khách quan, khoa học về phát triển KTDL làm căn cứ phân tích, đánh giá và đề xuất các giải phải phát triển DL của địa phương.
2.1.3.2. Khía cạnh tác động tiêu cực của kinh tế du lịch đến kinh tế - xã hội của cấp tỉnh thuộc vùng địa lý
- Tác động đến môi trường, sinh thái
Xét trên phạm vi quốc gia cũng như cấp địa phương, bên cạnh vai trò tích cực nhiều mặt, kinh tế du lịch cũng có nhiều tác động không tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Do hoạt động KTDL ồ ạt sẽ tạo ra nguy cơ suy thoái tài nguyên DL tự nhiên. Phát triển DL có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sự đa dạng sinh học nếu việc phát triển thiếu quy hoạch, khai thác không hợp lý các tài nguyên DL tự nhiên có thể làm hỏng các bờ biển, phá vỡ hệ sinh thái của sông biển, nước, đảo, vùng núi, làm cho nguồn tài nguyên tự nhiên bị nghèo đi hoặc bị thu hẹp. Với việc xây dựng các công trình hạ tầng DL, đặc biệt là các khách sạn cao tầng tại các khu vực bờ biển, vùng núi, việc xuất hiện nhiều cơ sở, dịch vụ với nhiều kiểu kiến trúc, xây dựng các khối nhà bê tông, nhà hàng từ các cơ sở kinh doanh DL, cơ sở xây dựng gần sông suối, ao hồ… nếu thiếu thiết kế và hệ thống xử lý nước thải sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nguồn nước ở các vùng xung quanh và làm phá vỡ mất vẻ đẹp cảnh quan. Bên cạnh đó, hoạt động DL thường có liên quan nhiều đến các phương tiện giao thông cơ giới, các động cơ máy nổ, động cơ tàu thuyền v.v.. Đây cũng là những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ra nhiều loại bệnh về phổi tác động đến người dân địa phương và khách du lịch.
Vì vậy, DL vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. Nhận thức được vấn đề này, những người hoạt động trong lĩnh vực DL cần phải biết chọn lựa cách phát triển DL sao cho vừa bảo vệ được môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa, đồng thời đạt được những lợi ích về kinh tế - xã hội và phát triển KTDL theo hướng bền vững.
- Tác động đến an ninh - quốc phòng
Kinh tế du lịch là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới và con đường vòng quay địa cầu không giới hạn. Hoạt động DL giúp các dân tộc xích lại gần nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, hiểu biết về giá trị văn hóa của
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Bàn Về Những Giải Pháp Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Và Hoàn Thiện Quan Hệ Sản Xuất Trong Kinh Tế Du Lịch
- Những Kết Quả Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Kinh Tế Du Lịch
- Cầu Của Du Khách Có Tính Nhạy Cảm Với Sự Đa Dạng Dịch Vụ
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Thuộc Vùng Địa Lý Của Quốc Gia
- Những Nhân Tố Chủ Quan Ảnh Hưởng Tới Kinh Tế Du Lịch
- Kinh Nghiệm Của Vương Quốc Thái Lan
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
nước bạn v.v.. Nhưng hoạt động DL cũng có vai trò tác động tiêu cực đến an ninh - quốc phòng là: dưới hình thức DL văn hóa, tôn giáo, các thế lực thù địch núp dưới hình thức du khách, tập thể hay nhóm DL để thâm nhập vào các vùng, lãnh thổ xa trung tâm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền để móc nối, tạo dựng cơ sở, địa bàn hoạt động ngầm, chống phá từ bên trong, từng bước làm mất ổn định chính trị ở từng địa bàn. Đầu tiên là những địa bàn trọng yếu có vị thế mang tính chiến lược quan trọng, sau đó đến phạm vi rộng và cuối cùng là cả quốc gia. Đồng thời, bọn phản động thường đội lốt du khách để xâm nhập vào sâu trong vùng, lãnh thổ của quốc để móc nối để tuyên truyền kích động, gây chia sẻ nội bộ, gây mất trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở chống đối chính quyền nước sở tại, cơ sở để tập kết buôn bán vận chuyển ma túy, hàng hóa trốn lậu thuế không qua kiểm địch. Tại các khu, điểm DL tập trung đông người vào các mùa lễ hội, kẻ thù dễ tổ chức các cuộc khủng bố, gây tiếng nổ để gây hoang mang cho dân chúng, làm mất lòng tin của nhà đầu tư trong và nước ngoài đang và sẽ hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, lợi dụng đầu tư kinh doanh DL, đi DL để xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, truyền bá tư tưởng tư sản, chống chủ nghĩa xã hội. Ảnh hưởng của nó là ngấm dần, thấm sâu, lâu dần trở thành lực lượng đối nghịch chống lại Đảng, chính quyền, Nhà nước, Nhân dân, Quân đội, làm rối loạn trật tự kỷ cương trên địa bàn.
Như vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành DL với các ngành hữu quan, đảm bảo và gắn kết giữa phát triển DL và bảo vệ an ninh quốc gia trong hoạt động kinh doanh DL.
- Tác động đến văn hóa - xã hội
Đối với văn hóa - xã hội: Những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt đã tạo nên những nét đặc trưng độc đáo kích thích sự tìm hiểu, khám phá của du khách. Các gía trị văn hóa được coi như nguồn tài nguyên nhân văn vô giá lưu truyền mang lai lợi ích lâu dài trong phát triển KTDL. Sự phát triển DL ồ ạt chạy theo số lượng thường gây ra sự bào mòn, hư hại các công trình, cảnh quan thiên nhiên, các di tích hiện có. Đồng thời, thường kèm theo sự du nhập văn hóa ngoại lai, do vậy có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc và có thể làm gia tăng sự thất thoát, buôn bán trái phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật
tại các di tích, đào bới lăng mộ cổ v.v.. Đi kèm với đó, đặc điểm xã hội như là một dân số, trình độ dân cư, tốc độ đô thị hóa, các vấn đề môi trường, dân sinh liên quan mật thiết đến phát triển KTDL. Việc thu hút quá đông khách DL và phát triển quá nhanh các cơ sở kinh doanh DL có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ và làm giảm khả năng hưởng thụ các tài nguyên và các tiện nghi dành cho dân cư địa phương, khi khách DL quá đông dân cư địa phương bị đẩy vào tình trạng quá tải về phương tiện giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, tình trạng này làm nẩy sinh cảm giác bức bội, khó chịu và làm xuất hiện cảm giác bị xâm phạm chủ quyền. Hoạt động DL có thể dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, khách DL có thể làm nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tệ nạn mại dâm, ma túy, cờ bạc, mất trật tự công cộng hoặc có thể gây ra sự lây truyền một số bệnh tật. Tại các điểm DL một số khách DL có thể mang theo hàng cấm, hàng lậu thuế vào trong nước hoặc số khách DL có hoạt động rửa tiền, sử dựng hồ sơ giả và khách DL có thể mang theo nhiều tiền thể hiện cách sống tự do phóng khoáng. Giới trẻ của cộng đồng sở tại nơi mà khách du lịch đến dể bị ảnh hưởng về cách sống mà những khách DL này mang lại và những lối sống của cộng đồng dân cư bị phá vỡ.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KINH TẾ DU LỊCH CỦA CÁC TỈNH TRONG VÙNG ĐỊA LÝ CỦA QUỐC GIA
2.2.1. Nội dung của kinh tế du lịch của các tỉnh trong vùng địa lý của quốc gia
2.2.1.1. Thành tố lực lượng sản xuất của kinh tế du lịch
* Nhân lực trong ngành kinh tế du lịch
Nhân lực là thành tố quan trọng hàng đầu của kinh tế du lịch. Sự phát triển về nhận thức, tư duy, tầm nhìn, chuyên môn, kỹ năng, sự thành thạo và tác phong chuyên nghiệp của nhân lực sẽ quyết định tới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của KTDL.
Phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực lớn với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm của ngành và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng. Yếu tố nhân lực có vai trò quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội tất nhiên là cả DL. Theo lịch sử phát triển có nhiều nước không giàu về tài nguyên, không nhiều về vốn nhưng có đội ngũ lao động giỏi có
chính sách đúng và khai thác sử dụng có hiệu quả năng lực chất xám của dân tộc, nên đã đưa quốc gia từ nghèo nàn trở thành quốc gia công nghiệp phát triển. Nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc điểm, cấu trúc, sự phân bổ và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển DL.
Nhân lực trong lĩnh vực du lịch là nguồn cung cấp lao động cho ngành DL đồng thời là thị trường tiêu thụ sản phẩm DL, dân số càng đông chất lượng cuộc sống càng cao thì số người tham gia DL càng nhiều, tác động thúc đẩy DL phát triển nhanh. Phát triển DL là một kênh để giải quyết lao động tùy theo mật độ dân số hay trình độ tay nghề của lao động mà có thể đào tạo bố trí cho phù hợp với yêu cầu công việc của từng loại hình DL, cũng như từng khâu công việc của hoạt động DL. Nếu lực lượng lao động có chuyên môn phù hợp, bố trí sử dụng hợp lý thì sẽ góp phần thúc đẩy DL phát triển nhanh chóng và đúng hướng, còn ngược lại thì sẽ làm trì hoãn sự gia tăng DL.
Khi đề cập tới nhân lực của KTDL còn phải đề cập tới cộng đồng dân cư tại điểm du lịch. Cộng đồng dân cư tại điểm DL là“tất cả những người đang cư trú thường xuyên tại những địa bàn có tài nguyên DL hoặc địa bàn không có tài nguyên DL nhưng có các hoạt động cung ứng sản phẩm phục vụ cho khách DL. Cộng đồng đân cư có vai trò tiếp nhận khách, cung cấp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ DL cũng như quảng bá, giới thiệu văn hóa ở địa phương. ”
* Các cơ sở vật chất (tư liệu sản xuất) của kinh tế du lịch
Cơ sở vật chất như là bộ phận của tư liệu sản xuất cấu thành nên lực lượng sản xuất của kinh tế du lịch. Đó là những yếu tố bao gồm cả tư liệu lao động cũng như đối tượng lao động trong ngành KTDL.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn, uống, lưu trú và vui chơi giải trí: Là nhằm đảm bảo nơi ăn uống, chỗ ở và vui chơi cho khách du lịch. Đây là những dịch vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh donh DL, chúng đáp ứng nhu cầu bản năng của con người ăn, chơi, ở và ngủ khi họ sống ngoài nơi cư trú thương xuyên của họ. Dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của các sản phẩm DL.
- Mạng lưới bán hàng: Là một thành phần trong cơ cấu vật chất - kỹ thuật KTDL nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về mua sắm, bằng việc bán hàng hóa đặc trưng của vùng lãnh thổ, địa phương, đất nước mình, hàng thực phẩm và
các hàng hóa khác. Nó bao gồm hai phần: Một là, thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương với nhiệm vụ phục vụ nhân dân địa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ du khách, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh DL. Hai là, thuộc các trung tâm dịch vụ DL, phục vụ cho khách du lịch là chủ yếu.
- Cơ sở y tế: Cơ sở y tế bao gồm những yếu tố sau: các bệnh viện, trung tâm chữa bệnh, các phòng y tế với các trang thiết bị như sauna-massage, thẩm mỹ v.v.. Cơ sở này là nhằm mục đích phục vụ DL khám, chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các khu, điểm DL.
- Cơ sở thể thao: Các cơ sở thể thao bao gồm các công trình thể thao, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại thể thao, các phòng thể thao hay các trung tâm thể thao với hiều loại khác nhau. Cơ sở thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất - kỹ thuật KTDL, có tác dụng tạo điều kiện thuận tiện cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm phong phú và đa dạng các loại hình hoạt động DL, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, làm tăng hiệu quả sử dụng khách sạn, nhà nghỉ v.v.. Hiện nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rơi cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trung tâm DL.
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: Shopping là một nhu cầu của khách du lịch được mua hàng hóa tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, hội chợ… để đáp ứng nhu cầu của khách.
- Kết cấu hạ tầng của kinh tế du lịch: Kết cấu hạ tầng xã hội là điều kiện không thể thiếu được và có vai trò đặc biệt trong việc phát triển kinh tế du lịch. Kết cấu hạ tầng xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động DL, bao gồm những nhân tố sau:
+ Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải: Là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động DL, bao gồm đường hàng không, đường sắt, đường ô tô và đường thủy cùng với giao thông vận tải các loại. DL gắn liền với sự di chuyển của con người trong khoảng một cách thời gian nhất định, nó phụ thuộc vào giao thông, mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một vùng lãnh thổ, địa bàn có tài nguyên DL phong phú đa dạng có thể tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch nhưng vấn đề không thể khai thác được khi thiếu giao thông hoặc giao thông không thuận lợi.
Với việc phát triển hệ thống giao thông và tăng phương tiện vận chuyển cho phép nhanh chóng khai thác các tiềm năng DL. Chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận lợi nhanh chóng thì KTDL mới trở thành hiện thực và phổ biến trong xã hội, tạo điều kiện cho việc đi lại của khách một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian và tăng thời gian nghỉ ngơi cho du khách. Đồng thời, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng DL của một vùng, lãnh thổ, địa phương và một đất nước.
+ Mạng lưới thông tin liên lạc: Là một bộ phận thiết yếu của cơ sở hạ tầng hoạt động KTDL. Đó là điều kiện cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển các tin tức và giao lưu cho khách du lịch trong nước và nước ngoài một cách mau chóng và kịp thời, góp phần đắc lực vào thực hiện giao lưu giữa các vùng, lãnh thổ, các khu vực và các quốc gia. Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội, được thỏa mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau như: điện thoại bàn, di dộng, đài tiếng nói, đài truyền hình và internet v.v..
+ Các công trình phục vụ văn hóa thông tin: Là yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch. Hoạt động văn hóa thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị, dạ hội hóa trang, tuần biểu diễn, đêm ca nhạc, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa những người khách du lịch có cùng nghề, buổi xem kịch, chiếu phim, tham quan viện bảo tàng. Các công trình phục vụ văn hóa thông tin bao gồm các trung tâm văn hóa thông tin, câu lạc bộ, phòng chiếu phim, phòng triển lãm v.v..
+ Các công trình phục vụ khác: bao gồm hệ thống cung cấp điện, nước sạch, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, phòng vệ sinh dọc đường v.v.. Đây là yếu tố thiết yếu trong hoạt động kinh tế du lịch. Khách DL là những người rơi khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi khách, nên ngoài nhu cầu về tham quan, đi lại họ còn có nhu cầu đảm bảo về cuộc sống bình thường như: ăn, uống, nghỉ… Như vậy, cơ sở phụ vụ này là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc nghỉ ngơi, giải trí, ăn ở của khách du lịch.
Những nội dung trên cho thấy, kết quả hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của hoạt động kinh tế nói chung và KTDL nói riêng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm DL cũng như quyết định khai thác các tiềm năng kỹ thuật. Vì vậy, sự phát triển của ngành KTDL bao giờ cũng gắn liền với xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật.
- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch xét về vai trò của chúng như là đối tượng lao động thuộc lực lượng sản xuất của KTDL. Đây là loại hình đối tượng lao động đặc thù.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên là các cảnh quan thiên nhiên bao gồm rừng, núi, đồi, sông ngòi, ao, hồ, thác, hang động v.v.. Và những yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch như là khí hậu, địa chất, hệ sinh thái,…
+ Tài nguyên nhân văn là các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng. Chúng bao gồm các giá trị về khảo cổ, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, truyền thống. Và cả những phong tục tập quán truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian, làng nghề, các món ăn dân tộc… Có thể nói chung là các công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Như vậy, những tài nguyên du lịch này là yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, độc đáo của một khu du lịch để thu hút khách du lịch.
2.2.1.2. Thành tố quan hệ sản xuất của kinh tế du lịch
Xét ở phạm vi quốc gia hay cấp độ địa phương là các tỉnh thuộc vùng địa lý, quan hệ sản xuất của KTDL là sự thống nhất biện chứng của các mặt: Quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Với kinh tế du lịch, thành tố quan hệ sản xuất có thể được quan sát ở các khía cạnh cụ thể sau:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh tế du lịch tại địa phương
+ Thành phần kinh tế nhà nước: Thành phần kinh tế nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch hầu hết dưới hình thức các công ty cổ phần, công ty liên doanh. Thành phần kinh tế nhà nước thường không chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia thị trường du lịch. Tuy nhiên, thành phần kinh tế nhà nước tham gia du lịch lại có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, thường nắm giữ những vị trí trọng yếu như lữ hành quốc tế (đường hàng không, đường sắt, đường bộ,…); bưu chính viễn thông, khách sạn- lưu trú,…
+ Thành phần kinh tế tư nhân: Thành phần kinh tế tư nhân chiếm đa số trong tổng số các doanh nghiệp tham gia thị trường du lịch cũng như đóng góp chính vào
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực du lịch. Thành phần kinh tế tư nhân có mặt ở tất cả các lĩnh vực của du lịch từ nhà hàng, khách sạn, lữ hành, dịch vụ du lịch… làm nên sự đa dạng, phong phú cho ngành du lịch cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và chăm sóc khách hàng sẽ theo đó ngày càng tốt lên, đồng thời, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Có thể nói, thành phần kinh tế tư nhân chính là động lực, là đòn bẩy trong phát triển kinh tế du lịch, có khả năng tạo ra những cú huých cho nền kinh tế du lịch phát triển nhanh và bền vững. Nếu không có thành phần kinh tế tư nhân tham gia lĩnh vực du lịch thì sẽ không thể đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
+ FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài): Vốn là một nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội nói chung và thực hiện các mục tiêu hoạt động của KTDL nói riêng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề được quan tâm đối với phát triển KTDL rất cần thiết, để nâng cao tính hấp dẫn, thu hút được nhiều khách DL và đáp ứng được nhu cầu du khách, Nhà nước và các chủ thể kinh doanh DL phải tăng cường đầu tư xây dưng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tu bổ, tôn tạo các tài nguyên DL và các công trình phục vụ dịch vụ DL… để thực hiện được điều đó thì phải có vốn đầu tư.
- Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương về kinh tế du lịch
Trong hoạt động của kinh tế du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có nhiệm vụ rất quan trọng về việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DL của địa phương trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện nguồn lực và tiềm năng, lợi thế về DL. Trong đó, nội dung quy hoạch phải xác định và thể hiện được tầm nhìn dài hạn, đánh giá chính xác những lợi thế so sánh để khai thác tối đa nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch của địa phương.
Trong hoạt động của kinh tế du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có vai trò rất quan trọng, có thể kể đến một số vai trò cơ bản sau:
- Xây dựng, chiến lược, quy hoạch, phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh/thành phố.
- Tổ chức quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
- Tổ chức thực hiện việc liên kết và hợp tác về phát triển KTDL.
- Tổ chức xúc tiến và quảng bá về du lịch.