Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất (Tư Liệu Sản Xuất) Của Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


lớp tập huấn bồi dưỡng hàng năm, người lao động đã được trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ chuyên môn và văn hóa giao tiếp DL. Để đáp ứng nhu cầu trong tương lai Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch vùng Nam Trung Bộ còn gửi cán bộ, nhân viên đi học về quản lý DL tại các trương Đại học và Cao đẳng, Trung cấp trong và ngoài nước. Trong đó các khoá học đã thu hút được nhiều học viên tham gia, như những năm 2015 - 2019 đã tốt nghiệp chuyên ngành du lịch và quản lý khách sạn cấp Đại học 1.022 sinh viên nữ 626 người; Cao đẳng 535 sinh viên nữ 393 người; Trung cấp 223 nữ 180 người; Tập huấn bồi dưỡng được 1.535 người, nữ 175 người. Ngoài ra các cơ sở dịch vụ DL tư nhân cũng quan tâm và tăng đầu tư việc đào tạo lao động của mình.

Hiện nay KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ đã có nhiều thành tựu tích cực mang đến việc làm và giải quyết tốt thất nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, lao động của ngành DL và trình độ tay nghề còn yếu, chưa ngang tầm với yêu cầu trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Số lao động này chỉ phù hợp phục vụ khách DL nội địa, chưa có khả năng phục vụ tốt khách DL quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các tỉnh Nam Trung Bộ, các địa điểm lưu trú, các khách sạn, nhà hàng là xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp cho DL vùng Nam Trung Bộ, tiêu chuẩn hóa đội ngũ lao động để từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ DL trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

* Cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Cộng đồng dân cư ở điểm DL có vai trò quan trọng về việc tham gia tiếp đón khách du lịch, bảo tồn các di sản hiện có và môi trường cảnh quan, cung ứng dịch vụ DL, phối hợp với các chính quyền địa phương để phát triển kinh tế du lịch. Trong giai đoạn 2016 - 2020 ở các tỉnh Nam Trung Bộ có khoảng 1, 6 triệu người dân ở trên các địa bàn tỉnh và các điểm du lịch, các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, toàn các tỉnh có 47 bộ tộc - bộ lạc, nhưng được lập hợp thành 3 dân tộc lớn như: Lào Lùm chiếm 75%; Hơ Mông chiếm 9,52%; Cầm Mụ chiếm 14,68% [82]. Mỗi dân tộc thường sống tập trung ở các vùng khác nhau, dân tộc Lào Lùm tập trung ở các vùng đồng bằng ven sông lớn, Hơ Mông và Cầm Mụ


thường sống ở các vùng miền núi - trung du. Các dân tộc đều giữa được những nét sinh hoạt độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc mình. Như vậy, văn hóa truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy không ngừng, các lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên, các đình chùa được xây dựng, tu bổ, làng nghề truyền thống được phát triển. Đó là những vốn quý có ý nghĩa đối với sự phát triển DL văn hóa.

Trong những năm gần đây, kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ có bước phát triển nhanh một phần do sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng dân cư tại địa phương:

Tại tỉnh Sa Văn Na Khết có thể nói đến sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động của kinh tế du lịch trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ DL tại Chợ đêm Văn Nay Ba Sa và Chợ đêm Sa Văn La Ty. Đây là một điểm đặc biệt hấp dẫn của khách du lịch mua sắm trong ban đêm. Chợ đêm được tổ chức bắt đầu từ 17 giờ tới 23 giờ hàng ngày, có gần 2.000 gian hàng bán các sản phẩm truyền thống, đồ lưu niệm do chính người dân sản xuất với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ dân gian như: hát Mời, Phu Thay, Tăng Vải, múa Lăm Vông… cũng được người dân địa phương thể hiện. Sa Văn Na Khết là điểm đến lý tưởng cho khách DL trong nước và quốc tế bởi lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo, đặc biệt là sự lưu truyền, phát triển những nghề truyền thống mà thế hệ trước đã để lại.

Bên cạnh đó, huyện Bo Li Khăn, Khăm Cớt (Bo Li Khăm Xay) và huyện Tha Khách (Khăm Muôn) là ba địa phương mà người dân ngoài việc giữ gìn nghề truyền thống và cung cấp những sản phẩm đặc thù, chúng họ còn chủ động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động kinh tế du lịch ở địa phương như: cải tạo nhà ở, mua sắm trang thiết bị để phục vụ và đón khách DL tham quan, lưu trú; cung cấp những dịch vụ như: ăn uống, nghỉ ngơi cho khách DL; thành lập các đội văn nghệ ở thôn sẵn sàng biểu diễn phục vụ khi khách DL có nhu cầu, phối hợp với các công ty DL để vận chuyển khách, giới thiệu những cảnh quan, đặc trưng văn hóa địa phương.

Như vậy, cộng động dân cư tham gia tích cực vào hoạt động DL, góp phần phát triển kinh tế du lịch vùng, giữ gìn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống của người


dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực còn tồn tại một số những hạn chế như: hiện tượng ăn xin, bán hàng rong với cách thức đeo bám khách và bán hàng giá cao… làm ảnh hưởng tới hình ảnh của DL và hình ảnh quốc gia. Để giải quyết được vấn đề này, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phát triển kinh tế du lịch trong các tỉnh Nam Trung Bộ.”

3.2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất (tư liệu sản xuất) của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

* Các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi, dịch vụ khác

- Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu được để đảm bảo để các hoạt động kinh doanh DL phát triển KTDL. Hệ thống cơ sở lưu trú DL bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách… trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ cơ sở lưu trú phong phú, đa dạng về loại hình, quy mô và cấp hạng, việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp với cảnh quan và thị trường khách với mục tiêu không những tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu DL mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Trong những giai đoạn gần đây (2015 - 2019), các địa điểm lưu trú và số phòng ở các tỉnh Nam Trung Bộ tăng nhanh. Từ năm 2015 mới chỉ có 435 cơ sở lưu trú (95 khách sạn, 340 nhà nghỉ), đến năm 2019 đã có 508 cơ sở lưu trú (113 khách sạn, 395 nhà nghỉ) tăng 73 cơ sở lưu trú so với năm 2015. Cụ thể xem bảng 3.3.

Bảng 3.3: Các cơ sở lưu trú của các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)


Nam Trung Bộ

Khách sạn

Nhà nghỉ

2015

2016

2017

2018

2019

2015

2016

2017

2018

2019

BoLiKhămXay

32

35

35

40

40

81

116

91

120

119

KhămMuôn

21

20

20

24

24

106

126

115

115

115

SaVănNaKhết

42

45

45

50

49

154

199

160

173

161

Tổng

95

100

100

114

113

340

441

366

408

395

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 12

Nguồn: [47]

Các cơ sở lưu trú chiếm tỷ lệ lớn, tiện nghi và trang thiết bị tốt, phòng ngủ chủ yếu có quạt hoặc điều hòa, TV, tủ lạnh, bình nước nóng. Nhìn chung có thể thỏa mãn được nhu cầu các đối tượng khách. Việc đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ


sở lưu trú, chủ yếu là tư nhân trong các tỉnh Nam Trung Bộ và một số ít của nước ngoài. Các cơ sở này phần lớn nằm ở thành phố, thành thị và vùng dân cư, còn ở khu DL ngoài hầu như có ít.

- Hệ thống cơ sở ăn uống, nhà hàng

Hiện nay hệ thống cơ sở ăn uống, nhà hàng trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ được phát triển đương đối nhanh, phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô 20 phòng trở lên đều có nhà ăn phục vụ khách lưu trú. Đối với các khách sạn lớn có hệ thống cơ sở ăn uống phong phú như bar, coffee, snach-ba, karaokê... Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn gần đây cũng phát triển nhanh và phát triển các dịch vụ ăn uống ở các cơ sở vui chơi giải trí. Các nhà hàng hiện chủ yếu phục vụ các món ăn Lào, một loại món ăn có thể là có hương vị quá cay đối với khách DL châu Âu. Ngày nay, do yêu cầu phát triển hàng loạt các cửa hàng ăn uống đặc sản phục vụ các món ăn Âu, món ăn Nhật Bản, món ăn Thái, món ăn Việt Nam, món ăn Trung Quốc, món ăn Hàn Quốc... đã được mở trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ.

Trong những giai đoạn gần đây (2015-2019) số lượng nhà hàng và cơ sở ăn uống giải trí ở các tỉnh Nam Trung Bộ cũng tăng nhanh. Từ năm 2015 mới chỉ có 297 nhà hàng, 18 cơ sở ăn uống giải trí, đến năm 2019 đã có 646 nhà hàng, 20 cơ sở ăn uống giải trí (tăng 349 nhà hàng, 02 cơ sở ăn uống giải trí). Cụ thể xem bảng 3.4.

Bảng 3.4: Các nhà hàng và cơ sở ăn uống giải trí của các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)

Nam Trung Bộ

Nhà hàng

Cơ sở ăn uống giải trí

2015

2016

2017

2018

2019

2015

2016

2017

2018

2019

BoLiKhămXay

98

150

154

365

272

09

16

19

22

11

KhămMuôn

128

308

171

159

159

02

17

11

6

2

SaVănNaKhết

71

143

158

248

215

07

08

8

6

7

Tổng

297

601

483

772

646

18

41

38

34

20

Nguồn: [47]

Nhìn chung hệ thống cơ sở ăn uống, nhà hàng để phục vụ khách DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ có thể thỏa mãn được các nhu cầu của đối tượng khách DL. Tuy nhiên các cơ sở lưu trú và và ăn uống quy mô còn nhỏ bé, chất lượng trang bị nội thất và dịch vụ phục vụ còn nhiều hạn chế.


- Cơ sở thể thao và vui chơi giải trí

Với tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí để hấp dẫn và thu hút du khách DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ chưa phát triển lắm. Hiện nay có 3 sân vận động bóng đá cấp tỉnh lâu lâu được tổ chức đá bóng giải quốc gia một lần, các hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu là tham quan các chùa chiền, hang động, thác nước và cảnh quan thiên nhiên v.v.. Nguyên nhân là khách DL đến vùng Nam Trung Bộ còn ít, tỷ lệ khách lưu trú không nhiều và thường là ngắn ngày, thu nhập dân cư còn thấp nên nhu cầu về giải trí còn thấp.

- Các cơ sở dịch vụ du lịch khác

Shopping là một nhu cầu của khách du lịch, nó góp phần tạo công ăn việc làm và khuyến khích sản xuất trong nước, trong vùng phát triển. Các tỉnh Nam Trung Bộ có rất nhiều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làm từ gỗ, vàng bạc và đá quý được bày bán rộng rãi ở khắp các cửa hàng trên đất Lào nói chung và nói riêng ở các vùng Nam Trung Bộ. Lượng khách qua biên giới Lào với Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam với mục đích buôn bán chiếm một tỷ trong tương đối lớn. Hiện nay trung tâm thương mại và các cửa hàng bán đồ lưu niệm đang tăng lên nhanh chóng. Bước đầu là nhu cầu khách du lịch và giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân và lao động trong vùng.

* Kết cấu hạ tầng du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sự phát triển toàn diện và đồng bộ kết cấu hạ tầng có ý nghĩa tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt là dịch vụ đưa đón khách và dịch vụ lưu trú… Hiện này các tỉnh Nam Trung Bộ có hệ thống giao thông khá đa dạng và đầy đủ cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không, tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế du lịch:

- Giao thông đường bộ: Trên địa bàn Nam Trung Bộ, trong những năm qua có nhiều tuyến đường đã được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, làm cho giao thông đường bộ được thuận tiện, đến nay toàn các tỉnh Nam Trung Bộ có mạng lưới giao thông đường bộ 11.503 km, trong đó đường đã trải thảm nhựa 2.338,28 km, đường trải bê tông 947,92 km, đường đất đỏ 3.588,02 km, còn lại là đường đất tự nhiên. Các tuyến quốc lộ trên địa bàn của vùng Nam Trung Bộ phần lớn


đều đi qua trung tâm hành chính của các tỉnh/thành phố trong vùng, vừa là tuyến đường đi vào cửa ngõ giao thông thủ đô Viêng Chăn. Ngoài ra, hệ thống đường liên tỉnh, liên huyện đi đến hầu hết các điểm dân cư, các điểm DL trên địa bàn tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi. Một số tuyến quốc lộ quan trọng thuộc vùng Nam Trung Bộ bao gồm:

+ Quốc lộ 13, là quốc lộ chạy dọc qua địa bàn Nam Trung Bộ từ Bắc xuống Nam dài 540 km, quốc lộ này bắt đầu từ huyện Tha Pha Bát (Bo Li Khăm Xay) qua Khăm Muôn đến biên giới tỉnh Sa La Văn. Đây là tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn nối với các tỉnh phía Bắc và nối với các tỉnh phía Nam Lào.

+ Quốc lộ 8 A nằm hoàn toàn trong vùng Nam Trung Bộ, dài 120 km, từ quốc lộ 13 huyện Pác Ka Đinh (Bo Li Khăm Xay) đến cửa khẩu Cầu Treo Hà Tĩnh (Việt Nam) quốc lộ này thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và khách du lịch từ Hà Tĩnh (Việt Nam) vào Nam Trung Bộ. Hàng năm khách du lịch đi qua quốc lộ này có hơn 2 trăm nghìn lượt người/măm.

+ Quốc lộ 9 E là quốc lộ thuộc hàng lang kinh tế Đông Tây, dài 237 km, được bắt đầu từ cầu sông Mê Kông số 2 cửa khẩu quốc tế Múc Đa Han (Thái Lan) đi qua trung tâm Sa Văn Na Khết đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo tỉnh Quảng Trị (Việt Nam), đây là tuyến đường quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Khách du lịch đến từ các nước ASEAN đi qua quốc lộ này có thể xin Visa vào Lào ngay tại cửa khẩu được. Hàng năm khách du lịch đi qua quốc lộ này cũng có hơn 2,5 trăm nghìn lượt người/măm.

Ngoài ra, trong vùng Nam Trung Bộ còn có nhiều hệ thống đường bộ liên tỉnh/thành, liên huyện/thị, liên vùng đi các điểm dân cư, các điểm du lịch cũng được quan tâm xây dựng phát triển, nâng cấp và trải nhựa thuận tiện cho các đoàn xe đường bộ dịch vụ hành khách và đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải.

- Giao thông đường thủy: các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều con sông lớn, đường thủy dài 545 km. Đặt biệt là sông Mê Kông, có 3 cảng thuyền - phà cấp địa phương kết nối với Thái Lan như: cảng Pác Săn - Bưng Can; Tha Khách - Na Khon Pha Nôm; Sa Văn - Múc Đa Han, những cảng sông này có thể đón khách du lịch được 27.663 lượt người/năm, tăng 16,7%/năm so với năm trước. Với xu hướng đi


lại bằng đường thủy ngày càng được ưa chuộng thì đây chính là một lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế du lịch của vùng.

- Giao thông đường hàng không: các tỉnh Nam Trung Bộ có 1 sân bay nội địa Sa Văn Na Khết và có 3 đường bay, trong đó đường bay nội địa 2 chuyến bay là Viêng Chăn - Sa Van Na Khết - Pác Xê và một đường bay nữa là chuyến bay đi Thái Lan: Sa Văn Na Khết - Bang Kốc với hãng hàng không laoairline - laoskyway, có khả năng chuyên chở hơn 34.433 lượt hành khách/năm, có khoảng 949 tất cả chuyến bay/năm và doanh thu từ vận chuyển hàng không khoảng 24 tỷ kíp/năm. Hiện nay, sân bay Sa Văn Na Khết đang nằm trong kế hoạch chuyển đổi thành cảng hàng không quốc tế. Từ đây sẽ có các chuyến bay thẳng đến sân bay Nội bài và sân bay Tân Sân Nhất của Việt Nam.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải của các tỉnh Nam Trung bộ khá đầy đủ và hoàn thiện được quan tâm đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, một số tuyến đường liên thôn, liên xã, liên vùng đóng vai trò kết nối các điểm dân cư, các điểm du lịch, vận chuyển du khách và thu hút đầu tư phát triển DL còn nhiều tồn tại chưa khắc phục được. Nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của KTDL.

- Mạng lưới thông tin liên lạc: trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ cũng được quan tâm đầu tư xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc theo hướng hiện đại nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và du khách. Hiện nay, ở các tỉnh Nam Trung Bộ có 3 chi nhánh bưu điện thuộc cấp tỉnh/thành và có trạm bưu điện đầy đủ tất cả các huyện đến thôn, xã. Có 4 trung tâm hãng điện thoại (Lao Thu La Khôm, U Ni Thêu, I Thi Eo, Bi Lai) để phục vụ sóng có khả năng kết nối và truyền tải cao, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tính huống ở trong vùng, trong nước và quốc tế. Mạng lưới bưu chính, viễn thông với đầy đủ các dịch vụ như: phát hành báo chí, chuyển thư, chuyển tiền, dịch vụ điện thoại, fax, internet tốc độ cao… tạo thuận lợi cho nhu cầu thông tin liên lạc của khách du lịch. Bên cạnh đó, thông tin thời sự được sử dụng đài phát thanh, đài truyền hình, hệ thống loa đài… để nhu cầu thông tin nghe nhìn của khách du lịch.

- Các cơ sở hạ tầng khác như: hệ thống phân phối điện, hệ thống cấp nước sạch, xăng dầu, vệ sinh môi trường,… trong thời gian qua các tỉnh Nam Trung Bộ


đã được quan tâm đầu tư góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành KTDL của vùng phát triển. Hiện nay, có 95% hộ gia đình được sử dụng điện và 80% được cấp nước sạch.

* Tài nguyên du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Tài nguyên sinh vật: Các tỉnh Nam Trung Bộ là vùng đất được thiên nhiên ban tăng có rừng, sông, suối, có núi với cảnh quan tuyệt đẹp và phong phú da đạng. Năm 2019 toàn các tỉnh Nam Trung Bộ có 479 điểm DL, trong đó có 340 điểm DL tự nhiên được khai thác và sử dụng. Vùng núi, rừng nguyên sinh chiếm 2/3 diện tích của các tỉnh Nam Trung Bộ, các núi rừng tiêu biểu: rừng khu bảo tồn quốc gia Khẩu Khoai 100.100 ha, khu bảo tồn quốc gia Nạm Ca Đính 169.000 ha (tỉnh Bo Li Khăm Xay); rừng khu bảo tồn quốc gia Na Cái - Nạm Thơn 353.200 ha, khu bảo tồn quốc gia Phu Hín Pún 150.000 ha, khu bảo tồn quốc gia Hín Nám No 82.000 ha (tỉnh Khăm Muôn); rừng khu bảo tồn quốc gia Phu Xang He 109.000 ha, khu bảo tồn quốc gia Đông Phu Viêng 197.000 ha, khu bảo tồn quốc gia Đồng Na Tạt 8.300 ha (tỉnh Sa Văn Na Kết). Có thể coi các núi rừng này là một phong tiêu bản sống của nhiều loại động thực vật với diện tích lớn đều là rừng nguyên sinh. Trong rừng này có hàng trăm loại cây thuốc, hàng trăm loại hoa quả rau rừng, có nhiều loại gỗ quý và các loại động vật quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Lào. Đây những tài nguyên có giá trị cao trong phát triển loại hình DL sinh thái của vùng.

+ Tài nguyên hang động - thác: Trên núi đá còn có các hang động, thác nước xinh đẹp do thiên nhiên ban tặng bao gồm: hang Măng Con, hang Phả Cong, hang Phả Mương và thác Lậc, thác Sai, thác Nhong… (tỉnh Bo Li Khăm Xay); hang Cong Lo, hang Phạ, hang Nang En, hang Nạm Lọt Xê Băng Phai, hang Sang, hang Pha Chăn, hang Pa Sươm và thác Sa Nam, thác Pha Lăng… (tỉnh Khăm Muôn); thác Xê Pôn (tỉnh Sa Văn Na Khết). Các tài nguyên này phù hợp với việc tổ chức loại hình DL khám phá, nghiên cứu, học hỏi và du lịch mạo hiểm.

+ Tài nguyên nước: Các tỉnh Nam Trung Bộ có mạng lưới sông ngòi nhiều, lượng nước dồi dào bao gồm các con sông lớn như: sông Săn, sông Ka Đing, sông Thơn, sông Băng Phay, sông Hin Bun, sông Chăm Phon, sông Băng Hiếng, sông La

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2022