Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp


con người. Gồng gánh suốt đời là thuộc tính thứ hai của con người. Đau đớn thay, có thể ăn thịt người khi đói khát, cùng cực cũng là một thuộc tính của con người”. Tác giả đã làm cho người đọc nhận thức được mặt trái, hạn chế của con người, đồng thời cũng cho thấy dấu hiệu tự nhận thức cá nhân trong văn học hiện nay. Không gian thực - ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thực sự đã để lại ấn tượng trong dòng chảy chung của văn học hiện đại. Không gian đó đã tạo nên những đặc trưng rõ rệt trong khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nhiều nhân vật của Nguyễn huy Thiệp được nuôi dưỡng và lớn lên trong những không gian huyền thoại, họ mang niềm tin của mình vào sức mạnh siêu nhiên vào cái đẹp tuyệt đối trong vũ trụ: “Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ nó mang cho người ta sức mạnh [110; 11].

Trong một số tác phẩm không gian huyền thoại thực - ảo mang tính đưa đẩy có tính cách cổ tích. Ở Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp đem Nguyễn Huệ và Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi sách sử chính thống của các lịch triều, không gian cổ tích huyền thoại đã làm nền để tác giả dựng nên chân dung Nguyễn Ánh là “người đa mưu túc trí”. Dùng người, ông lấy chữ hiệp chữ lễ làm trọng, không coi nhân nghĩa trí tín ra gì: “Thỉnh thoảng Ánh vào sâu trong đất Thuận Quảng, xuất quỉ nhập thần. Ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuộn bay đằng trước, dân cứ thấy mưa là biết Ánh đi qua” [110; 281]. Ở truyện ngắn Nàng Sinh không gian huyền thoại thực - ảo, còn thấm đẫm nhiều chi tiết cổ tích lạ kì: “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại” [110; 196]; “Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát, nàng gầy gò trông đáng thương, nàng không bao giờ được ăn miếng ăn ngon, mặc áo đẹp. Hua Tát trên đường đi vào rừng ma, có một cái miếu nhỏ. Trong miếu có hòn đá nhỏ


bằn nắm tay người, để trên bệ gạch. Hòn đá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá có vân đỏ li ti như mạch máu người” [110; 221]…Hòn đá trở thành một thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm có người trông thấy hòn đá như cục lửa. Cả làng không ai nhấc được hòn đá đó, chỉ có Sinh là nhấc được. Khi nhắc lên, “hòn đá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người”.

Nàng Bua trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quế Hương là những ví dụ tiêu biểu. Nàng Bua trở thành “người giàu nhất bản, nhất Mường” từ sau khi ngẫu nhiên đào được một chum đầy vàng bạc. Nàng trở thành người đàn bà hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, góa bụa và không con cái”. Nhưng sự giàu có ấy đã không mang lại cho nàng hạnh phúc trọn vẹn. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa “đống chăn mềm ấm áp”. Cũng như vậy, bi kịch của người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục lại bắt đầu từ lúc “vị cứu tinh” tình cờ xuất hiện. “Anh ta đến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình trước bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vô danh. Anh ta trở lại với một trùm buôn tranh với tầm cỡ quốc tế, đặc biệt sính tranh Á Đông”. Từ đó, cuộc sống của người hoạ sĩ không còn yên ổn nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào nhà ông như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cái, khuân đi mọi cái, thay đổi mọi cái. Ngay cả ông cũng không nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ đẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng… “hoàn toàn xa lạ”.

Thông qua không gian huyền thoại thực ảo nhà văn muốn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Ở đó, tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy không được nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà đã đầy nỗi niềm khắc khoải âu lo. Nếu như ở giai đoạn trước, thế giới được nhìn nhận với con mắt lạc quan đầy tin tưởng, con người luôn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật đã chiếm lĩnh được, thì giờ đây, con người nhận ra rằng, thế giới vẫn mang trong mình


nó nhiều điều bí ẩn, và đầy bất trắc. Những điều đó thuộc về cái ngẫu nhiên. Nó là một khả năng có thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có khi lại là nỗi đau, là niềm bất hạnh.

Tiểu kết chương 1:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Ở chương này, chúng tôi tập trung khảo sát không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên ba bình diện: Không gian bối cảnh xã hội; Không gian bối cảnh thiên nhiên; Không gian tâm trạng. Trong mỗi vấn đề đó, chúng tôi đi sâu vào từng cấp độ nhỏ hơn. Bằng việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một kiểu mô hình không gian gần gũi và thực hơn trong văn học. Không gian này đã được đặt ra ngoài “bầu không khí vô trùng vốn có”. Trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo, con người phải đối diện với chính mình, với số phận của mình trong tư cách là một con người riêng lẻ, không nhân danh ai, không dựa vào ai. Vì vậy, nhận thức về thế giới khách quan và nhận thức thế giới tâm linh trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Đây chính là cách tiếp cận biện chứng về thế giới, mang lại cái nhìn không đơn giản xuôi chiều về cuộc đời và con người với những điều vốn hết sức “đa sự” và phức tạp.

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 7


2.1. Thời gian trần thuật

Đặng Anh Đào cho rằng: “Không riêng gì các nhà lí luận, mà các tiểu thuyết gia cũng ý thức được nhu cầu đổi mới cách thể hiện thời gian” [26; 87]. Nếu thi pháp học quan tâm chủ yếu đến thời gian của nhân vật, của những sự kiện diễn ra trong tác phẩm, thì tự sự học quan tâm nhiều hơn đến thời gian của việc kể, tức là thời gian trần thuật vốn gắn liền với người kể chuyện. Theo Trần Đình Sử: “Mối quan tâm giữa thời gian trần thuật và thời gian được


trần thuật đã được các nhà Hình thức Nga, Vưtgôxtki phát hiện từ lâu. G. Genette có công lập ra công thức để phân tích như là phép tu từ của trần thuật” [91; 94].

Thời gian trần thuật (thời gian tự sự - narrative time) “chính là thời gian của người kể, của sự kể. Nó có mở đầu và kết thúc, nó có tốc độ và nhịp điệu riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm. Nó có thể đem cái sau kể trước và ngược lại đem cái trước kể sau” [88; 81]. Đó là thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện. Thời gian trần thuật không tuân theo qui luật của thời gian vật lí mà được tái tạo lại bởi người kể chuyện. Vì vậy, trình tự trần thuật thường bị đảo lộn bằng cách thuật lại những chuyện đã qua (đảo thuật - analepse) hay thậm chí những việc chưa đến (dự thuật - prolepse), còn được gọi là “dự tự” (Trần Đình Sử). Các thủ pháp rút gọn, tỉnh lược, ngưng nghỉ, lặp lại…cũng thường được người kể chuyện sử dụng để tổ chức thời gian của trật tự các sự kiện sao cho đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Lí thuyết thời gian trần thuật của G. Genette gồm ba yếu tố: trình tự thời gian, tốc độ tần suất [02; 05].

Thứ nhất, về trình tự thời gian là chỉ ra mối quan hệ “giữa trật tự thời gian kế tục các sự kiện trong sự nói đến và trật tự thời gian giả của sự trình bày chúng” [40; 114]. Nếu câu chuyện tuần tự diễn ra theo thời gian biên niên thì thời gian trần thuật thời gian sự kiện hoàn toàn trùng khít. Tuy nhiên, trong truyện kể, trình tự thời gian này thường có nhiều biến đổi khiến thời gian trần thuật thời gian sự kiện hiếm khi trùng khít với nhau. Bao giờ cũng có độ lệch nhất định giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật. Khoảng cách được tạo nên bởi độ lệch ấy được Genette gọi là thời sai – sự sai biệt giữa thời gian của chuyện (thời gian sự kiện) và thời gian truyện (thời gian trần thuật). Độ lệch giữa thời gian sự kiện thời gian trần thuật trong truyện kể (thời sai) được biểu hiện ở hai dạng cơ bản: “các sự kiện vốn xảy ra


trước thời điểm “hiện tại” của câu chuyện được gọi là đảo thuật; kể trước các sự kiện vốn diễn ra sau thời điểm “hiện tại” của câu chuyện gọi là dự thuật” [83; 17-18].

Thứ hai, về tốc độ (khoảng thời gian) chỉ ra mối liên hệ giữa khoảng thời gian có thể thay đổi các phần của câu chuyện với độ dài của chính văn bản mà trong đó các phần truyện được kể lại. Nói đến tốc độ trần thuật, do vậy, là nói đến cách kể của người kể chuyện: “kể nhanh hay chậm, kể tỉ mỉ về từng sự kiện, chi tiết hay chỉ lựa chọn những sự việc quan trọng” [88; 81]. Về tốc độ trần thuật, Genette phân biệt bốn dạng thức quan trọng: Lược thuật (Summary), Tỉnh lược (ellipsis), Ngừng nghỉ (pause), Hoạt cảnh (scene). Bốn vận động tự sự này đều xuất hiện trong hầu hết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và được sử dụng linh hoạt.

Thứ ba, tần suất chỉ ra “mối quan hệ tần số giữa truyện và cốt truyện” [40; 117], là tần số xuất hiện của việc kể chuyện (sự kiện trong truyện được kể một lần hay nhiều lần, lặp lại hay không lặp lại hay không lặp lại). Trong các truyện kể, thông thường người kể chuyện sẽ kể lại một lần điều xảy ra một lần - dạng trần thuật đơn. Các sự kiện xảy ra một lần sẽ được người kể chuyện lựa chọn và kể lại. Tuy nhiên, điểm thú vị của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại nằm ở chỗ “người kể chuyện có thể kể lại nhiều lần điều xảy ra nhiều lần; kể lại nhiều lần điều xảy ra một lần - dạng trần thuật lặp; hoặc kể lại một lần điều xảy ra nhiều lần - dạng trần thuật khái quát” [40; 117].

Khảo sát thời gian trần thuật theo lí thuyết của Genette sẽ thấy được diện mạo đa dạng của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong khi vận dụng lí thuyết này, có một số phương diện nổi bật mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ: đó là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện. Nói cách khác một trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với những


đảo lộn thời gian, với kĩ thuật đồng hiện, tập trung ở chùm chuyện “giả lịch sử” 06 truyện, chùm truyện “giả cổ tích” 10 truyện. Trên tổng số 50 truyện (Nguyễn Huy Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, H. 2005).

2.1.1. Đảo lộn thời gian sự kiện

Bên cạnh kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính, kiểu trần thuật phi tuyến tính trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đóng vai trò phổ biến. Một cách gọi khác đây chính là “kiểu thời gian đơn tuyến đảo tuyến, các thời điểm trong truyện ngược hướng với thời điểm của chuyện. Người kể xếp đặt xáo trộn thời gian từng thời điểm hoặc toàn bộ truyện” [40; 119]. Kiểu trần thuật này trở thành một trong những đặc điểm cho thấy sự đổi mới tư duy truyện ngắn khi cảm thức “hiện đại”, khát vọng làm chủ thời gian trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Với lối trần thuật này, thời gian bị đảo lộn không còn theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống. Nhiều câu chuyện diễn ra sau được kể trước, và ngược lại nhiều câu chuyện diễn ra từ trước những rất lâu sau người kể truyện mới nhắc lại. Một trong những hình thức tổ chức lại trình tự trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là từ hiện tại, quay ngược lại về qúa khứ để kể chuyện. Đây là hình thức đảo thuật, kể lại những chuyện đã diễn ra từ trước (những sự kiện thuộc về quá khứ nếu tính thời điểm đang kể là hiện tại). Lối đảo thuật được đánh dấu bằng những dấu hiệu ngôn từ rõ nét như: “trong kí ức tôi”, “hồi ấy”, “từ đó đến nay”, “Ở đâu, từ bao giờ? Nguyễn căng óc suy nghĩ…có lẽ từ lâu lắm…Ông không nhớ gì cả. Không có khuôn mặt trong kí ức ông. Ngôi nhà ven sông…Góc thành Nam, lều một gian chặng đường xa vắng…Buổi đầu gặp Lê Lợi [110; 299]…Do vậy, lời trần thuật xuất phát từ điểm nhìn trong quá khứ, tạo nên sự “hồi tưởng”, “tính lịch sử” cho câu chuyện. Đôi khi, nó làm sống lại những chuỗi sự kiện trong quá khứ như một sự trải nghiệm: “Năm ấy ở Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kì lạ” [110; 214], “Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè 1956” [110 ; 68]; “Cách


đây 30 năm, tôi dạy học ở Bâm là một xóm núi khỉ ho cò gáy” [110; 457]; “Trong tập bút ký sau này của mình, Phăng viết” [110; 151]...Thực chất việc kể chuyện là thuật lại những sự kiện đã xảy ra, đã thuộc về quá khứ từ điểm nhìn, từ một vị trí quan sát nhất định của người kể chuyện. Người đọc đến với tác phẩm chủ yếu cũng để biết về những câu chuyện mà phần nhiều đã kết thúc trước thời điểm họ được nghe kể.

Trong truyện ngắn Phẩm tiết, có thời gian văn bản là khoảng 09 trang [110; 157 - 165], chúng tôi tạm chia thành 4 lớp. Mỗi lớp được ký hiệu là chữ cái in hoa (A, B, C, D) và thời gian quá khứ xa nhất được được ký hiệu là số 1 đến hiện tại gần nhất là chữ số 4 lớn nhất (1; 2; 3; 4)…để nhằm biểu hiện thời gian cốt truyện.

Đoạn A:Từ đầu đến: “Câu chuyện này kể về người phụ nữ trong ngôi mộ ấy” [110; 157].

Đoạn B: Kể về xuất thân và quá trình lớn lên của Ngô Thị Vinh Hoa, từ: “Ngô Thị là con thứ mười của Ngô Khải…Quỵt năm cắc bạc mất nhà như chơi” [110; 159]. Đây là quá khứ xa nhất của Vinh Hoa.

Đoạn C: Từ: “Năm Kỷ Dậu (1789) … triều đình Tây Sơn sụp đổ”. Kể về việc gia đình Ngô Khải gặp biến và Vinh Hoa được Nguyễn Huệ sủng ái.

Đoạn D: Phần còn lại, kể về việc Ngô Thị Vinh Hoa trong cung vua Nguyễn Ánh đến khi nàng chết [110; 163-165].

Dưới đây là niên biểu của truyện:

B1: Kể về Vinh Hoa từ quá khứ xa nhất.

C2: Vinh Hoa được đưa vào cung.

D3: Thời gian Vinh Hoa sống trong cung của vua Quang Trung.

A4: Hiện tại gần nhất “việc tìm ra ngôi mộ cổ ở vùng lòng hồ thuỷ điện sông Đà”.


Qua theo dõi văn bản, chúng ta có thể chia tác phẩm thành hai truyện: Truyện kể thứ nhất (tương ứng với đoạn A4) kể về việc tác giả đi chứng kiến bốc mộ ở Tu Lý, Đà Bắc. Đây là câu chuyện phụ, là cái “nguyên cớ” để tác giả có cơ hội trình bày câu chuyện chính (truyện thứ hai).

Truyện thứ hai kể lại cuộc đời của Ngô Thị Vinh Hoa (tương ứng với các đoạn B1 + C2 + D3), đây mới là câu chuyện chính.

Trình tự thời gian: Như chúng ta đã biết, thời gian theo truyền thống, cách hiểu thông thường của đời sống chỉ có một chiều từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai (khi mà Anhxtanh chưa đưa ra thuyết nói rằng với sự chuyển động lớn hơn vận tốc ánh sáng thì có thể thay đổi chiều thời gian). Chính đặc điểm này, sinh ra tính trật tự tuyến tính, hay còn gọi là tính hình tuyến theo thời gian. Nghĩa là, mọi sự việc xảy ra theo trật tự trước sau của nó. Trong truyện cổ tích là sự biểu hiện rõ nét của tính trật tự tuyến tính trong truyện kể: việc trước kể trước, việc sau kể sau không có chuyện trật tự bị đảo lộn. Nhưng cùng với sự phát triển xã hội, thì lối kể chuyện đó không là tất yếu nữa, người ta kể chuyện mà không cần tuân theo trật tự thời gian, nghĩa là có sự sai trật về niên biểu. Cụ thể trong truyện ngắn Phẩm tiết này có sự sai trật niên biểu.

Trong tác phẩm, quá khứ xa nhất: Sự ra đời và lớn lên của Ngô Thị Vinh Hoa vào khoảng 1774, lại được kể giữa truyện và các sự kiện tiếp theo được kể tuần tự đến hết. Còn hiện tại gần nhất lại được kể đầu tiên: Tác giả chứng kiến việc cất mộ thời gian vào khoảng là 1988 (năm mà tác giả hoàn thành tác phẩm). Sở dĩ có con số 1774 là do chúng ta lấy năm 1789 (năm Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh) trừ cho 15 (số năm tối thiểu để Ngô Thị Vinh Hoa trở thành thiếu nữ thông minh xinh đẹp).

Như vậy, thời gian truyện kể là khoảng 200 năm, được tác giả gói gọn trong vòng 9 trang viết (thời gian văn bản). Nhưng, đó không phải là điều cơ bản, cái quan trọng là ở đây có sự sai trật niên biểu đến hơn 200 năm hẳn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023