bao gồm cả các kết quả của sự phát triển của bản thân lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ra trên bề mặt ngành kinh tế du lịch. Đó là các quan hệ lợi ích, các kết quả của kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch. Các kết quả này phản ánh trình độ phát triển và cũng là kết quả của sự thúc đẩy phát triển của lực lượng sản xuất trong ngành KTDL của các tỉnh trong vùng địa lý khi xem xét cấp độ là các tỉnh trực thuộc vùng. Xét ở góc độ khái quát này, KTDL ở phạm vi của quốc gia hay KTDL ở phạm vi cấp tỉnh thuộc vùng địa lý của quốc gia chỉ khác nhau về phạm vi không gian địa lý, về mặt lượng (quy mô, hình thức) không có sự khác nhau về nội hàm cấu thành kinh tế du lịch.
2.1.2. Đặc điểm của kinh tế du lịch
Những đặc điểm cơ bản của KTDL được thể hiện ở các nội dung sau:
2.1.2.1. Kinh tế du lịch có tính tổng hợp cao
Có thể thấy KTDL vừa mang tính chất là ngành dịch vụ lại vừa thể hiện như là một ngành công nghiệp.“Xuất phát từ nhu cầu mang tính tổng hợp cao của khách du lịch về lưu trú, đi lại, tham quan, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm… để đáp ứng các nhu cầu khác nhau”đó, nhà cung ứng DL cần cung cấp tuyến DL, cung cấp các phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho khách du lịch, cung cấp tư vấn tin tức v.v.. Như vậy, sản phẩm của kinh tế du lịch là sản phẩm chung của nhiều bộ phận, là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện ra bằng nhiều loại dịch vụ. Phạm vi hoạt động của kinh tế du lịch bao gồm các công ty DL, các khách sạn DL, đơn vị bán hàng lưu niệm DL… trong đó có cả các bộ phận sản xuất tư liệu vật chất (công nghệ dệt, ngành xây dựng…) và một số bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất (văn hóa, giáo dục, tài chính, bưu điện…). Như vậy, KTDL không phát triển đơn lẻ mà có luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khác. Các bộ phận trong kinh tế du lịch không chỉ có tính đặc tính hướng đích thông qua nút (thỏa mãn nhu cầu của du khách) mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.2.2. Kinh tế du lịch có tính nhạy cảm cao
So với nhiều ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ khác, kinh tế du lịch có tính nhạy cảm cao. Do kinh tế du lịch gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách. Với một chương trình DL được giới thiệu, dịch vụ cho du khách cần bảo đảm sự chính xác, khoa học, tiết kiệm, chu đáo về mọi
mặt, nhất là thời gian, có kế hoạch chu đáo, chi tiết về nội dung các hoạt động DL, cần kết hợp một cách rõ ràng, giữa các khâu vận chuyển khách, du ngoạn, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, mua sắm, chỉ cần người hướng dẫn viên vui tính, hóm hỉnh, nhiều sáng tạo cũng tạo ra những hiệu ứng tốt cho chuyến đi… Làm được những điều này mới tạo ra cho du khách sự thoải mái và hài lòng. Nếu một khâu nào đó không tuân thủ quy trình thì có thể gây ra hàng loạt những phán ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ DL, do đó tác động tiêu cực đến hiệu quả của chuyến đi DL.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Bàn Về Kinh Tế Du Lịch
- Các Công Trình Nghiên Cứu Bàn Về Những Giải Pháp Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Và Hoàn Thiện Quan Hệ Sản Xuất Trong Kinh Tế Du Lịch
- Những Kết Quả Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Kinh Tế Du Lịch
- Khía Cạnh Tác Động Tiêu Cực Của Kinh Tế Du Lịch Đến Kinh Tế - Xã Hội Của Cấp Tỉnh Thuộc Vùng Địa Lý
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Thuộc Vùng Địa Lý Của Quốc Gia
- Những Nhân Tố Chủ Quan Ảnh Hưởng Tới Kinh Tế Du Lịch
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
Kinh tế du lịch không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, dịch bệnh..v.v. Khách DL không chỉ tìm đến các địa điểm DL bởi sức hấp dẫn của cảnh quan, thiên nhiên, ẩm thực và còn quan tâm tới sự ổn định ở địa phương hoặc quốc gia. Sự bất ổn chính trị ở một quốc gia hay sự xung đột địa phương đều có thể khiến cho du khách cân nhắc khi đến tham quan. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh ngành DL.
2.1.2.3. Kinh tế du lịch có tính thời vụ
Kinh tế du lịch luôn phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, môi trường, thời tiết, khí hậu, hệ sinh thái đa dạng, điều kiện về y tế, dịch bệnh... Do đó, hoạt động kinh doanh DL có những đặc thù riêng, trong đó là tính thời vụ. Đây là điểm mấu chốt để các công ty DL nghiên cứu, có chiến lược, chương trình, dự án cụ thể cho mỗi chuyến DL. Ngoài ra, tạo ra được kế hoạch cụ thể, chi tiết cho một chu kỳ kinh doanh, tạo ra sự phù hợp trong hoạt động của nội bộ ngành. Từ đó, thu về những lợi ích kinh tế cao nhất. Về phía khách DL, Khách hàng có thể có nhiều thời gian để suy nghĩ và đưa ra quyết định phù hợp nhất với các điều kiện của bản thân có thể đáp ứng. Tính thời vụ ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của ngành DL, vào mùa cao điểm của DL khách du lịch ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới tăng do với mùa khác, nhu cầu việc làm trong ngành DL tăng cao và người dân địa phương cũng được hưởng lợi ích lớn từ những mùa này. Trong khi đó, có những mùa khách du lịch vắng khiến cho người lao động mất việc làm, giảm thu nhập. Do đó, phát triển kinh tế du lịch phải tìm cách giải quyết hài hòa giữa mùa thịnh và mua suy cung như tìm giải pháp khai thác các sản phẩm DL trong những thời điểm vắng khách du lịch. Có thể nói đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong sự phát triển DL.
2.1.2.4. Kinh tế du lịch có tính liên ngành
Tính liên ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động DL như: sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo v.v.. KTDL sẽ không phát triển được nếu thiếu các ngành dịch vụ khác, cụ thể là: tài chính, ngân hàng, giao thông - vận tải, hải quan, cửa khẩu, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, y tế, công an, môi trường v.v.. Những dịch vụ nói trên cần được đăt trong mối quan hệ tổng thể, gắn kết chặt chẽ với nhau và hoạt động đồng bộ để tạo ra kết quả tốt nhất cho ngành DL. Nếu không, khách du lịch sẽ không có cảm giác an toàn và thoải mái tại nơi đến DL. Như vậy, yếu tố này sẽ đẩy mạnh các ngành dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch phát triển hơn. Điều này yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cần có sự phối hợp với các các đơn vị làm dịch vụ như: khách sạn, dịch vụ vận chuyển, nhà hàng,… cần phải có chính sách phối, kết hợp chặt chẽ, nhằm tạo ra xung lực mạnh mẽ cho sự phát triển trong nền kinh tế quốc dân.
2.1.2.5. Kinh tế du lịch có tính liên vùng
Tính liên vùng trong phát triển KTDL là xu thế chung tất yếu trong thời đại hiện nay, tính liên vùng cho phép các địa phương trong vùng khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên DL, về hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn nhân lực khác để phát triển KTDL, tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan. Các công ty, đơn vị DL luôn luôn phải có sự linh động trong công tác tổ chức, hoạt động, cần chú trọng hợp tác với các dịa phương làm DL để tạo sự gắn kết chặt chẽ, đưa ra được những những sản phẩm DL, những tour, điểm DL, tuyến DL thu hút và hấp dẫn khách. Có như vậy mới mới thu hút được các nhà đầu tư, khách du lịch đến mỗi địa phương để phát triển KTDL. Cần phải làm điều này vì nhu cầu của khách DL rất đa dạng, phong phú, nhiều cấp độ, thường xuyên thay đổi, đổi mới với những nhu cầu khám phá các địa điểm mới. Từ đó, yêu cầu bên cung ứng dịch vụ và hoạt động KDDL luôn có sự thay đổi với những chương trình hấp dẫn. Tính liên vùng còn thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững của vùng và các địa phương trong vùng giảm bớt sự khác biệt, tạo
điều kiện thuận lợi cho các địa phương cùng nhau bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trương tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của vùng. Còn tránh được sản phẩm trùng lặp giữa các vùng, các địa phương.
2.1.2.6. Cầu của du khách có tính nhạy cảm với sự đa dạng dịch vụ
Các du khách đi DL mục đích để thư giãn, hưởng thụ, cảm nhận và khám phá, tiêu tiền mua sắm chứ không hẳn tập trung vào kinh doanh sản xuất. Khách DL chỉ cần có được tư tưởng thoải mái sẽ không tiếc hưởng thụ thông qua tiêu dùng, cụ thể là các hoạt động mua sắm, ẩm thực, ở, di chuyển đến các điểm vui chơi. Ngoài ra, có nhiều du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên và trải nghiệm các giá trị tinh thần như văn hóa, tâm linh, lịch sử v.v.. Như vây, cần có giải pháp không ngừng hoàn thiện sản phẩm DL, mở rộng số lượng, tăng cường chất lượng, phong phú nhiều loại hình dịch vụ để hấp dẫn khách DL, lưu luyến khách với thời gian dài hơn dự định. Việc lợi dụng cơ hội để đẩy mức giá dịch vụ lên quá cao làm cho sự tin tưởng của du khách đối với nhà cung ứng DL giảm sút, những sai sót này sẽ lan truyền từ du khách này đến du khách khác làm ảnh hưởng đến hình ảnh của kinh tế du lịch trong sự lựa chọn của du khách.
Tóm lai, KTDL là một ngành kinh tế có sự hợp tác của nhiều ngành, mang tính tổng hợp, liên kết cao… gắn với thị trường quốc tế. Việc nắm vững những đặc điểm cơ bản này giữ vai trò quyết định trong việc đề xuất những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế du lịch một cách hiệu quả.
2.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Khía cạnh vai trò tích cực của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương cấp tỉnh trong vùng địa lý thuộc quốc gia
- Đối với sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm
+ Đối với tăng trưởng kinh tế:
Xét ở phạm vi cả nước cũng như địa phương, sự phát triển KTDL có vai trò góp phần quan trọng trong việc tạo nên thu nhập quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kinh tế du lịch sẽ tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, lãnh thổ, địa phương. Nói khác, kinh tế du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo
các vùng, lãnh thổ, địa phương. KTDL là ngành tạo ra các hàng hóa DL, như xây dựng cơ sở vật chất: khách sạn, nhà nghỉ, câu lạc bộ, tạo ra các đồ lưu niệm hay chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ khách du lịch. Với việc thực hiện đó sẽ góp phần vào tăng trưởng GDP. Trong đó, sự phát triển DL ở vùng, lãnh thổ, địa phương sẽ có tác động lan tỏa rất lớn đến sự phát triển của các ngành khác, trực tiếp hoặc giản tiếp đến DL như: giao thông vận tải, các nghề thủ công, công nghiệp chế biến và các ngành bưu điện, ngân hàng v.v.. của vùng, lãnh thổ, địa phương đó.
Đồng thời, với sự phát triển ấy là quá trình làm tăng thu nhập của đân cư kéo theo cấu trúc chi tiêu cũng có sự thay đổi và phát triển. Thông thường khi thu nhập tăng sức mua tiêu dùng tăng theo, khi nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ kích thích sản xuất phát triển làm tăng cung. Ngược lại, cung không chỉ đáp ứng cầu mà góp phần vào kích thích cầu phát triển. Mối quan hệ cung - cầu ấy tác động vào quy mô sản xuất, giá cả, lợi nhuận, việc làm, cạnh tranh và hướng người sản xuất, kinh doanh tới mục tiêu lợi nhuận cao. Trong đó, khi cầu tăng, hướng sản xuất phát triển mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực, chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế.
Phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào những năm qua có thể cho thấy: Theo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết, số lượng khách du lịch quốc tế dến Lào đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua, từ hơn 2,5 triệu người vào năm 2010 đến hơn 4,6 triệu người vào năm 2015, đóng góp vào nền kinh tế Lào hơn 725 triệu USD vào năm 2015. Số lượng khách du lịch đến Lào vào năm 2019 đạt hơn 4,7 triệu người và mang đến nguồn thu khoảng 934 triệu USD [47, tr.5].
Xét về phạm vi thế giới, kinh tế thế giới ngày càng phát triển, thu nhập bình quân của người dân các nước tăng, cơ cấu chi tiêu của người dân thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ chi tiêu cho các nhu cầu xa xỉ, nhu cầu bậc cao trong đó có du lịch. Vậy, KTDL được coi là như một ngành sản xuất tại chỗ, có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của các nền kinh tế thị trường phát triển. Cho nên kinh tế du lịch phát triển sẽ tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu nhập quốc dân, thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Những năm gần đây ngành du lịch thế giới phát triển
mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo Tổ chức UNWTO cho biết: số lượng du khách quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đã vượt mốc 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Năm 2019 hoạt động du lịch toàn cầu tăng trưởng đạt khoảng 3 - 4% so với năm trước và dự báo đến năm 2030 số lượng du khách quốc tế toàn cầu sẽ đạt 1,8 tỷ lượt [3].
Như vậy, với sự phát triển ấy là quá trình làm tăng thu nhập của đân cư kéo theo cấu trúc chi tiêu cũng có sự thay đổi và phát triển. Thông thường khi thu nhập tăng sức mua tiêu dùng tăng theo, khi nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ kích thích sản xuất phát triển làm tăng cung. Ngược lại, cung không chỉ đáp ứng cầu mà góp phần vào kích thích cầu phát triển. Mối quan hệ cung - cầu ấy tác động vào quy mô sản xuất, giá cả, lợi nhuận, việc làm, cạnh tranh và hướng người sản xuất, kinh doanh tới mục tiêu lợi nhuận cao. Trong đó, khi cầu tăng, hướng sản xuất phát triển mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực, chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế.
+ Đối với giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động
Phát triển KTDL góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho không chỉ người lao động trong ngành du lịch mà còn cho cộng đồng dân cư. Những nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và hoạt động du lịch phát triển, tạo điều kiện đa dạng văn hóa dịch vụ du lịch, nhờ vậy cộng đồng dân cư ở đó có thêm việc làm, thu nhập. KTDL góp phần giải quyết việc làm và ổn định xã hội. Sự phát triển KTDL ấy vừa trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Bởi lẽ, thuộc ngành kinh tế dịch vụ, DL có nhu cầu cao về lực lượng lao động. Trong đó, vấn đề việc làm, thất nghiệp luôn đặt ra cho mọi đất nước trong quá trình phát triển. Vì khi khoa học - công nghệ được ứng dụng, một bộ phận lao động được dôi dư, gây sức ép cho chính phủ Nhà nước. Phát triển KTDL đang là hướng tháo gỡ thiết thực, có hiệu quả đối với vấn đề này.
Theo UNWTO, ngành KTDL tăng thêm 150 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới năm 2019, lữ hành và du lịch chiếm 10,3% GDP toàn cầu và 330 triệu việc làm, tức là gần 1/10 việc làm thế giới. Cũng vào năm 2019, lĩnh vực này đạt mức tăng trưởng 3,5%, cao hơn cả mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,5%; kinh tế du lịch là ngành tạo ra được một việc làm mới và dự báo đến năm 2025 cứ 10 lao động thì
có một người làm trong kinh tế du lịch (so với tỷ lệ hiện nay là 1/10). Theo ước tính của Hiệp hội du lịch quốc tế, một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ sung. Số lao động bổ sung cần thiết trong dịch vụ bổ sung có thể tăng lên nhiều lần, nếu các dịch vụ này được nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại [13, tr.51].
Như vậy, nếu xét dưới góc độ xã hội của quốc gia cũng như địa phương cấp tỉnh, sự phát triển KTDL có tính chất lan tỏa thông qua DL các ngành KT-XH khác cũng phát triển, mở rộng thêm thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy thương mại và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
- Đối với văn hóa - xã hội
Về cơ bản ở đâu có KTDL phát triển thì ở đó kết cấu hạ tầng KT-XH được đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao ý thức trách nhiệm, giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa, khôi phục các lễ hội truyền thống, truyền tải các giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội và bạn bè quốc tế. Thông qua hoạt động KTDL mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi hơn. Như vậy, KTDL góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương, nâng cao trình đô dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao đông nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Giải quyết vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng giới, giảm quá trình đô thị hóa, giảm bớt các tệ nạn xã hội v.v.. Góp phần quảng bá hình ảnh con người, vùng đất, truyền thống văn hóa tới bạn bè quốc tế, đồng thời nâng cao trình độ văn hóa ứng xử du lịch của người dân bản địa đối với khách du lịch và bảo tồn, tôn tạo, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa, thúc đẩy hào bình giao lưu văn hóa giữa các địa phương, khu vực, các nước.
Kinh tế du lịch còn khuyến khích và nâng cao vị trí, vai trò tham gia của cộng đồng dân cư trong xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi ích tối đa khi tham gia vào các cho hoạt động của KTDL.
- Đối với chính trị, an ninh - quốc phòng
Trước hết là thể hiện ở hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế của một quốc gia. Một nền chính trị hòa bình, ổn định sẽ là tiền đề quan trọng cho thực hiện
các mục tiểu kinh tế xã hội và phát triển KTDL. An ninh - quốc phòng cũng vậy, đây là điều kiện cần để phát triển KT-XH. Phát triển KTDL phải đi với chính trị ổn định và thúc đẩy an ninh - quốc phòng luôn phải được chú trọng song song với tình hình phát triển đất nước. An ninh - quốc phòng tốt, duy trì bảo vệ được sự bình yên của xã hội là yếu tố tiên quyết thu hút đầu tư nội địa cũng như quốc tế vào lĩnh vực DL. Song, giữa KTDL và an ninh - quốc phòng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một nền chính trị hòa bình, thân thiện, cởi mở sẽ tạo điều điều kiện KTDL lớn mạnh, khuyến khích khách DL quốc tế đến tham quan nhiều hơn. Ngược lại, ở những nước có sự bất ổn về sự tranh chấp của các đảng phái, đảo chính quân sự, đấu tranh, biểu tình liên miên… thì khó có thể phát triển được kinh tế du lịch.
- Đối với bảo vệ môi trường
Quan hệ giữa DL và môi trường là quan hệ khăng khít mà ngày nay các quốc gia đều quan tâm giải quyết. Kinh tế du lịch thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và các hoạt động du lịch gắn với môi trường, nâng cao hiểu biết về môi trường từ đó giúp cho con người và môi trường ngày càng hòa hợp hơn, ý thức con người về bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của chính họ ngày càng được cải thiện; giúp bảo vệ môi trường sống thông qua tạo ra việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu sinh thái v.v.. Đồng thời, tạo ra diện mạo mới cho các điểm đến thông qua các kế hoạch và dự án tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, xây dựng và nâng cấp cơ sở kinh tế du lịch; cải thiện môi trường bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, khu xử lý rác, hệ thống cung cấp nước; tăng hiệu quả sử dụng đất đai; giảm ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động kinh tế tại các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động kinh tế du lịch được phát triển phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường, bền vững theo thời gian, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tôn trọng môi trường sống của cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, phát triển KTDL cũng luôn đồng hành với một số vấn đề tiêu cực nảy sinh mà nhiều quốc gia, nhiều địa phương đã phải trả giá như: ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội v.v.. Từ cách nhìn nhận