Xây Dựng Đội Ngũ Đảng Viên Ở Xã, Phường, Thị Trấn


Theo đó, đến hết năm 2015, “có 637 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và cho nhiệm kỳ 2015 ­

2020; đồng thời xây dựng quy hoạch cán bộ

cho nhiệm kỳ

2020 ­ 2025”

[168, tr. 4]. Nhìn chung, công tác quy hoạch được các cấp ủy ở xã, phường, thị trấn tiến hành nghiêm túc, khách quan, dân chủ, bảo đảm tiêu chuẩn, số lượng, tỷ lệ nguồn là trẻ, nữ, cán bộ dân tộc thiểu số… được đưa vào quy hoạch theo quy định. Bên cạnh đó, quy hoạch cán bộ chưa đáp ứng với quy hoạch phát triển KT­ XH ở xã, phường, thị trấn, còn bị khép kín trong nội bộ địa phương, nên chất lượng chưa cao; nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số chưa nhiều hoặc có nơi đưa vào cho đủ tỷ lệ, tính khả thi thấp; việc thẩm định, phê duyệt, công khai, quản lý và thực hiện quy hoạch cán bộ còn hạn chế.

Công tác đào to, bi dưỡng cán bộ: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở xã, phường, thị trấn, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng gắn với tiêu chuẩn chức danh cán bộ; tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 29­KH/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 29/9/2008 “Về

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

giai đoạn 2008 ­ 2015”;

Nghị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

quyết số

04­

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 16

NQ/TU xác định mục tiêu cụ

thể

đối với cán bộ

là cấp

ủy viên ở

xã,

phường, thị trấn đến năm 2015: “100% đạt chuẩn về văn hoá, chuyên môn, chính trị, trong đó có 40% cán bộ ở miền xuôi và miền núi thấp, 10% cán bộ ở miền núi cao trở lên có bằng đại học chuyên môn” [138, tr. 4]. Ngay

sau khi có kết quả phê duyệt quy hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các

cấp cấp ủy cơ sở đã quan tâm và chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ; số lượng cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị ngày càng nhiều, nhất là đào tạo đại học cho đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn. Theo đó, “ưu


tiên đào tạo cán bộ đã được quy hoạch và theo chức danh cán bộ: Các địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong quy hoạch được đi đào tạo” [138, tr. 9]. Cán bộ trong nguồn quy hoạch phải chủ động và có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. Từ năm 2010 đến năm 2015, Tỉnh

và các huyện mở nhiều lớp đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên

môn và lý luận cho cán bộ ở xã, phường, thị trấn. Trường Chính trị Tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đã thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở, phối hợp với những cán bộ có kinh nghiệm của các ban đảng, cấp ủy các cấp tham gia giảng dạy, truyền đạt, trao đổi một số chuyên đề cho các lớp trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị được đúc kết từ thực tiễn công tác xây dựng đảng, công tác tổ

chức cán bộ ở

địa phương. Từ

năm 2010 đến năm 2015, Tỉnh đã đào tạo

trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ xã, phường, thị trấn 7.663 người [176, tr. 9].

Đến năm 2015, tổng số

cán bộ ở

xã, phường, thị

trấn có 13.530

người, trong đó: Cán bộ 6.446 người chiếm 47,64%, có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 0,80%; đại học chiếm 41.08%; cao đẳng chiếm 5%; trung cấp

chiếm 40,3%; sơ cấp chiếm 3,25%; chưa qua đào tạo chiếm 9,50%. Cử

nhân và cao cấp lý luận chính trị chiếm 3,35%; trung cấp chiếm 87,17%; sơ

cấp chiếm 3,86%; chưa qua đào tạo chiếm 5,61%... Bên cạnh đó, chất

lượng đào tạo cán bộ chưa cao; việc đào tạo có biểu hiện chạy theo số

lượng, đào tạo tại chức nhiều hơn đào tạo tập trung; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, các kỹ năng lãnh đạo, quản lý vẫn là khâu yếu.


Công tác điều động, luân chuyển cán bộ: Chương trình hành động số

07­CTr/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa, ngày 04/01/2011 nhấn mạnh: “Khân̉

trương xây dưn

g phương ań

điêù

động, luân chuyển cań

bộ lañ h đạo, quản lý

ở các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách

cán bộ, nhất là cán bộ trẻ” [131, tr. 4]. Tuy nhiên, việc điều động cán bộ

phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh và thực tế cán bộ của địa phương. Có thể điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý từ các sở, ban, ngành cấp huyện về xã, phường, thị trấn và ngược lại hoặc có thể điều động từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương

khác. Cán bộ cấp trưởng

giữ

chức vụ

2 nhiệm kỳ liên tục

thì phải điều

động sang vị trí công tác khác.

Công tác điều động, luân chuyển cán bộ


góp phần quan trọng rèn

luyện, bồi dưỡng, thử thách để trưởng thành. Nghị quyết 04­NQ/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh: “Việc luân chuyển cán bộ phải theo quy hoạch” [138, tr. 12]; do đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có kinh nghiệm thực tiễn; những địa phương phong trào chậm phát triển trong một thời

gian dài Tỉnh

ủy chỉ

đạo phải được thay đổi, bổ

sung cán bộ

chủ

chốt.

Việc luân chuyển cán bộ phải được mở rộng hơn, đặc biệt đã chú trọng

đến luân chuyển đối với một số

chức danh cán bộ

lãnh đạo, quản lý

không phải là người địa phương và luân chuyển ngang; kết quả điều

động, luân chuyển cán bộ đã làm chuyển biến và thay đổi về nhận thức trong cán bộ, đảng viên; khắc phục dần tình trạng khép kín, cục bộ ở

từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Đồng thời, việc điều động, luân

chuyển cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện, bồi dưỡng, thử

thách cán bộ, giúp cán bộ phấn đấu, trưởng thành, góp phần bổ sung, điều chỉnh cơ cấu đội ngũ và bảo đảm cho việc bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, đáp ứng yêu cầu cho cả trước mắt và lâu dài. Đã luân chuyển “316 cán bộ


thuộc diện ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy quản lý (từ huyện về xã, phường, thị trấn 150: làm bí thư 74, phó bí thư trực đảng ủy 20, chủ tịch UBND 26, phó chủ tịch UBND 17; từ cấp xã lên cấp huyện 63; từ xã này sang xã khác 103)” [160, tr. 10]. Đây là lần điều động, luân chuyển cán bộ lớn nhất, khắc phục được những thiếu sót trong công tác cán bộ; việc điều động, luân chuyển đã tạo được thống nhất rất cao trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy ở xã, phường, thị trấn; các cán bộ được điều động, luân chuyển phấn khởi, có quyết tâm cao, tích cực rèn luyện, tu dưỡng và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Bên cạnh đó, “Công tác điều động, luân chuyển cán bộ ở một số địa phương gây yếu tố bất ổn định trong đội ngũ cán bộ; công tác tiếp nhận, bố trí cán bộ thực hiện chưa đảm bảo quy trình, còn

nặng tính chủ

quan của người đứng đầu, có biểu hiện “chợ

chiều, cuối

khóa” dẫn tới chất lượng không đảm bảo” [165, tr. 5].

3.2.3.2. Xây dựng đội ngũ đảng viên ở xã, phường, thị trấn

Xây dựng lập trường, bản lĩnh chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho đảng viên: Chương trình hành động số 07­CTr/TU ngày 04/01/2011 Về

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nhấn mạnh: Đổi mơí

mạnh mẽ nội dung và phương phaṕ

giaó

duc

Chủ nghĩa Mác ­ Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cań

bộ, đảng viên; tập trung chi

đạo

chuyên manḥ sang làm theo tấm gương đạo đức Hồ Minh; phat́ huy truyêǹ

thôń g caćh mạng cua quê hương, khơi dâỵ loǹ g yêu nước, niềm tự hào và ý

thức trách nhiệm trước sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. Đồng

thời, Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định rõ: “Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Do vậy, cấp ủy đảng ở xã, phường, thị trấn nhất là người đứng đầu phải trực tiếp làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên” [156, tr. 13].


Theo đó, Tỉnh ủy chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; đẩy

mạnh tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị gắn với phổ biến, giáo

dục chính sách, pháp luật Nhà nước sâu rộng cho đội ngũ đảng viên; đổi

mới phương thức tiến hành hoạt động nắm bắt dư luận ở xã, phường, thị

trấn. Trong những năm 2010 ­ 2015,

cấp

ủy đảng

ở xã, phường, thị

trấn

quan tâm nắm vững tình hình tư tưởng đội ngũ đảng viên; tập trung lãnh đạo

tuyên truyền các sự

kiện chính trị

lớn của đất nước, trọng tâm là tuyên

truyền đại hội đảng bộ các cấp; tổ chức cho đảng viên tham gia góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp và văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ngay sau Đại hội, các cấp ủy đảng đã tập trung triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đến đảng viên.

Công tác quản lý, rèn luyện đảng viên: Ngày 12/03/2013 Tỉnh ủy

Thanh Hóa ra Quyết định số 875­QĐ/TU Quy định một số vấn đề quản lý cán bộ, đảng viên chỉ rõ: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của Trung ương và Tỉnh về công tác quản lý cán bộ, đảng viên, trọng tâm là Quyết định số 47­QĐ/TW ngày 01/11/2011

của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng về

những điều đảng viên không

được làm. Thực hiện Quyết định của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, nhất là ở xã, phường, thị trấn đã quán triệt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định về đạo đức công sở, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động; xử lý nghiêm những trường hợp thoái hóa, biến chất, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, trọng tâm là cán bộ quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng…


Thực hiện Hướng dẫn số 27­HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban

Tổ chức Trung ương về Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân

loi cht lượng TCCSĐ, đảng viên hng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo việc đánh giá chất lượng đảng viên ở xã, phường, thị trấn được thực hiện mỗi năm một lần gắn với tổng kết của địa phương. Nội dung đánh

giá tập trung về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; việc

thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tổ chức kỷ luật. Quán triệt và

thực hiện quy định của Ban Thường vụ

Tỉnh

ủy Thanh Hóa, các cấp ủy

đảng

ở xã, phường, thị

trấn tập trung làm tốt công tác quản lý, giáo dục

đảng viên, kết quả đánh giá phân loại đảng viên hàng năm đảm bảo chặt chẽ, phản ánh đúng chất lượng của đội ngũ đảng viên. Bên cạnh đó, công tác quản lý đảng viên của một số cấp ủy, chi bộ có lúc, có nơi chưa được sâu sát, phân công nhiệm vụ cho đảng viên chưa rõ ràng, một số ít đảng viên tinh thần tự giác chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc, chưa thực sự gương mẫu, còn ngại học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Công tác phát trin đảng viên: Ngày 27/4/2011 Tỉnh ủy Thanh Hóa ra Quyết định số 195­QĐ/TU Ban hành Chương trình hành động thc hin Nghquyết Đại hi Đảng toàn quc ln thXI và Nghquyết Đại hi Đảng btnh ln thXVII, nhấn mạnh: “Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên mới, coi trọng kết nạp người trẻ tuổi, người lao động và nông dân” [157, tr. 720]. Do đó, công tác phát triển đảng viên luôn được các cấp ủy đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng.

Thực hiện Quy định số 123­QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX), Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo. Trên địa bàn toàn tỉnh Thanh


Hóa có “4 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân đang hoạt động, đó là đạo Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao Đài. Số tín đồ theo các tôn giáo gần 250.000 người, ở 308/637 xã chiếm 7,4% dân số toàn Tỉnh” [145, tr. 1]. Xác định công tác phát triển đảng viên người có đạo là nhân tố góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong vùng đồng bào có đạo, tạo nguồn cán bộ tại chỗ, xóa được những thôn (làng, bản) chưa có đảng viên và tổ chức đảng.

Thực hiện Quy định 123­QĐ/TW, cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ

sở tổ chức triển khai học tập, quán triệt nội dung của Quy định; chỉ đạo

tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng là người có đạo phấn đấu vào Đảng, đã đạt được kết quả nhất định. Việc tạo nguồn kết nạp đảng

viên là người có đạo được các cấp ủy quan tâm đúng mức hơn; đã xây

dựng kế hoạch tạo nguồn; tổ chức tuyên truyền, giáo dục và chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng quan tâm vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hoạt động đoàn, hội, làm cơ sở phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú là người có đạo phấn đấu vào Đảng, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở vùng có nhiều đồng bào theo đạo sinh sống. Các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể trong HTCT đã coi trọng việc xây dựng cơ cấu đảng viên có đạo tham gia cấp ủy, lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; có một số đảng viên có đạo đã được quy hoạch, bố trí giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức Mặt trận, các đoàn thể chính trị ở cơ sở và ở chi bộ, thôn, phố (như thành phố Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa…); đặc biệt quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng những đoàn viên, hội viên làm công tác tôn giáo, có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng; qua đó, tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của


Nhà nước, vận động, bồi dưỡng nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú là người có đạo được kết nạp vào Đảng.

Công tác phát triển đảng viên là người có đạo thực hiện đảm bảo

theo quy trình kết nạp Đảng, số lượng kết nạp vào Đảng hàng năm đều

đạt yêu cầu, chất lượng ngày càng được nâng lên [Phlc 21]. Các cấp ủy cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo và thực hiện nhiệm vụ của người đảng viên, đúng quy định của Điều lệ Đảng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”; góp phần tích cực vào sự phát triển KT ­ XH ở địa phương và giữ vững an ninh chính trị và xây dựng HTCT ở cơ sở.

Trong những năm 2010 ­ 2015 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII công tác phát triển đảng viên được quan tâm hơn, nhất là phát triển đảng viên là công nhân, nông dân và đảng viên ở thôn, bản thuộc các huyện vùng cao chưa có chi bộ, chưa có đảng viên, vùng đồng bào có đạo. Tình hình kết nạp đảng viên (2010 ­ 2015) ở xã, phường, thị trấn gần 29.650 đảng viên (trong đó đảng viên theo đạo Công giáo là 260 đảng viên, theo đạo Tin lành 09 đảng viên (đạt 0,9%)) [Phlc 21], hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu mỗi năm kết nạp 6.000 đảng viên. Nhìn chung, chất lượng đảng viên kết nạp mới được nâng lên. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, số đảng viên kết nạp ở địa bàn nông thôn có xu hướng giảm, do phần lớn thanh niên đi làm ăn xa không có điều kiện theo dõi kết nạp. So với giai đoạn 2005 ­ 2010, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo tăng 0,2%.

3.2.4. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022