Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm loài cây gỗ
4.1.1 Mật độ, tổ thành của loài cây gỗ
Cấu trúc tổ thành của tầng cây gỗ ch thành phần và tỷ lệ số lượng đơn vị cá thể (hoặc thể tích thân cây, tiết diện ngang thân cây) của loài so với ch tiêu tương ứng của tất cả các loài hình thành rừng, đơn vị tính theo phần mười hoặc phần trăm (Nguyễn Văn Thêm, 2002). Khi biểu thị tổ thành theo số cây, các hệ số tổ thành được xác định theo ch số phần mười. Tổ thành tầng cây gỗ còn được phản ánh thông qua ch số phần trăm về mức độ quan trọng của loài trong quần xã (IV%). Ch số IV% đánh giá mức độ quan trọng của loài trên cơ sở xem xét tổng hợp các ch tiêu gồm mật độ tương đối và tiết diện ngang tương đối, ch số IV% của loài nào đó càng cao thì loài đó càng có ý nghĩa quan trọng về phương diện sinh thái. Cấu trúc mật độ phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vai trò của loài trong quần xã thực vật rừng, kết quả được trình bày trong bảng 4.1.
- Kết quả nghiên cứu (bảng 4.1) cho thấy: Ở OTC 1 có mật độ cây trung bình 825 cây/ha, trong đó Phân mã là 101 cây/ha chiếm 6,85 %.
Từ kết quả ở bảng 4.1 ta có CTTT theo ch số quan trọng IV% như sau: 9,32Va + 7,49Ntr + 6,85Phm + 5,06Thm + 71,25 LK
Chú thích: -Va: Vàng anh -Ntr: Nang trứng -Phm: Phân mã
-Thm: Thừng mực -LK: Loài khác.
- Kết quả nghiên cứu (bảng 4.1) cho thấy: Ở OTC 2 có mật độ cây ít nhất 601 cây/ha, trong đó Màu cau đất là 68 cây/ha chiếm 6,89 %.
Từ kết quả ở bảng 4.1 ta có CTTT theo ch số quan trọng IV% như sau: 12,58Va + 9,90Tn + 7,44Nhv + 6,89Mcđ + 6,24Nhr + 56,65 LK
Chú thích: -Va: Vàng anh -Tn: Tèo nông -Nhv: Nhò vàng
-Mcđ: Màu cau đất -Nhr: Nhãn rừng -LK: Loài khác.
Kết quả nghiên cứu mật độ và tổ thành của hai trạng thái rừng như sau:
Bảng 4.1: Đặc trưng mật độ, tổ thành của 3 OTC
STT | Loài cây | N (cây/ha) | G (m2/ha) | IV % | Shannon- Wiener | Simpson | |
OTC 1 | 1 | Phân mã | 101 | 0,5297 | 6,85 | 0,80101 | 0,963 |
2 | Nang trứng | 94 | 1,2958 | 7,49 | |||
3 | Vàng anh | 67 | 3,7916 | 9,32 | |||
4 | Thừng mực | 42 | 1,8127 | 5,06 | |||
5 | 102 loài khác | 521 | 28,57 | 71,25 | |||
Tổng cộng | 825 | 36,00 | 100 | ||||
OTC 2 | 1 | Màu cau đất | 68 | 0,4904 | 6,89 | 0,964066 | 0,953 |
2 | Tèo nông | 66 | 1,7465 | 9,90 | |||
3 | Nhò vàng | 64 | 0,8386 | 7,44 | |||
4 | Vàng anh | 63 | 3,014 | 12,58 | |||
5 | Nhãn rừng | 48 | 0,8902 | 6,24 | |||
6 | 77 loài khác | 292 | 12,80 | 56,65 | |||
Tổng cộng | 601 | 19,78 | 100 | ||||
OTC 3 | 1 | Nhò vàng | 392 | 4,5351 | 25,72 | 0,941204 | 0,825 |
2 | Cà lồ | 29 | 12,3194 | 18,39 | |||
3 | Vàng anh | 117 | 4,7007 | 12,28 | |||
4 | Nang trứng | 94 | 1,7649 | 7,10 | |||
5 | 85 loài | 374 | 13,02 | 36,51 | |||
Tổng cộng | 1006 | 36,34 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm cấu trúc loài cây gỗ trên hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh ở VQG Cúc Phương, Ninh Bình - 2
- Quan Hệ Không Gian Cùng Loài Và Khác Loài Của Cây Rừng
- Các Chỉ Tiêu Khí Hậu Cơ Bản Khu Vực Vqg Cúc Phương
- Quan Hệ Cùng Loài Của Các Loài Cây Chiếm Ưu Thế
- Quan Hệ Không Gian Của Các Loài Cây Rừng Chiếm Ưu Thế Ở Otc 2 Được Biểu Diễn Bởi Hàm G12(R) Với Mô Hình Không Là Độc Lập. Đường Màu Đen Là
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Phục Hồi Và Phát Triển Rừng
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
- Kết quả nghiên cứu (bảng 4.1) cho thấy: Ở OTC 3 có mật độ cây cao nhất 1006 cây/ha, trong đó Nhò vàng là 392 cây/ha chiếm 25,72 %.
Từ kết quả ở bảng 4.1 ta có CTTT theo ch số quan trọng IV% như sau: 25,72Nhv + 18,39Cl + 12,28Va + 7,10Ntr + 36,51 LK
Chú thích: -Nhv: Nhò vàng -Cl: Cà lồ -Va: Vàng anh
-Ntr: Nang trứng -LK: Loài khác.
Bảng 4.1 cho thấy, Trạng thái rừng nguyên sinh ở OTC 1 gồm Phân mã, Nang trứng, Vàng anh, Thừng mực và 102 loài khác, mật độ cây Phân mã cao (101 cây/ha), Nang trứng (94 cây/ha), Vàng anh (67 cây/ha), Thừng mực ( 42 cây/ha ) là những loài tham gia vào công thức tổ thành theo ch số quan trọng IV%. Với tổ thành như trên có 4 loài có IV% ≥ 5% là loài có ý nghĩa về mặt sinh thái trong quần xã.
OTC 2 gồm Màu cau đất, Tèo nông, Nhò vàng, Vàng anh, Nhãn rừng và 77 loài khác, mật độ cây Màu cau đất cao nhất (68 cây/ha), sau đó đến Tèo nông (66 cây/ha), Nhò vàng (64 cây/ha), Vàng anh (63 cây/ha), Nhãn rừng (48 cây/ha). là những loài tham gia vào công thức tổ thành theo ch số quan trọng IV%. Với tổ thành như trên có dưới 10 loài có ΣIV% ≥ 40% sẽ là nhóm loài ưu thế và được sử dụng nhóm loài đó đặt tên cho quần xã.
OTC 3 gồm Nhò vàng, Cà lồ, Vàng anh, Nang trứng và 374 loài khác, mật độ cây Nhò vàng cao nhất (392 cây/ha), Vàng anh ( 117 cây/ha ), Nang trứng ( 94 cây/ha) và ít nhất là Cà lồ (29 cây/ha ). là những loài tham gia vào công thức tổ thành theo ch số quan trọng IV%. Với tổ thành như trên có dưới 10 loài có ΣIV% ≥ 50% sẽ là nhóm loài ưu thế và được sử dụng nhóm loài đó đặt tên cho quần xã.
Như vậy: - Mật độ của cây gỗ là khá cao, từ 601 đến 1006 cây/ha. Mật độ cây ở rừng nguyên sinh (OTC 1) lớn hơn mật độ cây ở rừng thứ sinh (OTC 2) nhưng nhỏ hơn rừng thứ sinh ở OTC 3.
- Căn cứ vào trị số IV% có thể xác định các cây trong CTTT chưa chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng cùng với một số loài khác thì đủ điều kiện để hình thành nhóm loài cây ưu thế. Cụ thể là, ở OTC 2 và OTC 3 là nhóm có dưới 10 loài có ΣIV% ≥ 40% sẽ là nhóm loài ưu thế và được sử dụng nhóm loài đó đặt tên cho quần xã.
- Tiết diện ngang ở rừng nguyên sinh (OTC 1 là 36 m2/ha) lớn hơn tiết
diện ngang ở rừng thứ sinh (OTC 2 là 19,78 m2/ha) nhưng nhỏ hơn rừng thứ sinh ở (OTC 3 là 36,34 m2/ha).
4.1.2 Phân bố số cây theo đường kính N/D
Phân bố số cây theo đường kính của 03 OTC được biểu diễn qua hình 4.1:
Hình 4.1: Phân bố số cây theo cấp đường kính ở 03 OTC nghiên cứu
Phân bố số cây theo cấp đường kính của tất cả loài cây trên 3 OTC có dạng hình chữ J ngược, phản ánh lâm phần đang phát triển có thể tự điều ch nh (hình 4.1). Đây là tính chất đặc trưng của các lâm phần không đồng tuổi và đa dạng loài với sự tập trung các cá thể vào các lớp đường kính nhỏ (Richards 1996).
+ Ở OTC 1 số cây ở đường kính D1.3 lớn hơn 5 cm và nhỏ hơn 15 cm chiếm tỷ lệ lớn nhất và số lượng cá thể cây giảm dần khi cỡ đường kính tăng lên. Số lượng cây đường kính D1.3> 25 cm (135 cây) thấp hơn đáng kể so với
các cỡ đường kính nhỏ hơn. Tuy nhiên, có một số lượng nhỏ cá thể cây ở cỡ đường kính lớn ≈ 160 cm
+ Tương tự như OTC 1, ở OTC 2 số cây ở đường kính D1.3 nhỏ hơn 10 cm có số lượng cao nhất và giảm đáng kể khi cỡ đường kính tăng lên đến 60 cm. Số lượng cây đường kính D1.3 > 60 cm rất nhỏ. Tuy nhiên, có một vài cá thể cây ở cỡ đường kính lớn ≈ 100 cm.
+ Ở OTC 3 số cây ở đường kính D1.3 nhỏ hơn 10 cm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất và ở các cỡ đường kính lớn hơn số lượng cá thể giảm rõ rệt. Số lượng cây đường kính D1.3 lớn hơn 20 cm chiếm tỷ lệ nhỏ so với các cỡ đường kính nhỏ hơn 20 cm. Tuy nhiên, xuất hiện một số lượng nhỏ cá thể cây ở cỡ đường kính lớn ≈ 120 cm
Qua hình 4.1 cho thấy số cây có đường kính < 20 cm ở OTC 3 cao hơn OTC 2 và thấp nhất ở OTC 1. Số cây có đường kính trung bình từ 20 cm đến 60 cm ở OTC 2 là cao hơn OTC 3 và thấp nhất là OTC 1. Số cây có đường kính > 100 cm xuất hiện ít ở cả 3 OTC.
Như vậy, trạng thái rừng nguyên sinh (OTC 1) có mật độ cây tái sinh cao, còn lại một số cây gỗ có đường kính lớn. Ở trạng thái rừng thứ sinh, số lượng cây gỗ có đường kính lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở cây có đường kính trung bình là từ 20 cm đến 60 cm. Như vậy, xáo trộn rừng do tác động của con người đã thể hiện bằng những dấu hiệu rõ rệt trong phân bố số cây theo cỡ đường kính của các lâm phần rừng tự nhiên.
4.2. Tính đa dạng loài cây gỗ
4.2.1. Tính đa dạng loài
Để đánh giá mức độ đa dạng loài đề tài sử dụng 2 ch số đa dạng là Simpson (D) và Shannon – Weiner (H’). Kết quả được tổng hợp ở từ bảng 4.1 cho ta kết quả như sau:
+ OTC 1: Có 106 loài cây khác nhau, tổng số cây trong OTC là 825 cây, các ch số: Shannon – Weiner(H’)= 0,860101; Simpson (D)= 0,963.
+ OTC 2: Có 82 loài cây khác nhau, tổng số cây trong OTC là 601 cây, các ch số: Shannon – Weiner(H’)= 0,964066; Simpson (D)= 0,953.
+ OTC 3: Có 89 loài cây khác nhau, tổng số cây trong OTC là 1006 cây, các ch số: Shannon – Weiner(H’)=0,941204; Simpson (D)= 0,825.
Ch số đa dạng Simpson cho biết giá trị 1-S cao hơn nghĩa là mức độ đa dạng loài thấp hơn và cho biết mức độ đồng đều của các loài cây ưu thế. Ngược lại, giá trị của ch số Shannon-Wiener càng cao thì mức độ đa dạng loài càng cao. Từ những phân tích trên cho thấy ch số đa dạng loài (ch số D của Simpson) của 2 trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh cũng khác nhau. Trạng thái rừng nguyên sinh có tính đa dạng loài thấp hơn (D = 0,963) so với trạng thái rừng thứ sinh ở OTC 2 (D = 0,953) và OTC 3 (D = 0,825); chứng tỏ trạng thái rừng nguyên sinh ở OTC 1 có số loài ít hơn và mức độ đồng đều ở các loài cao hơn trạng thái rừng thứ sinh ở OTC 2 và OTC 3. Tính đa dạng loài (ch số H’) của 2 trạng thái rừng có sự chênh lệch không lớn; nguyên nhân là do số lượng loài và mật độ của các trạng thái rừng khác nhau không lớn; vì vậy, tính đa dạng về số loài cây gỗ của 2 trạng thái nguyên sinh và thứ sinh không có sự khác biệt rõ rệt; trong đó đa dạng nhất là trạng thái rừng ở OTC 2 (H’ = 0,964), thấp nhất là trạng thái rừng ở OTC 1 (H’ = 0,860).
Như vậy, trạng thái rừng nguyên sinh ở OTC 1 có số loài cây, độ phong phú về số loài và tính đa dạng loài thấp nhất, tiếp đến là trạng thái rừng thứ sinh ở OTC 2 và OTC 3. Điều này cho thấy, xáo trộn rừng đã có những ảnh hưởng tích cực đến tính đa dạng loài của các lâm phần rừng tự nhiên. Tuy nhiên, ở vùng lõi của Vườn quốc gia, việc tác động vào rừng là không được
phép. Do đó xuất hiện mâu thuẫn giữa việc bảo tồn và nâng cao tính đa dạng của rừng.
4.3. Quan hệ không gian cùng loài và khác loài của loài cây chiếm ưu thế
Từ kết quả điều tra, vị trí của cá thể cây rừng trong 03 OTC được thể hiện ở hình 4.2. Qua đó, ta thấy mật độ cây rừng cao nhất ở OTC 3, giảm dần đến OTC 1 và OTC 2. Hình 4.2 đã cung cấp một hình ảnh cụ thể về ảnh hưởng của xáo trộn rừng đến mật độ và phân bố của các cá thể cây rừng.
Ngoài ra, thông qua 3 hình 4.2 a,b, c ta có thể nhận xét rằng các yếu tố về điều kiện lập địa (môi trường) ở đây là đồng nhất dẫn đến phân bố của các cá thể cây trong 3 OTC là đồng nhất trong toàn bộ OTC. Nghĩa là không có vị trí nào mà cây không thể phân bố. Điều này cũng được khẳng định thông qua việc kiểm tra mô hình không (mô hình lý thuyết) ở cả 3 OTC đều cho kết quả là đồng nhất.
Hình 4.2: Phân bố của các cá thể cây trong 03 OTC nghiên cứu