Sự Phân Bố Tài Nguyên Du Lịch Các Tỉnh Nam Trung Bộ (2019)


Nong và sông Xê Pôn. Các dòng sông đều bắt nguồn từ những khối núi chảy giữa địa hình núi đồi có đoạn lại cắt qua khối đá vôi tạo ra cảnh quan, thác ghềnh, bãi sông, ao hồ tự nhiên có sức hấp hẫn của khách du lịch. Ngoài ao hồ tự nhiên còn có các hồ nhân tạo của các công trình thủy điện, thủy lợi… nó có giá trị to lớn và phù hợp với du lịch bơi sông và du lịch đi thuyền tham quan.

Ngoài sông hồ các tỉnh Nam Trung Bộ còn có nguồn nước nóng rất phù hợp với du lịch chữa bệnh, bồi dưỡng phúc hồi sức khỏe.

- Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn

Nam Trung Bộ là các tỉnh khá giầu về tiềm năng tài nguyên DL nhân văn, nếu được khai thác đúng sẽ là một lợi thế cho phát triển của ngành KTDL vùng. Tài nguyên DL nhân văn là sản phẩm do con người tạo ra theo bề dày lịch sử và truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, bao gồm: hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, các loại hình nghệ thuật, món ăn dân tộc v.v.. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp dẫn, độc đáo, của một khu DL để thu hút khách DL.

+ Di tích lịch sử văn hóa: Ở các tỉnh Nam Trung Bộ di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự phát triển của quê hương, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo. Dân tộc Lào đa số thường đặc biệt quan tâm đến Phật giáo, do đó các làng của họ thường có đình chùa để làm hội, cúng tế. Nam Trung Bộ cũng là một vùng các tỉnh có nhiều di tích văn hóa, các đền chùa đầy bản sắc độc đáo của Phật giáo, có giá trị cao đối với việc phục vụ và phát triển KTDL. Tiêu biểu là chùa Pha Bát, chùa Phôn Sắn, chùa Đàn Sủng (tỉnh Bo Li Khăm Xay); chùa Pha Thát Sỉ Khốt Ta Bong (tỉnh Khăm Muôn); chùa Pha Thát Ing Hăng, chùa Nhày Xay Nha Phum, chùa Pha Thát Phôn (tỉnh Sa Văn Na Khết), là công trình kiến trúc đặc sắc, là di sản văn hóa của dân tộc Lào. Các đền chùa này, thu hút khách DL thập phương, nhất là trong ngày lễ hội hàng năm. Đây là những điểm DL văn hóa có giá trị không chỉ đối với KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ mà còn đối với trung tâm DL cả nước.

Ngoài hệ thống đền chùa các tỉnh Nam Trung Bộ còn có những công trình xây dựng mang giá trị lịch sử, cách mạng, kiến trúc, văn hóa nghệ thuật như: Bảo tàng và đài tưởng niệm Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản; Bảo tàng cốt - xương Khủng Long; Bảo tàng truyền thống cách mạng; Lâu đài nhà đá; Cung Kinh thánh;


Tượng đài liệt sĩ vô danh; trung tâm biểu diễn văn nghệ và các công viên v.v.. Đây cũng là một cụm DL lịch sử văn hóa có giá trị có thể thu hút du khách và các nhà dân tộc học, các nhà nghiên cứu văn hóa đến khảo sát, nghiên cứu và học hỏi. Năm 2019 toàn các tỉnh Nam Trung Bộ có 479 điểm DL, trong đó có 340 điểm DL tự nhiên, có 94 điểm DL nhân văn và có 45 điểm DL lịch sử đang sử dụng dịch vụ du khách. Chi tiết xem bảng 3.5.

Bảng 3.5: Sự phân bố tài nguyên du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ (2019)


Nam Trung Bộ

Các loại tài nguyên du lịch

Số điểm DL

Tự nhiên

Nhân văn

Lịch sử

Bo Li Khăm Xay

111

12

03

126

Khăm Muôn

147

37

33

217

Sa Văn Na Khết

82

45

9

136

Tổng

340

94

45

479

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 13

Nguồn: [47].

Số liệu trên bảng 3.5 cho thấy sự phân bố các điểm DL của vùng không đồng đều và thuộc loại hình DL tự nhiên là chính. Như vậy, khai thác và phát triển DL sinh thái là thế mạnh của ngành DL các tỉnh Nam Trung Bộ.

+ Các lễ hội truyền thống: Các lễ hội có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhân dân và du khách các nơi. Chúng có ý nghĩa to lớn không chỉ trên khía cạnh văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử mà còn góp phần đáng kể vào việc tuyên truyền, khơi gợi lòng yêu nước cùng với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền. Các tỉnh Nam Trung Bộ là một vùng đất có nhiều hình thức sinh hoạt, lễ hội văn hóa dân tộc độc đáo. Nên các lễ hội diễn ra khá nhiều, với nhiều lễ hội truyền thống cần được quan tâm, tìm hiểu để khai thác những lễ hội đặc trưng của địa phương để phục vụ mục đích phát triển KTDL. Các lễ hội dân gian là phản ánh những nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, phật giáo, nhân văn v.v.. mang đậm nét sinh hoạt cư dân vùng Nam Trung Bộ. Các lễ hội chính thường được tổ chức như: Tết năm mới Lào được diễn ra trong 3 - 4 ngày (tùy theo năm) vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch hàng năm; Lễ hội pháo thăng thiên (Lễ hội cầu mưa) vào cuối tháng 5 - 6 dương lịch, trong lễ hội này, người ta thường đốt pháo để cầu mưa, đây là lễ hội vui của người Lào, người ta mở tiệc ăn uống say xưa, đàn hát; Lễ hội Khậu Phăn Xá, lễ hội này


bắt đầu từ tháng 7, vào ngày 15 trăng tròn đến tháng 10 là nhà sư lên chùa ngồi thiền và nhà sư toàn ăn chay; Lễ hội Óc Phăn Xá tổ chức cuối tháng 10, lễ hội này được đua thuyền truyền thống của người Lào tại sông Mê Kông. Ngoài ra, còn có các lễ hội và tết riêng của các bộ tộc Lào: vào tháng 3 - 4 lễ hội Bun Pha Vệt của dân tộc Lào Lùm và tháng 11 - 12 tết dân tộc Hơ Mông và tết dân tộc Cầm Mụ… lễ hội các bộ tộc này có nghĩa là ăn mừng trong mùa thu hoạch xong, trong một năm.

+ Các làng nghề: Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, khai thác được thế mạnh của các hàng thủ công và phát triển làng nghề truyền thống có tính quyết định đến việc phát triển KTDL ở đây, biến đây trở thành một điểm DL tham quan hấp dẫn, tiêu thụ mạnh các hang thủ công vì nơi đây có rất nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Người dân vùng Nam Trung Bộ thường có truyền thống trong sinh hoạt đời sống văn hóa của mình như: nghề dệt may truyền thống, nghề may váy cổ truyền dân tộc, nghề kim hoàn, nghề đan tre - mây, nghề gốm… tiêu biểu là làm nghề nuôi tằm - dệt thêu theo kiểu truyền thống dân tộc Tày Thanh ở bản Nong Ỏ, nghề đàn mây ở bản Na, nghề gốm ở bản Phô Sỉ (tỉnh Bo li Khăm Xay); nghề đan tre ở bản Sê Băng Phay (tỉnh Khăm Muôn); nghề dệt theo kiểu dân tộc Phu Thay ở bản Lạ Hả Nạm, nghề kim hoàn là nghề cổ xưa, nghề này do các nghệ nhân người Lào làm họ thường làm nên những vòng đeo tai, vong cổ, vong tay… bằng vàng, bạc…(tỉnh Sa Văn Nạ Khết). Nghề may trang phục truyền thống như: váy lụa, khăn lụa… đang thu hút nhiều khách DL quốc tế, đặc biệt là khách Châu Âu, mặt hàng này không thể thiếu đối với mỗi du khách đến vùng Nam Trung Bộ. Với ưu thế gần các điểm DL, vì thế tổ chức cho khách DL tham quan, mua sắm hàng lưu niệm sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân làm nghề đó.

+ Các tài nguyên khác: Bên cạnh các điểm du lịch văn hóa, những lễ hội truyền thống, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các tỉnh Nam Trung Bộ còn có tài nguyên DL độc đáo là: ẩm thực địa phương, ca múa nhạc dân tộc (múa Lăm Vông), các làn điệu dân ca đặc trưng như hát Mởi, hát Ma Há Xay, hát Phu Thay v.v.. các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc độc đáo như đấu nỏ, chọi cá, chọi gà, chọi bò v.v.. bữa ăn truyền thống là cơm nếp, cùng ăn với cơm nếp còn có các món Nướng, các món Lạp thịt, các món Cỏi - Pôn cá, các món Canh - Ọ gà, các món Nộm đu đủ, các món Luộc rau và Chấm chèo v.v.. Quý khách có thể thưởng thức


món ăn truyền thống này tại nhà hàng toàn các tỉnh Nam Trung Bộ. Đây cũng là yếu tố thu hút sự chú ý của nhà nghiên cứu, du khách trong nước và nước ngoài mới đến để tìm hiểu sự phong phú của cộng đồng dân tộc vùng Nam Trung Bộ.

Tóm lại, tài nguyên DL nhân văn các tỉnh Nam Trung Bộ rất đa dạng với giá trị lớn. Có thể quan tâm đầu tư phát triển kết hợp với tổ chức quản lý vận hành tốt sẽ mang đến cho khách du lịch một chuyến tham quan nhớ mãi.

3.2.2. Thực trạng thành tố quan hệ sản xuất của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

3.2.2.1. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trong những năm vừa qua, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa tăng trên 10%/năm; đóng góp trên 6,8% GDP. Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng phát triển [46]. Bên cạnh đó, loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được một số thương hiệu có uy tín ở trong nước và quốc tế. Bước đầu có thể nói đến một số các thành phần kinh tế tham gia kinh tế du lịch. Cụ thể:

- Thành phần kinh tế nhà nước: Là thành phần kinh tế cơ bản của kinh tế du lịch. Thành phần kinh tế nhà nước đóng góp khoảng 0,9% cho GDP cả nước [46]. Các tổng công ty du lịch quốc doanh tuy không chiếm số lượng nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhưng đều là những tổng công ty lớn, có nhiều lợi thế về vị trí và hoạt động tương đối hiệu quả. Có thể kể đến một số cái tên nổi bật các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ du lịch trong thành phần kinh tế nhà nước ở các tỉnh Nam Trung Bộ như: công ty hàng không Laoairline - Skyway, công ty Lao Thu La Khôm,...Cụ thể:

+ Hãng hàng không Laoairline-Skyway là công ty liên doanh nhà nước có mục đích vận chuyển hành khách đường hàng không. Từ những năm 2016-2020 Nam Trung Bộ có 1 sân bay và có 3 đường bay, có thể tiếp đón khách được 172.169 người trong 5 năm, trong đó số khách nhập cảnh 83.902 người, xuất cảnh 88.267


người. Số lượng chuyến bay tất cả là 4.746 chuyến, doanh thu từ chuyến bay khoảng 120 tỷ kíp để đóng góp vào ngân sách nhà nước [84].

+ Công ty Lao Thu La Khôm là công ty liên doanh nhà nước về dịch vụ về bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc để phục vụ cho khách du lịch và người dân trong vùng và cả nước. Những năm (2016-2020) các tỉnh Nam Trung Bộ có mạng lưới bưu chính viễn thông đầy đủ tất cả các khu vực trong vùng có người đăng ký sử dụng điện thoại, di động và mạng internet 3G, 4G tương đối khá lớn khoảng 1.003.870 người, chiếm 80%, bình quân 70 người/100 số thuê bao, thu nhập được 2.185,4 tỷ kíp và đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 134,6 tỷ kíp [83].

- Thành phần kinh tế tư nhân: Đây là động lực chính thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Kinh tế tư nhân đóng góp 6,9% cho GDP. Trên bản đồ du lịch Lào, những điểm định hình chân dung du lịch như Viêng chăn, Luông Pha Bang đều có dấu ấn của các tập đoàn tư nhân. Ngay cả các tỉnh Nam Trung Bộ cũng có sự tham gia rộng hơn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó cũng là doanh nghiệp tư nhân.

Hiện nay, các tỉnh Nam Trung Bộ có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường du lịch của vùng như: khách sạn hạng sang từ 2 - 3 sao gồm có khách sạn Li Vơ Lia, khách sạn Me Nam Khong, khách sạn Đồng Xay, khách sạn Su Lin, khách sạn Sổm Chít, khách sạn Phe Mảy, khách sạn In Tha La, khách sạn Phu Xang Phết, khách sạn Sốc Bun Ma... (khách sạn 4-5 sao không có) những khách sạn này được tiếp đón khách lưu trú hàng năm với tổng số lượng rất lớn. Bên cạnh đó, một số các công ty đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch và các công ty lữ hành như: công ty In Tha Khô Phô Lê Xăn, công ty Kin Át Lên Chơ, công ty Khê Khê, công ty Đao Viêng, công ty Lắt Tạ Nạ Vông, công ty A P, công ty SBH, công ty Kô Đơn Len, công ty SK, công ty So U Đôm Sắp, công ty Đao Hùng, công ty Sa Vắn Li Sọt, công ty Phananghong travel.co.ltd, công ty Khounphaxay travel sole co.ltd, công ty Phoutaven travel sole co.ltd, công ty Sps travel sole co.ltd, Công ty Ska global travel agency co.ltd, công ty Mah travel sole co.ltd v.v.. các công ty này cũng đã được đầu tư xây đựng phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch và dịch vụ chuyển hành khách được 1.488.374 lượt người, với tổng số lượng giao thông là 120.720.039 km [81], [83], [85].


Điều kiện mang tính chất nền tảng để phát triển kinh tế du lịch chính là xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng kết nối đặc biệt là kết nối quốc tế. Một số doanh nghiệp tư nhân còn cho thấy tiềm lực mạnh mẽ đủ sức làm cơ sở hạ tầng lớn khi đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch như: công ty In Tha Khô Phô Lê Xăn đầu tư xây dựng hạ tầng điểm du lịch tự nhiên nghỉ dưỡng hồ Khún Cong Leng với số vốn đầu tư 65 tiệu USD; công ty Kin Át Lên Chơ cũng đầu tư xây dựng để phát triển điểm du lịch mạo hiểm núi Phả Màn với tổng số đầu tư 1.000.000 USD; công ty Khê Khê đã phát triển nâng cấp điểm du lịch tự nhiên sông Thà Pha Lăng với tổng số đầu tư 10 tỷ kíp. Ngoài ra, công ty Phe Sết phát triển du lịch tự nhiên; đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, vui chơ giải trí Nam Cắt Nho La Piên tại khu vực bảo tồn quốc gia Khẩu Khoai với tổng số đầu tư 6.400.000 USD. Đây là lực lượng tạo sức bật lớn cho du lịch vùng. Các tỉnh Nam Trung Bộ đã thu hút kinh tế tư nhân đầu tư 4 lĩnh vực trọng điểm: kinh doanh khu-điểm du lịch, kinh doanh vận chuyển hành khách, kinh doanh cơ sở lưu trú, kinh doanh nhà hàng. Dự báo, bốn công trình hạ tầng đồng bộ này sẽ là "cú huých" đưa Nam Trung Bộ chuyển sang giai đoạn phát triển mới và mở rộng cửa bước ra thế giới.

Trong chiến lược phát triển du lịch định hướng 2020 - 2030, Lào nói chung và các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng cần nguồn lực 80 tỷ USD, trong đó nhà nước chiếm 8 - 10%, còn tư nhân đóng góp 90 - 92% [45]. Điều này khẳng định một điều rằng nếu không có doanh nghiệp tư nhân thì khó có thể đạt được mục tiêu nhà nước đề ra trong phát triển du lịch. Tầm vóc của các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra sức bật mạnh, cao cho du lịch Nam Trung Bộ.

- FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài): Thu hút đầu tư là một trong những phương thức kích thích ngành DL phát triển nhanh. Các dự án đầu tư DL không những là yếu tố mới để thu hút khách DL mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động. Giai đoạn năm 2015 - 2020 các tỉnh Nam Trung Bộ đã tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất - hạ tầng phục vụ DL, chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cấp một số tuyến giao thông, các khu, điểm DL và các cơ quan quản lý du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn v.v.. với tổng số vốn khá cao. Trong đó có cả vốn nội địa và vốn quốc tế. cụ thể xem bảng 3.6


Bảng 3.6: Nguồn vốn đầu tư vào các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2020)

Đơn vị: Triệu kíp


Năm

Các bộ phận vốn đầu tư

Nhà nước

ODA

FDI

Tín dụng

ngân hàng

Nhân dân

2015-2016

247,46

97,20

1.984,65

1.303,39

14,71

2016-2017

304,48

197,70

444,19

1.560,10

15,90

2017-2018

242,12

391,72

3.017,80

1.682,19

15,57

2018-2019

438,76

425,35

387,98

1.682,52

22,18

2019-2020

288,54

461,07

388,48

1.933,49

24,48

Tổng

1.521,36

1.573,04

6.223,1

6.479,5

92,84

Nguồn: [84].

Bảng 3.6 cho thấy trong những 5 năm qua, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được 6.223,1 triệu kíp, trong đó, đầu tư cho ngành dịch vụ như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tuyến đường… với tổng số đầu tư chỉ 1.201,81 triệu kíp, còn lại đầu tư ngành khác. Các quốc gia đầu tư trong khu vực này gồm có Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Tân Tây Lan, Pháp... Có thể kể đến một số các dự án đầu tư đến hoạt động DL như sau:

Các dự án đầu tư nước ngoài:

+ Dự án xây dựng 02 tuyến đường đi qua hang động Thặm Xang và tuyến đường đi qua lĩnh vực sân Pha Thát Sỉ Khốt Tha Bong, năm 2019 với tổng số đầu tư 1.899.815 USD của ADB.

+ Dự án du lịch theo kiểu có sự tham gia bền vững của cộng đồng, năm 2019 của nước New Zealand (Tân Tây Lan).

+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng xúc tiến du lịch của ADB và dự án Tê Tắc Tích của nước Pháp, trong năm 2019.

+ Giai đoạn 2016-2020 Bo Li Khăm Xay được sự giúp đỡ vốn hỗ trợ từ Việt Nam 35 tỷ đồng, trong đó xây dựng trường học 30 tỷ đồng; xây dựng thư viện 3 tỷ đồng; xây dựng tuyến đường 2 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư trong nước:


+ Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng điểm du lịch tự nhiên nghỉ dưỡng hồ Khún Cong Leng, năm 2019-2020 với số vốn đầu tư 65 tiệu USD.

+ Dự án đầu tư xây dựng để phát triển điểm du lịch mạo hiểm núi Phả Màn, năm 2019-2020 với tổng số đầu tư 1.000.000 USD.

+ Dự án phát triển nâng cấp điểm du lịch tự nhiên sông Thà Pha Lăng, năm 2019-2020 với tổng số đầu tư 10 tỷ kíp.

+ Dự án xây dựng điểm du lịch tự nhiên thác Xiêng Lư, năm 2019-2020 với tổng số đầu tư 126.000 USD.

+ Dự án phát triển điểm du lịch và điểm dừng xe ở Pác Ca Đinh, năm 2019- 2020 với tổng số đầu tư 400 triệu kíp.

+ Dự án xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Bi Li Khăm Xay, năm 2019- 2020 với vốn 1.376 triệu kíp.

+ Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, vui chơ giải trí Nam Cắt Nho La Piên tại khu vực bảo tồn quốc gia Khẩu Khoai, năm 2018 với tổng số đầu tư

6.400.000 USD.

+ Dự án xây dựng và nâng cấp cơ quan quản lý Thông tin, Văn hóa và Du lịch (Bo Li Khăm Xay), năm 2017 với tổng đầu tư 1.843 triệu kíp.

+ Dự án xây dựng 02 tuyến đường đi qua điểm du lịch tự nhiên thác Lậc, thác Sai (Tha Pha Bạt), năm 2015 - 2016 với tổng đầu tư 975 triệu kíp.

Nhìn chung việc đầu tư vào ngành DL các tỉnh Nam Trung Bộ có xu hướng tăng, nhưng mức độ tăng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của ngành DL, cơ cấu đầu tư chưa phong phú, số lượng các dự án còn ít, nhỏ lẻ về quy mô, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài, còn nhiều điểm DL tự nhiên có sức hấp dẫn chưa được đầu tư nâng cấp, tiến độ triển khai các dự án chưa nhanh. Vì vậy, trong tương lai cần tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục đầu tư và chính sách ưu đãi đối với các dự án ưu tiên đầu tư.

3.2.2.2. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Ở Lào nói chung, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch bao gồm:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: gồm có Chính phủ (ở cấp Trung ương) và Chính quyền các cấp (ở cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí