Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


tiếp, văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ,, hướng dẫn DL v.v.. cho nguồn nhân lực cũng như những đối tượng đang trực tiếp phục vụ ngành DL.

Thứ ba, chú trọng tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến pháp luật về Du lịch và tổ chức các hoạt động để hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật này từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

Thứ tư, công tác đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được chú ý, triển khai theo phương án, kế hoạch nhằm lành mạnh hóa và tăng tính hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực DL.

Thứ năm, tạo sự lập gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia, trong hoạt động du lịch, giữa địa phương và Trung ương trong quản lý và phát triển DL có sự chuyển biến tích cực.

Thứ sáu, duy trì kiểm soát đối với hoạt động DL một cách liên tục nhằm tạo sự ổn định của thị trường, tạo ý thức kỷ cương pháp luật trong hoạt động DL trên địa bàn các tỉnh nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh DL.

2.3.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Từ nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của các quốc gia Singapore, Thái Lan, Việt Nam và các tỉnh phía Bắc Lào có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho các tỉnh Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào:

Một là, không ngừng hoàn thiện quan hệ sản xuất thông qua xây dựng chiến lược - quy hoach - kế hoạch, có các giải pháp đồng bộ và tạo môi trường thông thoáng, minh bạch để tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu”tư.

Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất nhờ tăng cường quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch, đồng thời, hiện đại hóa công nghệ thông tin và truyền thông, tuyên truyền, quảng bá DL trong nước và quốc tế. Giai đoạn hiện nay và 10 năm tới, cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, phục vụ tốt cho ngành DL, đặc biệt là cho vùng DL Nam Trung Bộ.

Ba là, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và nâng cấp các nguồn tài nguyên du lịch phù hợp với quy hoạch cụ thể và toàn diện với từng giai đoạn, thời kỳ.


Bốn là, đa dạng và phát triển nhiều loại hình du lịch và đa dạng hóa các sản phẩm DL nhất là những thứ mang nét đặc sắc riêng của địa phương để tăng sức hấp dẫn và thu hút nhiều khách DL.

Năm là, tăng cường liên kết, phối hợp giữa các bên liên quan: chính quyền, doanh nghiệp, người dân và tích cực phối hợi, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về công tác bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và bảo vệ môi trường.

Sáu là, khắc phục sự yếu kém đang nảy sinh trong hoạt động DL như: xâm hại cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,… nhằm tạo môi trường du lịch sạch đẹp, văn minh, lịch sự và bền vững.

Tóm lại, KTDL là ngành dịch vụ có những nét đặc thù riêng. Những lợi thế từ KTDL đem lại rất lớn, có sức lan tỏa, góp phần vào giải quyết nhiều vấn đề như: vốn, việc làm, thu nhập, ổn đinh xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTDL các tỉnh phía Bắc Lào, Việt Nam, Thái Lan và Singapore, những bài học kinh nghệm về thành công và những vấn đề nảy sinh rất có ý nghĩa để du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng cần chú ý đến tính đặc thù của quốc gia, của vùng để đưa ra những qua điểm, chính sách phát triển phù hợp nhằm đem lại hiệu quả KTDL cao hơn.


Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI KINH TẾ DU LỊCH CỦA CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Các tỉnh Nam Trung Bộ nằm ở giữa sông Mê Kông và dãy Trường Sơn; là dải đất hẹp ngang, kéo dài dọc theo bên bờ sông Mê Kông. Nam Trung Bộ có tổng diện tích là 52.952 km2 (chiếm khoảng 22,36 % diện tích cả nước), có biên giới giáp với 2 nước; phía Đông giáp với Việt Nam, phía Tây giáp với Thái Lan, miền Nam giáp với tỉnh Sa La Văn, miền Bắc giáp với tỉnh Xay Sổm Bun, Xiêng Khoảng và Thủ đô Viêng Chăn.

- Về khí hậu thời tiết: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới KTDL. Khí hậu tạo ra từng loại thời tiết và là một trong những yếu tố quy định tính mùa vụ hoạt động DL. Khí hậu ở các tỉnh Nam Trung Bộ bao gồm hai tiểu vùng, khu vực đồng bằng phía Tây nóng ẩm, vùng núi trung du phía Đông khía hậu mát mẻ dễ chịu. Nhiệt độ cao nhất 40,50C, thấp nhất 5,60C, trung bình cả năm 26,30C. Thời tiết các tỉnh Nam Trung Bộ chia thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, tháng mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa

trung bình là 2.853 mm/năm. Thời gian tích hợp nhất cho hoạt động DL là thời kỳ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết mát mẻ. Đây là đều kiện thuận lợi cho phát triển DL nhất trong khu vực.

- Về thủy văn: khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ có chung đặc điểm của toàn bộ lãnh thổ Lào có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc. Mười con sông lớn chảy qua khu vực này, là sông Mê Kông, sông Săn, sông Ka Đing, sông Thơn, sông Băng Phay, sông Hin Bun, sông Chăm Phon, sông Băng Hiếng, sông La Nong và sông Xê Pôn, trong đó quan trọng nhất là sông Mê Kông - con sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Sông Mê Kông bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) và chảy qua lãnh thổ của 5 nước Đông Nam Á (Myanma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam) rồi đổ ra biển Đông. Phần chảy qua Lào từ Bắc xuống Nam có chiều dài 1.660 km, trong đó phần chảy qua cả các tỉnh Nam Trung Bộ có chiều dài khoảng


545 km. Sông Mê Kông là con đường giao thông thủy quan trọng của Lào nói chung và nói riêng các tỉnh Nam Trung Bộ. Mạng lưới sông ngòi ở khu vực này khá phát triển, là nguồn cung cấp thủy điện, thủy sản cho nhân dân, cung cấp nước tưới cho trồng trọt và là những trục giao thông đường thủy quan trọng góp phần cho phát triển DL.

- Về tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên đất: Ở các tỉnh Nam Trung Bộ tài nguyên đất rất đa dạng về chủng loài và diện tích đất chưa sử dụng khá nhiều. Tài nguyên đất bao gồm: đất phù sa, đất ngập nước, đất cát sông, đất mặn, đất chua, đất đỏ vàng, đất bạc màu... thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

+ Tài nguyên nước: Nam Trung Bộ là vùng có sông ngòi khá phong phú, nguồn cung cấp nước đồi dào, thuận lợi để xây dựng cảng sông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, có thể đáp ứng cho hoạt động sinh hoạt của dân cư.

+ Tài nguyên rừng: Ở Nam Trung Bộ là vùng có tài nguyên rừng rất phong phú và da dạng được đánh giá là một trong những thế mạnh to lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Vùng này có nhiều các loại cây chất lượng cao như: cây hương, cây trắc, cây đỏ... chính nó đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hóa để xuất khẩu ra nước ngoài.

+ Tài nguyên khoáng sản: Vùng Nam Trung Bộ giàu về tài nguyên khoáng sản quý giá như: vàng, đồng, chì, ăng-tê-ni-om, đá vôi, sét cao lanh được khai thác ở vùng này rất nhiều.

Từ đăc điểm trên cho thấy, các tỉnh Nam Trung Bộ có điều kiện địa lý rất phù hợp trong việc phát triển kinh tế của vùng Nam Trung Bộ, nhất là trong các ngành DL, tạo điều kiện cho dân cư của Nam Trung Bộ có thuận lợi trong việc phát huy sức sáng tạo, góp phần phát huy sức mạnh con người trong quá trình phát triển KT-XH của vùng Nam Trung Bộ.

3.1.2. Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội

Điều kiện chính trị: Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nhà nước nước CHDCND Lào, thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục giữ gìn và phát triển đất nước. Các tỉnh Nam Trung Bộ nhờ có sự nỗ lực của các Đảng ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các bộ tộc góp phần vào việc bảo vệ“đất nước và vùng lãnh thổ địa phương. Nam Trung Bộ đã giữ vững an ninh quốc phòng,


ổn định chính trị, xã hội có trật tự và an toàn trên địa bàn Nam Trung Bộ, đảm bảo cho người dân yên ổn sinh sống, hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tin tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế”đến thăm được mọi lúc mọi nơi trong các tỉnh Nam Trung Bộ.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế là: phát triển kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế… Trong 5 năm các tỉnh Nam trung Bộ đã tích cực phát triển KT-XH, nền kinh tế được phát triển liên tục với tốc độ cao và vững chắc, nhịp độ tăng trưởng (2016-2020) là khoảng 12,50%, GDP đạt được 117.077,48 tỷ kíp, bằng 23.415,496 tỷ kíp/năm, GDP bình quân 19.314.000 kíp/người, bằng 2.146 USD/người. Cơ cấu ngành kinh tế như:“nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng tăng, gắn chặt sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ứng dựng khoa học công nghệ tiên tiến tạo đà”cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai. Các tỉnh Nam Trung Bộ trong 5 năm (2016-2020) ngành nông nghiệp chiếm 32% của GDP tăng 7,22%, ngành công nghiệp chiếm 37,66% của GDP tăng 10,88% và ngành dịch vụ chiếm 30,33% của GDP tăng 9,54%. Cụ thể xem bảng 3.1.

Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nam Trung Bộ (2016-2020)



Nam Trung Bộ

Cơ cấu ngành kinh tế

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Tổng GDP (tỷ kíp)

Bình quân (USD)

Tỷ lệ (%)

Chiếm

Tăng

Chiếm

Tăng

Chiếm

Tăng

Bo Li Khăm Xay

36%

3,5%

34%

10%

30%

8,8%

26.496,34

2.060

11,51%

Khăm Muôn

21 %

10,76%

45%

10,97%

34%

9,31%

37.571

2.199

12,6%

Sa Văn Na Khết

39%

7,41%

34%

11,67%

27%

10,24%

53.010,14

2.181

13,4%

Tổng

32%

7,22%

37,66%

10,88%

30,33%

9,54%

117.077,48

2.146,66

12,50%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 11

Nguồn: [79]; [82]; [84]

Qua bảng 3.1 tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, về tốc độ tăng trưởng, GDP từng năm tăng khá ổn định, thu nhập bình quan trên đầu người vẫn tăng từng năm.


3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Thực trạng về lực lượng sản xuất trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.2.1.1. Thực trạng về nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

* Nhân lực trong ngành du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi nguồn nhân lực lớn với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm của ngành và đối tượng phục vụ là khách hàng với nhu cầu rất đa dạng.

- Lực lượng lao động trong ngành DL được chia thành 3 nhóm với những đặc điểm khác nhau:

+ Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về DL: Lao động thuộc nhóm này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển DL của đất nước và từng địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển DL. Họ đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ điều kiện cho các doanh nghiệp DL kinh doanh có hiệu quả cao; kiểm tra, giảm sát các hoạt động kinh doanh. Như vây, nhóm này thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với phát triển ngành dịch vụ DL đòi hỏi phải được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệm vụ về năng lực xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành DL; năng lực hiểu biết về ngành DL nói riêng, văn bản pháp quy nói chung để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giảm sát, định hướng phát triển ngành DL.

+ Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành DL: Nhóm lao động này là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên nghiệp, chuyên sâu về ngành DL, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về DL và có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành DL, tác động đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành DL hiện tại và trong tương lai.

+ Nhóm lao động chức năng kinh doanh: Lao động nhóm này chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động của ngành DL và cần phải chú trọng phát triển đội ngũ đầy đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng.


- Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp DL có đặc điểm và vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh DL và được chia thành 4 nhóm cơ bản sau:

+ Nhóm lao động chức năng quản lý chung nhưng gắn trực tiếp với dịch vụ DL: Bao gồm những người đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở vận chuyển DL, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành DL, là tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc hoặc các chức danh tương đương.

+ Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệm vụ kinh tế: Lao đông thuộc nhóm này có khá năng phân tích các vấn đề đang hoặc sắp xảy ra trong doanh nghiệp của mình, các tác động của các biên số vĩ mô của nền kinh tế, ảnh hưởng tới nhiệm vụ của mình hoặc doanh nghiệp. Nó bao gồm lao động thuộc phòng tài chính

- kế toán; lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tư và phát triển; phòng tổng hợp, lao động thuộc phòng vật tư thiết bị, lao động thuộc phòng quản lý nhân sự v.v.. Như vậy, nhiệm vụ của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chưc bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh, tổ chức lao động, hạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.

+ Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp DL: Ở nhóm này lao đông gồm nhân viên làm vệ sinh môi trường; nhân viên thường trực bảo vệ; nhân viên cung ứng hàng hóa, nhân viên phụ trách công tác sữa chữa điện, nước; nhân viên tạp vụ… trong các công ty, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh DL. Họ không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch, nhiệm vụ của họ là cung cấp những nhu cầu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp.

+ Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng: Lao động thuộc nhóm này là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh DL, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho khách du lịch. Lao động nhóm này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp. Trong khách sạn có lao động thuộc nghề buồng; nghề lễ tân; nghề bàn; nghề pha chế đồ uống và chế biến món ăn v.v.. Trong kinh doanh lữ hành có lao động làm công tác điều hành chương trình DL, có lao động thuộc nghề hướng dẫn viên DL và


marketing DL v.v.. Trong ngành vận chuyển du khách có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận chuyển DL v.v..

Những năm gần đây (2015 - 2019) cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế vùng Nam Trung Bộ có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của vùng, lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,72%, lao động ngành công nghiệp chiếm 25,41%. Trong đó lao động ngành dịch vụ cũng đương đối khá phát triển từng giai đoạn, chiếm 12,95% của tất cả vùng Nam Trung Bộ. Chi tiết xem bảng 3.2.

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động trong ngành kinh tế các tỉnh Nam Trung Bộ



Nam Trung Bộ

Cơ cấu lao động trong ngành kinh tế 5 năm (2015-2019)

Tổng LĐ

(người)

LĐ Nông nghiệp

LĐ Công nghiệp

Lao động dịch vụ

Số lượng

Chiếm

Tăng

Số lượng

Chiếm

Tăng

Số lượng

Chiếm

Tăng

Bo Li Khăm xay

131.901

81.853

57,18%

- 10%

21.652

16,42%

16%

10.413

7,89%

8%

Khăm Muôn

209.066

186.797

66%

40%

3.868

2%

50%

143

0,06%

5%

Sa Văn Na Khết

477.851

415.731

62%

- 4,55%

33.449

6,99%

16,89%

28.671

5%

15,01%

Tổng

818.818

684.381

61,72%

25,45%

58.969

25,41%

27,63%

39.227

12,95%

9,33%

Nguồn: [79]; [82]; [84]

Qua bảng 3.2 cho thấy lương lao động dịch vụ ở các tỉnh Nam Trung Bộ có xu hướng gia tăng và phát triển mạnh, nhưng so với các ngành lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp thì số lượng còn thấp, nhất là số lượng lao động trực tiếp chỉ đạt khoảng 39.227 người, chiếm 12,95% và tăng 9,33% của tổng lao động ngành khác.

Về chất lượng cơ cấu lao động, do đặc thù của các địa phương Nam Trung Bộ là DL phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, mà cao điểm là mùa khô nên việc thu hút lao động có tay nghề cao, giỏi làm việc ổn định trong các cơ sở lưu trú, dịch vụ DL rất khó, nhất là những người có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành. Lao động trực tiếp cũng không ổn định việc làm, chỉ hoạt động theo thời vụ và lao động được đào tạo qua trường lớp rất ít, phần lớn là lao động phổ thông, chỉ được tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn tại chỗ 3 - 5 ngày. Để giải quyết vấn đề tình trạng lao động này các tỉnh Nam Trung Bộ và các ngành liên quan đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho các nhân viên dịch vụ và các chủ kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Qua các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2022