Ảnh Hưởng Của Một Số Quy Luật Kinh Tế Đến Việc Lựa Chọn Kinh Tế Tối Ưu

Lương thực

4


0 4 Quần áo

Hình 1.3: Đường giới hạn khả năng sản xuất

1.3.3. Ảnh hưởng của một số quy luật kinh tế đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu

1.3.3.1. Quy luật khan hiếm

Nội dung: Mọi hoạt động của con người trong đó có hoạt động kinh tế đều sử dụng các nguồn lực. Các nguồn lực đều khan hiếm, có giới hạn đặc biệt là các nguồn lực tự nhiên khó hoặc không thể tái sinh. Sự khan hiếm các nguồn lực là do:

- Dân số tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng.

- Do cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu mới các tác nhân trong nền kinh tế phải cải tiến, thay đổi phương thức hành động vì vậy nhu cầu sử dụng nguồn lực tăng lên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Trong thực tế, giá các sản phẩm thể hiện sự khan hiếm. Nhu cầu của xã hội và của con người ngày càng tăng trong khi các nguồn lực có hạn và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Bởi vậy, sự lựa chọn đặt ra như một vấn đề tất yếu khi quyết định sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai? doanh nghiệp phải căn cứ vào khả năng hiện có để phân bổ, sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả và thoả mãn được tối đa cầu của thị trường, lại phải đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Điều đó chứng tỏ quy luật khan hiếm có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các doanh nghiệp cũng như các tác nhân khác trong nền kinh tế.

1.3.3.2. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 3

Nội dung: Chi phí cơ hội để tạo ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng thêm, điều đó có nghĩa: để sản xuất ra thêm những lượng hàng hoá dịch vụ nhất định ta phải hy sinh ngày càng nhiều các dịch vụ hàng hoá khác bởi vì:

- Nguồn lực trong xã hội ngày càng khan hiếm

- Xã hội càng phát triển, công nghệ kỹ thuật ngày càng cao thì các cách thức sản xuất ra hàng hoá dịch vụ ngày càng phát triển, bởi vậy mà chi phí cơ hội ngày càng cao.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế khi mà các nguồn lực không được sử dụng hết, thì chi phí cơ hội của xã hội để sản xuất ra thêm sản phẩm có thể gần như bằng 0.

Tác động của quy luật: Quy luật này giúp cho chúng ta tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có lợi nhất.

1.3.3.3. Quy luật lợi suất giảm dần

Nội dung: Nếu ta liên tục tăng thêm một đầu vào biến đổi trong khi tất cả các đầu vào khác là cố định trong một điều kiện trình độ kỹ thuật nhất định dẫn tới tổng sản lượng tăng lên trong giai đoạn nhất định, nhưng đến một ngưỡng nào đó thì sản lượng tăng thêm và tổng sản lượng sẽ giảm đi.

Cần phân biệt với hai trường hợp sau đây:

- Lợi suất không đổi theo quy mô: Tình huống này được dùng để chỉ sự tăng thêm cân đối về quy mô sản xuất - khi tất cả các đầu vào đều tăng theo cùng một tỷ lệ cùng một lúc thì đầu ra cũng tăng theo tỷ lệ đó.

- Lợi suất tăng theo quy mô: Nghĩa là tăng tất cả các đầu vào cùng một lúc và cùng một tỷ lệ. Trong quá trình sản xuất có thể làm cho hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn và do đó sản lượng có thể tăng hơn tỷ lệ tăng của đầu vào, hiện tượng này được gọi là lợi suất tăng theo quy mô.

Tác động của quy luật: Nghiên cứu quy luật giúp cho các doanh nghiệp tính toán lựa chọn các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu hơn.

NỘI DUNG ÔN TẬP


I. LÝ THUYẾT

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Kinh tế học là gì? Sự giống và khác nhau giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Tại sao nói “Kinh tế học là lý thuyết về sự lựa chọn”?

Câu 2. So sánh kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? Ví dụ minh hoạ? Câu 3. Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Cho ví dụ?

Câu 4. Liệt kê và giải thích ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế? Giả sử bạn đang bị lạc trên một hoang đảo, hãy cho biết bạn đang gặp phải những vấn đề kinh tế cơ bản nào, giải thích?

Câu 5. Có mấy mô hình nền kinh tế? Nêu đặc điểm của từng mô hình? Câu 6. Vẽ mô hình luồng luân chuyển kinh tế? Giải thích mô hình?

Câu hỏi đúng/sai và giải thích

Câu 1. Cái gì, như thế nào và cho ai là các câu hỏi then chốt của một hệ thống kinh tế.

Câu 2. Một người ra quyết định hợp lý luôn dự đoán tương lai một cách chính

xác.


Câu 3. Chi phí chìm không biểu thị chi phí cơ hội.

Câu 4. Nếu đường giới hạn khả năng sản xuất của một nước đang được mở rộng

thì nước đó không có mối lo từ việc dân số tăng.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Lý do nào sau đây không phải là lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học:

A. Để biết cách thức người ta phân bổ các tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa.

B. Để biết cách đánh đổi số lượng hàng hóa lấy chất lượng cuộc sống

C. Để tránh những nhầm lẫn trong phân tích các chính sách công cộng.

D. Tất cả các lý do trên đều là những lý do tại sao lại nghiên cứu kinh tế học. Câu 2. Kinh tế học:

A. Nghiên cứu những hoạt động gắn với tiền và những giao dịch trong trao đổi giữa mọi người.

B. Nghiên cứu sự phân bổ các tài nguyên khan hiếm cho sản xuất và việc phân bổ các hàng hóa dịch vụ.

C. Nghiên cứu của cải

D. Tất cả các lý do trên

Câu 3. Chủ đề cơ bản nhất mà kinh tế học vi mô phải giải quyết là:

A. Thị trường

B. Tiền

C. Tìm kiếm lợi nhuận

D. Sự khan hiếm

Câu 4. Khái niệm nào sau đây không thể lí giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF):

A. Cung cầu

B. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.

C. Sự khan hiếm.

D. Chi phí cơ hội

Câu 5. Các hệ thống kinh tế giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? xuất phát từ đặc điểm:

A. Nguồn cung của nền kinh tế

B. Đặc điểm tự nhiên

C. Tài nguyên có giới hạn

D. Nhu cầu của xã hội

Câu 6. Bộ phận của kinh tế học nghiên cứu các quyết định của hãng và hộ gia đình được gọi là:

A. Kinh tế vĩ mô

B. Kinh tế vi mô

C. Kinh tế thực chứng

D. Kinh tế gia đình

Câu 7. Điều nào dưới đây là tuyên bố thực chứng:

A. Tiền thuê nhà thấp sẽ hạn chế cung nhà ở

B. Lãi suất cao là không tốt đối với nền kinh tế

C. Các chủ nhà nên được tự do đặt giá tiền thuê nhà

D. Chính phủ cần kiểm soát các mức tiền thuê do chủ nhà đặt

Câu 8. Điều nào dưới đây không được coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học đại học:

A. Học phí

B. Chi phí ăn uống

C. Thu nhập lẽ ra có thể kiếm được nếu không đi học

D. Tất cả các điều trên

Câu 9. Vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô:

A. Các nguyên nhân làm giá cam giảm

B. Các nguyên nhân làm giảm mức giá chung

C. Nguyên nhân của sự suy thoái kinh tế

D. Tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát

Câu 10. Trong một thế giới có sự khan hiếm:

A. Con người phải đưa ra sự lựa chọn trong số nhiều phương án khác nhau

B. Chi phí cơ hội bằng không

C. Con người luôn luôn đói và thiếu thốn

D. Các cá nhân không cần làm việc để tạo ra hàng hoá

Câu 11. Khi tiến hành lựa chọn, chúng ta gọi giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua là:

A. Lựa chọn hoàn toàn

B. Chi phí rò ràng

C. Chi phí kế toán

D. Không phải điều nào ở trên

Câu 12. Đường giới hạn khả năng sản xuất biểu thị:

A. Những kết hợp hàng hoá mà nền kinh tế mong muốn

B. Những kết hợp hàng hoá có thể sản xuất của nền kinh tế

C. Những kết hợp hàng hoá khả thi và hiệu quả của nền kinh tế

D. Không câu nào đúng

Câu 13. Điều nào dưới đây là kết quả của vấn đề khan hiếm?

A. Lợi nhuận cao

B. Yêu cầu chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn

C. Không thể đáp ứng tất cả các nhu cầu

D. Cả phương án B và C Câu 14. Chi phí cơ hội có nghĩa là:

A. Giá trị của hoạt động tốt nhất

B. Giá trị của thời gian rỗi

C. Chi phí gián tiếp của một hoạt động

D. Không đáp án nào ở trên

Câu 15. So sánh lợi ích, chi phí và đưa ra lựa chọn tốt nhất trong giới hạn nguồn lực khan hiếm được gọi là:

A. Tối ưu hoá

B. Chi phí cơ hội

C. Lựa chọn

D. Cạnh tranh


II. BÀI TẬP

Bài 1. Những nhận định nào dưới đây là vấn đề quan tâm của kinh tế học vi mô, những nhận định nào là quan tâm của kinh tế học vĩ mô:

a. Đánh thuế cao vào mặt hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ hạn chế được tiêu dùng của những mặt hàng này.

b. Một hãng sản xuất kinh doanh sẽ tăng đầu tư vào máy móc thiết bị nếu dự đoán vào tương lai về thu nhập là rất khả quan.

c. Người lao động có mức thu nhập cao có thể sẽ mua nhiều hàng xa xỉ hơn.

d. Một quốc gia phát triển có thể được thể hiện ở chi tiêu của người tiêu dùng cao hơn.

e. Lãi suất cao trong nền kinh tế thì có thể làm giảm khuyến khích tăng đầu tư tư nhân.

f. Mức thất nghiệp của toàn bộ khu vực thành thị của Việt Nam tăng nhanh vào cuối những năm 90.

Bài 2. Những nhận định dưới đây mang tính thực chứng hay mang tính chuẩn

tắc?


a. Giá dầu thế giới tăng 300% giữa năm 1973 và 1974.

b.Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ vì thế cần phải hạn chế và tiến tới loại bỏ nó. c.Phân phối thu nhập trên thế giới quá bất công vì các nước nghèo chiếm tới 61%

dân số thế giới nhưng chỉ chiếm được có 6% thu nhập của toàn thế giới.

d. Thu nhập quốc dân của Hoa Kỳ năm 1995 chiếm 29% tổng GDP của toàn thế

giới.

e. Chính phủ các nước sử dụng các chính sách tài khoá mở và chính sách tiền tệ

mở để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

f. Chính phủ chọn giải pháp tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng để chống lạm phát.

g. Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi với những người nghèo.

h. Để bảo vệ nền sản xuất trong nước Chính phủ cần phải có chính sách bảo hộ mậu dịch.

i. Tình hình lạm phát của nước Đức những năm 1922 và 1923 là hết sức nghiêm trọng.

j. Thuế lợi tức của việt nam có nhiều bất hợp lý do vậy phải sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp để thay thế.

Bài 3. Tính toán chi phí cơ hội:

Giả sử có thể đi từ Hà Nội tới Sài Gòn bằng hai cách: đi máy bay hoặc tàu hoả. Giá vé máy bay là 1.500.000 đồng và chuyến bay mất 2h. Giá vé tàu hoả là 800.000 đồng và đi mất 28h.

Cách đi nào sẽ được lựa chọn đối với:

- Một nhà kinh doanh mà trung bình một giờ ông ta có thể kiếm được 1.000.000 đồng.

- Một sinh viên mà trung bình một giờ anh ta có thể kiếm được 20.000 đồng.

Bài 4. An, Bình và Nam dự kiến đi du lịch vào Đà Lạt. Nếu đi bằng tàu hỏa thì mất 5 giờ và nếu đi bằng máy bay thì mất 1 giờ. Giá vé máy bay là 1,5 triệu đồng và

tàu hỏa là 900 nghìn đồng. Để thực hiện chuyến đi họ phải bỏ lỡ việc làm. An kiếm được 75 nghìn đồng/giờ, Bình kiếm được 150 nghìn đồng/giờ và Nam kiếm được 180 nghìn đồng/giờ.

Hãy tính chi phí cơ hội của việc đi bằng máy bay và tàu hỏa của mỗi người. Giả sử cả 3 người đều có hành vi tối ưu, họ sẽ lựa chọn loại phương tiện nào?

Bài 5. Giả sử ta có phương trình đường giới hạn khả năng sản xuất của hai loại sản phẩm (X Y) là như sau: 2X2 + Y2 = 225.

a. Hãy vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất của nền kinh tế đó.

b. Tính chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm X khi X =5 và khi X =10.

CHƯƠNG 2 CẦU – CUNG


2.1. CẦU

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm cầu

Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ căn cứ vào nhiều yếu tố như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của họ, giá của hàng hoá dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các chính sách của chính phủ… Để hiểu rò hành vi của người tiêu dùng chúng ta sử dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu.

Cầu (Demand) là một thuật ngữ dùng để diễn đạt lượng hàng hoá dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận ) trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi.

Khi phân tích khái niệm về Cầu hàng hóa dịch vụ nào đó, cần quan tâm đến một số điểm sau:

- Điều kiện hình thành cầu:

+ Khả năng mua: khả năng chi trả tiền của người tiêu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ đó.

+ Sự sẵn sàng mua: có nghĩa người mua sẽ thật sự sẵn sàng trả tiền cho lượng cầu nếu nó là có sẵn. Đây là điều quan trọng để phân biệt số lượng cầu và số lượng hàng hoá thực mua.

Nếu bạn rất muốn mua một chiếc áo mới nhưng bạn không có tiền để mua áo (không có khả năng mua) thì cầu của bạn đối với chiếc áo đó bằng không. Ngược lại, nếu bạn có rất nhiều tiền (khả năng mua của bạn lúc này đã có) nhưng bạn lại không muốn mua chiếc áo đó bởi vậy mà cầu của bạn sẽ không tồn tại. Do đó, cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ tồn tại khi người tiêu dùng muốn mua hàng hoá đó và sẵn sàng chi trả tiền cho hàng hoá đó.

- Cầu về một loại hàng hoá dịch vụ nào đó phải được xác định trong một khoảng không gian và thời gian nhất định (không gian tồn tại cầu chính là phạm vi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ).

Ví dụ: Với giá gạo 3500đ/kg, cầu gạo ở Hà Nội là 10 tấn/ngày còn ở Hà Giang là 5 tấn/ngày.

Thời gian ở đây chính là thời điểm diễn ra hành động mua - bán hàng hoá dịch vụ.

Ví dụ: Cùng mặt hàng nước giải khát nhưng cầu về nước giải khát về mùa hè và mùa đông khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022