Đứng trên quan điểm sản xuất kinh doanh, vì lợi ích của sự tồn tại và phát triển DN thì cần phải duy trì ở một tỷ lệ nhất định thu nhập ròng của DN (M2) trên giá trị tăng thêm thuần (M2/NVA). Với khu vực kinh tế Nhà nước đó là cơ sở tài chính để các DN trích lập các quỹ; còn đối với khu vực kinh tế tư nhân có thể quan niệm đó là phần thù lao chính đáng cho các chủ DN.
Đứng trên quan điểm điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì lại cần phải duy trì tỷ lệ các khoản nộp ngân sách nhà nước trên giá trị tăng thêm thuần. Như vậy, phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải đảm bảo hài hoà 3 loại lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của DN và lợi ích của người lao động.
Ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác không có quy định cụ thể về tỷ lệ phân chia tổng thu nhập theo 3 loại lợi ích trên. Tuy nhiên trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, Nhà nước thường sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để điều tiết thu nhập như các chính sách thuế, tiền lương, chính sách tài chính và tiền tệ, tín dụng.
a. Phân phối thu nhập giữa 3 lợi ích theo ngành công nghiệp cấp I
+ Về cơ cấu thu nhập theo ngành công nghiệp cấp I
Bảng 2.19 Cơ cấu giá trị tăng thêm thuần bình quân 1 DN công nghiệp theo ngành cấp I năm 2001-2003
Đơn vị tính: %
Giá trị TT thuần (NVA) | Thù lao LĐ (V) | Thuế&nộp NS (M1) | Thu nhập ròng DN (M2) | |
Chung ngành cấp I | ||||
2001 | 100 | 30,0 | 23,9 | 46,1 |
2002 | 100 | 33,3 | 18,0 | 48,7 |
2003 | 100 | 35,9 | 18,9 | 45,2 |
Khai thác mỏ | ||||
2001 | 100 | 65,2 | 6,4 | 28,4 |
2002 | 100 | 63,0 | 6,2 | 30,8 |
2003 | 100 | 64,7 | 6,4 | 28,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 11
- Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 12
- Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 13
- Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 15
- Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 16
- Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 17
Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.
2001 | 100 | 28,4 | 24,9 | 46,8 |
2002 | 100 | 31,8 | 18,7 | 49,5 |
2003 | 100 | 34,3 | 19,7 | 46,0 |
SX và PP điện, khí và nước | ||||
2001 | 100 | 26,6 | 14,4 | 59,0 |
2002 | 100 | 33,5 | 11,3 | 55,2 |
2003 | 100 | 36,6 | 4,8 | 58,5 |
Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê. Bảng 2.19 cho thấy, tính chung toàn ngành công nghiệp, tỷ trọng thu nhập lần đầu của người lao động bao gồm tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản thu nhập ngoài lương được hạch toán vào chi phí sản xuất mà DN trả trực tiếp cho người lao động tăng từ 30% năm 2001 lên 35,9% năm 2003. Thu
nhập ròng của DN chiếm 45,2-48,7% trong tổng giá trị tăng thêm thuần và có hiện tượng tăng sau đó lại giảm đi trong 3 năm 2001-2003. Thu nhập của Nhà nước bao gồm thuế và các khoản nộp ngân sách chiếm 18-23,9% tổng giá trị tăng thêm thuần và có xu hướng giảm đi. Như vậy, phân phối thu nhập của các DN nói chung theo tỷ lệ sau: phần để lại cho DN là lớn nhất (45,2- 48,7%), phần chia cho người lao động tương đối lớn (30-35,9%), và cuối cùng là phần nộp cho ngân sách Nhà nước là thấp nhất (18-23,9%).
Xét theo nhóm ngành công nghiệp, ta thấy phần được chia cho lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần (V/NVA) của DN ngành khai thác mỏ và DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước rất lớn và chúng chiếm khoảng 2/3 tổng giá trị tăng thêm thuần. Trong khi đó phần này của DN ngành công nghiệp chế biến và DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước chỉ chiếm 1/3 tổng giá trị tăng thêm thuần.
Chính vì vậy, thu nhập còn lại của DN ngành khai thác mỏ không lớn và chúng chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị tăng thêm thuần. Phần này của DN
ngành công nghiệp chế biến và DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước chiếm trên dưới 1/2 tổng giá trị tăng thêm thuần.
Thuế và các khoản nộp ngân sách của DN ngành khai thác mỏ rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 6% tổng giá trị tăng thêm thuần; phần này của DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước chiếm khoảng 10% và của DN ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 20% (Bảng 2.19). Điều này chứng tỏ đóng góp của các DN cho ngân sách nhà nước chưa cao.
Kết quả tính toán cho thấy, nhìn chung thu nhập lần đầu của DN thường chiến tỷ trọng lớn nhất, thứ đến là thu nhập của người lao động và sau đó mới đến là thu nhập của Nhà nước. Song nếu xét riêng theo từng ngành công nghiệp cấp I thì thấy thu nhập ròng của DN ngành khai thác mỏ chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng thu nhập của người lao động, trong khi tỷ trọng thu nhập của DN ngành công nghiệp chế biến và DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước lớn gấp 1,5 đến 2 lần tỷ trọng thu nhập lần đầu của người lao động. Điều này có thể lý giải bởi do vốn đầu tư vào khai thác mỏ không nhiều, chủ yếu là dùng sức người để khai thác tự nhiên; trong khi đó vốn đầu tư vào sản xuất ngành công nghiệp chế biến và sản xuất và phân phối điện, khí và nước lớn gấp 2 đến 3 lần vốn đầu tư vào sản xuất khai thác mỏ (xem Bảng 2.12).
+ Về hiệu quả sản xuất kinh doanh theo ngành công nghiệp cấp I
Số liệu tính toán trong Bảng 2.19 và 2.20 cho thấy phần được chia cho lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần của DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước cao (55,2-59%) cho nên thu nhập bình quân tháng của 1 lao động trong DN này cũng cao (1,6-1,9 triệu đồng/tháng/người), và đó cũng là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động (61,9-75,5 triệu đồng/người) và tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động (34,4-44,6 triệu đồng/người) của DN này cao.
Phần được chia cho lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần của DN ngành khai thác mỏ cũng rất cao (63-65,2%) và thu nhập bình quân tháng của
1 lao động trong DN này (1,2-1,6 triệu đồng/tháng/người) cao hơn mức bình quân song năng suất lao động (23,3-31 triệu đồng/người) và tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động (6,6-9 triệu đồng/người) của DN này lại rất thấp.
Bảng 2.20 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 DN công nghiệp theo ngành cấp I năm 2001-2003
Đơn vị tính: triệu đồng/người
Chỉ tiêu hiệu quả | Thu nhập bình quân/tháng/ 1 lao động | ||
Năng suất lao động/năm | Tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động/năm | ||
W=NVA/L | M2/L | V/L/12 | |
Chung ngành cấp I | |||
2001 | 41,8 | 19,3 | 1,045 |
2002 | 43,5 | 21,2 | 1,209 |
2003 | 46,2 | 20,9 | 1,381 |
Khai thác mỏ | |||
2001 | 23,3 | 6,6 | 1,266 |
2002 | 26,4 | 8,1 | 1,388 |
2003 | 31,0 | 9,0 | 1,673 |
Công nghiệp chế biến | |||
2001 | 43,3 | 20,2 | 1,022 |
2002 | 44,9 | 22,2 | 1,190 |
2003 | 47,3 | 21,8 | 1,354 |
SX và PP điện, khí và nước | |||
2001 | 75,5 | 44,6 | 1,672 |
2002 | 61,9 | 34,2 | 1,730 |
2003 | 64,4 | 37,7 | 1,967 |
Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.
Phần được chia cho lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần của DN ngành công nghiệp chế biến (28,4-34,3%), thu nhập bình quân tháng của 1 lao động (1-1,3 triệu đồng/tháng/người) và tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động (20,2-22,2 triệu đồng/người) của DN này đều đạt dưới mức bình quân chung. Riêng năng suất lao động (43,3-47,3 triệu động/người) đạt trên mức bình quân chung và đứng thứ 2 sau ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước.
Điều này nói lên rằng mặc dù tỷ lệ phần được chia cho người lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần (V/NVA) của DN ngành khai thác mỏ rất cao, song hoạt động sản xuất của DN này đạt hiệu quả thất; trong khi đó, hiệu quả SXKD của DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước lại rất cao. Nguyên nhân có thể do lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ chủ yếu là lao động thủ công, chi phí sản xuất lớn nên hiệu quả sản xuất thấp; trong khi đó lao động trong ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí và nước có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chi phí sản xuất thấp hơn nên hiệu quả sản xuất cao hơn; còn ngành công nghiệp chế biến có hàm lượng công nghệ chưa cao, song lại sử dụng nhiều lao động nên hiệu quả sản xuất không cao.
b. Phân phối thu nhập giữa 3 lợi ích theo loại hình kinh tế
+ Về cơ cấu thu nhập theo loại hình kinh tế
Chúng ta thấy phân phối thu nhập của DN nhà nước theo 3 lợi ích tương đối đồng đều: thu nhập lần đầu của người lao động chiếm tỷ lệ lớn khoảng 37,6- 44,8%, thu nhập lần đầu của Nhà nước từ DN chiếm khoảng 26,6-31,1% và thu nhập ròng của DN nhà nước chiếm khoảng 26,7-31,2% tổng thu nhập (NVA).
Trong khi đó, phần để lại cho DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài khá lớn và chúng chiếm khoảng 40,1-51,4% và 55,5-57,9% tương ứng trong tổng giá trị tăng thêm thuần (NVA). Phần chia cho người lao động của DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 38,6- 41,7% và 20,6-28,5% tương ứng.
Bảng 2.21 Cơ cấu giá trị tăng thêm thuần bình quân 1 doanh nghiệp theo loại hình kinh tế năm 2001-2003
Đơn vị tính: %
Giá trị TT thuần (NVA) | Thù lao LĐ (V) | Thuế&nộpNS (M1) | Thu nhập ròng DN (M2) | |
Chung 3 loại hình | ||||
2001 | 100 | 30,0 | 23,9 | 46,1 |
2002 | 100 | 33,3 | 18,0 | 48,7 |
2003 | 100 | 35,9 | 18,9 | 45,2 |
DN Nhà nước | ||||
2001 | 100 | 37,8 | 31,1 | 31,2 |
2002 | 100 | 37,6 | 26,6 | 35,8 |
2003 | 100 | 44,8 | 28,5 | 26,7 |
DN ngoài nhà nước | ||||
2001 | 100 | 41,7 | 18,2 | 40,1 |
2002 | 100 | 39,4 | 9,3 | 51,4 |
2003 | 100 | 38,6 | 11,6 | 49,8 |
DN có vốn đầu tư nước ngoài | ||||
2001 | 100 | 20,6 | 21,5 | 57,9 |
2002 | 100 | 27,3 | 15,4 | 57,3 |
2003 | 100 | 28,5 | 16,0 | 55,5 |
Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê. Thuế và các khoản nộp ngân sách của DN ngoài nhà nước rất thấp chỉ chiếm từ 9-18%; phần này của DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15-22%
tổng giá trị tăng thêm thuần (NVA) (Bảng 2.21).
Như vậy, DN nhà nước có tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước là cao nhất, còn DN ngoài nhà nước có tỷ lệ đóng góp này thấp nhất. Tỷ trọng thu nhập ròng của DN có vốn đầu tư nước ngoài và của DN ngoài nhà nước rất cao trong khi tỷ trọng này của DN nhà nước lại thấp. Nguyên nhân có thể lý
giải bởi do đối với DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ DN là người bỏ vốn đầu tư sản xuất nên dành phần để lại cho DN nhiều hơn.
+ Về hiệu quả sản xuất kinh doanh theo loại hình kinh tế
Điều ngạc nhiên là phần chia cho người lao động (V/NVA) của các DN ngoài nhà nước cao hơn so với các DN khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, song thu nhập bình quân tháng của 1 lao động trong DN ngoài nhà nước lại thấp nhất (0,7- 0,9 triệu đồng) và năng suất lao động của DN này cũng thấp nhất (21,5-29,2 triệu đồng/người) và tỷ suất lợi nhuận cũng thấp (8,6-14,9 triệu đồng/người).
Bảng 2.22 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân của 1 doanh nghiệp theo loại hình năm 2001-2003
Đơn vị tính: triệu đồng/người
Chỉ tiêu hiệu quả | Thu nhập bình quân/tháng/người | ||
Năng suất lao động/năm | Tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động/năm | ||
W=NVA/L | M2/L | V/L/12 | |
Chung 3 loại hình | |||
2001 | 41,8 | 19,3 | 1,045 |
2002 | 43,5 | 21,2 | 1,209 |
2003 | 46,2 | 20,9 | 1,381 |
DN Nhà nước | |||
2001 | 33,7 | 10,5 | 1,061 |
2002 | 38,8 | 13,9 | 1,217 |
2003 | 38,5 | 10,3 | 1,439 |
2001 | 21,5 | 8,6 | 0,745 |
2002 | 26,2 | 13,5 | 0,861 |
2003 | 29,9 | 14,9 | 0,963 |
DN có vốn đầu tư nước ngoài | |||
2001 | 82,4 | 47,7 | 1,417 |
2002 | 72,0 | 41,2 | 1,642 |
2003 | 75,9 | 42,1 | 1,806 |
Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.
Phần được chia cho lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần của DN có vốn đầu tư nước ngoài không cao song thu nhập bình quân tháng của 1 lao động trong DN này lại cao (1,4-1,8 triệu đồng/tháng/người) và năng suất lao động (72-82 triệu đồng/người) cùng tỷ suất lợi nhuận bình quân (41,2-47,7 triệu đồng/người) của DN này ở mức cao.
Phần được chia cho lao động trong tổng giá trị tăng thêm thuần của DN nhà nước cũng cao song thu nhập bình quân tháng của 1 lao động trong DN này ở mức bình quân (1-1,4 triệu đồng/tháng/người) và năng suất lao động (33,7-38,8 triệu đồng/người) cùng tỷ suất lợi nhuận bình quân (10,3-13,9 triệu đồng/người) của DN này ở mức thấp hơn so với mức bình quân chung.
Hình như có một nghịch lý giữa phân phối thu nhập của các DN trong nước với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các DN trong nước có năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng tỷ lệ phân chia thu nhập lần đầu của lao động và của DN có vẻ Ỏcông bằngÕ hơn so với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, nơi mà năng suất lao động và tỷ suất lợi nhuận cao nhưng tỷ lệ phân chia thu nhập của lao động và của DN rất chênh lệch.
Có sự lý giải rằng để cải thiện vị trí và đời sống của người lao động, vấn đề là phải tạo mọi điều kiện để giá trị tăng thêm thuần NVA tăng liên tục. Không những cái bánh NVA ngày càng to ra mà tỷ lệ của người lao động