm suy giảm đa dạng sinh học. Hiện nay, hoạt động thiếu sự kiểm soát của kinh tế du lịch có thể dẫn đến tàn phá môi trường sinh thái: làm ô nhiễm đại dương và mặt đất, tàn phá cuộc sống hoang dã, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng…

- Xu hướng phát triển kinh tế du lịch trên thế giới: Trong thời gian tới, du lịch thế giới được dự báo tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu. Du lịch sẽ trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển và phát triển. UNWTO dự báo rằng: Hoạt động du lịch toàn cầu đến năm 2030 sẽ đạt 1,8 tỷ lượt khách du lịch quốc tế. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ


đón 537 triệu lượt khách quốc tế đúng đầu thế giới và khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 thế giới. Như vậy, có thể thấy, xu hướng kinh tế du lịch trên thế giới trong những năm tới sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn. Trung quốc sẽ trở thành thị trường nguồn khổng lồ và tác động mạnh đến chính sách du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí vẫn là mục đích chính của đa số khách du lịch, nhưng sẽ có sự gia tăng nhu cầu tham gia du lịch trải nghiệm (hướng đến các giá trị văn hóa truyền thống), du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch chữa bệnh gắn với chăm sóc sức khỏe.

- Tài nguyên du lịch: là yếu tố tạo ra các cơ hội và sự kiện đặc biệt, điều kiện thị trường cho thu hút khách du lịch, bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Quy mô nguồn tài nguyên DL càng lớn, chất lượng của chúng càng cao và có nhiều tính độc đáo thì càng có điều kiện để thu hút khách du lịch, mở rộng thị trường cho hoạt động kinh doanh DL. Như vậy, có thể khẳng định, tài nguyên DL là yếu tố quan trọng tác động đến quy mô, chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm DL. Nguồn tài nguyên càng phong phú và đa dạng càng thu hút được nhiều khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG KINH TẾ DU LỊCH CỦA NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CỦA LÀO

2.3.1. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Các thành công của Singapore trong những năm vừa qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển DL. Theo dữ liệu từ Tổng cục du lịch Singapore (STB), năm 2018 nước này đón 18,5 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 6,2% so với năm 2017. Đến năm 2019 Singapore đón 19,2 triệu khách du lịch quốc tế và nâng doanh thu lên 27,9 tỷ đô la Singapore, bằng 20,5 tỷ USD, du lịch đóng góp trực tiếp vào khoảng 4% GDP của Singapore. Singapore hiện nay có khoảng trên 50 nghìn phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4.000.000 đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng đạt


đến 86%. Đây thực sự là các con số ấn tượng của ngành DL ở một quốc đảo nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển DL như Singapore [29, tr.1]. Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của một số việc như sau:

- Một là, về chính sách và chiến lược cho phát triển KTDL: Chính phủ Singapore coi trọng chiến lược,“kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển KTDL. Các nhà hoạch định chính sách ở nước này”đều tự nhận thức được rằng, muốn phát triển DL trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu thì phải đặt nó trong“chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia. Chiến lược phát triển KTDL này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa KTDL phát triển với tốc độ cao và vững”chắc. Những hệ thống cơ chế chính sách phải xuất phát từ những đặc trưng của DL là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa cao, mang tính toàn cầu hóa, khu vực hóa. Kinh tế du lịch càng phát triển thì tính chất xã hội hóa của nó càng cao, sự liên vùng, liên ngành và phạm vi hoạt động của nó càng rộng rãi. Ngoài ra, cơ chế và chính sách phát triển KTDL phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm [13, tr.64].

- Hai là, về đào tạo nguồn nhân lực cho KTDL: Yếu tố quyết định để phát triển KTDL là chất lượng nguồn nhân lực. Singapore thành công trong việc thu hút khách DL là nhờ nguồn nhân lực DL được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao, lòng yêu nghề và sự nghiêm túc trong công việc. Ở Singapore để được trở thành hướng dẫn viên DL chuyên nghiệp, được cấp thẻ, đòi hỏi người lao động phải học rất vất vả và trải qua quá trình thi cử cũng rất kho khắn. Chính vì lý do đó, cho đến nay Singapore đã có được đội ngũ hướng dẫn viên DL rất chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, đội ngũ hướng dẫn viên này rất biết cách chào mời và dẫn khách đến những nơi vui chơi giải trí, những nơi bán hàng để làm giàu thêm cho những cơ sở kinh doanh đi kèm với DL ở đất nước mình [13, tr.66].

- Ba là, về xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm DL: Singapore đã phát triển sản phẩm “Du lịch xanh” và xây dựng thương hiệu với những yếu tố hấp dẫn khác biệt. Trước hết điều ấn tượng nhất khi khách DL đến với đất nước này là cảnh quan và môi trường rất sạch. Chính điều này đã làm nên một Singapore khác biệt với các nước khác trên thế giới. Mặt khác, ở Singapore cũng chú trọng phát triển sản phẩm


DL cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường (casino). Đặc trưng nhất của sản phẩm DL là chương trình DL. Quốc gia này cung cấp cho thị trường quốc tế rất nhiều chương trình DL, trong đó có sản phẩm casino phù hợp với nhu cầu, thị hiệu của nhiều khách du lịch. Họ phân mảng thị trường khách DL quốc tế và đưa ra những chương trình phù hợp cho từng thị trường. Những chương trình cho khách DL châu Á khác chương trình cho khách DL châu Âu và châu Mỹ, châu Phi, châu Úc v.v.. ngay cả trong cùng một thị trường thì cũng có các chương trình phục vụ riêng cho từng những các nước khác nhau, tùy theo nhu cầu và khả năng chi trả của khách DL. Nhờ vậy, đất nước Singapore đã có bước tiến dài trên con đường phát triển KTDL. Mặc dù là một đất nước nhỏ bé nhưng đã trả thành một điểm đến ưa thích vầ hấp dẫn trong con mắt khách DL ở khắp nơi trên thế giới. Đối với nỗ lực của Cục xúc tiến DL Singapore, của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các doanh nghiệp DL, quốc gia này được dự kiến xây dựng thành một thủ đô của DL, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của ngành công nghiệp trong tương lai không xa [13, tr.67].

- Bốn là, về liên kết, hợp tác trong phát triển KTDL: Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao, sự phát kinh tế du lịch không chỉ bó hẹp trong một quốc gia, lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, quốc gia và khu vực. Singapore là nước có nền DL phát triển đã liên kết, hợp tác từ rất sớm và liên kết để kết nối tour, để tạo ra những sản phẩm DL đặc trưng, chuyên biệt cho mỗi các quốc gia. Hình thức liên kết của Singapore là liên kết nội vùng, ngoài vùng và liên kết đa ngành để thu hút khách DL.

- Năm là, về tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách DL: Môi trường chính trị ổn định, đất nước an bình, môi trường sinh thái trong sạch là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút khách DL. Đây là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế du lịch của Singapore. Đất nước này hiện nay được coi là một trong những điểm đến tham quan an toàn nhất của thế giới. Những biện pháp an ninh được thắt chặt trong các khu vực quan trọng, những nơi nhạy cảm khác nhằm đảm bảo cho nước Singapore vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn trong thời gian tới. Vấn đề an toàn giao thông cũng được khách DL quan tâm khi đi DL tại nước

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí